Giáo án Địa Lí 11 Kết nối tri thức Bài 22: Thực hành tìm hiểu về công nghiệp khai thác của Liên Bang Nga

Xem thử

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Giáo án Địa Lí 11 Kết nối tri thức (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:Hiểu được sự phát triển của công nghiệp khai thác dầu khí của Liên bang Nga, mối quan hệ trong ngành dầu khí giữa Liên bang Nga và Việt Nam.

2. Năng lực:

- Năng lực địa lí:

+ Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Sử dụng kiến thức đã học để chọn biểu đồ thích hợp để vẽ, phân tích được mối liên quan giữa các đối tượng để nhận xét.

+ Năng lực tìm hiểu địa lí: Tìm kiếm các thông tin từ bảng số liệu và yêu cầu của đề bài để vẽ được biểu đồ thể hiện sản lượng khai thác dầu mỏ và sản lượng khai thác khí tự nhiên của Liên Bang Nga. Nhận xét được biểu đồ, phân tích được bảng số liệu thống kê.

+ Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng địa lí: Tìm kiếm được các thông tin và nguồn số liệu tin cậy về sự phát triển công nghiệp khai thác dầu khí của Liên Bang Nga. Vận dụng được các kiến thức, kỹ năng để giải quyết một số vấn đề thực tiễn liên quan đến sự phát triển công nghiệp khai thác dầu khí của Liên Bang Nga.

- Năng lực chung:

+ Tự chủ và tự học: thông qua các hoạt động học tập như thu thập thông tin và trình bày báo cáo địa lí; vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tế.

+ Giao tiếp và hợp tác: Thông qua thông qua các hoạt động nhóm.

+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thông qua các hoạt động phát hiện, giải quyết vấn đề thực tiễn

3. Phẩm chất: Trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Thiết bị: Máy tính, máy chiếu, điện thoại thông minh.

2. Học liệu: SGK, một số hình ảnh, tài liệu, video về các công nghiệp khai thác dầu khí của Liên Bang Nga.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (KHỞI ĐỘNG)

a) Mục tiêu: HS xác định được yêu cầu, nhiệm vụ của bài thực hành.

b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK, trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: Nhiệm vụ bài thực hành:

- Vẽ biểu đồ thể hiện sản lượng khai thác dầu thô và khí tự nhiên của Liên bang Nga giai đoạn 2010 – 2020.

- Thu thập tư liệu về công nghiệp khai thác dầu khí của Liên bang Nga.

- Nhận xét sự phát triển công nghiệp khai thác dầu khí của Liên bang Nga.

d) Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc SGK, xác định rõ yêu cầu của bài thực hành.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS đọc SGK, suy nghĩ, trao đổi với bạn bên cạnh.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi đại diện HS đứng tại chỗ nêu yêu cầu của bài thực hành. HS khác thảo luận, nhận xét.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, hướng dẫn HS đánh giá, GV dẫn dắt vào nhiệm vụ của bài thực hành.

2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

a) Mục tiêu:

- HS chọn được biểu đồ thích hợp.

- Vẽ được biểu đồ đảm bảo tính chính xác và thẩm mĩ.

- Dựa vào bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ, nhận xét về sản lượng khai thác và xuất khẩu dầu mỏ, khí tự nhiên của Liên bang Nga.

b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm:

- Vẽ biểu đồ:

Giáo án Địa Lí 11 Kết nối tri thức Bài 22: Thực hành tìm hiểu về công nghiệp khai thác của Liên Bang Nga

- Nhận xét về sản lượng khai thác và xuất khẩu dầu mỏ, khí tự nhiên của Liên bang Nga:

+ Nhìn chung, công nghiệp khai thác dầu khí của Liên bang Nga phát triển vào loại hàng đầu thế giới.

