Giáo án Địa Lí 6 Cánh diều Bài 12: Thực hành: Đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn và lát cắt địa hình đơn giản

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Địa Lí 6 Cánh diều (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. MỤC TIÊU 

1. Năng lực

*Năng lực chung: Hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác thông qua các hoạt động học tập.

*Năng lực riêng: 

- Sử dụng công cụ địa lí:  Biết đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn và lát cắt địa hình đơn giản.

2. Về phẩm chất

- Có ý thức trong học tập, tích cực, chủ động khi làm việc nhóm.

- Hình thành và phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm.

II. CHUẨN BỊ:

1. Chuẩn bị của GV

- SGV, SGK, tranh ảnh, tài liệu

2. Chuẩn bị của HS

- Sách giáo khoa, sách tập ghi bài.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC


Hoạt động 1: Mở đầu (3 phút)

a. Mục tiêu

Kích thích sự hứng thú tò mò của học sinh đối với bài mới.

+ Định hướng nội dung bài học.

b. Nội dung:  Học sinh dựa vào tình huống và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d. Tổ chức hoạt động:

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ:

Giáo viên đưa ra tình huống “Bạn Nam muốn đi leo núi nhưng lại phân vân không không biết phải mang theo vật dụng gì để xác định phương hướng và giúp chuyến đi an toàn” Các bạn hãy gợi ý giúp bạn Nam đưa các dụng cụ cần thiết cho chuyến du lịch nhé.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS Khai thác thông tin, dựa vào hiểu biết cá nhân trả lời câu hỏi, trao đổi kết quả làm việc với các bạn khác.

Bước 3Báo cáo, thảo luận: HS trả lời với nhiều ý kiến khác nhau (La bàn, bản đồ địa hình, máy ảnh, dây leo núi, điện thoại, giày leo núi, cẩm nang du lịch leo núi…)

Bước 4. Kết luận, nhận định: Định hướng vào bài (có rất nhiều vận dụng cần đem theo khi đi du lịch, song một trong các vật dụng quan trọng đó chính là bản đồ địa hình tỉ lệ lớn. Vậy bản đồ địa hình tỉ lệ lớn được sử dụng như thế nào?

                         Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới (35 phút)

Hoạt động 2.1: Đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn (20 phút)

a. Mục tiêu 

- HS biết các bước đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn.

b. Nội dung: Dựa vào hình 12.1 sgk trang 148 đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn.

c. Sản phẩm: sản phẩm của HS

d. Tổ chức hoạt động:

                          Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV nêu: 

- Khái niệm thế nào là đường đồng mức.

- Hướng dẫn cách đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn:

+ Trước hết, cần xác định được các đường đồng mức có khoảng cao đều cách nhau bao nhiêu mét.

+ Căn cứ vào các đường này, ta có thể tính ra độ cao của các địa điểm trên lược đồ

+ Căn cứ vào độ gần hay xa nhau của đường đồng mức, ta biết được độ dốc của địa hình.

+ Căn cứ vào tỉ lệ lược đồ, ta tính được khoảng cách thực tế giữa các địa điểm.

HĐ nhóm: Các nhóm chung nhiệm vụ (10p)

Dựa vào hình 12.1 sgk trang 148 cho biết:

1. Khu vực này có những dạng địa hình nào?

2. Độ cao lớn nhất của khu vực này là bao nhiêu mét?

3. Sông Nậm Rốm bắt nguồn từ độ cao bao nhiêu mét?

4. Các bản làng nằm tập trung ở độ cao khoảng bao nhiêu mét?

5. Hướng nghiêng của địa hình là hướng nào?

1. Đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn


- Đường đồng mức là đường nối liền những điểm có cùng độ cao.

- Đọc lược đồ:


 

+ Khu vực này có các dạng địa hình: núi, thung lũng sông.

+ Độ cao lớn nhất của khu vực này là: 1900 m.

+ Sông Nậm Rốm bắt nguồn từ độ cao: 1600 m.

+ Các bản làng nằm tập trung ở độ cao khoảng: 800-1000 m.

+ Hướng nghiêng của địa hình là hướng: Tây Bắc-Đông Nam.

(GV có thể sử dụng phiếu học tập để HS thực hiện nhiệm vụ trong phần này)

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

HS: HS mỗi nhóm thực hiện nhiệm vụ quan sát lược đồ làm việc cá nhân (5-7 phút). Sau đó trao đổi thảo luận và đưa ra kết quả thống nhất (3 phút)

Bước 3. Báo cáo kết quả và thảo luận

Sử dụng kĩ thuật phòng tranh: các nhóm treo kết quả thảo luận, các HS theo dõi, đối chiếu kết quả nhận xét, bổ sung.

