Giáo án Địa Lí 11 Kết nối tri thức Bài 24: Kinh tế Nhật Bản

Xem thử

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Địa Lí 11 Kết nối tri thức (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :

1.Kiến thức, kĩ năng: Sau khi học xong bài này HS:

- Trình bày và giải thích được tình hình phát triển kinh tế của Nhật Bản.

- Trình bày và giải thích được sự phân bố của các ngành kinh tế: Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; Công nghiệp; Dịch vụ.

- Phân tích và trình bày được đặc điểm nổi bật của bốn vùng kinh tế.

- Xác định và ghi nhớ một số địa danh.

2. Năng lực:

 - Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, tự học, sử dụng công nghệ thông tin.

 - Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng bản đồ; sử dụng tranh ảnh.

3. Phẩm chất:

 - Phẩm chất: Trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.

2. Học liệu: SGK, Atlat, bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, video.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

3.1. Ổn định tổ chức lớp :

3.2. Hoạt động khởi động

- GV cho học sinh quan sát video giới thiệu về nên kinh tế của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai và yêu cầu HS trình bày những hiểu biết của mình về nền kinh tế Nhật Bản.

- Học sinh trình bày quan điểm. GV dẫn dắt vào bài

3.3. Hoạt động tìm hiểu kiến thức mới

* Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm tình hình phát triển kinh tế Nhật Bản

Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho cặp đôi

Bước 2:  GV Yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK và video vùa quan sát, tiến hành trao đổi và hoàn thành sản phẩm

- Học sinh cả lớp nhận và nhắc lại nhiệm vụ

  + HS: nghiên cứu tài liệu và trả lời câu hỏi, so sánh, đối chiếu với bài làm của các bạn và nêu chính kiến (thiếu , đủ)

Bước 3: Yêu cầu học sinh lựa chọn hoặc bổ sung sản phẩm tốt nhất thành nội dung hoàn chỉnh và lưu lại vở ghi

Nội dung cơ bản:

III. Tình hình phát triển kinh tế

- Giai đoạn 1955 – 1972: Nền KT có bước phát triển thần kì, đứng thứ 2 thế giới sau HK.

- Những năm 1973 – 1992: Nền KT tăng chậm lại do khủng hoảng toàn cầu và dư âm của “thời kỳ bong bóng kinh tế”.

- Từ năm 1992 cho đến nay:  Tốc độ tăng trưởng chậm lại do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và do dịch bệnh.

- Từ sau năm 2020 kinh tế đứng thứ 3 TG sau HK và TQ       

- Trong cơ cấu GDP, dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất do ứng dụng các thành tựu KHKT. Tuy nhiên, NB đang phải đối mặt với nhiều thách thức như: dân số già, nợ công cao, thiên tai…

* Hoạt động 2: Trình bày và giải thích được sự phát triển và phân bố của các ngành KT chủ chốt chủa Nhật Bản.

Bước 1: GV giao nhiệm vụ hoặc lấy tinh thần tự nguyện của các “ chuyên gia“ trong các lĩnh vực Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; Công nghiệp; Dịch vụ.

Bước 2: GV Yêu cầu các chuyên gia nghiên cứu, thảo luận với nhau về những tư liệu có liên quan đến nội dung  mình được phân công.

Chuyên gia 1: Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản của Nhật Bản phát triển như thế nào? Phân bố chủ yếu ở những đâu, sản phẩm chính là gì?

Chuyên gia 2: Cơ cấu, sự phát triển và phân bố các ngành công nghiệp của NB từ sau năm 1952 cho đến nay? Thế mạnh của công nghiệp NB là gì?

Chuyên gia 3: Cơ cấu, tình hình phát triển và phân bố các ngành dịch vụ của NB?

 Các chuyên gia nghiên cứu, thảo luận sau đó ngồi phía bên trên lớp học để điều hành buổi “tư vấn”; sau đó mời các bạn trong lớp đặt câu hỏi để các chuyên gia giải đáp.