+ Sản lượng dầu thô và khí tự nhiên khai thác lớn (số liệu minh họa)

+ Sản lượng khí tự nhiên khá ổn định, sản lượng dầu thô khai thác nhìn chung có xu hướng tăng (số liệu minh họa)

+ Sản lượng xuất khẩu dầu và khi lớn, Nga có vai trò quan trọng trong thị trường dầu mỏ thế giới.

d) Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:GV yêu cầu HS đọc nội dung SGK, kết hợp với số liệu và kiến thức để trả lời câu hỏi: Dựa vào bảng 21, để thể hiện sản lượng khai thác và xuất khẩu dầu thô của Liên Bang Nga giai đoạn 2010 - 2020 biểu đồ nào là thích hợp nhất? Tại sao? Tiến hành các bước vẽ biểu đồ.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành nhiệm vụ. HS hoàn thành nhiệm vụ vào vở, 2 HS lên bảng vẽ biểu đồ. GV quan sát và trợ giúp HS.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS nhận xét biểu đồ trên bảng, tự hoàn thiện và sửa biểu đồ của mình.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

a) Mục tiêu:

- Thu thập được tư liệu về công nghiệp khai thác dầu khí của Liên bang Nga.

- Nhận xét được sự phát triển của công nghiệp khai thác dầu khí của Liên bang Nga.

b) Nội dung: HS sử dụng điện thoại thông minh và internet để tìm kiếm thông tin về công nghiệp khai thác dầu khí của Liên bang Nga. Kết hợp với phần trên để nhận xét về sự phát triển của công nghiệp khai thác dầu khí của Liên bang Nga.

c) Sản phẩm:

- Nhìn chung, ngành công nghiệp khai thác dầu khí của Liên bang Nga vẫn luôn phát triển ổn định với sản lượng khai thác không ngừng tăng lên, chỉ riêng giai đoạn năm 2020 có sự sụt giảm do sự ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

- Theo thống kê của Liên bang Nga, năm 2018 nước này đã khai thác 556 triệu tấn dầu và 725 tỷ tấn khí đốt, thu về ngân sách khoảng 9 nghìn tỷ rub (tương đương 137 tỷ USD). Sản lượng khai thác dầu của Liên bang Nga chiếm khoảng 11,5% sản lượng khai thác dầu toàn cầu với giá trị xuất khẩu chiếm tới 13% tổng giá trị xuất khẩu dầu mỏ thế giới. Không chỉ sở hữu những con số ấn tượng, vị thế và vai trò của Liên bang Nga trên thị trường năng lượng thế giới cũng không ngừng được khẳng định. Đến năm 2020 nước này đã khai thác 524,4 triệu tấn dầu và 557,6 tỉ m3 khí.

- Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường Liên bang Nga, trữ lượng dầu thô của Liên bang Nga khoảng 9,04 tỷ tấn trong khi trữ lượng khí đốt là khoảng 14,47 tỷ m3 (thống kê của Tập đoàn BP thậm chí còn cao hơn với trữ lượng dầu thô của Liên bang Nga là khoảng 14,5 tỷ và khí đốt là 35 tỷ m3). Bộ Năng lượng Liên bang Nga cho biết, với tốc độ khai thác như hiện nay thì lượng dầu thô của Nga sẽ đủ để khai thác trong vòng 30 năm và lượng khí đốt là trong vòng 100 năm.

- Mặc dù gặp khó khăn do lệnh cấm vận từ các nước phương Tây nhưng các tập đoàn năng lượng Nga đều cố gắng khắc phục khó khăn và đưa vào hoạt động một loạt các dự án trọng điểm như Sila Sibiri, Severnyi Potok 2, Tureskii Potok. Riêng dự án Yamal LNG mới đây nhất đã giúp Liên bang Nga vượt Mỹ để trở thành đối tác cung cấp khí tự nhiên hóa lỏng lớn nhất cho Châu Âu.

