Khoa học xã hội 8 Bài 7: Các nước tư bản chủ nghĩa giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)

(Trang 51 KHXH 8 VNEN)

- Em biết gì về tình hình thế giới nói chung và tình hình các nước tư bản chủ nghĩa nói riêng trong khoảng thời gian giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939)?

- Em biết gì về các nhân vật lịch sử trong các hình 1, 2 và ảnh hưởng của họ đối với lịch sử?

Khoa học xã hội 8 Bài 7: Các nước tư bản chủ nghĩa giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939) | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 8 VNEN

Trả lời:

- Tình hình thế giới:

+ Trật tự thế giới Véc-xai Oa-sinh-tơn được thiết lập.

+ Quốc tế cộng sản ra đời, thúc đẩy phong trào đấu tranh tại các nước thuộc địa, phong trào công nhân tại các nước đế quốc.

+ Phong trào đấu tranh của các dân tộc thuộc địa phát triển.

+ Nhiều Đảng Cộng sản ra đời trên thế giới.

- Các nước tư bản:

+ Nền kinh tế các nước tư bản phát triển mạnh mẽ.

+ Cách mạng ở các nước tư bản dâng cao.

+ Khủng hoảng kinh tế 1929-1933 nổ ra. Kinh tế các nước tư bản bị ảnh hưởng nặng nề.

+ Chủ nghĩa phát xít hình thành ở một số nước tư bản.

- Tổng thống Đức Hin-đen-bua được ca ngợi là người anh hùng của trận Tannenberg, là hiện thân của những phẩm chất cao đẹp của dân tộc Phổ xưa, là kỷ luật, đạo đức, tư cách đáng trọng và ngăn nắp. Mặc dù đã 84 tuổi và có sức khỏe không tốt, Hindenburg phải tiếp tục tham gia bầu cử vào năm 1932 như là sự lựa chọn duy nhất để có thể ngăn cản sự trỗi dậy của Hít-le. Trong nhiệm kỳ thứ hai của mình, ông đã làm tất cả những gì có thể để hạn chế đảng Quốc xã mở rộng ảnh hưởng, nhưng cuối cùng ông cũng không còn sự lựa chọn nào khi buộc phải chỉ định Hít-le vào chức vụ Thủ tướng vào tháng Giêng 1933.

- Hít-le là người Đức gốc Áo, Chủ tịch Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa. Ngày 30 tháng 1 năm 1933, Hitler được bầu làm Thủ tướng và sau khi lên nắm quyền, Hitler đã đàn áp các phe phản đối và xây dựng một nền thống trị độc tài. Nhiều nhân vật của phe chống đối bị xử tử mà không cần xét xử. Trong vài năm trước Chiến tranh thế giới thứ hai, sự thống trị của Hitler đã được đại đa số người Đức ủng hộ nhiệt tình, vì đã giảm bớt thất nghiệp, nền kinh tế được phục hồi và họ tin rằng ông ta sẽ thay đổi cả nước Đức. Sau đó, Hitler đã đưa nước Đức vào con đường xâm lược bên ngoài, dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ vào tháng 9 năm 1939.

- Phran-kin Ru-dơ-ven là Tổng thống Hoa Kỳ thứ 32 và là một khuôn mặt trung tâm của các sự kiện thế giới trong giữa thế kỷ XX. Là tổng thống Hoa Kỳ duy nhất được bầu hơn hai nhiệm kỳ, ông tạo ra một liên minh bền vững giúp tái tổ chức nền chính trị Hoa Kỳ trong nhiều thập niên. Phran-kin Ru-dơ-ven đắc cử trong cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11 năm 1932 ở thời điểm tệ hại nhất của cuộc Đại khủng hoảng. Chính nhờ vào chủ nghĩa lạc quan và sự năng nổ hoạt động của ông đã làm cho tinh thần quốc gia sống dậy.

I. Các nước tư bản ở châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939)

1. Tìm hiểu tình hình các nước tư bản ở châu Âu giai đoạn 1918 – 1929

(Trang 52 KHXH 8 VNEN) Quan sát hình, đọc thông tin trong các bảng, hãy:

- Nêu nhận xét của em về sự biến đổi của bản đồ châu Âu trước và sau chiến tranh thế giới thứ nhất.

