Giáo án Sinh học 6 Bài 36: Tổng kết về cây có hoa
1. Kiến thức
- Hệ thống hóa được những kiến thức về cấu tạo và chức năng chính của các cơ quan ở cây có hoa
- Tìm được mối quan hệ chặt chẽ giữa các cơ quan và các bộ phận của cây trong hoạt động sống, tạo thành một cơ thể toàn vẹn.
2. Kĩ năng
* Rèn kĩ năng nhận biết, phân tích, hệ thống hóa.
* Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức, kỹ năng thực hành; tìm và sử lý thông tin. Kỹ năng hợp tác nhóm, giao tiếp, trình bày ý tưởng, câu trả lời của mình. Giải thích hiện tượng thực tế trong trồng trọt.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức yêu thích và bảo vệ thực vật.
4. Định hướng phát triển năng lực
a. Năng lực chung:
+ Năng lực làm chủ và phát triển bản thân: năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy.
+ Năng lực về quan hệ xã hội: giao tiếp
+ Năng lực công cụ: Sử dụng ngôn ngữ chính xác có thể diễn đạt mạch lac, rõ ràng.
b. Năng lực chuyên biệt: Nhóm năng lực liên quan đến sử dụng kiến thức sinh học, nhóm năng lực về nghiên cứu khoa học
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Tranh phóng to hình 36.1 SGK tr.116.
- Bảng phụ sách giáo khoa trang 116.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc bài trước ở nhà.
- Vẽ hình 36.1 SGK vào vở bài tập.Ôn lại kiến thức về cơ quan sinh dưỡng và cơ quan
1. Ổn định lớp
Nắm sĩ số học sinh
2. Kiểm tra bài cũ
- Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm là gì?
- Vận dụng những điều kiện cần cho hạt nãy mầm như thế nào trong sản xuất?
3. Bài mới
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | Nội dung cần đạt |
---|---|---|
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’) Mục tiêu: Định hướng cho học sinh nội dung cần hướng tới của bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
||
Chúng ta đã tìm hiểu gần như cơ bản về cây có hoa, vậy hôm nay chúng ta sẽ đi bao quát toàn bộ về cây có hoa, để ta có cái nhìn tổng thể về chúng. |
||
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức Mục tiêu: Hệ thống hóa được những kiến thức về cấu tạo và chức năng chính của các cơ quan ở cây có hoa. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
||
- GV yêu cầu HS nghiên cứu bảng cấu tạo và chức năng SGK tr.116 → làm bài tập mục SGK tr.116. - GV treo tranh câm hình 36.1 SGK tr.116 → gọi HS lần lượt điền: |
- HS nghiên cứu bảng cấu tạo và chức năng SGK tr.116 → làm bài tập mục SGK tr.116 - HS lên điền tranh câm. |
1. Sự thống nhất giữa cấu tạo và chức năng của mỗi cơ quan ở cây có hoa. Cây xanh có hoa có 2 loại cơ quan: cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản, mỗi cơ quan đều có chức năng riêng và đều có cấu tạo phù hợp với chức năng đó. |
1/ Tên các cơ quan của cây có hoa? |
1/ Rễ, thân, lá, hoa, quả, hạt. |
|
2/ Đặc điểm cấu tạo chính? Các chức năng chính của mỗi cơ quan? (GV gợi ý: dựa vào bảng SGK trang 116) - GV yêu cầu học sinh khác nhận xét – bổ xung. |
2/ Học sinh phải điền phù hợp: Rễ: a, 6 Thân: b, 4 Lá: e, 2 Hoa: d, 3 Quả: c, 1 Hạt: g, 5 - HS nhận xét bổ xung. |
|
3. Em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng của mỗi cơ quan? - GV gợi ý: Cây có hoa có nhiều cơ quan, mổi cơ quan của cây đều có cấu tạo phù hợp với chức năng riêng của chúng, vậy giữa các chức năng có quan hệ với nhau không và quan hệ như thế nào? |
3/ Thảo luận nhóm để tìm ra mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng: → Cây có hoa có nhiều cơ quan mỗi cơ quan đều có cấu tạo phù hợp với chức năng riêng của chúng. - HS lắng nghe |
|
- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục SGK tr.117, trả lời câu hỏi. - GV gợi ý cho HS trả lời câu hỏi: + Thông tin thứ 1: 1. Thông tin cho ta biết những cơ quan nào của cây có mối quan hệ chặt chẽ với nhau về chức năng? GV gợi ý: - Vậy không có rễ hút nước và muối khoáng thì lá có chế tạo được chất hữu cơ không? - Không có thân thì chất hữu cơ do lá chế tạo có chuyển được đến nơi khác không? - Có thân, có rễ nhưng không có lá thì cây có chế tạo được chất hữu cơ không? Ở những cây không có lá thì thân, cành có biến đổi như thế nào để thực hiện chức năng thay lá? + Thông tin 2 và 3: Khi hoạt động của một số cơ quan giảm đi hay tăng cường có ảnh hưởng gì đến hoạt động của các cơ quan khác? |
