Giáo án Địa Lí 11 Kết nối tri thức Bài 26: Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Trung Quốc

Xem thử

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Địa Lí 11 Kết nối tri thức (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Biết được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của Trung Quốc. Phân tích được những thuận lợi, khó khắn của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ đến sự phát triển kinh tế  - xã hội của Trung Quốc.

- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và phân tích được những thuận lợi, khó khăn của chúng đến phát triển kinh tế Trung Quốc.

- Phân tích đặc điểm dân cư và ảnh hưởng của chúng tới kinh tế Trung Quốc.

2. Kĩ năng

- Phân tích các hình ảnh, bản đồ, biểu đồ trong bài học.

- Xử lí, so sánh các số liệu SGK với số liệu hiện tại.

3. Thái độ

- Hiểu đúng về hiện trạng mất cân bằng giới tính và những hệ quả của vấn đề này.

- Có thái độ xây dựng mối quan hệ Việt -Trung.

4.  Năng lực hình thành

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực quản lí, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.

- Năng lực chuyên biệt:

+ Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ:

+ Năng lực sử dụng bản đồ

+ Năng lực sử dụng số liệu thống kê

+ Phân tích bảng số liệu về kinh tế xã hội thế giới, các quốc gia.

+ Năng lực sử dụng tranh ảnh địa lý, video clip.

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS

1. Chuẩn bị của GV

- Bản đồ địa lí tự nhiên châu Á

- Một số hình ảnh về cảnh quan tự nhiên tiêu biểu của Trung Quốc.

- Ảnh con người, xã hội Trung Quốc

- Các thông tin, số liệu thống kê theo thời điểm hiện tại (2018) về dân số TQ.

- Bài dạy PP

2. Chuẩn bị của HS

- Sách vở và đồ dùng học tập cần thiết

III.  BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

- Các đặc điểm vị trí địa lý và lãnh thổ của Trung Quốc

- Các đặc điểm quan trọng về tự nhiên Trung Quốc.

- Các đặc điểm cơ bản về dân cư và xã hội Trung Quốc.

- Hiểu được chính vị trí địa lý đã đem lại cho Trung Quốc nhiều lợi thế

- Đánh giá được ảnh hưởng của tự nhiên đến việc phát triển kinh tế đất nước Trung Quốc

- Đánh giá được tác động của dân cư - xã hội Trung Quốc đến việc phát triển kinh tế đất nước

- Phân tích các bản đồ, biểu đồ, các bảng số liệu.

- So sánh sự khác biệt giữa 2 miền Đông – Tây TQ --> rút ra kết luận cho quá trình phát triển của nước này.

- Liên hệ chính sách dân số quốc gia và phân tích được các hệ quả của mất cân bằng giới tính.

- Có thái độ xây dựng mối quan hệ Việt -Trung.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC    

A. Tình huống xuất phát (5 phút)

1. Mục tiêu:

- Tạo hứng khởi cho bài học, phát triển năng lực giao tiếp, thống kê và ghi nhớ của học sinh.

- Kiểm tra kiến thức nền tảng về TQ của học sinh.

2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học:

- Phương án: Trò chơi

3. Phương tiện:phấn, bảng, giấy nháp.

4. Tiến trình hoạt động:

- GV  cung cấp cho HS một số hình ảnh liên quan đến các quốc gia đã học là Hoa Kì, Liên bang Nga, Nhật Bản và quốc gia học trong tiết học là Trung Quốc, sau đó gọi HS chọn hình ảnh tương ứng với quốc gia tương ứng

- GV nhận xét và dẫn vào bài

B. Hình thành kiến thức mới

HOẠT ĐỘNG 1: PHẠM VI LÃNH THỔ VÀ VỊ TRÍ ĐỊA LÍ - Cá nhân (7 phút)

1. Mục tiêu:

- Xác định được VTĐL và lãnh thổ TQ.

- Đánh giá được thuận lợi, khó khăn do các đặc điểm này mang lại.

2. Phương pháp/kỹ thuật dạy học:

- Liệt kê, phân tích bản đồ tự nhiên.

3. Phương tiện: SGK, bản đồ tự nhiên châu Á, 6 phiếu học tập

4. Tiến trình hoạt động:

- Bước 1: GV giao nhiệm vụ, HS nghiên cứu SGK và Bản đồ các nước trên TG, hãy:

+ Xác định vị trí (nằm ở đâu trên bản đồ thế giới: tọa độ địa lí – các điểm cực; tiếp giáp)

+ Trình bày đặc điểm lãnh thổ của Trung Quốc (diện tích)

+ Từ các thông tin đã có đề xuẩt 2 thuận lợi, 2 khó khăn do vị trí địa lí mang lại

- Bước 2: GV cho hs các nhóm chấm chéo theo thang điểm của GV

- Bước 3: GV công bố kết quả, nhận xét và chuẩn kiến thức, GV có thể hỏi vấn đáp các nhóm hs một số câu hỏi phụ:

+ Từ tọa độ địa lí cho biết Trung Quốc thuộc các bán cầu nào?

