Giáo án KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 8: Tín dụng và vai trò của tín dụng trong đời sống

Xem thử

Chỉ từ 200k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Kết nối tri thức (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

- Nêu được khái niệm, đặc điểm và vai trò của tín dụng.

- Nhận biết được vai trò tích cực của tín dụng đối với đời sống của bản thân, gia đình và xã hội.

2. Về năng lực

- Năng lực chung:

+ Tự chủ và tự học để có những kiến thức cơ bản về tín dụng.

+ Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm để thực hiện những hoạt động học tập.

+ Giải quyết vấn đê' và sáng tạo ở những tình huống đặt ra trong bài học và trong thực tiễn cuộc sống liên quan đến hoạt động tín dụng.

- Năng lực đặc thù:

+ Năng lực điều chỉnh hành vi: Hiểu được trách nhiệm của công dân trong thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước khi tham gia hoạt động tín dụng; Phân tích, đánh giá được thái độ, hành vi, việc làm của bản thân và người khác trong chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước khi tham gia hoạt động tín dụng; Đồng tình, ủng hộ những thái độ, hành vi, việc làm phù hợp với chuẩn mực đạo đức và chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Phê phán, đấu tranh với những thái độ, hành vi, việc làm vi phạm chuẩn mực đạo đức, pháp luật khi tham gia hoạt động tín dụng.

+ Năng lực phát triển bản thân: Nhận thức được vai trò và đặc điểm của tín dụng để chủ động tham gia hoạt động tín dụng thích hợp trong tương lai để phát triển bản thân.

+ Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Tìm hiếu, tham gia và vận động người khác tham gia hoạt động tín dụng phù hợp với lứa tuổi.

3. Về phẩm chất

- Trung thực và có trách nhiệm công dân khi tham gia hoạt động tín dụng phù hợp với lứa tuổi.

- Yêu nước, tin tưởng vào sự phát triển kinh tế của đất nước.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.

- SGK, SGV, SBT môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10;

- Tranh/ảnh, clip và các mẩu chuyện về tín dụng

- Đồ dùng đơn giản để sắm vai;

- Máy tính, máy chiếu projector, bài giảng PowerPoint,...

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

TIẾT 1:

1. Hoạt động: mở đầu

a) Mục tiêu. Giới thiệu mục tiêu bài học, nội dung chính của bài học, khai thác vốn sống, trải nghiệm của bản thân HS về chủ đề tín dụng và vai trò của tín dụng trong đời sống, tạo hứng thú và những hiểu biết ban đầu của HS về chủ đề bài học mới.

b) Nội dung. Học sinh làm việc cá nhân, qua việc tìm hiểu về việc vay và gửi tiền ở ngân hàng hãy chia sẻ những hiểu biết của mình về việc đó.

c) Sản phẩm. Thấy được tác dụng của việc vay và gửi tiền ở ngân hàng như

+ Việc gửi tiền nhàn rỗi vào ngân hàng mang lại cho người gửi một khoản tiền lãi, đồng thời cung cấp vốn cho người đang cần tiền trong xã hội để sản xuất, kinh doanh, đầu tư hoặc tiêu dùng,...

+ Gửi và vay ở ngân hàng sẽ yên tâm vì ngân hàng là một tổ chức tín dụng có uy tín.

d) Tổ chức thực hiện

Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

GV yêu cầu học sinh làm việc cá nhân, qua việc tìm hiểu về việc vay và gửi tiền ở ngân hàng hãy chia sẻ những hiểu biết của mình về việc đó.

Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS làm việc cá nhân, hoàn thành nhiệm vụ vào vở, chia sẻ với các bạn xung quanh về nhiệm vụ được giao.

Báo cáo kết quả và thảo luận

- Giáo viên yêu cầu một số học sinh trình bày việc chuẩn bị của bản thân mình

- Các học sinh khác chủ động tìm hiểu, góp ý, bổ sung hoàn thiện

Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Giáo viên nhận xét đánh giá về quá trình thực hiện nhiệm vụ của học sinh

Gv nhấn mạnh:

Tín dụng có vai trò là cầu nối đáp ứng những nhu cầu vay và cho vay của các chủ thể trong nền kinh tế, góp phần thúc đẩy mọi mặt đời sống xã hội phát triển. Bài học này sẽ giúp các em hiểu rõ hơn đặc điểm và vai trò của tín dụng, biết tham gia, sử dụng các dịch vụ tín dụng một cách hiệu quả và trách nhiệm.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KTPL 10 Kết nối tri thức mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Kinh tế Pháp luật lớp 10 Kết nối tri thức chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 10 các môn học