- HS đọc thông tin mục SGK tr.117, thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi theo sự gợi ý của GV. → Trong hoạt động sống của cây, giữa các cơ quan có mối quan hệ chặt chẽ về chức năng. Hoạt động của mỗi cơ quan đều phải nhờ vào sự hoạt động của các cơ quan khác, khi một cơ quan tăng cường hay giảm hđ đều ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan khác và toàn bộ cây. |
2: Sự thống nhất về chức năng giữa các cơ quan ở cây có hoa. Các cơ quan của cây xanh có mối quan hệ chặt chẽ, ảnh hưởng lẫn nhau → tạo cho cây thành một thể thống nhất. Nếu tác động vào 1 cơ quan sẽ ảnh hưởng tới cơ quan khác và toàn cây! |
TIẾT 2 |
||
- GV thông báo những cây sống dưới nước chịu ảnh hưởng của đặc điểm môi trường nước như có sức nâng đỡ, ít oxi, … - GV yêu cầu HS quan sát hình 36.2, 3 SGK tr.119 kết hợp với mẫu vật (chú ý đến vị trí của lá) trả lời câu hỏi: 1. Nhận xét hình dạng lá ở các vị trí trên mặt nước, chìm trong mặt nước ? |
- HS lắng nghe - HS quan sát hình 36.2, 3 SGK tr.119 kết hợp với mẫu vật → trả lời câu hỏi: 1. Lá ở trên mặt nước có phiến lá to, lá chìm trong nước có phiến lá nhỏ, hình kim |
1. Các cây sống dưới nước. Lá biến đổi để thích nghi với điều kiện sống trong môi trường nước |
2. Cây bèo tây có cuống lá phình to, xốp có ý nhĩa gì? So sánh cuống lá khi cây sống trôi nổi và khi sống trên cạn? - GV nhận xét |
2. Chứa không khí giúp lá nhẹ và cây nổi trên mặt nước - HS ghi bài |
|
- GV yêu cầu HS đọc sách tìm thông tin trả lời các câu hỏi sau: 1.Vì sao cây mọc ở những nơi khô cạn rễ lại ăn sâu, lan rộng ? |
- HS đọc sách tìm thông tin trả lời các câu hỏi đạt: 1. Rễ ăn sâu: tìm nguồn nước, lan rộng: hút sương đêm |
2: Các cây sống trên cạn - Cây sống ở nơi khô hạn cũng hình thành những đặc điểm thích nghi với môi trường khô hạn. |
2. Lá cây ở nơi khô hạn có lông hoặc sáp có tác dụng gì? |
2. Giảm sự thoát hơi nước |
|
3. Vì sao cây mọc trong rừng rậm hay trong thung lũng thân thường vươn cao, các cành tập trung ở ngọn? |
3. Trong rừng rậm, ánh sáng thường khó lọt xuống dưới thấp nên cây thường vươn cao, các cành tập trung ở ngọn để lấy ánh sáng |
|
- GV nhận xét. - GV bổ sung thêm 1 vài ví dụ khác: + Cây rau dừa nước mọc ở trong nước có các rễ phụ phát triển thành phao xốp như bông, nhưng khi mọc trên cạn thì rễ phụ không như thế + Rau muống sống nơi đất khô có thân nhỏ, cứng, sống ở dất bùn, ngập nước thì thân to, mềm + Thài lài mọc trong bóng râm, ẩm ướt lá có phiến to hơn so với cây mọc nơi khô hạn . |
- HS ghi bài - HS lắng nghe |
|
- GV yêu cầu HS đọc mục SGK tr.120 → trả lời câu hỏi: 1. Thế nào là môi trường sống đặc biệt ? |
- HS đọc mục SGK tr.120 → trả lời câu hỏi đạt: 1. Là những môi trường có điều kiện sống không thích hợp cho đa số các loại cây. |
3: Cây sống trong những môi trường đặc biệt. Các cây sống ở những môi trường đặc biệt cũng có những cấu tạo giúp thích nghi với môi trường đó. |
2. Kể tên những cây sống ở những môi trường này ? |
2. Đước, sú, vẹt, …sống ở đầm lầy ngập mặn; xương rồng sống ở sa mạc … |
|
3. Phân tích đặc điểm phù hợp với môi trường sống ở những cây này. - GV nhận xét |
3. HS liên hệ đến điều kiện môi trường sống để phân tích: + Rễ cỏ ăn sâu để hút nước. + Các cây bụi gai có lá rất nhỏ hoặc lá biến thành gai để hạn chế thoát hơi nước |
|
- GV yêu cầu HS rút ra nhận xét chung về sự thống nhất giữa cơ thể và môi trường. - GV: Kết luận. |
- HS rút ra nhận xét. - HS: ghi bài! |
KL: Cây xanh có thể sống ở khắp mọi nơi trên trái đất là nhờ chúng có các đđ cấu tạo thích nghi với môi trường đó. |
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')
Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm:
Câu 1. Vì sao nói cây có hoa là một thể thống nhất ?
