Giáo án Địa Lí 10 Bài 21: Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới

Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức:

- Nắm KN về qui luật địa đới, nguyên nhân và biểu hiện của qui luật này.

- Trình bày được KN và biểu hiện của qui luật địa ô và qui luật đai cao.

2. Kĩ năng:

- Sử dụng hình vẽ, sơ đồ, lát cắt để trình bày về lớp vỏ địa lí và các quy luật chủ yếu của lớp vỏ địa lí.

3. Thái độ:

- Quan tâm tới sự thay đổi của môi trường xung quanh, có ý thức bảo vệ môi trường.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung:

   + Năng lực giao tiếp

   + Năng lực hợp tác

- Năng lực chuyên biệt:

   + Năng lực tổng hợp tư duy lãnh thổ

   + Năng lực sử sụng các phương tiện dạy học địa lí (bản đồ)

1. Phương pháp:

Trong bài học sử dụng các phương pháp dạy học tích cực là:

- Đàm thọai gợi mở

- Thảo luận nhóm

- Thuyết trình

- Sử dùng đồ dùng trực quan: Bản đồ, hình ảnh địa lý

2. Phương tiện:

- Các hình trong SGK phóng to.

- Bản đồ thế giới.

1. Ổn định tổ chức lớp (1 phút)

2. Kiểm tra bài cũ:

Nêu khái niệm, nguyên nhân, biểu hiện, ý nghĩa của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí ? lấy ví dụ ?

Trong lớp vỏ địa lí có mấy thành phần ? kể tên ?

3.Hoạt động khởi động:

Các thành phần tự nhiên trên (trừ thạch quyển) phân bố như thế nào? Sự phân bố đó có theo quy luật nào không?

HS trả lời, Hs khác bổ sung

=> Gv vào bài mới.

4. Bài mới:

Hoạt động 1: Tìm hiểu quy luật địa đới

- Hình thức: Hoạt động cả lớp, nhóm.

- Phương pháp: thuyết trình, đàm thoại, gợi mở, nhóm/trạm.

- Thời gian: 20 phút.

Hoạt động của GV và HS Nội dung chính

Bước 1:

- Gv chia lớp thành 10 nhóm (2 cụm), di chuyển theo sơ đồ sau, hoạt động trong vòng 7 phút hoàn thành phiếu học tập. (Phụ lục 1)

Giáo án Địa Lí 10 Bài 21: Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới | Giáo án Địa Lí 10 theo phương pháp mới

Bước 2:

- HS thảo luận

- Lên bảng trình bày sản phẩm

- Nhận xét, bổ sung

Bước 3: Gv chuẩn

- GV và các thành viên trong lớp đặt câu hỏi cho nhóm.

Quy luật địa đới

1. Khái niệm

Là sự thay đổi có quy luật của các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí theo vĩ độ

2. Biểu hiện

Trên Trái đất có

- 7 vòng đai nhiệt

- 7 đai khí áp

- 6 đới gió

- 7 đới khí hậu

- Các nhóm đất.

- Các thảm vật

3. Nguyên nhân

Do dạng hình cầu của Trái Đất => lượng bức xạ mặt trời giảm dần từ xích đạo về 2 cực.

Hoạt động 2: Tìm hiểu quy luật phi địa đới

- Hình thức: Hoạt động cả lớp, nhóm.

- Phương pháp: thuyết trình, đàm thoại, gợi mở, nhóm/trạm.

- Thời gian: 15 phút.

Hoạt động của GV và HS Nội dung chính

Bước 1:

- Gv yêu cầu HS đọc SGK nêu khái niệm phi địa địa đới? Nguyên nhân

Bước 2:

Chia lớp thành 4 nhóm, hoàn thành phiếu học tập

Tiêu chí Đai cao Địa ô
Khái niệm
Nguyên nhân
Biểu hiện

N1,2: Quy luật đai cao

N2,3: Quy luật địa ô

Bước 3: HS thảo luận, lên trình bày

Bước 4. Gv chuẩn

II. Quy luật phi địa đới

1. Khái niệm

- Kn: Là quy luật phân bố không phụ thuộc vào tính chất phân bố theo địa đới của các thành phần đia lí và cảnh quan

2. Nguyên nhân

Do nguồn năng lượng bên trong Trái Đất

3. Biểu hiện của quy luật

- Quy luật địa ô

- Quy luật đai cao

Tiêu chí Đai cao Địa ô
Khái niệm Là sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên theo độ cao địa hình. Là sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên và cảnh quan theo kinh độ.
Nguyên nhân Do sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa theo độ cao - Do sự phân bố của đất liền và biển, đại dương
- Do các dãy núi chạy theo chiều kinh tuyến.
Biểu hiện Là sự phân bố các vành đai đất và thực vật theo độ cao Là sự thay đổi của các thảm thực vật theo kinh độ

1. Hoạt động củng cố (2 phút)

GV nêu vấn đề: Tại sao nước ta có cùng vĩ độ với các nước ở Tây Nam Á và Bắc Phi nhưng nước ta không có hoang mạc?

- HS thảo luận theo nhóm cũ (HdDD1). HS suy nghĩ cá nhân 1 phút và viết ra giấy 1 nguyên nhân. Sau đó từng nhóm tổng hợp ý kiến.

