Giáo án Địa Lí 11 Kết nối tri thức Bài 27: Kinh tế Trung Quốc

Xem thử

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Địa Lí 11 Kết nối tri thức (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. MỤC TIÊU

TT

Mục tiêu

1. Năng lực địa lí

Nhận thức địa lí

- Trình bày được đặc điểm chung phát triển kinh tế, sự phát triển, phân bố của một số ngành kinh tế và vị thế của nền kinh tế Trung Quốc trên thế giới;

Tìm hiểu địa lí

- Sử dụng được bản đồ, rút ra nhận xét;

- Khai thác được kiến thức trên Internet phân tích được số liệu, tư liệu

Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học

- Vận dụng kiến thức đã học để phân tích được nguyên nhân phát triển kinh tế Trung Quốc.

2. Năng lực chung

Tự chủ và tự học

Chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống. Tự lực trong học tập, có nhu cầu tự học.

Giao tiếp và hợp tác

Có kĩ năng giao tiếp làm việc nhóm hiệu quả. Biết lựa chọn nội dung giao tiếp phù hợp với hình thức hoạt động cá nhân/cặp/nhóm.

Giải quyết vấn đề và sáng tạo

Phát hiện ra vấn đề, đề xuất biện pháp giải quyết phù hợp với vấn đề.

3. Phẩm chất chủ yếu

Chăm chỉ

Tích cực tham gia các nhiệm vụ học tập và hăng say phát biểu.

Trách nhiệm

Hoàn thành nhiệm vụ học tập bản thân được phân công khi làm việc nhóm, làm bài tập vận dụng.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.

2. Học liệu: SGK, bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, video.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (KHỞI ĐỘNG)

a) Mục đích: HS ghi nhớ một số điểm nổi bật về quy mô nền kinh tế Trung Quốc; Rèn luyện kĩ năng phân tích, suy luận để thấy được một số đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Trung Quốc.

b) Nội dung: HS quan sát video.

c) Sản phẩm: HS quan sát video và vận dụng kiến thức của bản thân trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d) Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chiếu video về tổng quan kinh tế Trung Quốc và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Nêu những thông tin về nền kinh tế Trung quốc qua nội dung video sau: https://vtv.vn/kinh-te/kinh-te-trung-quoc-du-bao-tang-truong-manh-trong-nam-2023-20230117151712995.html

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 03 phút.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về đặc điểm chung của nền kinh tế Trung Quốc

a) Mục đích: HS biết và hiểu được về thành tựu và vị thế của nền kinh tế Trung Quốc; Phân tích được những nguyên nhân của thành tựu kinh tế Trung Quốc.

b) Nội dung:HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:

I. Đặc điểm chung

1. Thành tựu và vị thế của nền kinh tế Trung Quốc

- Quy mô kinh tế lớn thứ 2 thế giơi.

- Đóng góp lớn cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

- Quy mô GDP tăng liên tục.

- Tốc độ tăng GDP tuy có biến động qua các năm song luôn ở mức cao.

- Nền kinh tế thay đổi theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng nhanh, luôn suất siêu.

- Thu hút FDI đứng đầu thế giới.

2. Nguyên nhân

- Tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng.

- Nguồn lao động dồi dào, trình độ ngày càng nâng cao.

- Cơ sở hạ tầng phát triển, thị trường rộng lớn.

- Chính sách phát triển kinh tế năng động.

- Chú trọng ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi cơ cấu sản xuất.

d) Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc SGK, kết hợp vốn hiểu biết của bản thân và trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi:

+ Câu hỏi: Cho biết những thành công nổi bật của Trung Quốc trong quá trình HĐH đất nước? Giải thích nguyên nhân của những thành tựu đó?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 05 phút.

+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau

+ Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức, cung cấp thông tin nền kinh tế Trung Quốc qua sơ đồ sau:

Giáo án Địa Lí 11 Kết nối tri thức Bài 27: Kinh tế Trung Quốc

Hoạt động 2.2. Tìm hiểu về các ngành nông, lâm thủy sản và ngành công nghiệp của Trung Quốc

a) Mục đích: HS biết và giải thích kết quả phát triển kinh tế, sự phân bố một số ngành kinh tế của Trung Quốc trong thời gian tiến hành công nghiệp hoá đất nước; Nhận xét phân tích bảng số liệu, lược đồ (bản đồ) để có những hiểu biết nêu trên.

b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:

II. Các ngành kinh tế

1. Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản

* Khái quát:

+ Đóng góp 7,7% GDP.

+ Giải quyết 22% lực lượng lao động cho đất nước.

a. Nông nghiệp:

- Trồng trọt: Chiếm 60% giá trị sản xuất nông nghiệp. Trong đó cây lương thực chiếm vị trí quan trọng. Phát triển mạnh ở các đồng bằng phía đông.

- Chăn nuôi:Ngày càng được chú trọng phát triển. Bò, lợn, gia cầm nuôi ở các đồng bằng; dê, cừu được chăn thả ở phía Bắc và phía Tây.

b. Lâm nghiệp

- Sản lượng gỗ khai thác đứng thứ 3 thế giới (2020).

- Trung Quốc đang chú trọng bảo vệ rừng tự nhiên, nổ lực tăng độ che phủ rừng.

c. Thủy sản

- Là ngành lâu đời và rất phát triển.

- Sản lượng thủy sản khai thác và nuôi trồng đứng đầu thế giới và tăng nhanh.

- Các ngư trường quan trọng là Hoa Đông, Hoa Nam.

- Đối tượng nuôi trồng đa dạng.

2. Công nghiệp

* Đặc điểm phát triển:

- Nền công nghiệp có quy mô lớn (2020 đóng góp 37,8% GDP).

- Côgn nghiệp đang chuyển hướng theo hướng hiện đại hóa, gia tăng các ngành có hàm lượng khoa học công nghệ cao.

- Cơ cấu công nghiệp đa dạng, trong đó đóng vai trò quan trọng là các ngành: chế tạo, năng lượng, luyện kim, điện tử- tin học...

+ Công nghiệp chế tạo có tốc độ phát triển nhanh, đặc biệt là máy móc chính xác. Một số sản phẩm tiêu biểu như máy nông nghiệp, ô tô, tàu biển...

+ Công nghiệp năng lượng là ngành cơ bản, được đầu tư phát triển phục vụ các ngành kihn tế. Trong đó khai thác than và sản xuất điện đứng đầu thế giới.

+ Công nghiệp luyện kim được chú trọng và đầu tư phát triển. Sản xuất thép đứng đầu thế giới.

+ Công nghiệp điện tử tin học đang phát triển nhanh và trở thành ngành mũi nhọn. Nhiều sản phẩm như máy tính, thiết bị điện tử, điện tử tiêu dùng... có sản lượng đứng đầu thế giới.

* Phân bố công nghiệp không đều, tập trung chủ yếu ở miền Đông.

- Đặc biệt ở vùng duyên hải hình thành các đặc khu kinh tế phát triển các ngành kỉ thuật cao (Thượng Hải, Bắc Kinh, Thâm Quyến...)

d) Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc SGK, kết hợp vốn hiểu biết của bản thân và trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi:

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Địa Lí 11 Kết nối tri thức mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Địa Lí lớp 11 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 11 các môn học