Giáo án KTPL 10 Cánh diều Bài 19: Pháp luật trong đời sống xã hội

Xem thử

Chỉ từ 200k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KTPL 10 Cánh diều (cả năm) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Nêu được khái niệm, đặc điểm, vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội.

- Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật.

- Phê phán các hành vi vi phạm pháp luật.

2. Năng lực

- Năng lực chung:

Tự chủ tự học:

▪ Bình tĩnh khi gặp vấn đề, tình huống pháp luật và xử sự đúng pháp luật.

▪ Biết khẳng định và bảo vệ quyền, nhu cầu cá nhân phù hợp với pháp luật.

● Giao tiếp và hợp tác: Biết tham gia các hình thức làm việc nhóm; sử dụng ngôn ngữ, kết hợp thông tin và hình ảnh để trình bày ý tưởng, thảo luận về khái niệm, đặc điểm, vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội.

● Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích được tình huống pháp luật; phát hiện và nêu được tình huống pháp luật có vấn đề trong cuộc sống.

- Năng lực đặc thù:

● Điều chỉnh hành vi:

▪ Nhận thực được chuẩn mực pháp luật phổ thông phù hợp với lứa tuổi.

▪ Tự điều chỉnh được hành vi của mình phù hợp với pháp luật.

▪ Đồng tình, ủng hộ những thái độ, hành vi, việc làm phù hợp với pháp luật; phê phán, đấu tranh với những thái độ, hành vi, việc làm vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.

● Tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội:

▪ Nêu được kiến thức cơ bản về pháp luật. Giải thích được một cách đơn giản một số hiện tượng, vấn đề pháp luật trong xã hội.

▪ Phân tích, đánh giá, xử lí các hiện tượng, tình huống pháp luật trong thực tiễn cuộc sống; có khả năng tham gia thảo luận về một số vấn đề liên quan đến pháp luật.

▪ Có khả năng tham gia một số hoạt động phù hợp với lứa tuổi để thực hiện quyền, nghĩa vụ công dân trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.

▪ Tham gia giải quyết được một số tình huống pháp luật của bản thân, gia đình và cộng đồng.

3. Phẩm chất

- Trách nhiệm:

+ Tự giác chấp hành pháp luật trong cuộc sống hằng ngày.

+ Tích cực tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động tuyên truyền pháp luật.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- Sách Chuyên đề học tập Giáo dục kinh tế pháp luật 10, SGV Chuyên đề học tập Giáo dục kinh tế pháp luật 10, Giáo án (kế hoạch dạy học).

- Bảng phụ, giấy A4, A0, bút viết bảng, giấy màu.

- Video, tranh ảnh có liên quan đến Bài 19.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

- Sách chuyên đề học tập Giáo dục kinh tế pháp luật 10.

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến nội dung bài học Bài 19.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS huy dộng được kinh nghiệm, hiểu biết của bản thân để bước đầu nhận biết, làm quen với pháp luật; chia sẻ hiểu biết của mình về pháp luật để chuẩn bị vào bài học mới.

b. Nội dung:

- GV tổ chức cho cả lớp thi đố nhanh “Ai nhanh hơn”, trả lời câu hỏi tương ứng.

- GV nhận xét, kết luận về ý kiến của các nhóm.

c. Sản phẩm:

HS nêu được một số quy định của pháp luật gần gũi với lứa tuổi mà em biết.

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho cả lớp thi đố nhanh “Ai nhanh hơn”, trả lời câu hỏi tương ứng.

+ Cách chơi: Chia lớp thành các nhóm (4 – 6 nhóm).

+ Yêu cầu: Nêu những quy định của pháp luật mà em biết (gợi ý: Luật Giao thông đường bộ; Luật Giáo dục; Luật Phòng, chống ma túy; Luật Bảo vệ môi trường; các luật thuế;...)

+ Luật thi: Nhóm nào nêu được nhiều quy định của pháp luật nhất, đúng nhất, trong thời gian quy định, sẽ là nhóm thắng cuộc.

- GV quan sát HS làm việc, hỗ trợ khi cần thiết.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức hiểu biết của bản thân và một số kiến thức đã học về pháp luật trong đời sống để thực hiện nhiệm vụ học tập.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm chia sẽ những hiểu biết về quy định của pháp luật.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, từ trật tự an toàn giao thông, văn hóa, giáo dục đến hôn nhân và gia đình, từ bảo vệ môi trường đến hoạt động sản xuất kinh doanh,... ở đâu cũng cần có pháp luật. Pháp luật cần thiết như thế nào trong đời sống xã hội thì chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 19: Pháp luật trong đời sống xã hội.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm pháp luật

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan để trình bày được khái niệm pháp luật.

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm, đọc nội dung mục 1. Khái niệm pháp luật SGK tr.118, 119 và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS được tiếp cận gần đến khái niệm pháp luật.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS tự đọc các trường hợp và tình huống của mục 1. Khái niệm pháp luật trong SGK tr.118, 119, thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi:

a) Theo em, các quy định trong Bộ luật Dân sự và Luật Bảo vệ môi trường trên đây dành cho những ai?

b) Các quy định của pháp luật do cơ quan nào ban hành và đảm bảo thực hiện?

1. Tìm hiểu khái niệm pháp luật

- Pháp luật: là hệ thống quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, do Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội.

- Các quy tắc xử sử chung chính là: nội dung của pháp luật, là chuẩn mực những việc được làm, phải làm và không được làm.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KTPL 10 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Kinh tế Pháp luật lớp 10 Cánh diều chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 10 các môn học