- Nhận xét về tình hình sản xuất công nghiệp ở ba nước Anh, Pháp, Đức thông qua bảng 2.

- Cho biết tình hình châu Âu trong những năm 1918 – 1929 có điểm gì nổi bật.

Khoa học xã hội 8 Bài 7: Các nước tư bản chủ nghĩa giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939) | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 8 VNEN

Trả lời:

* Nhận xét về sự biến đổi của bản đồ châu Âu trước và sau chiến tranh thế giới thứ nhất:

- Đức mất hết thuộc địa.

- Anh, Pháp, Mĩ mở rộng thêm thuộc địa của mình.

- Một số quốc gia bị chia tách như Áo-Hung.

- Một số quốc gia mới ra đời.

* Tình hình sản xuất công nghiệp ở ba nước Anh, Pháp, Đức thông qua bảng 2:

- Sản xuất công nghiệp của các nước Anh, Pháp, Đức từ năm 1920 đến 1929, tăng trưởng nhanh chóng, giữa các nước có sự tăng trưởng không đều. Trong đó, Đức tăng nhanh nhất, sản lượng than tăng 1.5 lần, thép tăng gấp đôi.

- Sản lượng than và thép có sự chênh lệch rất lớn. Trong khi sản lượng than lên đến hàng trăm triệu tấn, sản lượng thép sản xuất được chỉ đến mức cao nhất là ở Đức: 16.2 triệu tấn.

* Tình hình châu Âu trong những năm 1918 – 1929:

- Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước châu Âu, kể cả nước thắng trận và bại trận đều bị suy sụp về kinh tế.

- Do ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga 1917, một cao trào cách mạng bùng nổ mạnh mẽ ở các nước tư bản trong những năm 1918-1923 (điển hình là ở Đức).

- Hàng loạt các Đảng Cộng sản lần lượt ra đời ở các nước tư bản châu Âu. Điều này đòi hỏi phải có một tổ chức quốc tế để lãnh đạo cách mạng, Quốc tế Cộng sản (Quốc tế thứ ba) được thành lập.

- Các nước tư bản củng cố nền thống trị và khôi phục kinh tế sau chiến tranh. Kinh tế các nước tư bản phát triển nhanh chóng trước khi khủng hoảng kinh tế 1929-1933 diễn ra.

2. Tìm hiểu cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 ở châu Âu và hậu quả của nó

(Trang 53 KHXH 8 VNEN) Đọc thông tin kết hợp quan sát các hình ảnh, hãy:

- Cho biết nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933.

- Cho biết các hình 5, 6, 7 chứng tỏ điều gì. Tại sao chủ nghĩa phát xít thắng thế ở Đức?

- Nêu hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 đối với các nước tư bản. Theo em, hậu quả nào là nghiêm trọng nhất? Tại sao?

- Các nước tư bản chủ nghĩa đã có những biện pháp gì để vượt qua khủng hoảng?

Khoa học xã hội 8 Bài 7: Các nước tư bản chủ nghĩa giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939) | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 8 VNEN Khoa học xã hội 8 Bài 7: Các nước tư bản chủ nghĩa giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939) | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 8 VNEN

Trả lời:

* Nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933: Sản xuất ồ ạt, cung vượt quá cầu. Các quốc gia tư bản không có sự kiểm soát về sản xuất.

* Chủ nghĩa phát xít thắng thế ở Đức vì:

- Sự bất lực của Chính phủ Đức trước những khó khăn của cuộc khủng hoảng kinh tế.

- Ảnh hưởng cùa Đảng Quốc xã và Hít-le đối với giới đại tư bản Đức càng ngày càng tăng.

- Đảng Xã hội dân chủ Đức từ chối đề nghị hợp tác với những người cộng sản để thành lập Mặt trận thống nhất chống chủ nghĩa phát xít.

- Nước Đức có đặc trưng là quân phiệt, hiếu chiến. Trong lịch sử, nước Đức được thống nhất bằng cuộc cách mạng “sắt và máu”.

* Hình 5, 6, 7 thể hiện:

- Hình 5: Một người thất nghiệp với những khó khăn trong cuộc sống.

