Giáo án GDQP 10 Kết nối tri thức Bài 5: Bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội
Chỉ từ 200k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Giáo dục quốc phòng 10 Kết nối tri thức bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nêu được tình hình bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm an toàn xã hội.
- Nêu được nghĩa vụ của công dân trong việc đấu tranh bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Trách nhiệm của Đảng và nhà nước và các lực lượng vũ trang trong việc bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự an toàn xã hội.
- Tích cực, chủ động thực hiện trách nhiệm của công dân trong phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội.
2. Năng lực
Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực hợp tác; Năng lực thẩm mỹ; Năng lực giao tiếp
Năng lực chuyên biệt:
- Hình thành ý thức xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới.
- Xác định trách nhiệm trong việc tuyên truyền, vận động và tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
3. Phẩm chất
- Có ý thức cao trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc là người có trách nhiệm với cộng đồng.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Sách giáo khoa GDQP – An ninh 10.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Sách giáo khoa GDQP – An ninh 10, xem trước bài học
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút)
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS khi nghiên cứu nội dung bài học. Thông qua hình 5.1 giúp HS biết được ý nghĩa của những công việc mà các lực lượng vũ trang đã làm.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về ý nghĩa của những công việc mà các lực lượng vũ trang đã làm.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS quan sát Hình 5.1 và trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết ý nghĩa của những công việc mà các lực lượng vũ trang nhân dân đã làm
- GV lấy tinh thần xung phong trả lời của HS, nhận xét các ý kiến trả lời.
- GV cần chú ý: Cần có sự liên hệ với các hoạt động của các lực lượng vũ trang đóng quân trên địa bàn.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát Hình 5.1 và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 2-3 HS trả lời: Ý nghĩa của những công việc mà các lực lượng vũ trang nhân dân đã làm:
+ Hình 5.1a: Tuần tra, bảo đảm an toàn, trật tự xã hội.
+ Hình 5.1b: Lực lượng Công an nhân dân diễu hành.
+ Hình 5.1c: Dân quân tự vệ tập luyện chiến đấu, bảo đảm an toàn, trật tự xã hội.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV biểu dương tinh thần xung phong phát biểu ý kiến của HS.
- Giáo viên giới thiệu bài: Những tư duy, định hướng phát triển lĩnh vực quốc phòng, an ninh của Đại hội Đảng lần thứ XIII vừa khẳng định vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế vừa phát huy được sức mạnh thời đại trong bảo vệ an ninh quốc gia. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng ngày nay, Đại hội XIII của Đảng ta xác định: Vấn đề an ninh quốc gia cần được hiểu một cách toàn diện hơn, rộng hơn, sâu hơn, không chỉ có các vấn đề an ninh chính trị, quân sự truyền thống mà còn bao quát cả những vấn đề an ninh phi truyền thống, như: An ninh mạng; khủng bố, tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia; an ninh tài chính - tiền tệ; an ninh năng lượng; an ninh lương thực; an ninh môi trường, dịch bệnh; thậm chí cũng cần phải bàn đến “an ninh chính quyền”, “an ninh chế độ”…
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: 1. Một số khái niệm. (20 phút)
a. Mục tiêu: Nắm vững quy tắc chung khi tham gia giao thông.