+ Từ tọa độ địa lí của Trung Quốc hãy chứng minh đây là một quốc gia có lãnh thổ rộng lớn?

+ Kể tên các quốc gia tiếp giáp với Trung Quốc theo thứ tự từ trên xuống dưới, theo chiều ngược chiều kim đồng hồ

+ Kể tên các khu tự trị của Trung Quốc, 4 thành phố trực thuộc Trung ương

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

I. Vị trí địa lí và lãnh thổ

- Vị trí:

+ Nằm ở phía Đông châu Á

+ Tọa độ địa lí

  • Cực Bắc: 53 độ Bắc
  • Cực Nam 20 độ Nam
  • Cực Đông: 135 độ Đông
  • Cực Tây: 73 độ Đông

+ Tiếp giáp:

  • Phía bắc, tây, nam: giáp 14 quốc gia, đường biên giới = núi cao + hoang mạc
  • Phía đông: giáp biển, mở rộng ra Thái Bình Dương, đường bờ biển dài

- Lãnh thổ:Diện tích: lớn thứ 4 thế giới.

⇒Thuận lợi: Thiên nhiên đa dạng, dễ mở rộng quan hệ với các nước trong khu vực và thế giới.

Khó khăn: bảo vệ chủ quyển lãnh thổ; quản lí đất nước

HOẠT ĐỘNG 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN (20) phút)

1. Mục tiêu:

- Trình bày được các đặc điểm tự nhiên của TQ.

- So sánh sự khác biệt giữa 2 miền Đông – Tây TQ.

- Phân tích những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế TQ.

2. Phương pháp/kỹ thuật dạy học:

- Nhóm

3. Phương tiện: SGK, hình 10.1 phóng to, phiếu nội dung.

4. Tiến trình hoạt động:

Bước 1: GV hướng dẫn học sinh xác định ranh giới phân chia 2 miền Đông – Tây TQ (kinh tuyến 1050Đ).

Bước 2: GV cho HS làm việc nhóm về đặc điểm của 2 miền Đông – Tây Trung Quốc

Yêu cầu các nhóm dựa vào hình 10.1 tìm hiểu theo nội dung phiếu thông tin trên bảng (ô nội dung)

Bước 3: HS làm việc trong thời gian 12 phút

Bước 4: GV cho HS các nhóm chấm chéo nhau theo thang điểm GV đưa

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

Thiên nhiên đa dạng, có sự khác biệt rõ rệt giữa miền Đông và miền Tây

 

Miền Đông

Miền Tây

Vị trí địa lí

Giáp biển, từ 105 độ Đông về phía đông

Nằm sâu trong lục địa, từ 105 độ Đông về phía tây

Địa hình, đất

- Chủ yếu là đồi núi thấp và đồng bằng

+ Đồng bằng châu thổ sông, đất đai màu mỡ như Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam --> thuận lợi phát triển nông nghiệp, dân cư đông đúc.

+ Đồi núi thấp ở phía đông nam, chủ yếu đất feralit --> thuận lợi phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả nhiệt đới, cận nhiệt.

- Tập trung nhiều dãy núi cao, cao nguyên, bồn địa lớn và hoang mạc.

+ Địa hình hiểm trở, chia cắt mạnh, chủ yếu đất xám hoang mạc, bán hoang mạc nghèo dinh dưỡng, khô cằn -->trồng rừng, chăn nuôi gia súc; khó khăn phát triển nông nghiệp

Khí hậu

- Khí hậu gió mùa, có sự phân hóa

+ Phía Bắc: ôn đới gió mùa

+ Phía Nam: cận nhiệt gió mùa.

--> Khí hậu ôn hòa, thuận lợi phát triển nông nghiệp, cư trú; nhưng ngập lụt vào mùa hạ. 

- Ôn đới lục địa, khắc nghiệt, ít mưa => tạo nên nhiều hoang mạc, bán hoang mạc rộng lớn.

- Vùng núi và cao nguyên cao có khí hậu núi cao.

Sông hồ

- Là hạ lưu của nhiều sông lớn như Hoàng Hà, Trường Giang, Châu Giang, … có giá trị lớn về giao thông và thủy lợi.

- Tập trung một số hồ nước ngọt quan trọng có giá trị về thủy lợi và du lịch.

- Là nơi bắt nguồn của nhiều hệ thống sông lớn, có giá trị thủy điện cao.

- Có một số hồ nước mặn thích hợp phát triển du lịch.