A. Vì khi tác động vào một cơ quan sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan khác và toàn bộ cây
B. Vì có sự thống nhất giữa chức năng của các cơ quan
C. Vì có sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của mỗi cơ quan
D. Tất cả các phương án đưa ra
Câu 2. Cây con có thể được hình thành từ bộ phận nào dưới đây ?
1. Hạt 2. Rễ 3. Thân 4. Lá
A. 1, 2, 3 B. 1, 2, 4 C. 1, 2, 3, 4 D. 1, 3, 4
Câu 3. Các loại quả : mơ, chanh, hồng xiêm, dừa, ổi có tên gọi chung là gì ?
A. Quả khô B. Quả mọng C. Quả thịt D. Quả hạch
Câu 4. Ở thực vật, bộ phận nào chuyên hoá với chức năng hấp thụ nước và muối khoáng ?
A. Hạt B. Lông hút C. Bó mạch D. Chóp rễ
Câu 5. Khi sự hút nước và muối khoáng ở rễ cây bị ngừng trệ thì hoạt động nào dưới đây sẽ bị ảnh hưởng ?
A. Sự dẫn truyền của bó mạch vùng thân
B. Sự phân chia của mô phân sinh ngọn
C. Quá trình quang hợp ở lá
D. Tất cả các phương án đưa ra
Câu 6. Cây nào dưới đây không sống trên cạn ?
A. Chuối B. Nong tằm C. Cau D. Trúc đào
Câu 7. Cây nào dưới đây có rễ chống ?
A. Tất cả các phương án đưa ra B. Đước
C. Ngô D. Mắm
Câu 8. Những cây sống ở vùng sa mạc khô hạn thường có đặc điểm nào dưới đây ?
1. Thân mọng nước
2. Rễ chống phát triển
3. Rễ rất dài, ăn sâu vào lòng đất hoặc bò lan rộng và nông trên mặt đất
4. Lá có kích thước nhỏ hoặc tiêu biến thành gai
A. 1, 3, 4 B. 1, 2, 3 C. 2, 3, 4 D. 1, 2, 3, 4
Câu 9. Hiện tượng cuống lá phình to, mềm và xốp ở cây bèo Nhật Bản có ý nghĩa gì ?
A. Giúp cây dự trữ chất dinh dưỡng
B. Giúp cây hấp thụ nước và muối khoáng triệt để hơn
C. Giúp cây dễ dàng nổi trên mặt nước
D. Giúp cây đào thải các chất dư thừa ra ngoài cơ thể
Câu 10. Nhóm nào dưới đây gồm những cây sống trong vùng ngập mặn ?
A. Đoạn, chúc, nứa, hồng, na B. Bần, sú, vẹt, mắm, đước
C. Giang, si, vẹt, táu, lim D. Bụt mọc, sưa, hoàng đàn, tuế, mun
Đáp án
1. D |
2. C |
3. C |
4. B |
5. D |
6. B |
7. A |
8. A |
9. C |
10. B |
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | Nội dung cần đạt |
---|---|---|
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
||
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chia lớp thành nhiều nhóm ( mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tậpTrong một cơ quan và giữa các cơ quan của cây có hoa đã có những mối quan hệ nào để cây thành một thể thống nhất? Cho ví dụ? Hãy giải thích vì sao trồng rau trên đất khô cằn, ít được tưới bón thì lá thường không xanh tốt, cây chậm rãi, chậm nước, còi cọc, năng suất thu hoạch sẽ thấp? Các cây sống trong những môi trường đặc biệt có những đặc điểm gì? Cho ví dụ. 2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trả lời. - HS nộp vở bài tập. - HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện. |
||
HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’) Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
||
Tìm các loại cây sống trong môi trường đặc biệt - Vận dụng kiến thức để trồng những loại cây thích hợp ở những môi trường thích hợp để phù hợp với cấu tạo của cây. |
4. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài và trả lời câu hỏi cuối sách.
- Đọc phần Em có biết ?
- Tìm hiểu thêm sự thích nghi của một số cây xanh quanh nhà.
- Xem tiếp bài sau!
Xem thêm các bài soạn Giáo án Sinh học lớp 6 chuẩn khác:
- Bài 32: Các loại quả
- Bài 33: Hạt và các bộ phận của hạt
- Bài 34: Phát tán của quả và hạt
- Bài 35: Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 6 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 6
- Giáo án Toán 6
- Giáo án Tiếng Anh 6
- Giáo án Khoa học tự nhiên 6
- Giáo án Lịch Sử 6
- Giáo án Địa Lí 6
- Giáo án GDCD 6
- Giáo án Tin học 6
- Giáo án Công nghệ 6
- Giáo án HĐTN 6
- Giáo án Âm nhạc 6
- Giáo án Vật Lí 6
- Giáo án Sinh học 6
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi Toán 6 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 6
- Chuyên đề dạy thêm Toán 6 năm 2024 (có lời giải)
- Đề thi Ngữ Văn 6 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 6
- Bộ Đề thi Tiếng Anh 6 (có đáp án)
- Bộ Đề thi Khoa học tự nhiên 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 6 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 6 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 6 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 6 (có đáp án)
- Đề thi Toán Kangaroo cấp độ 3 (Lớp 5, 6)