- Nhóm nào hoàn thành nhanh nhất đúng nhất sẽ được điểm

Bởi vì, nước ta tiếp giáp với biển Đông và có 3260 km đường bờ biển trải dài từ Bắc vào Nam nên nhận được lượng ẩm lớn. Nhất là vào khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 10, gió Tây Nam hoạt động mạnh, khi đi qua vùng biển khối khí này trở nên nóng ẩm lên, gây mưa lớn cho toàn Nam Bộ và Tây Nguyên.

2. Tổng kết

3. Phụ lục

❖ Trạm 1: “Khái niệm – Nguyên nhân” SỰ PHÂN BỐ CÁC VÒNG ĐAI NHIỆT TRÊN TRÁI ĐẤT

Dựa vào SGK, sự hiểu biết cá nhân hãy hoàn thiện phiếu học tập:

Phiếu học tập trạm 1

QUY LUẬT ĐỊA ĐỚI
Khái niệm
Nguyên nhân

❖ Trạm 2: “Biểu hiện 1” SỰ PHÂN BỐ CÁC VÒNG ĐAI NHIỆT TRÊN TRÁI ĐẤT

Dựa vào SGK, sự hiểu biết cá nhân hãy hoàn thiện phiếu học tập:

Phiếu học tập trạm 2

Các vòng đai Vị trí
Giữa các đường đẳng nhiệt Khoảng vĩ tuyến
Nóng
Ôn hòa
Lạnh
Băng giá vĩnh cửu

❖ Trạm 3: “Biểu hiện 2” CÁC ĐAI KHÍ ÁP VÀ CÁC ĐỚI GIÓ TRÊN TRÁI ĐẤT

Dựa vào hình 12.1, sự hiểu biết cá nhân hãy cho biết trên Trái Đất có những đai khí áp và những đới gió nào?

❖ Phiếu học tập trạm 3

CÁC ĐAI KHÍ ÁP VÀ CÁC ĐỚI GIÓ TRÊN TRÁI ĐẤT
Các đai khí áp các đới gió

❖ Trạm 4: “Biểu hiện 3” CÁC ĐỚI KHÍ HẬU TRÊN TRÁI ĐẤT

Căn cứ vào hình 14.1 và kiến thức đã học, hãy cho biết ở mỗi bán cầu có mấy đới khí hậu? Kể tên các đới khí hậu đó.

❖ Phiếu học tập trạm 4

CÁC ĐỚI KHÍ HẬU TRÊN TRÁI ĐẤT

❖ Trạm 5: “Biểu hiện 4” CÁC NHÓM ĐẤT VÀ KIỂU THẢM THỰC VẬT

Dựa vào hình 19.1 và 19.2, hãy cho biết:

● Sự phân bố các kiểu thảm thực vật và các nhóm đất có tuân thủ theo quy luật địa đới không?

● Liệt kê từng nhóm đất và từng kiểu thảm thực vật từ cực về Xích đạo vào phiếu học tập

THÔNG TIN PHẢN HỒI

Phiếu học tập trạm 1

QUY LUẬT ĐỊA ĐỚI
Khái niệm Là sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí theo vĩ độ.
Nguyên nhân Do trái đất hình cầu và bức xạ mặt trời tạo góc nhập xạ của Mặt Trời đến bề mặt trái đất thay đổi từ xích đạo về hai cực.

Phiếu học tập trạm 2

Các vòng đai Vị trí
Giữa các đường đẳng nhiệt Khoảng vĩ tuyến
Nóng 200C của 2 bán cầu 300B đến 300N
Ôn hòa 200C và 100C của tháng nóng nhất 300 đến 600 ở cả hai bán cầu
Lạnh Giữa 100 và 00 của tháng nóng nhất Ở vòng đai cận cực của 2 bán cầu
Băng giá vĩnh cửu Nhiệt độ quanh năm dưới 00C Bao quanh cực

❖ Phiếu học tập trạm 3

CÁC ĐAI KHÍ ÁP VÀ CÁC ĐỚI GIÓ TRÊN TRÁI ĐẤT
Các đai khí áp các đới gió
- 7 đai khí áp:
   + 3 đai áp thấp: 1 ở xích đạo, 2 ở ôn đới.
   + 4 đai áp cao: 2 cận chí tuyến, 2 ở cực.
- 6 đới gió: 2 mậu dịch, 2 ôn đới, 2 Đông cực.

❖ Phiếu học tập trạm 4

CÁC ĐỚI KHÍ HẬU TRÊN TRÁI ĐẤT
Có 7 đới khí hậu chính: xích đạo, cận xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt, ôn đới, cận cực, cực.

❖ Phiếu học tập trạm 5

TỪ CỰC VỀ XÍCH ĐẠO
Các nhóm đất Kiểu thảm thực vật
- Có 10 nhóm đất từ cực đến xích đạo.
(Ghi tên ra)
- Có 10 kiểu thảm thực vật từ cực đến xích đạo.
(Ghi tên ra)

Xem thêm các bài soạn Giáo án Địa Lí lớp 10 theo phương pháp mới khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:


Đề thi, giáo án lớp 10 các môn học