Sách bài tập Toán 7 Bài 3: Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác: cạnh - cạnh - cạnh (c.c.c)

Bài 27 trang 140 sách bài tập Toán 7 Tập 1: Vẽ tam giác ABC biết độ dài mỗi cạnh bằng 2,5cm. Sau đó đo mỗi góc của tam giác.

Lời giải:

Ta có: AB=AC=BC=2,5cm

Suy ra: ΔABC đều

Vậy:∠ A =∠B =∠C =60o

Giải sách bài tập Toán lớp 7 hay nhất, chi tiết

Bài 28 trang 141 sách bài tập Toán 7 Tập 1: Cho hai tam giác ABC và ABD có AB = BC = CA = 3cm, AD = BD = 2cm (C và D nằm khác phía đối với AB)

Chứng minh rằng: ∠(CAD) =∠(CBD)

Lời giải:

Xét ΔCAD và ΔCBD, ta có:

AC = BC (= 3 cm)

AD = BD (= 2 cm)

CD cạnh chung

Suy ra: ΔCAD= ΔCBD(c.c.c)

Vậy ∠(CAD) =∠(CBD) ̂(hai góc tương ứng)

Giải sách bài tập Toán lớp 7 hay nhất, chi tiết

Bài 29 trang 141 sách bài tập Toán 7 Tập 1: Cho góc xOy. Trên tia Ox lấy điểm C, trên tia Oy lấy điểm D sao cho OD = OC. Vẽ các cung tròn tâm C và tâm D có cùng bán kính sao cho chúng cắt nhau tại E nằm trong xOy. Chứng minh rằng OE là tia phân giác của góc xOy

Lời giải:

Xét ΔCOE và ΔDOE. Ta có:

OE cạnh chung

OD = OC (giả thiết)

DE=CE ( bán kính 2 cung tròn có bán kính bằng nhau)

Suy ra: ΔCOE= ΔDOE(c.c.c)

Vậy : ∠(COE) =∠(DOE) (hai góc tương ứng)

Vì điểm E nằm trong góc xOy nên tia OE nằm giữa OC và OD (2)

Từ (1) và (2) suy ra: OE là tia phân giác của góc DOC hay OE là tia phân giác của góc xOy

Giải sách bài tập Toán lớp 7 hay nhất, chi tiết

Bài 30 trang 141 sách bài tập Toán 7 Tập 1: Tìm chỗ sai trong bài làm sau đây của một học sinh (hình bên)

Giải sách bài tập Toán lớp 7 hay nhất, chi tiết

ΔABC=ΔDCB (c.c.c)

⇒∠(B1 ) = ∠B2 ) (cặp góc tương ứng)

⇒ BC là tia phân giác của góc ABD

Lời giải:

Bạn học sinh suy luận ΔABC = ΔDCB

⇒ ∠(B1) = ∠(B2) là sai vì ∠(B1 ) và ∠(B2 ) không phải là 2 góc tương ứng của hai tam giác bằng nhau nói trên. Do đó không suy luận ra được BC là tia phân giác của góc ABD

Bài 31 trang 141 sách bài tập Toán 7 Tập 1: Vẽ tam giác ABC có AB = AC = 6cm; BC = 2cm. Sau đó đo góc A để kiểm tra rằng ∠A ≈20o

Lời giải:

Hình vẽ:

Giải sách bài tập Toán lớp 7 hay nhất, chi tiết

-) Dùng thước dựng đoạn thẳng BC = 2 cm.

-) Dùng compa dựng cung tròn tâm B, bán kính R = 6cm và dựng cung tròn tâm C, bán kính R = 6cm.

Hai cung tròn này cắt nhau tại A. Nối B với A, C với A.

Ta được tam giác ABC thỏa mãn đầu bài.

-) Dùng thước đo độ ta được: ∠A ≈ 20º

Bài 32 trang 141 sách bài tập Toán 7 Tập 1: Tam giác ABC có AB = AC, M là trung điểm của BC. Chứng minh rằng AM vuông góc với BC.

