Giáo án Địa Lí 10 Kết nối tri thức Bài 13: Thực hành: Phân tích chế độ nước sông Hồng

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Địa 10 Kết nối tri thức bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức, kĩ năng

- Nêu được khái niệm thủy quyển.

- Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông.

- Phân biệt được các loại hồ theo nguồn gốc hình thành.

- Trình bày đươc đặc điểm chủ yếu của nước băng tuyết và nước ngầm.

- Nêu được các giải pháp bảo vệ nguồn nước ngọt.

- Vẽ được sơ đồ, phân tích được các bản đồ và hình vẽ về thủy quyển.

2. Về năng lực

- Năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực đặc thù:

+ Năng lực nhận thức khoa học địa lí: nhận thức thế giới theo quan điểm không gian, giải thích hiện tượng và quá trình địa lí.

+ Năng lực tìm hiểu địa lí: sử dụng các công cụ địa lí học, khai thác internet phục vụ môn học.

+ Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: cập nhật thông tin và liên hệ thực tế, vận dụng tri thức địa lí để giải quyết các vấn đề thực tiễn.

3. Về phẩm chất

- Chăm chỉ, trung thực trong học tập và nghiên cứu khoa học.

- Hình thành thế giới quan khoa học khách quan, tình yêu thiên nhiên.

- Bồi dưỡng lòng say mê tìm hiểu khoa học, có ý thức, trách nhiệm và hành động cụ thể trong việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.

2. Học liệu: Bảng số liệu lưu lượng nước trung bình của sông Hồng; Bản đồ hệ thống sông ở Việt Nam

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức

Thứ

Ngày, tháng

Lớp

Tiết

Sĩ số

HS vắng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Kiểm tra bài cũ

3. Bài mới

3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU

a. Mục tiêu

- Tạo kết nối kiến thức, kinh nghiệm của học sinh về kiến thức đã học ở cấp dưới với bài học.

- Tạo hứng thú, kích thích tò mò của học sinh.

b. Nội dung

HS tham gia trò chơi “ Tôi là nhà thông thái”

c. Sản phẩm

HS tham gia trò chơi, từ đó kể tên các con sông ở Việt Nam.

d. Tổ chức thực hiện

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 2 dãy, tham gia cuộc thi kể tên các con sông của nước ta. Yêu cầu lần lượt các dãy kể tên, sông sau không trùng sông trước. Dãy nào kể được nhiều hơn sẽ giành chiến thắng.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS tham gia trò chơi.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Cả lớp cùng đếm số lượng các con sông mà hai dãy kể được.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV dẫn dắt vào bài.

3.2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 2.1. Vẽ biểu đồ lưu lượng nước trung bình của sông Hồng

- Yêu cầu: HS làm việc cá nhân.

- Bước 1: GV hướng dẫn HS cách vẽ biểu đồ: biểu đồ đường.

- Bước 2: Gọi ngẫu nhiên 2 HS lên bảng vẽ, HS còn lại vẽ vào vở.

- Bước 3: GV chấm điểm bài vẽ của HS.

Giáo án Địa Lí 10 Kết nối tri thức Bài 13: Thực hành: Phân tích chế độ nước sông Hồng

Hoạt động 2.2. Tính toán và cho biết thời gian mùa lũ, thời gian mùa cạn của sông Hồng.

- Bước 1: GV hướng dẫn HS tính lưu lượng nước trung bình các tháng trong năm của sông Hồng: 3263.6m³/s.

- Bước 2: Hướng dẫn HS cách tính tháng lũ: Là các tháng có lưu lượng nước lớn hơn lưu lượng trung bình các tháng.

- Bước 3: Hướng dẫn HS cách tính tháng cạn: Là các tháng có lưu lượng nước nhỏ hơn lưu lượng trung bình các tháng.

- Bước 4: HS tính toán, nhận xét theo hướng dẫn của GV và báo cáo kết quả.

+ Tháng lũ: 6,7,8,9,10.

+ Tháng cạn: 1,2,3,4,5,11,12.

→ Lưu lượng nước không đều giữa các tháng; chế độ nước phân thành 1 mùa lũ và 1 mùa cạn.

Giáo án Địa Lí 10 Kết nối tri thức Bài 13: Thực hành: Phân tích chế độ nước sông Hồng

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Địa Lí 10 Kết nối tri thức mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Địa Lí lớp 10 Kết nối tri thức hay, chuẩn khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:


Đề thi, giáo án lớp 10 các môn học