Bài 81 trang 51 SBT Toán 7 Tập 2



Bài 9: Tính chất ba đường cao của tam giác

Bài 81 trang 51 sách bài tập Toán 7 Tập 2: Cho tam giác ABC. Qua mỗi đỉnh A, B, C kẻ các đường thẳng song song với cạnh đối diện, chúng cắt nhau tạo thành tam giác DEF (h.17)

a) Chứng minh rằng A là trung điểm của EF.

b) Các đường cao của tam giác ABC là các đường trung trực của tam giác nào?

Giải sách bài tập Toán 7 | Giải bài tập Sách bài tập Toán 7

Lời giải:

Vì AE // BC nên ACB ^ = CAE ^ (hai góc so le trong)

Vì CE // AB nên CAB ^ = ACE ^ (hai góc so le trong)

a) Xét Δ ABC và Δ CEA có: 

ACB ^ = CAE ^ (chứng minh trên)

AC chung

CAB ^ = ACE ^ (chứng minh trên)

Do đó ABC = CEA (g – c – g) 

BC = AE   (1)

Vì BF // AC nên BAC ^ = ABF ^ (hai góc so le trong)

Vì AF // BC nên ABC ^ = BAF ^ (hai góc so le trong) 

Xét Δ ABC và Δ BAF có: 

BAC ^ = ABF ^ (chứng minh trên)

AB chung

ABC ^ = BAF ^ (chứng minh trên) 

Do đó: Δ ABC = Δ BAF (g – c – g) 

BC = AF   (2)

Từ (1) và (2) ta có: AE = AF

Mà A, E, F thẳng hàng nên A là trung điểm của EF.

b) Kẻ AH ⊥ BC.

Ta có: EF // BC (gt) ⇒ AH ⊥ EF

Lại có: AE = AF (chứng minh trên)

Vậy đường cao AH là đường trung trực của EF.

Chứng minh tương tự ta sẽ được

Vì B là trung điểm DF và DF // AC nên đường cao kẻ từ đỉnh B của ΔABC là đường trung trực DF.

Vì C là trung điểm DE và DE // AB nên đường cao kẻ từ đỉnh C của ΔABC là đường trung trực của DE.

Các bài giải bài tập sách bài tập Toán 7 (SBT Toán 7) khác:

Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:


bai-9-tinh-chat-ba-duong-cao-cua-tam-giac.jsp


Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học