- Hình 6, 7 Hít-le và Đảng Quốc xã lên cầm quyền, bắt đầu âm mưu chiến tranh của mình.

* Những hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933:

- Về kinh tế: tàn phá nặng nề nền kinh tế của các nước tư bản, kéo lùi sức sản xuất hàng chục năm,…

- Về xã hội: hàng trăm triệu người (công nhân, nông dân,…) rơi vào tình trạng đói khổ. Nạn thất nghiệp tăng, phong trào đấu tranh của nhân dân diễn ra mạnh mẽ.

- Về chính trị: chủ nghĩa phát xít lên nắm chính quyền ở nhiều nước (Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản) và phát động cuộc chiến tranh phân chia lại thế giới.

- Về quan hệ quốc tế: xuất hiện hai khối đế quốc đối lập nhau, nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến tranh thế giới mới.

- Hậu quả lớn nhất mà khủng hoản kinh tế thế giới 1929 – 1933 để lại cho thế giới là chủ nghĩa phát xít ra đời ở Đức – Italia – Nhật, vì: Làm cho thế giới bị đảo lộn, hình thành chủ nghĩa hiếu chiến Đức – Italia – Nhật. Làm mâu thuẫn giữa các nước đế quốc ngày càng căng thẳng. Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra 1939 -1945, là cuộc chiến tranh tàn khốc và thiệt hại lớn nhất của xã hội loài người cho đến ngày nay.

* Những biện pháp của các nước tư bản chủ nghĩa để vượt qua khủng hoảng:

+ Các nước Anh, Pháp, Mỹ thực hiện cải cách kinh tế, thay đổi chính sách quản lý, tập trung tăng cường khai thác thuộc địa.

+ Các nước Đức, Ý, Nhật phát xít hóa, quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, âm mưu phát động chiến tranh, chia lại thế giới.

Khoa học xã hội 8 Bài 7: Các nước tư bản chủ nghĩa giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939) | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 8 VNEN

II. Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939)

1. Tình hình nước Mĩ trong những năm 20 của thế kỷ XX

(Trang 55 KHXH 8 VNEN) Đọc thông tin kết hợp quan sát hình ảnh, hãy:

- Cho biết kinh tế nước Mĩ phát triển như thế nào trong những năm 20 của thế kỷ XX và nguyên nhân của sự phát triển đó.

- So sánh các hình 8, 9, 10 với hình 11 và nêu cảm nhận của em về những nét tương phản trong đời sống xã hội nước Mĩ.

Khoa học xã hội 8 Bài 7: Các nước tư bản chủ nghĩa giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939) | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 8 VNEN

Trả lời:

* Kinh tế nước Mĩ trong những năm 20 của thế kỷ XX:

- Chiến tranh thế giới thứ nhất đã tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế nước Mĩ phát triển mạnh mẽ. Mĩ bước vào thời kì phồn vinh trong thập niên 20 và trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại, tài chính quốc tế.

- Về công nghiệp: Trong những năm 1923-1929, sản lượng công nghiệp của Mĩ tăng 69%. Năm 1928, vượt quá sản lượng của toàn Châu Âu và chiếm 48% tổng sản lượng công nghiệp thế giới. Mĩ đứng đầu thế giới về các ngành công nghiệp sản xuất ô tô, dầu lửa, thép,…

- Về tài chính: Mĩ nắm 60% trữ lượng vàng của thế giới.

- Hạn chế: Sự phát triển không đồng bộ giữa các ngành công nghiệp, giữa công nghiệp với nông nghiệp, và không có kế hoạch dài hạn cho sự cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng. Chính điều này đã dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933.

* Những nét tương phản trong đời sống xã hội nước Mĩ:

- Trong khi ba hình 8, 9, 10 thể hiện sự giàu có, phồn vinh của nước Mĩ thì hình 11 cho thấy sự nghèo khổ của những người lao động Mĩ. Họ phải sinh sống trong những căn nhà ổ chuột chật hẹp, lụp xụp, tạm bợ.

