Giáo án Địa Lí 6 Cánh diều Bài 16: Thực hành: Đọc lược đồ khí hậu và biểu đồ nhiệt độ - lượng mưa
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Địa Lí 6 Cánh diều (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực
- Năng lực chung: giao tiếp và hợp tác, tự chủ, tự học và sáng tạo
- Năng lực riêng:
+ Sử dụng các công cụ địa lí.
+ Đọc bản đồ, biểu đồ khí hậu rút ra các thông tin cần thiết.
2. Phẩm chất
- Rèn tính tích cực, chăm học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Quả Địa Cầu
- Hình 16.1 Lược đồ nhiệt độ trung bình tháng 1 ở Việt Nam
- Hình 16.2 Biểu đồ nhiệt độ lượng mưa của ba địa điểm thuộc ba đới khí hậu khác nhau ở bán cầu Bắc.
- Hình 16.3 Lược đồ các đới khí hậu trên Trái Đất.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Sách giáo khoa
- Vở ghi
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Mở đầu (5 phút)
a. Mục tiêu:
- Hình thành được tình huống có vấn đề để kết nối vào bài học.
- Tạo hứng thú cho HS trước khi vào bài mới.
b. Nội dung:
- Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm:
- Sau khi trao đổi, HS tìm được đáp án cho câu hỏi.
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV: YC HS nhắc lại về thời tiết, khí hậu qua các bài đã học
- GV: Đưa hình ảnh biểu đồ khí hậu của 1 địa điểm. Cho HS hoạt động theo cặp 2 bạn chung bàn và thảo luận nhanh trong vòng 1 phút.
? - Có bao nhiêu cách để biết được đặc điểm khí hậu của 1 điểm?
- Quan sát biểu đồ trên các em biết gì về khí hậu địa điểm đó?
- HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ:
- HS: Tiếp nhận nhiệm vụ và có 1 phút thảo luận.
- GV: Hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận:
- GV:
+ Yêu cầu đại diện của một vài nhóm lên trình bày.
+ Hướng dẫn HS trình bày (nếu các em còn gặp khó khăn).
- HS:
+ Trả lời câu hỏi của GV.
+ Đại diện báo cáo sản phẩm.
+ HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
Bước 4. Kết luận, nhận định
- GV: Chuẩn kiến thức và dẫn vào bài mới.
Như vậy, có rất nhiều cách để biết được đặc điểm khí hậu của 1 khu vực, địa điểm cụ thể. Ngoài việc nghe, xem qua báo, TV, chúng ta có thể dựa vào biểu đồ khí hậu để biết. Bài ngày hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu làm thế nào để dựa vào biểu đồ khí hậu có thể biết được đặc điểm khí hậu của khu vực đó nhé.
- HS: Lắng nghe, vào bài mới.
2. Hình thành kiến thức mới (32 phút)
HOẠT ĐỘNG 1: ĐỌC LƯỢC ĐỒ KHÍ HẬU a. Mục tiêu: - Xác định được đặc điểm nhiệt độ của các địa điểm trên lược đồ khí hậu. b. Nội dung: - Đọc lược đồ nhiệt độ trung bình tháng 1 ở Việt Nam c. Sản phẩm: Câu trả lời, bài làm của HS d. Tổ chức hoạt động: | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||
HĐ của GV và HS |
Nội dung cần đạt |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ - GV giới thiệu: Giới thiệu H16.1 làm căn cứ chuẩn, hướng dẫn HS đọc thang nhiệt độ - GV: Quan sát H16.1 và đọc thông tin trong mục 1, em hãy: 1. Xác định 3 điểm Hà Nội, Huế, TP Hồ Chí Minh. 2. Dựa và thang màu nhiệt độ, đọc và so sánh nhiệt độ của 3 điểm trên PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
- HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ - GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ - HS: Suy nghĩ, trả lời Bước 3. Báo cáo, thảo luận - HS: Trình bày kết quả - GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung Bước 4. Kết luận, nhận định - GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng - HS: Lắng nghe, ghi bài |
1. Đọc lược đồ khí hậu
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||
HOẠT ĐỘNG 2: ĐỌC BIỂU ĐỒ NHIỆT ĐỘ LƯỢNG MƯA a. Mục tiêu: - Phân tích được biểu đồ nhiệt độ lượng mưa. - Xác định được đặc điểm về nhiệt động lượng mưa của một số địa điểm. b. Nội dung: - Phân tích biểu nhiệt, mưa đồ 3 địa điểm. - Xác định thuộc đới khí hậu nào. c. Sản phẩm: Câu trả lời, bài làm của HS d. Tổ chức hoạt động: | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||
HĐ của GV và HS |
Nội dung cần đạt |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Bước 1. Hướng dẫn HS thực hiện - GV và HS cùng thực hiện: lấy biểu đồ nhiệt độ lượng mưa của Hà Nội.