Sinh vật

- Hệ thực vật phong phú, đa dạng; tập trung nhiều rừng tự nhiên: rừng nhiệt đới, rừng lá rộng và rừng lá kim.

- Hệ động vật rất phong phú

- Thảo nguyên sử dụng chăn nuôi gia súc.

- Động vật có một số loài đặc hữu và quý hiếm.

Khoáng sản

Đa dạng, dễ khai thác

Phong phú nhưng khó khai thác

Biển

- Giàu tài nguyên biển: Phát triển tổng hợp kinh tế biển.

- Không giáp biển

HOẠT ĐỘNG 3: DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI (10 phút)

1. Mục tiêu:

- Trình bày đặc điểm dân số - dân cư Trung Quốc.

- Giải thích được tình hình phân bố dân cư giữa 2 miền Đông – Tây Trung Quốc.

- Phân tích ảnh hưởng của chính sách dân số đối với sự phát triển kinh tế Trung Quốc.

2. Phương pháp/kỹ thuật dạy học

- Nhóm/khăn trải bàn.

3. Phương tiện: SGK, biểu đồ gia tăng dân số Trung Quốc từ năm 1978 đến nay (2020)

4. Tiến trình hoạt động:

- Bước 1: GV chia lớp thành 6 nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy A1, giao nhiệm vụ:

- Các nhóm lẻ thảo luận ghi thông tin theo câu hỏi định hướng:

+ Dựa vào SGK, nêu những đặc điểm nổi bật về dân cư của Trung Quốc.

+ Quan sát hình 26.4 nhận xét sự thay đổi tổng dân số thành thị và nông thôn của Trung Quốc?

+ Quan sát bảng số liệu26.1, nhận xét sự thay đổi cơ cấu dân số Trung Quốc.

+ Quan sát hình 26.6 nhận xét sự phân bố dân cư Trung Quốc

+ Nêu các đặc điểm xã hội nổi bật của Trung Quốc.

+ Hãy kể một số công trình nổi tiếng và 1 số phát minh nổi bật của Trung Quốc.

- Các nhóm chẵn thảo luận, ghi ý kiến cá nhân rồi tổng hợp vào ô trung tâm “khăn trải bàn”:

+ TQ gặp những khó khăn gì về dân số?

+ Chính sách dân số của Trung Quốc tác động gì đến đời sống kinh tế - xã hội?

+ Liên hệ chính sách dân số nước ta hiện nay.

- Bước 2: Các nhóm thực hiện nhiệm vụ trong vòng 7 phút.

- Bước 3:Các nhóm dán sản phẩm công việc lên bảng, GV chỉ định ngẫu nhiên thành viên của nhóm thuyết trình nội dung, mỗi nội dung chỉ cần 1 nhóm thuyết trình, các nhóm còn lại nhận xét, đánh giá.

- Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến thức dân số thông qua 2 biểu đồ đã chuẩn bị.

(Nếu có thời gian, GV có thể yêu cầu HS hoặc tự kể cho học sinh lịch sử ra đời của các phát minh thời cổ - trung đại của Trung Hoa)

NỘI DUNG CẦN ĐẠT:

III - Dân cư và xã hội

1. Dân cư

a. Dân số

- Dân số đông nhất thế giới -->Chính sách dân số triệt để --> Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của Trung Quốc giảm .

- Cơ cấu dân số vàng đang biến đổi sang già.

- Chênh lệch giới khá lớn.

- Có trên 50 dân tộc khác nhau, tạo nên sự đa dạng về bản sắc văn hóa và truyền thống dân tộc.

b. Phân bố dân cư

Dân cư phân bố không đều:

+ 63% dân sống ở nông thôn, dân thành thị chỉ chiếm 37%. Tỉ lệ dân số thành thị đang tăng nhanh --> đô thị hóa diễn ra với tốc độ nhanh.

+ Dân cư tập trung đông ở miền Đông, thưa thớt ở miền Tây.

2. Xã hội

- Là cái nôi của nền văn minh thế giới.

- Chất lượng cuộc sống được cải thiện

- Giáo dục được chú trọng

- Xây dựng nông thôn mới được đấy mạnh.

C. Luyện tập (5 phút)

1. Mục tiêu:

- Củng cố kiến thức, ghi nhớ bài học

2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học:

- Trả lời nhanh

3. Tiến trình hoạt động:

- GV đọc câu hỏi và chỉ định học sinh trả lời nhanh.

D. Hoạt động nối tiếp - hướng dẫn học tự học (2 phút)

- HS về nhà tìm các số liệu về kinh tế Trung Quốc hiện nay.

- Thu thập bảng thống kê GDP thế giới năm 2022.

V. RÚT KINH NGHIỆM

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Địa Lí 11 Kết nối tri thức mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Địa Lí lớp 11 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 11 các môn học