Bước 4. Kết luận, nhận định

GV: Chuẩn kiến thức, nhận xét và đánh giá thực hiện nhiệm vụ các nhóm. 

HS: Lắng nghe, hoàn thiện ghi bài vào vở.

Hoạt động 2.2: Đọc lát cắt địa hình đơn giản (15 phút)

a. Mục tiêu

- HS biết được các bước đọc 1 lát cắt địa hình đơn giản.

b. Nội dung: Dựa vào lát cắt A-B trên hình 12.1 sgk trang 148 tìm hiểu cách đọc lát cắt địa hình đơn giản.

c. Sản phẩm: câu trả lời, bài làm của học sinh

d. Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV nêu: 

- Khái niệm thế nào là lát cắt địa hình.

- Hướng dẫn cách đọc lát cắt địa hình:

(- Lát cắt địa hình là hình vẽ biểu hiện được đầy đủ hình dáng và độ cao của các loại địa hình dọc theo một đường (tuyến) cắt nhất định.

- Cách đọc lát cắt địa hình:

+ Khi đọc lát cắt, trước tiên ta phải xác định được điểm bắt đầu và điểm cuối của lát cắt.

+ Từ hai điểm mốc này, ta có thể biết được lát cắt có hướng như thế nào, đi qua những điểm độ cao, dạng địa hình đặc biệt nào, độ dốc của địa hình biến đổi ra sao,...

+ Từ đó, ta có thể mô tả sự thay đổi của địa hình từ điểm đầu đến điểm cuối lát cắt.

+ Dựa vào tỉ lệ lát cắt, có thể tính được khoảng cách giữa các địa điểm.

Dựa vào lát cắt A-B trên hình 12.1 sgk trang 148 cho biết:

1. Lát cắt A-B được cắt theo hướng nào?

2. Điểm cao nhất của lát cắt là bao nhiêu mét?

Điểm thấp nhất của lát cắt là bao nhiêu mét?

3. Tính chiều dài tuyến cắt A-B theo tỉ lệ ngang?

2. Đọc lát cắt địa hình đơn giản 













- Lát cắt A-B được cắt theo hướng: Tây Bắc-Đông Nam

- Điểm cao nhất của lát cắt là 1900 mét

- Điểm thấp nhất của lát cắt là 900 mét.

- Đo độ dài tuyến cắt trên lát cắt địa hình và dựa vào tỉ lệ trên lát cắt để tính.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân/cặp 5-7p

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

HS: Trình bày kết quả

GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV: Chuẩn kiến thức 

HS: Lắng nghe, ghi bài


Hoạt động 3: Luyện tập (5 phút)

a. Mục tiêu

- Giúp học sinh khắc sâu kiến thức bài học 

b. Nội dung:  Dựa vào kiến thức đã học trả lời câu hỏi trắc nghiệm

c.  Sản phẩm: câu trả lời của học sinh (câu 1. B, câu 2. A, câu 3. C)

d. Tổ chức hoạt động:

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV: đưa ra các câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến bài học hôm nay.

Câu 1. Khoảng cách của các đường đồng mức trên hình 12.1 cách nhau bao nhiêu mét?

A. 50m            B. 100 m                C. 150 m                  D. 200 m

Câu 2. Các đường đồng mức càng gần nhau thì địa hình:        

A. Càng dốc                                  C. Càng cao

B. Độ đốc càng nhỏ                      D. Càng thấp

Câu 3. Bản đồ có tỉ lệ là 1: 100 000 thì 1cm trên bản đồ bằng bao nhiêu cm ngoài thực địa:

A. 10 000cm                               C. 100 000cm

B. 1000 000cm                           D. 10 000 000cm

HS: lắng nghe và trả lời

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS suy nghĩ để tìm đáp án đúng

Bước 3. Báo cáo kết quả và thảo luận

HS lần lượt trả lời các câu hỏi trắc nghiệm

Bước 4. Kết luận, nhận định

GV chuẩn kiến thức, nhấn mạnh kiến thức trọng tâm của bài học

Hoạt động 4. Vận dụng (2 phút)

a. Mục tiêu

- HS vận dụng kiến thức đã học và hiểu biết bản thân để giải quyết vấn đề liên quan đến nội dung bài học.

b. Nội dung: Sưu tầm tranh ảnh về cảnh đẹp vùng núi Tây Bắc và viết 1 đoạn văn ngắn giới thiệu về cảnh đẹp đó (Tên cảnh đẹp, thuộc địa danh nào, có những nét đặc sắc gì,…).  Tùy GV

c. Sản phẩm: Bài làm của HS

d. Tổ chức hoạt động: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà

GV có thể thu bài HS chấm lấy điểm KTTX.

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Địa lí lớp 6 Cánh diều hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 6 các môn học