Giáo án Sinh học 6 Bài 33: Hạt và các bộ phận của hạt

1. Kiến thức

- Kể tên được các bộ phận của hạt

- Phân biệt được hạt Hai lá mầm và hạt Một lá mầm

- Giải thích được tác dụng của các biện pháp chọn, bảo quản hạt giống.

2. Kĩ năng

Rèn kỹ năng tìm và sử lý thông tin. Kỹ năng hợp tác nhóm, giao tiếp, trình bày ý tưởng, câu trả lời của mình.

3. Thái độ

- Biết cách chọn và bảo quản hạt giống.

4. Định hướng phát triển năng lực

a. Năng lực chung:

+ Năng lực làm chủ và phát triển bản thân: năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy.

+ Năng lực về quan hệ xã hội: giao tiếp

+ Năng lực công cụ: Sử dụng ngôn ngữ chính xác có thể diễn đạt mạch lac, rõ ràng.

b. Năng lực chuyên biệt: Nhóm năng lực liên quan đến sử dụng kiến thức sinh học, nhóm năng lực về nghiên cứu khoa học

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Tranh câm về các bộ phận hạt đỗ đen và hạt ngô.

- Mẫu vật: Hạt đỗ đen ngâm trước 1 ngày; Hạt ngô đặt trên bông ẩm trước 3 – 4 ngày

- Kim mũi mác, kính lúp cầm tay. Bảng phụ bảng SGK tr.108

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Đọc bài trước ở nhà.

- Mổi nhóm chuẩn bị: Hạt đỗ đen ngâm trước 1 ngày; Hạt ngô đặt trên bông ẩm trước 3 – 4 ngày

1. Ổn định lớp

Nắm sĩ số học sinh

2. Kiểm tra bài cũ

- Dựa vào đặc điểm nào để phân biệt quả thịt và quả khô? Kể tên 3 loại quả khô, 3 loại quả thịt có ở địa phương em.

- Quả mọng khác với quả hạch ở điểm nào? Kể tên 3 loại quả mọng, 3 loại quả hạch có ở địa phương em.

3. Bài mới

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt

HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)

Mục tiêu: Định hướng cho học sinh nội dung cần hướng tới của bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Cho HS quan sát các loại quả hạt. Hạt phát triển thành cây. Vậy hạt có cấu tạo như thế nào?

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức

Mục tiêu: - Kể tên được các bộ phận của hạt

- Phân biệt được hạt Hai lá mầm và hạt Một lá mầm

- Giải thích được tác dụng của các biện pháp chọn, bảo quản hạt giống.

. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

- GV hướng dẫn HS bóc vỏ hai loại hạt: ngô và đậu đen → Dùng kính lúp quan sát đối chiếu với hình 33.1, 33.2 → tìm đủ các bộ phận của hạt → hoàn thành bảng SGK tr.108

- GV hướng dẫn nhóm chưa bóc tách được

- GV gọi HS lên hoàn thành bảng

- GV gọi HS lên điền tranh câm

- GV nhận xét → chốt lại kiến thức.

- GDMT: Giáo dục cho HS biết tác dụng của cây xanh, cung cấp nguồn hạt giống và lương thực cho động vật và con người.

- HS bóc vỏ hai loại hạt: ngô và đậu đen → Dùng kính lúp quan sát đối chiếu với hình 33.1, 33.2 → tìm đủ các bộ phận của hạt → hoàn thành bảng SGK tr.108

- HS lên hoàn thành bảng

- HS lên điền tranh câm

- HS ghi bài

1:Các bộ phận của hạt.

Hạt gồm: vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ.

- Phôi của hạt gồm: lá mầm, chồi mầm, thân mầm, rễ mầm

- Chất dinh dưỡng dự trữ của hạt chứa trong lá mầm hoặc trong phôi nhũ.

BẢNG HỌC TẬP

CÂU HỎI Hạt đỗ đen Hạt ngô

Hạt gồm có những bộ phận nào?

Vỏ và phôi

Vỏ, phôi, phôi nhủ

Bộ phận nào bao bọc và bảo vệ hạt?

Vỏ hạt

Vỏ hạt

Phôi gồm những bộ phận nào?

Chồi mầm, lá mầm, thân mầm, rễ mầm

Chồi mầm, lá mầm, thân mầm, rễ mầm

Phôi có mấy lá mầm?

Hai lá mầm

Một lá mầm

Chất dinh dưỡng dự trữ của hạt chứa ở đâu?

Ở hai lá mầm

Ở phôi nhũ

- Căn cứ vào bảng SGK tr.108 đã làm ở mục 1, yêu cầu HS tìm những giống và khác nhau của hạt ngô và hạt đỗ.

- HS tìm những giống và khác nhau của hạt ngô và hạt đỗ.

2. Phân biệt hạt một lá mầm và hạt hai lá mầm:

- Hạt 1 lá mầm là phôi của hạt chỉ có 1 lá mầm.

- Hạt 2 lá mầm là phôi của hạt có 2 lá mầm.

- Cây Hai lá mầm: phôi của hạt có hai lá mầm.

