Sách bài tập Toán 7 Bài 5: Tiên đề Ơ-clit về đường thẳng song song
Bài 27 trang 108 sách bài tập Toán 7 Tập 1: Vẽ đường thẳng a và điểm A không thuộc a. Vẽ đường thẳng b đi qua A và song song với a. Vẽ được mấy đường thẳng b như thế?
Lời giải:
Hình vẽ:
Theo tiên đề Ơ – Clit, chỉ vẽ được một đường thẳng b đi qua A và song song với a. .
Bài 28 trang 108 sách bài tập Toán 7 Tập 1: Hãy điền vào chỗ trống trong các phát biểu sau
a. Qua điểm A ở ngoài đường thẳng a, có không quá một đường thẳng song song với...
b. Qua điểm A ở ngoài đường thẳng a, có nhiều nhất một đường thẳng song song với...
c. Qua điểm A ở ngoài đường thẳng a, chỉ có một đường thẳng song song với...
d. Nếu qua điểm A ở ngoài đường thẳng a, có hai đường thẳng song song với a thì...
e. Cho điểm A ở ngoài đường thẳng a. Đường thẳng đi qua A và song song với a là...
Lời giải:
a. Qua điểm A ở ngoài đường thẳng a, có không quá một đường thẳng song song với đường thẳng a
b. Qua điểm A ở ngoài đường thẳng a, có nhiều nhất một đường thẳng song song với đường thẳng a
c. Qua điểm A ở ngoài đường thẳng a, chỉ có một đường thẳng song song với đường thẳng a
d. Nếu qua điểm A ở ngoài đường thẳng a, có hai đường thẳng song song với a thì chúng trùng nhau
e. Cho điểm A ở ngoài đường thẳng a. Đường thẳng đi qua A và song song với a là duy nhất
Bài 29 trang 108 sách bài tập Toán 7 Tập 1: Vẽ hai đường thẳng a, b sao cho a // b. Vẽ đường thẳng c cắt a tại điểm A. Hỏi c có cắt b hay không?
a. Hãy vẽ hình, quan sát và trả lời câu hỏi trên
b. Hãy suy ra rằng: Nếu a//b và c cắt a thì c cắt b
Lời giải:
a. Hình vẽ:
Ta có: a//b và c cắt a thì c cắt b
b. Ta có: a//b, c cắt a tại A
Giả sử c không cắt b thì suy ra c//b
Vậy qua điểm A kẻ được 2 đường thẳng a và c phân biệt cùng song song với b trái với tiên đề Ơ-clit
Vậy a//b, c cắt a thì c cắt b
Bài 30 trang 108 sách bài tập Toán 7 Tập 1: Trên hình bên, hai đường thẳng a, b song song với nhau, đường thẳng c cắt a tại A, cắt b tại B.
a) Lấy một cặp góc so le trong (chẳng hạn cặp A4,B1) rồi đo xem hai góc đó có bằng nhau không?
b) Hãy lí luận vì sao ∠(A4 ) = ∠(B1 ) theo gợi ý sau:
Nếu ∠(A4 ) ≠ ∠(B1) thì qua A ta vẽ tia Ap sao cho ∠(pAB) = ∠(B1)
Thế thì Ap // b , vì sao?
Qua A, vừa có a//b vừa có Ap//b. thì sao?
Kết luận: đường thẳng Ap và đường thẳng a chỉ là một. Nói cách khác, ∠(pAB) = ∠(A4) ,từ đó ∠(A4 ) = ∠(B1 )
Lời giải:
a) Một cặp góc so le trong là cặp góc A4 và B1. Ta đo thấy chúng có số đo bằng nhau:
∠(A4) = ∠(B1)
b) Nếu ∠(A4) ≠ ∠(B1 ) thì qua A ta vẽ tia Ap sao cho ∠(pAB) = ∠(B1)
Vì đường thẳng c cắt hai đường thẳng Ap và b và trong các góc tạo thành có cặp góc so le trong bằng nhau là: ∠(pAB) = ∠(B1). Do đó, Ap // b ( tính chất hai đường thẳng song song)
Khi đó, qua A, ta có hai đường thẳng a và Ap cùng song song với đường thẳng b (trái với tiên đề Ơ clit về đường thẳng song song).
Kết luận: đường thẳng Ap và đường thẳng a chỉ là một. Nói cách khác, ∠(pAB) = ∠(A4 ) ,từ đó ∠(A4 ) = ∠(B1)
Bài 5.1 trang 109 sách bài tập Toán 7 Tập 1: Biết rằng hai đường thẳng a, b song song với nhau. Một đường thẳng c cắt hai đường thẳng a và b, khi đó mỗi kết quả sau là đúng hay sai ?
a) Mỗi cặp góc so le trong bằng nhau.
b) Mỗi cặp góc đồng vị bằng nhau.
c) Mỗi cặp góc trong cùng phía bù nhau.
Lời giải:
Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì theo tính chất của hai đường thẳng song song ta có:
+) Mỗi cặp góc so le trong bằng nhau.
+) Mỗi cặp góc đồng vị bằng nhau.
+) Mỗi cặp góc trong cùng phía bù nhau.
Do đó, các kết quả trên đều đúng
Bài 5.2 trang 109 sách bài tập Toán 7 Tập 1: Xem các hình bs 6(a, b, c, d) sau đây và cho biết trong mỗi trường hợp đó hai đường thẳng a và b có song song với nhau hay không ? Vì sao ?
Lời giải:
Trong trường hợp hình d) thì a và b không song song với nhau vì tổng hai góc trong cùng phía không bằng 180°.
Bài 5.3 trang 109 sách bài tập Toán 7 Tập 1: Cho ba đường thẳng phân biệt a, b, c. Mỗi câu sau đây đúng hay sai ?
a) Nếu đường thẳng a vuông góc với đường thẳng b và đường thẳng b lại vuông góc với đường thẳng c thì hai đường thẳng a, c song song với nhau.
b) Nếu đường thẳng a vuông góc với đường thẳng c và đường thẳng a song song với đường thẳng b thì đường thẳng b cũng vuông góc với đường thẳng c.
Lời giải:
Các câu trong bài này là đúng
Bài 5.4 trang 110 sách bài tập Toán 7 Tập 1: Cho hình bs 7 (đường thẳng a song song với đường thẳng b và đường thẳng c song song với đường thẳng d).
Cho biết số đo của các góc ∠C1; ∠D2và giải thích cách tìm ra kết quả.
Lời giải:
∠C1 = 55°.
∠D2 = 125°.
Xem thêm các bài giải sách bài tập Toán lớp 7 chọn lọc, chi tiết khác:
- Bài 6: Từ vuông góc đến song song
- Bài 7: Định lí
- Ôn tập chương 1
- Bài 1: Tổng ba góc của một tam giác
- Bài 2: Hai tam giác bằng nhau
Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 7 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 7 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 7 Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Lớp 7 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 7 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 7 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 7 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 7 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - KNTT
- Giải sgk Tin học 7 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 7 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 7 - KNTT
- Lớp 7 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 7 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 7 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 7 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 7 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 7 - CTST
- Giải sgk Tin học 7 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 7 - CTST
- Lớp 7 - Cánh diều
- Soạn văn 7 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 7 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 7 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 7 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 7 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 7 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 7 - Cánh diều