b. Nội dung: Vận dụng sgk, kiến thức để trả lời câu hỏi GV, thực hiện thảo luận
c. Sản phẩm: Nhận biết được một số biển bao thường gặp.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV yêu cầu hs trả lời câu hỏi: Câu 1. Em hãy cho biết an ninh quốc gia là gì? Bảo vệ an ninh quốc gia là gì? Gồm các lĩnh vực nào? Câu 2. Em hiểu thế nào là một xã hội trật tự, an toàn? Câu 3. Bảo đảm trật tự, an toàn xã hội là gì? Gồm những hoạt động nào? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS tiếp nhận nhiệm vụ, đọc sgk và tìm câu trả lời - GV quan sát, hướng dẫn khi HS cần Bước 3: Báo cáo, thảo luận - HS đứng dậy trình bày câu trả lời - HS khác nhận xét, đánh giá, bổ sung Bướ 4: Kết luận, nhận định - GV chuẩn kiến thức - HS ghi nội dung vào vở |
I. TÌNH HÌNH BẢO VỆ AN NINH QUỐC GIA VÀ BẢO ĐẢM TRẬT TỰ, AN TOÀN XÃ HỘI. 1. Một số khái niệm. (20 phút) - An ninh quốc gia: Là sự ổn định, phát triển bền vững của chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước; sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. - Bảo vệ an ninh quốc gia: Là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia và loại trừ nguy cơ đe dọa. + Bảo vệ an ninh quốc gia bao gồm: bảo vệ an ninh chình trị; bảo vệ an ninh con người, an ninh kinh tế, an ninh thông tin, an ninh quốc phòng, an ninh tư tưởng – van hóa, an ninh dân tộc, an ninh tôn giáo, an ninh biên giới, an ninh xã hội, an ninh đối ngoại. - Trật tự, an toàn xã hội: Là trạng thái xã hội bình yên trong đó mọi người được sống yên ổn trên cơ sở các quy phạm pháp luật, các quy tắc và chuẩn mực đạo đức, pháp lí xác định. - Bảo đảm trật tư, an toàn xã hội: Là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chạn, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn xã hội. Các hoạt động bảo đảm trật tư, an toàn xã hội gồm: đấu tranh, phòng chống tội phạm về trật tư, an toàn xã hội; giữ gìn trật tự nơi công cộng; bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; phòng ngừa tai nạn lao động và phòng, chống thiên tai, dịch bệnh; bài trừ các tệ nạn xã hội; bảo vệ môi trường. |
Hoạt động 2: I. TÌNH HÌNH BẢO VỆ AN NINH QUỐC GIA VÀ BẢO ĐẢM TRẬT TỰ, AN TOÀN XÃ HỘI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.
2. Tình hình bảo vệ an ninh quốc gia. (15 phút)
a. Mục tiêu:
b. Nội dung: Vận dụng sgk, kiến thức để trả lời câu hỏi GV, thực hiện thảo luận
c. Sản phẩm: nắm được Tình hình bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Câu 1. Em hãy nêu tình hình an ninh thế giới trong giai đoạn hiện nay? Câu 2. Em hãy nêu một số nét chính tình hình bảo vệ an ninh quốc gia trong giai đoạn hiện nay? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS tiếp nhận nhiệm vụ, đọc sgk và tìm câu trả lời - GV quan sát, hướng dẫn khi HS cần Bước 3: Báo cáo, thảo luận - HS đứng dậy trình bày câu trả lời - HS khác nhận xét, đánh giá, bổ sung Bướ 4: Kết luận, nhận định - GV chuẩn kiến thức, tổng kết: |
2. Tình hình bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. - Tình hình thế giới, khu vực diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường, các hoạt động xung đột vũ trang, can thiệp tranh chấp lãnh thổ, biển, đảo vẫn tiếp tục phức tạp. các thế lực thù địch, phản động tiếp tục thực hiện “diễn biến hòa bình” tìm mọi cách xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng và chế độ XHCN ở nước ta. - Hoạt động của các loại tội phạm diễn ra với những phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt làm cho tình hình trật tự, an toàn xã hội ngày càng phức tạp. - Tuy nhiên, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta không một phút lơ là nhiệm vụ, bảo dảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP ( 5 phút)
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học
b. Nội dung: GV giao câu hỏi, yêu cầu HS vận dụng sgk và kiến thức đã học để trả lời
c. Sản phẩm: Kết quả của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS về nhà trả lời:
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, về nhà trả lời câu hỏi
- GV chuẩn kiến thức bài học.