YC HS quan sát và trả lời các câu hỏi. 1. Tên biểu đồ 2. Xác định các trục tọa độ và các đơn vị tính ( dọc trái – lượng mưa, phải nhiệt độ) 3. Đọc nhiệt độ: tháng cao nhất, thấp nhất 4. Đọc lượng mưa: các tháng có lượng mưa cao nhất, thấp nhất 5. Xác định thuộc đới khí hậu nào trên cơ sở nhiệt độ, lượng mưa, kiến thức đã học và vị trí trên H16.3 Bước 2. Chuyển giao nhiệm vụ YC HS làm việc theo nhóm bàn. Đọc 2 biểu đồ còn lại theo hướng dẫn như trên và hoàn thành PHT 2
- HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ. Bước 3. Thực hiện nhiệm vụ - GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ - HS: hoàn thành nội dung bài Bước 3. Báo cáo, thảo luận - HS: Trình bày kết quả - GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung Bước 4. Kết luận, nhận định - GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng - HS: Lắng nghe, ghi bài |
2. Đọc biểu đồ nhiệt độ lượng mưa
|
3. Luyện tập (5 phút)
a. Mục tiêu:
- Củng cố, khắc sâu, hệ thống lại nội dung kiến thức bài học.
b. Nội dung: Trả lời các câu hỏi tự luận/ trắc nghiệm
c. Sản phẩm: Câu trả lời, bài làm của HS
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS làm bài tập sau:
1. Dựa vào H16.1 chi biết nhiệt độ trung bình của các địa điểm sau: Móng Cái, Lũng Cú, Hà Tiên, Phú Quốc
2. So sánh nhiệt độ các điểm trên.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
- HS: Khai thác thông tin, dựa vào hiểu biết cá nhân trả lời câu hỏi, trao đổi kết quả làm việc với các bạn khác.
- GV: Quan sát, theo dõi đánh giá thái độ làm việc, giúp đỡ những HS gặp khó khăn.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
- HS: Trình bày trước lớp kết quả làm việc. HS khác nhận xét, bổ sung
Bước 4. Kết luận, nhận định
- GV: Thông qua phần trình bày của HS rút ra nhận xét, khen ngợi và rút kinh nghiệm những hoạt động rèn luyện kĩ năng của cả lớp.
4. Vận dụng (3 phút)
a. Mục tiêu:
- Vận dụng kiến thức của bài học vào thực tế
b. Nội dung: Vận dụng kiến thức đã học hoàn thành bài tập
c. Sản phẩm: HS về nhà thực hiện nhiệm vụ GV đưa ra.
d. Tổ chức hoạt động:
HS thực hiện ở nhà
Bước 1.
- GV đưa ra nhiệm vụ: tìm hiểu về nguồn nước: trạng thái, những loại nào, hiện trạng ở nơi e sống.
Bước 2.
- HS hỏi và đáp ngắn gọn những vấn đề cần tham khảo.
Bước 3.
- GV dặn dò HS tự làm ở nhà tiết sau trình bày
Xem thêm các bài soạn Giáo án Địa lí lớp 6 Cánh diều hay, chuẩn khác:
Bài 17: Các thành phần chủ yếu của thủy quyển. Tuần hoàn nước trên Trái Đất
Bài 19: Biển và đại dương. Một số đặc điểm của môi trường biển
Bài 20: Thực hành: Xác định trên lược đồ các đại dương thế giới
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 6 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 6
- Giáo án Toán 6
- Giáo án Tiếng Anh 6
- Giáo án Khoa học tự nhiên 6
- Giáo án Lịch Sử 6
- Giáo án Địa Lí 6
- Giáo án GDCD 6
- Giáo án Tin học 6
- Giáo án Công nghệ 6
- Giáo án HĐTN 6
- Giáo án Âm nhạc 6
- Giáo án Vật Lí 6
- Giáo án Sinh học 6
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi Toán 6 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 6
- Chuyên đề dạy thêm Toán 6 năm 2024 (có lời giải)
- Đề thi Ngữ Văn 6 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 6
- Bộ Đề thi Tiếng Anh 6 (có đáp án)
- Bộ Đề thi Khoa học tự nhiên 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 6 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 6 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 6 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 6 (có đáp án)
- Đề thi Toán Kangaroo cấp độ 3 (Lớp 5, 6)