GV hỗ trợ, giúp đỡ để HS hoàn thành nhiệm vụ

Bước 3: Yêu cầu học sinh lựa chọn hoặc bổ sung sản phẩm tốt nhất thành nội dung hoàn chỉnh và lưu lại vở ghi

Nội dung cơ bản:

II. Các ngành kinh tế

1. Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản

- Chỉ đóng vai trò thứ yếu trong nền KT (1% trong GDP)

- Song lại là nền nông nghiệp hiện đại hàng đầu thế giới do đẩy mạnh ứng dụng KH – KT trong sản xuất, đáp ứng một phần về nu cầu lương thực, thực phẩm của người dân và tạo ra một số mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao.

a) Nông nghiệp

- Phát triển theo hướng thâm canh, áp dụng KHKT nên năng suất cao, chất lượng hàng đầu TG.

- Trồng trọt chiếm 60% giá trị sản xuất NN với các sản phẩm chủ yếu như lúa gạo, lúa mì, rau, cây ăn quả phân bố chủ yếu là đảo Hô-cai-đô; Cu-ma-mô-tô, Ca-ga-oa

- Chăn nuôi chủ yếu là bò, lợn, gia cầm tập trung nhiều ở Hô-cai-đô

b) Lâm nghiệp

- Chú trọng phát triển lâm nghiệp;

- Tỷ lệ che phủ rừng lớn

- Rừng trồng chiếm 40% tổng diện tích rừng.

c) Thủy sản

- Là ngành phát triển lâu đời

- Ngành khai thác thủy sản phát triển rộng khắp đất nước và đạt đến mức CNH.

- Khai thác chủ yếu là cá ngừ, cá hồi, cá thu, tôm, cua…

- Nuôi trồng thủy sản được chú trọng phát triển.

 2. Công nghiệp

- Là ngành quan trọng, chiếm 29% trong cơ cấu GDP và thu hút 27% lao động.

- Cơ cấu ngành rất đa dạng với nhiều ngành đứng đầu về kỹ thuật.

- Đứng vị trí cao trên thế giới về  thiết bị điện tử, công nghiệp chế tạo, người máy, ô tô, tàu biển…

- Các trung tâm công nghiệp lớn: Tô-ky-ô; Na-gôi-a; Ô-xa-ca, Cô-chi…

3. Dịch vụ

- Chiếm 69,5% GDP thu hút 72,9%

a) Thương mại

- Nội thương chiếm 13-14% GDP.

- Thương mại điện tử ngày càng đóng vai trò quan trọng.

- Ngoại thương:

+ Tổng giá trị XNK hàng hóa đạt 1500 tỉ USD

+  Các mặt hàng XK chủ yếu là máy móc, thiết bị điện tử, thiết bị y tế…

+ Bạn hàng chủ yếu là HK, TQ, EU, các nước ĐNÁ

b) GTVT

- Đồng bộ và hiện đại hóa

- GTVT đường sắt được chú trọng phát triển, đặc biệt là hệ thống tàu cao tốc

- Đường hàng không, đường biển cũng được phát triển mạnh.

c) Tài chính ngân hàng

- NB là một trong những trung tâm tài chính quan trọng của TG.

d) Du lịch

- Hoạt động du lịch phát triển mạnh do có cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng hiện đại, chất lượng cao

- Các điểm du lịch nổi tiếng Núi Phú Sĩ, Ni-xê-cô; Phu-ta-nô; Mat-su-si-ma…

* Hoạt động 3: Hiểu và trình bày được đặc điểm nổi bật của bốn vùng kinh tế.

Bước 1: GV giao nhiệm vụ theo nhóm

Bước 2: GV Chia lớp thành 4 nhóm nhỏ

Nhóm 1: Tìm hiểu vùng kinh tế đảo Hôn-su

Nhóm 2: Tìm hiểu vùng kinh tế đảo Hô-cai-đô

Nhóm 3: Tìm hiểu vùng kinh tế đảo Kiu-xiu

Nhóm 4: Tìm hiểu vùng kinh tế đảo Xi-cô-cư

- Học sinh cả lớp nhận và nhắc lại nhiệm vụ

  + HS:Học sinh các nhóm nhận xét, đánh giá sản phẩm của nhau và đi đến thống nhất chung

Bước 3: Yêu cầu học sinh lựa chọn hoặc bổ sung sản phẩm tốt nhất thành nội dung hoàn chỉnh và lưu lại vở ghi

Nội dung cơ bản:

II. Bốn vùng KT gắn với bốn đảo lớn

- Vùng KT đảo Hô – cai – đô: Diện tích rộng 83,4 nghìn km2, KT phát triển nhất, đóng góp 3,4%GDP cả nước. Phát triển nông nghiệp, lâm nghiêp, thủy sản với các sản phẩm lúa mì, khoai tây, rong biển, thịt bò…CN và du lịch cũng phát triển mạnh.