D. HOẠT ĐỘNG CẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Nêu rõ mục tiêu phát triển năng lực
b. Nội dung: Mô tả rõ yêu cầu học sinh phát hiện/ đề xuất các vấn đề/tình huống thực tiễngắn với nội dung bài học và vận dụng kiến thức mới đẻ giải quyết.
c. Sản phẩm: Nêu rõ yêu cầu nội dung và hình thức báo cáo, phát hiện và giải quyết tình huống/ vấn đề trong thực tiễn.
d. Tổ chức thực hiện: Giao cho học sinh thực hiện ngoài giờ học trên lớp và nộp báo cáo để trao đổi, chia sẽ và đánh giá vào các thời điểm phù hợp trong kế hoạch giáo dục môn học/ hoạt động giáo dục của giáo viên
TIẾT 2
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nêu được tình hình bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm an toàn xã hội.
- Nêu được nhiệm vụ của công dân trong việc đấu tranh bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Trách nhiệm của Đảng và nhà nước và các lực lượng vũ trang trong việc bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự an toàn xã hội.
- Tích cực, chủ động thực hiện trách nhiệm của công dân trong phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội.
2. Năng lực
Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực hợp tác; Năng lực thẩm mỹ; Năng lực giao tiếp
Năng lực chuyên biệt:
- Hình thành ý thức trong tham gia giao thông.
- Xác định trách nhiệm trong việc thực hiện đúng pháp luật về an toàn giao thông.
3. Phẩm chất
- Có ý thức cao trong tham gia giao thông và là người có trách nhiệm với cộng đồng.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Sách giáo khoa GDQP – An ninh 10.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Sách giáo khoa GDQP – An ninh 10, xem trước bài học
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút)
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trước khi vào bài học
b. Nội dung: GV trình bày, HS lắng nghe
c. Sản phẩm: HS tìm hiểu những quy định xử phạt hành chính khi vi phạm một số lỗi cơ bản trong tham gia giao thông theo quy định hiện hành.
d. Tổ chức thực hiện: GV giới thiệu cho HS một số thống kê vi phạm luật giao thông, những hình ảnh do tai nạn gây nên.
- Giới thiệu nội dung tiết học:
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (35 phút)
Hoạt động 1: II. NHIỆM VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG VIỆC ĐẤU TRANH BẢO VỆ AN NINH QUỐC GIA VÀ BẢO ĐẢM TRẬT TỰ, AN TOÀN XÃ HỘI (15 phút)
a. Mục tiêu: Xây dựng ý thức trách nhiệm trong bảo vệ an ninh tổ quốc.
b. Nội dung: Vận dụng sgk, kiến thức để trả lời câu hỏi GV, thực hiện thảo luận.
c. Sản phẩm: Hiểu được nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án GDQP 10 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm các bài soạn Giáo án Giáo dục quốc phòng lớp 10 Kết nối tri thức chuẩn khác:
Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 10 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 10
- Giáo án Toán 10
- Giáo án Tiếng Anh 10
- Giáo án Vật Lí 10
- Giáo án Hóa học 10
- Giáo án Sinh học 10
- Giáo án Lịch Sử 10
- Giáo án Địa Lí 10
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 10
- Giáo án Tin học 10
- Giáo án Công nghệ 10
- Giáo án Giáo dục quốc phòng 10
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 10
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 10 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 10
- Đề cương ôn tập Văn 10
- Đề thi Toán 10 (có đáp án)
- Đề thi cương ôn tập Toán 10
- Đề thi Toán 10 cấu trúc mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 10 (có đáp án)
- Đề thi Vật Lí 10 (có đáp án)
- Đề thi Hóa học 10 (có đáp án)
- Đề thi Sinh học 10 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 10 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 10 (có đáp án)
- Đề thi Kinh tế & Pháp luật 10 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 10 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 10 (có đáp án)
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 10 (có đáp án)