Giáo án Địa Lí 10 Bài 9: Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất

Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức:

- Biết được khái niệm và nguyên nhân ngoại lực, và tác động của ngoại lực đến sự hình thành địa hình bề mặt Trái Đất.

- Trình bày được khái niệm về quá trình phong hóa. Phân biệt được phong hóa lí học, phong hóa hóa học, phong hóa hóa sinh học.

- Biết một số thiên tai do tác động của ngoại lực gây ra: lũ lụt, lũ quét,

2. Kĩ năng:

- Nhận xét tác động của các quá trình phong hóa đến địa hình bề mặt Trái Đất qua tranh ảnh, hình vẽ, băng hình

3. Thái độ:

Có thái độ đúng đắn trong việc sử dụng và bảo vệ môi trường.

Phòng tránh tác hại do quá trình ngoại lực gây ra.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung:

   + Năng lực giao tiếp

   + Năng lực hợp tác

- Năng lực chuyên biệt:

   + Năng lực tổng hợp tư duy lãnh thổ

   + Năng lực sử sụng các phương tiện dạy học địa lí (hình vẽ, mô hình)

1. Phương pháp:

Trong bài học sử dụng các phương pháp dạy học tích cực là:

- Đàm thọai gợi mở

- Thảo luận nhóm

- Thuyết trình

- Sử dùng đồ dùng trực quan: hình vẽ, mô hình.

2. Phương tiện:

- Các hình trong SGK phóng to.

- Hình ảnh, video liên quan

1. Ổn định tổ chức lớp (1 phút)

2. Kiểm tra bài cũ: Nội lực tác động đến địa hình bề mặt Trái Đất thông qua những vận động nào? Các dạng địa hình được hình thành ?

3.Hoạt động khởi động: (3 phút)

GV đọc cho HS nghe bài thơ: chuyện tình của đá

Bài thơ nói lên hiện tượng tự nhiên nào? Để tìm hiểu rõ hơn về hiện tượng nà, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài “Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất”

4. Bài mới:

Hoạt động 1: Tìm hiểu về ngoại lực

- Hình thức: Hoạt động cá nhân

- Phương pháp: Đặt vấn đề, thuyết trình, gợi mở, nhóm nhỏ.

- Thời gian: 5 phút.

Hoạt động của GV và HS Nội dung chính

Bước 1: GV yêu cầu Hs đọc SGK kết hợp hiểu biết của bản thân, hãy nêu:

- Ngoại lực là gì?

- Nguyên nhân sinh ra ngoại lực?

- Ngoại lực gồm những tác nhân hay yếu tố nào?

Bước 2: -HS trả lời, HS khác bổ sung

Bước 3: Gv chuẩn kiến thức

I. Ngoại lực

1. Khái niệm:

Là lực phát sinh từ bên ngoài bề mặt Trái Đất

2. Nguyên nhân

- Nguồn năng lượng từ bên ngoài bề mặt Trái Đất, chủ yếu là năng lượng từ bức xạ mặt trời.

- Tác nhân ngoại lực:

   + Khí hậu (nhiệt độ, gió, mưa...)

   + Nước (nước chảy, nước ngầm, băng hà, sóng biển...)

   + Sinh vật

   + Con người

Hoạt động 2: Tìm hiểu quá trình phong hóa

- Hình thức: Hoạt động nhóm.

- Phương pháp: đàm thoại, thuyết trình, nhóm, kĩ thuật mảnh ghép.

- Thời gian: 30 phút.

Hoạt động của GV và HS Nội dung chính

Bước 1:

- Yêu cầu HS đọc SGK, và hiểu biết của bản thân, theo em,

   + Ngoại lực tác động lên bề mặt Trái Đất gồm mấy quá trình? Đó là những quá trình nào? Quá trình nào là đầu tiên?

   + Quá trình phong hóa là gì? Các tác nhân gây ra là gì? Diễn ra mạnh nhất ở đâu? Tại sao?

   + Quá trình phong hóa gồm mấy loại? Cụ thể.

- Giáo viên chia cả lớp thành 6 nhóm, hoạt động trong vòng 4 phút, hoàn thành bảng sau (phụ lục 1)

   + Nhóm 1,2: Tìm hiểu về quá trình phong hóa lí học

   + Nhóm 3,4: Tìm hiểu về quá trình phong hóa hóa học

   + Nhóm 4,5: Tìm hiểu về quá trình phong hóa sinh học.