- Cây Một lá mầm: phôi của hạt chỉ có một lá mầm.

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục Giáo án Sinh học 6 Bài 2: Nhiệm vụ của sinh học | Giáo án Sinh học 6 mới, chuẩn nhất SGK tr.109 → trả lời câu hỏi:

1. Hạt hai lá mầm khác hạt một lá mầm ở điểm nào?

- HS đọc thông tin mục Giáo án Sinh học 6 Bài 2: Nhiệm vụ của sinh học | Giáo án Sinh học 6 mới, chuẩn nhất SGK tr.109 → trả lời câu hỏi:

1. Hạt một lá mầm có: phôi nhủ, chất dinh dưỡng dự trữ của hạt chứa ở phôi nhủ.

Hạt hai lá mầm: Chất dinh dưỡng dự trữ của hạt chứa ở hai lá mầm

2. Thế nào là cây Hai lá mầm và cây Một lá mầm?

- GV chốt lại đặc điểm cơ bản phân biệt hạt một lá mầm và hạt hai lá mầm.

2. Cây Hai lá mầm phôi của hạt có hai lá mầm.

Cây Một lá mầm phôi của hạt chỉ có một lá mầm.

- HS ghi bài.

HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')

Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm:

Câu 1. Loại hạt nào dưới đây không chứa phôi nhũ ?

A. Cau     B. Lúa     C. Ngô     D. Lạc

Câu 2. Ở hạt đậu xanh, chất dinh dưỡng được dự trữ ở đâu ?

A. Lá mầm     B. Phôi nhũ     C.     D. Chồi mầm

Câu 3. Ở hạt ngô, bộ phận nào chiếm phần lớn trọng lượng ?

A. R     B. Lá mầm     C. Phôi nhũ     D. Chồi mầm

Câu 4. Phôi trong hạt gồm có bao nhiêu thành phần chính ?

A. 4     B. 3     C. 2     D. 5

Câu 5. Phôi của hạt bưởi có bao nhiêu lá mầm ?

A. 3     B. 1     C. 2     D. 4

Câu 6. Chất dinh dưỡng của hạt được dự trữ ở đâu ?

A. Thân mầm hoặc rễ mầm     B. Phôi nhũ hoặc chồi mầm

C. Lá mầm hoặc rễ mầm     D. Lá mầm hoặc phôi nhũ

Câu 7. Bạn có thể tìm thấy phôi nhũ ở loại hạt nào dưới đây ?

A. Hạt đậu đen     B. Hạt cọ     C. Hạt bí     D. Hạt cải

Câu 8. Nhóm nào dưới đây gồm những cây Hai lá mầm ?

A. Cam, mít, cau, chuối, thanh long     B. Cao lương, dừa, mía, rau má, rau ngót

C. Rau dền, khoai lang, cà chua, cải thảo     D. Sen, sắn, khế, gừng, dong ta

Câu 9. Vì sao người ta chỉ giữ lại làm giống các hạt to, chắc, mẩy, không bị sứt sẹo và sâu bệnh ?

A. Tất cả các phương án đưa ra.

B. Vì những hạt này có thể nảy mầm trong bất kì điều kiện nào mà không bị tác động bởi các yếu tố của môi trường bên ngoài.

C. Vì những hạt này có phôi khoẻ và giữ được nguyên vẹn chất dinh dưỡng dự trữ. Đây là điều kiện cốt lõi giúp hạt có tỉ lệ nảy mầm cao và phát triển thành cây con khoẻ mạnh.

D. Vì những hạt này có khả năng ức chế hoàn toàn sâu bệnh. Mặt khác, từ mỗi hạt này có thể phát triển cho ra nhiều cây con và giúp nâng cao hiệu quả kinh tế.

Câu 10. Khi lột bỏ lớp vỏ ngoài, bạn có thể tách đôi rất dễ dàng loại hạt nào dưới đây ?

A. Hạt ngô     B. Hạt lạc     C. Hạt cau     D. Hạt lúa

Đáp án

1. D

2. A

3. C

4. A

5. C

6. D

7. B

8. C

9. C

10. B

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)

Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chia lớp thành nhiều nhóm

( mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập

Em hãy tìm sự giống và khác nhau giữa hạt đỗ đen và hạt ngô:

Sau khi học xong bài này cs bạn nói rằng: hạt lạc gồm 3 phần vỏ, phôi và chất dinh dưỡng có đúng không? Vì sao?

2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trả lời.

- HS nộp vở bài tập.

- HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện.

HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Vì sao người ta chỉ giữ lại những hạt to, chắc, mẩy, không bị sứt sẹo và không bị sâu bệnh làm giống?

4. Hướng dẫn về nhà:

- Học bài và trả lời câu hỏi cuối sách.

- Làm bài tập SGK tr.109

- Chuẩn bị làm thí nghiệm bài 35.

- Chuẩn bị: quả chò, quả ké, quả trinh nữ, hạt xà cừ,....

Xem thêm các bài soạn Giáo án Sinh học lớp 6 chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 6 các môn học