Giáo án Lịch Sử 10 Bài 27: Quá trình dựng nước và giữ nước

Xem thử Giáo án Sử 10 KNTT Xem thử Giáo án Sử 10 CTST Xem thử Giáo án Sử 10 CD

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Lịch Sử 10 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

- Nước Việt Nam có lịch sử giữ nước lâu đời, trải qua nhiều biến động thăng trầm.

- Trong quá trình tồn tại, phát triển nhân dân ta đã từng bước hợp nhất, đoàn kết xây dựng một quốc gia thống nhất, có tổ chức nhà nước hoàn chỉnh, có nền kinh tế đa dạng ổn định, có nền văn hóa tươi đẹp giàu bản sắc riêng đặt nền móng vững chắc cho sự vươn lên của các thế hệ nối tiếp.

- Trong quá trình lao động sáng tạo, xây dựng đất nước, nhân dân Việt Nam còn phải liên tục cầm vũ khí chung sức, đồng lòng tiến hành hàng loạt các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm bảo vệ độc lập Tổ quốc.

- Bồi dưỡng lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc.

- Bồi dưỡng ý thức vươn lên trong học tập, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Rèn luyện kĩ năng tổng hợp vấn đề, so sánh, phân tích.

* Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.

* Năng lực chuyên biệt:

- Năng lực tái hiện sự kiện

- Năng lực thực hành bộ môn: khai thác, sử dụng tranh ảnh, tư liệu, biểu đồ liên quan đến bài học.

Giáo án, tài liệu tham khảo liên quan đến bài học,máy tính.

- Chuẩn bị bài trước ở nhà

- Sưu tầm thêm tranh ảnh, tư liệu liên quan phục vụ bài học

Trình bày, khái quát, phân tích, so sánh, rút ra nhận xét, ...

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Phương thức tiến hành: GV cung cấp cho HS sơ đồ tư duy về LSVN từ thời Hùng Vương- đầu XIX

c. Dự kiến sản phẩm:

Mục tiêu & Phương thức Dự kiến sản phẩm

* Hoạt động 1: Toàn lớp và cá nhân

I. Các thời kỳ xây dựng và phát triển đất nước

- GV nêu câu hỏi phát vấn:

Lịch sử dân tộc từ thời dựng nước đến thế kỉ XIX chia làm mấy thời kì? Đó là những thời kì nào?

- HS dựa trên kiến thức đã học và SGK trả lời, GV chốt lại các thời kì dựng nước và xây dựng đất nước của dân tộc Việt Nam.

4 thời kì:

+ Thời kì dựng nước: từ thế kỉ VII – thế kỉ II TCN (sau đó là 10 thế kỉ bị phương Bắc đô hộ)

+ Giai đoạn đầu của thời kì phong kiến độc lập: từ thế kỉ X – XV

+ Thời kì đất nước bị chia cắt: thế kỉ XVI – XVIII.

+ Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX.

* Hoạt động 2: Hoạt động nhóm

- GV tổ chức sinh hoạt nhóm cho HS theo chủ đề, với sự hướng dẫn của giáo viên.

Nhóm 1: Kể tên, địa bàn sinh sống, cơ sở hình thành của các quốc gia cổ đại trên đất Việt Nam (thế kỉ VII – II TCN).

- HS dựa vào kiến thức đã học, trình bày theo mẫu:

Quốc gia Địa bàn Cơ sở hình thành

VL-AL

Bắc bộ

VH Đông Sơn

Cham-pa

DH NTB

VH Sa Huỳnh

Phù Nam

ĐBSCL

VH Óc Eo

- GV chuyển ý: Đầu thế kỷ II, Âu Lạc bị phong kiến phương Bắc đô hộ, phải trải qua cuộc đấu tranh kiên cường trong suốt 1000 năm để tự giải phóng và giữ gìn nền văn hóa của tổ tiên

1. Thời dựng nước đầu tiên

- Từ thế kỷ VII TCN, quốc gia Văn Lang rồi Âu Lạc hình thành ở Bắc Việt Nam trên cơ sở văn minh lúa nước. Đầu thế kỷ II TCN, Âu Lạc bị phong kiến phương Bắc đô hộ và trải qua hơn 1000 năm Bắc thuộc.

- Thế kỷ đầu Công nguyên, quốc gia Lâm Ấp - Cham-pa (Nam Trung Bộ) và Phù Nam (Tây [ Nam Bộ) cũng hình thành, cả 2 đều ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ.

Nhóm 2: Điền vào bảng thống kê tên quốc gia, các triều đại ở Việt Nam thế kỉ X – XV. Nêu những nét chung về đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.

Thời gian Triều đại, tên nước Chính trị Kinh tế Văn hóa – xã hội

- HS sinh hoạt nhóm, điền vào bảng

- GV sử dụng bảng thông tin phản hồi soạn sẵn để học sinh chỉnh sửa sai sót và hoàn thiện bảng thống kê.

2. Giai đoạn đầu của nước Đại Việt phong kiến độc lập

- Năm 938, nước ta độc lập, đến năm 968, Đinh Tiên Hoàng đặt tên nước là Đại Cồ Việt. Năm 1054, vua Lý Thánh Tông đổi tên nước là Đại việt.

