Giáo án Địa Lí 6 Cánh diều Bài 26: Thực hành: Tìm hiểu tác động của con người lên môi trường tự nhiên trong sản xuất
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Địa Lí 6 Cánh diều (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
Biết cách tìm hiểu môi trường tự nhiên qua tài liệu và tham quan địa phương.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
+ Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm
- Năng lực tìm hiểu Địa lí:
+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Phát triển ý tưởng về một chủ đề học tập khám phá thực tiễn; biết tìm kiếm thông tin từ các nguồn tin cậy để cập nhật tri thức về môi trường trong sản xuất ở địa phương;
+ Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích mối liên hệ giữa các yếu tố tự nhiên; sử dụng các công cụ tranh ảnh, video clip, số liệu..dưới góc độ địa lí.
3. Phẩm chất
- Trách nhiệm: có cái nhìn tích cực với các hoạt động sản xuất của người dân ở địa phương.
- Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong các hoạt động học .
- Nhân ái: Chia sẻ, cảm thông với những sự khó khăn, thách thức của những vấn đề liên quan đến nội dung bài học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Tranh ảnh, số liệu, video clip...liên quan nội dung bài học.
- Các tư liệu từ Internet.
- Bút chì, bút màu.
2. Chuẩn bị của học sinh
- SGK, vở ghi, dụng cụ học tập.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm về môi trường thiên nhiên ở địa phương.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động: Mở đầu (5 phút)
a. Mục đích: Tạo hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Nội dung: GV nêu câu hỏi phát vấn.
c. Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi phát vấn.
d. Cách thực hiện:
Hoạt động của GV và HS |
Sản phẩm dự kiến |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV: yêu cầu HS bằng sự quan sát thực tế của bản thân cho biết đặc điểm môi trường tự nhiên ở địa phương. - HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ. |
|
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ. - HS: Sắp xếp ý tưởng trả lời. |
|
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS: Trình bày kết quả chuẩn bị. - GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung. |
|
Bước 4: Đánh giá, nhận định - GV: Chuẩn kiến thức và dẫn vào bài mới. - HS: Lắng nghe, vào bài mới. |
2. Hoạt động : Hình thành kiến thức (30 phút)
Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS viết báo cáo (5 phút) a. Mục đích: HS biết được các bước tiến hành viết báo cáo. b. Nội dung: GV trình bày vấn đề HS trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm: HS ghi nhận được các bước viết báo cáo. d. Cách thực hiện: |
|||
HĐ của GV và HS |
Sản phẩm dự kiến |
||
*Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV: Nêu các bước viết báo cáo. - HS: Lắng nghe. *Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ. - HS: tiếp thu và ghi chép vào sổ tay. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS: Trình bày kết quả ghi nhận. - GV: Lắng nghe, kết luận. Bước 4: Đánh giá, nhận định - GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng. - HS: Lắng nghe và hoàn thiện. |
Các bước viết báo cáo. 1. Lựa chọn đề tài viết báo cáo 2. Nghiên cứu đề tài. 3. Viết báo cáo. 4. Trình bày báo cáo. |
||
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS lựa chọn đề tài viết báo cáo. (5 phút) a. Mục đích: HS xác định nội dung viết báo cáo. b. Nội dung: GV gợi ý các nội dung, HS lựa chọn nội dung viết. c. Sản phẩm: HS lựa chọn nội dung viết báo cáo. d. Cách thực hiện: |
|||
HĐ của GV và HS |
Sản phẩm dự kiến |
||
*Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV: gợi ý HS lựa chọn đề tài - HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ. *Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện lựa chọn nội dung - HS: Suy nghĩ và lựa chọn *Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS: Trình bày kết quả lựa chọn - GV: Lắng nghe ghi nhận *Bước 4: Đánh giá, nhận định - GV: Định hướng nội dung chuẩn cho các nhóm - HS: các nhóm hoàn thiện chủ đề lựa chọn. |
1. Hướng dẫn lựa chọn đề tài viết báo cáo Gợi ý các đề tài: - Tình trạng khai thác rừng - Hoạt động sản xuất ở các làng nghề - Sử dụng than làm chất đốt trong đời sống và sản xuất. - Khai thác cát trên sông. - Khai thác khoáng sản. - Sử dụng thuốc trừ sâu trong sản xuất nông nghiệp.
|
||
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS cách viết báo cáo (10 phút) a. Mục đích: HS biết được các nội dung cần viết trong bài báo cáo b. Nội dung: lập các dàn ý cần viết trong bài báo cáo. c. Sản phẩm: Dàn ý của bài báo cáo của học sinh lựa chọn. d. Cách thực hiện: |
|||
HĐ của GV và HS |
Sản phẩm dự kiến |
||
*Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV: Hướng dẫn HS lập dàn ý thích hợp với nội dung HS lựa chọn. - HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ. *Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ - HS: Suy nghĩ, trả lời vào sổ ghi chép *Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS: Trình bày dàn ý của chủ đề đã lựa chọn. - GV: Lắng nghe, gọi các nhóm nhận xét và bổ sung. *Bước 4: Đánh giá, nhận định. - GV: Đánh giá mức độ lập dàn ý của các nhóm. - HS: Lắng nghe, ghi bài chép hoàn thiện. |
2. Hướng dẫn HS cách viết báo cáo
- Thực trạng - Tác động tích cực - Tác động tiêu cực |
||
|
|
|
|
Hoạt động 4: Hướng dẫn viết và trình bày bài báo cáo (10 phút)
a. Mục đích: HS thực hiện viết báo cáo ở nhà
b. Nội dung: HS viết báo cáo dưới dạng bài viết, sơ đồ, tranh ảnh.