Bước 2:

   + HS thảo luận,

Bước 3. Thành lập nhóm mới, so sánh đặc điểm của 3 quá trình vào giấy A3

Bước 3: GV gọi 1 nhóm ngẫu nhiên treo Sp lên bảng, nhận xét và chuẩn lại kiến thức

Mở rộng:

? Tại sao phong hóa lí học diễn ra mạnh ở vùng khí hậu khô nóng, lạnh còn phong hóa hóa học diễn ra mạnh ở KH nóng ẩm?

TL:

- Ở vùng khí hậu khô nóng, chênh lệch nhiệt độ ngày đêm lớn=> đá bị giãn nở vào ban ngày, co lại vào đêm liên tục => vỡ

- Khí hậu lạnh: Trong đá thường có nhiều lỗ hổng và khe nứt (nơi giữ nước và hơi nước). Khi nhiệt độ < 00c nước trong khe nứt hoá băng => khe nứt bị dãn thêm. (xảy ra nhiều lần => khối đá sẽ bị vỡ thành từng tảng và mảnh vụn.)

=> phong hóa lí học diễn ra mạnh

- Khí hậu nóng ẩm: mưa nhiều, nhiệt độ cao => các phản ứng hóa học dễ xảy ra.

? Kể tên 1 số ví dụ về dạng địa hình karts ở nước ta.

? Các quá trình này diễn ra như thế nào? (đồng thời hay theo tuần tự)

II. Tác động của ngoại lực

- 4 quá trình:

Phong hóa => bóc mòn => xâm thực => bồi tụ

1. Quá trình phong hóa

- K/n: quá trình làm phá hủy và biến đổi các loại đá và khoáng vật.

- Nguyên nhân: thay đổi nhiệt độ, nước, oxi, CO2, sinh vật...

- Kết quả:

   + 1 phần bị nước, gió cuốn đi

   + Phủ trên bề mặt đá gốc => lớp vỏ phong hóa

   + vật liệu vận chuyển cho quá trình tiếp theo

- Nơi xảy ra mạnh nhất: bề mặt Trái Đất

- Có 3 loại phong hóa

   + Lí học

   + Hóa học

   + Sinh học

(phụ lục 2)

1. Hoạt động củng cố (2 phút)

Hãy lấy các ví dụ về ca dao tục ngữ có thể hiện quá trình phong hóa?

3. Phụ lục        Phụ lục 1:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Nhiệm vụ: Dựa vào một số hình ảnh 9.1, 9.2, 9.3 và SGK, hãy thảo luận nhóm trong vòng 4 phút và hoàn thành nội dung bảng sau :

Tiêu chí Phong hóa lí học Phong hóa hóa học Phong hóa sinh học
Khái niệm
Nguyên nhân
Kết quả
Nơi diễn ra mạnh nhất

Phụ lục 2:           Thông tin phản hồi

Tiêu chí Phong hóa lí học Phong hóa hóa học Phong hóa sinh học
Khái niệm Quá trình phá hủy đá nhưng không làm biến đổi về màu sắc, thành phần khoáng vật, hóa học. Quá trình phá hủy đá, khoáng vật và làm biến đổi về màu sắc, thành phần tính chất của chúng. Quá trình phá hủy đá, khoáng vật dưới tác động của sinh vật
Nguyên nhân    + thay đổi nhiệt độ
   + đóng băng của nước
   + Sự kết tinh các chất muối
   + gió, nước, con người.
   + Nước
   + CO2, O2, axit hữu cơ (PUHH)
   + Rễ cây
   + Vi khuẩn, nấm,..
Kết quả Đá bị rạn nứt, vỡ thành tảng, mảnh vụn hình thành dạng địa hình cacxto phá hủy, vỡ vụn cả mặt cơ giới và hóa học
Nơi diễn ra mạnh nhất KH khô nóng, lạnh KH nóng, ẩm (nhiệt đới, xích đạo) mọi nơi

2. Tổng kết

Xem thêm các bài soạn Giáo án Địa Lí lớp 10 theo phương pháp mới khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:


Đề thi, giáo án lớp 10 các môn học