- Nhờ không ngừng áp dụng các công nghệ khai thác hiện đại mà trong năm 2018 có đến 2 công ty của Liên bang Nga nằm trong danh sách các công ty có sản lượng khai thác dầu khí lớn nhất thế giới và doanh thu của các công ty dầu khí Liên bang Nga trong năm 2018 đạt gần 57,7 tỷ USD.

d) Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu nhiệm vụ, chia nhóm HS để thực hiện nhiệm vụ:

+ Tìm kiếm thông tin về công nghiệp khai thác dầu khí của Liên bang Nga.

+ Từ thông tin tìm được và bài tập trên, hãy nhận xét sự phát triển của công nghiệp khai thác dầu khí của Liên bang Nga.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS tìm kiếm thông tin, thảo luân để thực hiện nhiệm vụ.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của các nhóm, chốt đáp án và kiến thức có liên quan.

4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

a) Mục tiêu:Hiểu được mối quan hệ trong ngành dầu khí giữa Liên bang Nga và Việt Nam.

b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, thực hiện nhiệm vụ: Tìm hiểu thông tin về sự hợp tác giữa ngành dầu khí Liên bang Nga và Việt Nam.

c) Sản phẩm:

- Ngày 30/1/1950, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô) chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao.

- Cuối những năm 1970, đầu những năm 1980, tình hình trong nước hết sức khó khăn, nền kinh tế mất cân đối nghiêm trọng. Bên cạnh đó, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam và xung đột biên giới phía Bắc cũng gây tác động xấu đến tình hình đất nước. Trong điều kiện ngành Dầu khí nước ta không chỉ thiếu công nghệ, kỹ thuật mà còn thiếu cả vốn, nhân lực có trình độ cao về khoa học kỹ thuật và khả năng quản lý, thì vấn đề hợp tác với bên ngoài để tranh thủ các yếu tố trên là tất yếu.

- Ngày 1/12/1979, Bộ Chính trị quyết định phương hướng hợp tác với Liên Xô về dầu khí. Ngày 17/12/1979, Việt Nam chính thức đề nghị Liên Xô giúp xây dựng ngành công nghiệp Dầu khí Việt Nam và hợp tác khai thác dầu khí tại thềm lục địa phía Nam Việt Nam. Đây có thể coi là một quyết định có tính lịch sử, mở ra một thời kỳ mới cho ngành Dầu khí nước ta. Chúng ta đã chọn đúng đối tác, đầu tư đúng hướng và có bước đi ban đầu thích hợp để ngành Dầu khí phát triển mạnh từ những năm 1990 đến nay.

- Ngày 3/7/1980, Hiệp định giữa Việt Nam và Liên Xô về việc hợp tác tiến hành thăm dò địa chất và khai thác dầu, khí ở thềm lục địa phía Nam Việt Nam đã được ký tại Moskva. Đến ngày 19/6/1981, Hiệp định Liên Chính phủ Việt Nam và Liên Xô về việc thành lập Xí nghiệp Liên doanh dầu khí Việt – Xô được ký kết. Đây là bước ngoặt cho sự nghiệp phát triển ngành Dầu khí Việt Nam. Thành lập Xí nghiệp Liên doanh Vietsovpetro là quyết định hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với tình thế và có tầm nhìn chiến lược, góp phần quyết định sự phát triển ngành Dầu khí nước ta.

- Ngày 19/11/1981 Vietsovpetro chính thức đi vào hoạt động và bắt tay vào công tác nghiên cứu tài liệu địa chất - địa vật lý, xây dựng chiến lược và chương trình tìm kiếm, thăm dò dầu khí ở thềm lục địa Nam Việt Nam. Đến nay, lịch sử thăm dò dầu khí của Vietsovpetro đã trải qua gần 40 năm thăng trầm. Trong thời gian khoảng thời gian đó, Vietsovpetro đã tiến hành công tác tìm kiếm, thăm dò trên hàng chục lô hợp đồng ở thềm

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Địa Lí 11 Kết nối tri thức mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Địa Lí lớp 11 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:


Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học