c. Sản phẩm: Bài viết, sơ đồ, tranh ảnh phù hợp chủ đề các nhóm đã lựa chọn
d. Cách thực hiện:
HĐ của GV và HS |
Sản phẩm dự kiến |
*Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV: Hướng dẫn HS cách trình bày bài báo cáo tại nhà - HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ. *Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ - HS: Suy nghĩ và phân công thành viên thực hiện. *Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS: Hoàn thành sản phẩm báo cáo - GV: GV hỗ trợ, hướng dẫn HS hoàn thiện sản phẩm. *Bước 4: Đánh giá, nhận định - HS: Nộp sản phẩm hoàn thiện cho GV ở tiết học sau - GV: Đánh giá, cho điểm, nhận xét |
3. Viết và trình bày bài báo cáo |
Hoạt động 3: Luyện tập. (5 phút)
a. Mục đích: Giúp học sinh khắc sâu kiến thức bài học.
b. Nội dung: HS trả lời phiếu học tập
c. Sản phẩm: Câu trả lời phiếu học tập của HS
d. Cách thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
+ GV: nêu câu hỏi
Phiếu học tập
|
Nêu những tác động tích cực và tiêu cực đến môi trường tự nhiên của hoạt động sản xuất mà nhóm em đã lựa chọn?
+ HS: tiếp nhận phiếu học tập
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS suy nghĩ, thảo luận để tìm ra câu trả lời.
+ GV: quan sát hỗ trợ.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
+ HS: trình bày kết quả.
+ GV: quan sát ghi nhận
- Bước 4: Đánh giá, nhận định.
+ GV chuẩn kiến thức, nhấn mạnh kiến thức trọng tâm của bài học
+ HS: hoàn thiện các kiến thức còn thiếu sót.
Hoạt động 4. Vận dụng (5 phút)
a. Mục đích: HS vận dụng kiến thức đã thực hành để nêu ra các giải pháp giải quyết vấn đề ở địa phương.
b. Nội dung: Vận dụng kiến thức
Nêu giải pháp để phát huy tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của con người đến tài nguyên thiên nhiên ở địa phương?
c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh
d. Cách thực hiện:
Hoạt động của GV và HS |
Dự kiến sản phẩm |
*Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV: Nêu giải pháp để phát huy tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của con người đến tài nguyên thiên nhiên ở địa phương? - HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ |
- Xây dựng mức xử phạt cụ thể cho các hành vi phá hoại thiên nhiên và môi trường. - Xây dựng các thùng rác có phân loại: rác hữu cơ, rác công nghiệp, rác tái sử dụng...đặt tại các công viên, tuyến đường đông dân, khu dân cư. - Mở rộng các cuộc thi liên quan về môi trường và thiên nhiên: lai tạo giống cây phù hợp với môi trường, mô hình trồng cây tiện ích ở đô thị, khu dân cư... |
*Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ - HS: Suy nghĩ, trả lời |
|
*Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS: trình bày kết quả - GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung |
|
*Bước 4: Đánh giá, nhận định - GV: Chuẩn kiến thức - HS: Lắng nghe và ghi nhớ. |
Xem thêm các bài soạn Giáo án Địa lí lớp 6 Cánh diều hay, chuẩn khác:
- Bài mở đầu: Tại sao cần học địa lí?
Bài 1: Hệ thống kinh vĩ tuyến. Tọa độ địa lí của một địa điểm trên bản đồ
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 6 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 6
- Giáo án Toán 6
- Giáo án Tiếng Anh 6
- Giáo án Khoa học tự nhiên 6
- Giáo án Lịch Sử 6
- Giáo án Địa Lí 6
- Giáo án GDCD 6
- Giáo án Tin học 6
- Giáo án Công nghệ 6
- Giáo án HĐTN 6
- Giáo án Âm nhạc 6
- Giáo án Vật Lí 6
- Giáo án Sinh học 6
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi Toán 6 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 6
- Chuyên đề dạy thêm Toán 6 năm 2024 (có lời giải)
- Đề thi Ngữ Văn 6 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 6
- Bộ Đề thi Tiếng Anh 6 (có đáp án)
- Bộ Đề thi Khoa học tự nhiên 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 6 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 6 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 6 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 6 (có đáp án)
- Đề thi Toán Kangaroo cấp độ 3 (Lớp 5, 6)