- Vùng KT đảo Kiu – xiu: đóng góp 10%GDP cả nước,  các sản phẩm lúa gạo, thuốc lá, cây ăn quả…CN tự động và bán dẫn chiếm ưu thế với các trung tâm kinh tế chính Phu-cu-ô-ca; Na-ga-xa-ki

 - Vùng KT đảo Xi – cô – cư: Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng, đóng góp 3%GDP cả nước; các ngành CN kỹ thuật cao phát triển mạnh

- Vùng KT đảo Hôn – su: Diện tích rộng 231,2 nghìn km2, KT phát triển nhất.

Phát triển nông nghiệp, lâm nghiêp, thủy sản với các sản phẩm lúa gạo, khai thác thủy sản, CN và dịch vụ cũng phát triển mạnh.

Các trung tâm kinh tế chính Tô-ky-ô, I-ô-cô-ha-ma; Ca-oa-xa-ki; Ô-sa-ka, Cô-bê…

3.4. Hoạt động luyện tập: HS hoàn thành hệ thống câu hỏi trắc nghiệm dưới đây

Câu 1. Nhật Bản tập trung vào các ngành công nghiệp đòi hỏi kĩ thuật cao là do

A. Có nguồn lao động dồi dào.

B. Hạn chế sử dụng nhiều nguyên liệu, lợi nhuận cao.

C. Không có khả năng nhập khẩu các sản phẩm chất lượng cao.

D. Có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú.

Câu 2. Đảo nào sau đây của Nhật Bản có ít nhất các trung tâm công nghiệp?

A. Hôn-su.       

B. Hô-cai-đô.

C. Xi-cô-cư.       

D. Kiu-xiu.

Câu 3. Các trung tâm công nghiệp rất lớn của Nhật Bản tập trung nhiều nhất ở đảo nào sau đây?

A. Hôn-su.       

B. Hô-cai-đô.

C. Xi-cô-cư.       

D. Kiu-xiu.

Câu 4. Ngành vận tải biển của Nhật Bản phát triển mạnh là do

A. Vị trí địa lí và đặc điểm lãnh thổ.

B. Công nghiệp cơ khí phát triển từ lâu đời.

C. Số dân đông, nhu cầu giao lưu lớn.

D. Ngành đánh bắt hải sản phát triển.

Câu 5. Các hải cảng lớn của Nhật Bản là:

A. Cô-bê, I-ô-cô-ha-ma, Tô-ki-ô, Ha-chi-nô-hê.

B. Cô-bê, I-ô-cô-ha-ma, Tô-ki-ô, Na-ga-xa-ki.

C. Cô-bê, I-ô-cô-ha-ma, Tô-ki-ô, Ô-xa-ca.

D. Cô-bê, I-ô-cô-ha-ma, Tô-ki-ô, Cô-chi.

Câu 6. Nông nghiệp chỉ giữ vai trò thứ yếu trong nền kinh tế NHẬT BẢN là do:

A. Nhật Bản ưu tiên phát triển thương mại, tài chính.

B. Nhật Bản tập trung ưu tiên phát triển công nghiệp.

C. Diện tích đất nông nghiệp quá ít.

D. Nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp có lợi thế hơn sản xuất.

Câu 7. Sản xuất nông nghiệp ở Nhật Bản hoàn toàn phát triển theo hướng thâm canh vì:

A. Đất nông nghiệp quá ít, không có khả năng mở rộng.

B. Sản xuất thâm canh có chi phí cao.

C. Sản xuất thâm canh mang lại nhiều lợi nhuận mà chi phí lại thấp.

D. Nhật Bản thiếu lao động, sản xuất thâm canh sẽ sử dụng ít lao động hơn quảng canh.

Câu 8. Cây trồng chính của Nhật Bản là:

A. Lúa mì.      

B. Chè.

C. Lúa gạo.       

D.Thuốc lá.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Giáo án Địa Lí 11 Kết nối tri thức mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Địa Lí lớp 11 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 11 các môn học