Lời giải:

Xét ΔAMB và ΔAMC, ta có:

AB = AC (gt)

BM = CM (vì M là trung điểm BC)

AM cạnh chung

Suy ra: ΔAMB= ΔAMC(c.c.c)

⇒ ∠(AMB) =∠(AMC) ̂(hai góc tương ứng)

Ta có: ∠(AMB) +∠(AMC) =180o (hai góc kề bù)

∠(AMB) =∠(AMC) =90o. Vậy AM ⏊ BC

Giải sách bài tập Toán lớp 7 hay nhất, chi tiết

Bài 33 trang 141 sách bài tập Toán 7 Tập 1: Cho đoạn thẳng AB. Vẽ cung tròn tâm A bán kính AB và cung tròn tâm B bán kính BA, chúng cắt nhau ở C và D. Chứng minh rằng:

a, ΔABC= ΔABD

b, ΔACD= ΔBCD

Lời giải:

Giải sách bài tập Toán lớp 7 hay nhất, chi tiết

a, Xét ΔABC và ΔABD, ta có:

AC = AD (bằng bán kính đường tròn (A))

Ab cạnh chung

BC = BD (bằng bán kính đường tròn (B))

Suy ra: ΔABC = ΔABD (c.c.c)

b, Xét ΔACD và ΔBCD, ta có:

AC = BC (= AB)

CD cạnh chung

AD = BD (= AB)

Suy ra: ΔACD = ΔBCD(c.c.c)

Bài 34 trang 141 sách bài tập Toán 7 Tập 1: Cho tam giác ABC. Vẽ cung tròn tâm A bán kính BC, vẽ cung tròn tâm C bán kính BA, chúng cắt nhau tại D ( D và B nằm khác phía đối với AC). Chứng minh rằng AD // BC

Lời giải:

Xét ΔABC và ΔCDA, ta có:

AB = CD (theo cách vẽ)

AC cạnh chung

BC = AD (theo cách vẽ)

Suy ra: ΔABC = ΔCDA (c.c.c) ⇒ ∠(ACB) =∠(CAD) (hai góc tương ứng)

Vậy AD // BC ( vì có cặp góc so le trong bằng nhau)

Giải sách bài tập Toán lớp 7 hay nhất, chi tiết

Bài 35 trang 141 sách bài tập Toán 7 Tập 1: Cho đường thẳng xy, các điểm B và C nằm trên xy, điểm A nằm ngoài xy. Dựa vào bài 34, hãy nêu cách vẽ đường thẳng đi qua A và song song với BC.

Lời giải:

Giải sách bài tập Toán lớp 7 hay nhất, chi tiết

Nối AB, nửa mặt phẳng bờ BC có chứa A. Vẽ cung tròn tâm A bán kính bằng BC. Vẽ cung tròn tâm C bán kính bằng AB. Hai cung tròn cắt nhau tại D.

Kẻ đường thẳng AD ta có AD // xy

Bài 3.1 trang 141 sách bài tập Toán 7 Tập 1: Cho hình bs 1. Điền vào chỗ trống:

Giải sách bài tập Toán lớp 7 hay nhất, chi tiết

∠(A1 ) = ….

∠(A2) = ….

∠B = …..

Lời giải:

Xét ∆ABC và ∆CDA có:

AB = DC ( giả thiết)

BC = DA( giả thiết)

AC chung

Suy ra: ∆ABC và ∆CDA (c.c.c)

Suy ra: các góc tương ứng bằng nhau:

∠A1 = ∠C2;

∠A2 = ∠C1;

∠B = ∠D.

Bài 3.2 trang 142 sách bài tập Toán 7 Tập 1: Vẽ tam giác ABC có BC = 2cm, AB = AC = 3cm.

b) Gọi E là trung điểm của cạnh BC của tam giác ABC trong câu a). Chứng minh rằng AE là tia phân giác của BAC.

Lời giải:

Giải sách bài tập Toán 7 | Giải bài tập Sách bài tập Toán 7

a) Xem hình bs 10.

b) ΔBAE và ΔCAE có:

AB = AC (gt)

BE = EC (E là trung điểm BC)

AE chung.

⇒ ΔBAE = ΔCAE (c.c.c)

⇒ ∠BAE = ∠CAE (hai góc t.ư)

Hay AE là phân giác của góc BAC.

Bài 3.3 trang 142 sách bài tập Toán 7 Tập 1: Cho bốn điểm A, B, C, D thuộc đường tròn (O) sao cho AB = CD. Chứng minh rằng ∠(AOB) = ∠(COD)

Lời giải:

Giải sách bài tập Toán 7 | Giải bài tập Sách bài tập Toán 7

Xét ΔAOB và ΔCOD có:

OA = OC (cùng bằng bán kính đường tròn)

OB = OD (cùng bằng bán kính đường tròn)

AB = CD (gt)

⇒ ΔAOB = ΔCOD (c.c.c)

⇒ ∠AOB = ∠COD (hai góc t.ư)

Xem thêm các bài giải sách bài tập Toán lớp 7 chọn lọc, chi tiết khác:

Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:


Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học