- Qua bốn bước hình này, ta thấy nền kinh tế Mĩ có sự phát triển phồn vinh. Tuy nhiên, cùng với đó là sự phân hóa giàu nghèo sâu sắc, nhân dân lao động Mĩ không hề được hưởng những thành tựu đó. Đây là kết quả phát triển tất yếu của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.

2. Tìm hiểu tình hình nước Mĩ trong những năm 1929 – 1939

(Trang 55 KHXH 8 VNEN) Đọc thông tin kết hợp quan sát hình ảnh, hãy:

- Cho biết các hình 12, 13, 14, 15, 16 chứng tỏ điều gì? Theo em, đối tượng nào chịu tác động lớn nhất hậu quả của khủng hoảng kinh tế?

- Nêu nội dung cơ bản của chính sách mới và tác dụng của nó.

- Đánh giá vai trò của Tổng thống Ph. Ru-dơ-ven trong việc đưa nước Mĩ thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế.

Khoa học xã hội 8 Bài 7: Các nước tư bản chủ nghĩa giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939) | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 8 VNEN Khoa học xã hội 8 Bài 7: Các nước tư bản chủ nghĩa giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939) | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 8 VNEN Khoa học xã hội 8 Bài 7: Các nước tư bản chủ nghĩa giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939) | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 8 VNEN Khoa học xã hội 8 Bài 7: Các nước tư bản chủ nghĩa giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939) | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 8 VNEN

Trả lời:

- Đối tượng chịu hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế: Các hình 12, 13, 14, 15, 16 đã chứng tỏ tác động mạnh mẽ của khủng hoảng kinh tế lên tầng lớp lao động nghèo ở Mĩ. Đối tượng chịu tác động chủ yếu của cuộc khủng hoảng kinh tế là nông dân, công nhân và các giai cấp bị bóc lột.

- Nội dung chính sách mới: Nhà nước tích cực can thiệp vào đời sống kinh tế. Chính phủ thực hiện các biện pháp để giải quyết thất nghiệp. Thông qua các đạo luật để phục hồi kinh tế: Đạo luật ngân hàng, phục hưng công nghiệp, điều chỉnh nông nghiệp.

- Tác dụng: Đưa nền kinh tế Mỹ phục hồi, nạn thất nghiệp được giải quyết, xoa dịu mâu thuẫn xã hội, duy trì chế độ dân chủ Mỹ.

- Vai trò của Tổng thống Ph. Ru-dơ-ven: Tổng thống Ru-dơ-ven đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đưa nước Mĩ thoát khỏ khủng hoảng kinh tế. Ông chính là người đưa ra một hệ thống các chính sách, biện pháp của nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế - tài chính và chính trị - xã hội, được gọi chung là Chính sách mới – chính sách đã giải quyết được một số vấn đề cơ bản của nước Mĩ trong cơn khủng hoảng nguy kịch.

III. Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939)

1. Tìm hiểu về tình hình Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ nhất

(Trang 58 KHXH 8 VNEN) Đọc thông tin, hãy:

- Nêu nhận xét về tình hình Nhật Bản trong những năm 1918 – 1929.

- So sánh tình hình Nhật Bản với nước Mỹ trong cùng giai đoạn.

Trả lời:

* Tình hình Nhật Bản trong những năm 1918 – 1929:

- Nhật Bản thu được nhiều lợi nhuận, không mất mát gì sau Chiến tranh thế giới thứ nhất và nhanh chóng trở thành cường quốc duy nhất ở châu Á.

- Tuy nhiên, nền kinh tế Nhật Bản tăng trưởng không đều, không ổn định, mất cân đối giữa nông nghiệp và công nghiệp:

+ Công nghiệp: Trong vòng 5 năm (1914 - 1919), sản lượng công nghiệp của Nhật Bản tăng gấp 5 lần. Nhiều công ti mới xuất hiện, mở rộng sản xuất và xuất khẩu hàng hóa ra các thị trường châu Á.

+ Nông nghiệp: không có gì thay đổi, những tàn dư phong kiến vẫn còn tồn tại nặng nề ở nông thôn. Giá thực phẩm, nhất là giá gạo tăng cao làm cho đời sống nhân dân vô cùng khó khăn.

