Giáo án Hóa 10 Cánh diều Bài 14: Phản ứng hóa học và enthalpy

Xem thử Giáo án Hóa 10 CD Xem thử Giáo án PPT Hóa 10 CD

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Hóa 10 Cánh diều (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1) Kiến thức

Học xong bài này, học sinh có thể:

- Trình bày được khái niệm phản ứng tỏa nhiệt, thu nhiệt; điều kiện chuẩn (áp suất 1 bar và thường chọn nhiệt độ 25oC hay 298K).

- Trình bày được khái niệm enthalpy tạo thành (nhiệt tạo thành) H2980 và biến thiên enthalpy (nhiệt phản ứng) H2980 của phản ứng hóa học.

2) Năng lực

a) Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: học sinh xác định đúng đắn động cơ, thái độ học tập, tự đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch học tập; tự nhận ra được những sai sót và khắc phục.

- Năng lực giao tiếp: tiếp thu kiến thức, trao đổi học hỏi bạn bè thông qua việc thực hiện nhiệm vụ các hoạt động cặp đôi, nhóm; có thái độ tôn trọng, lắng nghe, có phản ứng tích cực trong giao tiếp.

- Năng lực hợp tác: học sinh xác định được nhiệm vụ của tổ/ nhóm, trách nhiệm của bản thân, đề xuất được những ý kiến đóng góp, góp phần hoàn thành nhiệm vụ học tập.

b) Năng lực chuyên biệt

- Năng lực nhận thức hóa học:

+ Trình bày được khái niệm phản ứng tỏa nhiệt, thu nhiệt; điều kiện chuẩn (áp suất 1 bar và thường chọn nhiệt độ 25oC hay 298K).

+ Trình bày được khái niệm enthalpy tạo thành (nhiệt tạo thành) H2980 và biến thiên enthalpy (nhiệt phản ứng) H2980 của phản ứng hóa học.

- Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học:

+ Thông qua thực hành, thí nghiệm (hoặc quan sát video thí nghiệm), nhận biết được phản ứng nào là toả nhiệt, phản ứng nào là thu nhiệt.

+ Thu thập thông tin từ SGK và đề xuất được vấn đề; phân tích được và trình bày được vấn đề; rút ra được nhận xét, kết luận.

- Năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải thích được một số phản ứng hoá học diễn ra trong tự nhiên, trong cơ thể con người là phản ứng toả năng lượng hay thu năng lượng.

3) Phẩm chất

- Yêu nước: nhận biết được vẻ đẹp của tự nhiên, của đất nước thông qua bộ môn Hóa học.

- Trách nhiệm: nghiêm túc thực hiện các nhiệm vụ học tập được giao đúng tiến độ.

- Trung thực: thành thật trong việc thu thập các tài liệu, viết báo cáo và các bài tập.

- Chăm chỉ: tích cực trong các hoạt động cá nhân, tập thể.

- Nhân ái: quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ những khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- GV: Sưu tầm hình ảnh có liên quan đến bài học, thiết kế phiếu thực hành, chuẩn bị dụng cụ, hoá chất thực hành.

+ Dụng cụ thí nghiệm: bình tam giác loại 100 mL, nhiệt kế, cốc, …

+ Hoá chất thí nghiệm: dung dịch HCl 2M; Mg mảnh; acetic acid; NaHCO3

- HS: Ôn tập bài cũ và chuẩn bị bài mới.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a) Mục tiêu: Tạo tình huống có vấn đề và tâm lý hứng thú cho HS khi bắt đầu bài học mới.

b) Nội dung: HS hoạt động cặp đôi: Từ câu hỏi mở đầu, HS xác định được nhiệm vụ bài học.

c) Tổ chức thực hiện:

- GV cho HS thảo luận theo cặp để trả lời câu hỏi mở đầu trong SGK:

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Hóa 10 Cánh diều mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử Giáo án Hóa 10 CD Xem thử Giáo án PPT Hóa 10 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Hóa học lớp 10 Cánh diều hay, chuẩn khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:


Đề thi, giáo án lớp 10 các môn học