- Từ thế kỷ X nhà nước quân chủ ra đời và dần dần hoàn chỉnh, kinh đô là Thăng Long.

- Kinh tế: nông nghiệp là ngành sản xuất chính, thủ công nghiệp và thương nghiệp cũng đạt nhiều thành tựu.

- Phật giáo phát triển mạnh thời Lý – Trần, sau đó Nho giáo từng bước vươn lên giữ địa vị độc tôn vào thế kỷ XV. Giáo dục, văn học, nghệ thuật hình thành và phát triển, đạt nhiều thành tựu.

Nhóm 3: Trình bày những nét chính về tình hình chính trị, xã hội và kinh tế nước ta thời kì bị chia cắt.

- Chính trị – xã hội:

+ Đất nước bị phân chia thành hai Đàng với hai chính quyền khác nhau

+ Thế kỉ XVIII: Nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra ở cả hai Đàng, đỉnh cao là phong trào Tây Sơn, dẹp tan các thế lực phong kiến cát cứ, đặt nền móng thống nhất nước nhà.

- Kinh tế:

+ Đàng Ngoài: kinh tế phát triển ổn định

+ Đàng Trong: kinh tế phát triển mạnh.

+ Thế kỉ XVII – XVIII, kinh tế hàng hóa phát triển mạnh, là cơ sở cho sự hình thành và hưng khởi của các đô thị.

3. Thời kỳ đất nước bị chia cắt

- Thế kỷ XVI – XVIII, các cuộc chiến tranh phong kiến đã chia cắt nước ta thành hai miền: Đàng Trong và Đàng Ngoài với hai chính quyền khác nhau.

- Kinh tế:

+ Nông nghiệp Đàng Ngoài và Đàng Trong đều phát triển, đặc biệt Đàng Trong trở thành “vựa lúa lớn”.

+ Thương nghiệp phát triển mạnh làm cơ sở cho sự hình thành và hưng khởi của các đô thị.

- Cuối thế kỷ XVIII Phong trào nông dân Tây Sơn bùng nổ, đất nước trở lại thống nhất.

Nhóm 4: Trình bày những nét chính về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa của Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX.

4. Đất nước ở nửa đầu thế kỷ XIX

- Đầu thế kỷ XIX, triều Nguyễn thành lập, xây dựng bộ máy khá hoàn chỉnh nhưng kinh tế và văn hóa không có điều kiện phát triển.

- Rất nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân bùng nổ. Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta.

* Hoạt động 3:

- GV nêu câu hỏi đặt vấn đề cho HS tiếp tục sinh hoạt nhóm:

II. Công cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc

Nhóm 1: Đặc điểm nổi bật của quốc gia dân tộc Việt Nam trong quá trình hình thành và phát triển là gì? (Dự kiến trả lời: quá trình dựng nước song hành cùng quá trình giữ nước, chống ngoại xâm).

- Quá trình dựng nước song song với quá trình giữ nước, bảo vệ độc lập dân tộc.

Nhóm 2: Kể tên các triều đại, các quốc hiệu của Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX? (Dự kiến trả lời: Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê sơ, Mạc, Tây Sơn, Nguyễn)

Nhóm 3: Thống kê các cuộc kháng chiến, khởi nghĩa tiêu biểu của dân tộc ta theo trình tự niên đại, vương triều, giặc ngoại xâm

Niên đại Triều đại Giặc ngoại xâm

981

Tiền Lê

Tống

1077

Tống

Thế kỉ XIII

Trần

Mông Nguyên

1407

1418 – 1427

Hồ

Lê sơ

Minh

Minh

1785

1789

Tây Sơn

Xiêm

Thanh

- HS trả lời, GV chốt ý

- Từ thế kỷ III, quốc gia Văn Lang – Âu Lạc đã chiến đấu chống xâm lược Tần và sau đó tiếp tục đấu tranh suốt 1000 năm Bắc thuộc, giành độc lập vào thế kỷ X.

- Từ thế kỷ X – XVIII, nhân dân ta tiếp tục đấu tranh chống quân xâm lược Tống, Nguyên, Minh, Xiêm, Thanh, giữ vững độc lập cho Tổ quốc.

- Các giai đoạn phát triển, hình thành của lịch sử dân tộc từ thời dựng nước đến thế kỷ XIX.

- Thống kê các triều đại trong lịch sử dân tộc từ X - giữa XIX. GV cho các câu hỏi liên quan nội dung bài học

GV cho HS làm các bài tập trắc nghiệm

Hoàn chỉnh các bảng thống kê

- Làm bài tập tại SGK

- Chuẩn bị bài tiếp theo: Truyền thống yêu nước. Ôn lại các nội dung lịch sử Việt Nam cổ- trung đại

Xem thử Giáo án Sử 10 KNTT Xem thử Giáo án Sử 10 CTST Xem thử Giáo án Sử 10 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Lịch Sử lớp 10 mới, chuẩn theo định hướng phát triển năng lực khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:


Đề thi, giáo án lớp 10 các môn học