+ Năm 1927, Nhật Bản lại lâm vào một cuộc khủng hoảng tài chính làm cho 30 ngân hàng phải đóng cửa.

* So sánh Nhật và Mỹ:

- Giống nhau:

+ Không bị chiến tranh tàn phá.

+ Hưởng lợi từ buôn bán vũ khí, sản xuất hàng hóa xuất khẩu cho các nước châu Âu.

+ Sau chiến tranh thế giới, kinh tế 2 nước phát triển.

+ Đều chịu ảnh hưởng cuộc khủng hoảng 1929-1933.

- Khác nhau:

+ Kinh tế: Nhật thiếu nguyên liệu, thị trường tiêu thụ, mất cân đối giữa công nghiệp và nông nghiệp… rơi vào khủng hoảng sớm hơn Mỹ. Trong khi Mỹ duy trì sự phát triển đến năm 1929.

+ Chính trị xã hội: Nhật Bản duy trì chế độ Thiên Hoàng, phong trào đấu tranh của công nhân, nông dân bùng nổ mạnh “Bạo động lúa gạo” – mang tính chất quần chúng. Tại Mỹ duy trì chế độ Tổng thống, thực hiện chính sách ngăn chặn công nhân đấu tranh, đàn áp những tư tưởng tiến bộ.

2. Tìm hiểu về tình hình Nhật Bản những năm 1929 – 1939

(Trang 58 KHXH 8 VNEN) Đọc thông tin kết hợp quan sát hình ảnh, hãy:

- Nhận xét về quá trình phát xít hóa ở Nhật Bản, so sánh với quá trình phát xít hóa ở Đức (thời gian, việc sử dụng bộ máy chính quyền đang tồn tại,…).

- Nêu nhận xét về chính sách đối ngoại của Nhật Bản thông qua hình 18, 19.

- Cho biết vì sao giới cầm quyền Nhật Bản chủ trương tiến hành chiến tranh xâm lược bành trướng ra bên ngoài.

Trả lời:

* Quá trình phát xít ở Nhật:

- Để thoát khỏi khủng hoảng và giải quyết khó khăn thiếu nguyên, nhiên liệu và thị trường tiêu thụ hàng hoá, chính phủ Nhật quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, gây chiến tranh xâm lược.

- Ở Đức, quá trình phát xít hóa diễn ra thông qua sự chuyển đổi từ chế độ dân chủ tư sản đại nghị chuyển sang chế độ độc tài phát xít. Ở Nhật Bản, do tồn tại sẵn chế độ Thiên hoàng, quá trình phát xít hóa là quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước và tiến hành chiến tranh xâm lược thuộc địa.

- Quá trình phát xít hóa ở Đức diễn ra trong thời gian ngắn. Ở Nhật Bản, quá trình quân phiệt hóa diễn ra trong suốt thập kỉ 30 thông qua những cuộc đảo chính giữa các tập đoàn tư bản và các thế lực quân phiệt của những người lao động diễn ra quyết liệt.

* Chính sách đối ngoại của Nhật Bản:

- Những năm đầu thập niên 20 của thế kỉ XX, Nhật đã thi hành một số cải cách chính trị như ban hành luật bầu cử phổ thông cho nam giới, cắt giảm ngân sách quốc phòng. Giảm bớt căng thẳng trong quan hệ với các cường quốc khác...

- Những năm cuối thập niên 20 chính phủ Ta-na-ca thực hiện những chính sách đối nội và đối ngoại hiếu chiến. Chủ trương dùng vũ lực để bành trướng ra bên ngoài nhằm giải quyết khó khăn trong nước. Cùng với việc quân sự hóa đất nước, năm 1927 Ta-na-ca vạch kế hoạch chiến tranh tòan cầu. Hai lần xâm lược Sơn Đông - Trung Quốc song đều thất bại.

* Giới cầm quyền Nhật Bản chủ trương tiến hành chiến tranh xâm lược bành trướng ra bên ngoài vì:

- Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 đã giáng đòn nặng nề vào nền kinh tế Nhật Bản.

- Để đưa đất nước thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế, giải quyết những khó khăn do thiếu nguyên liệu, thị trường tiêu thụ hàng hóa, giới cầm quyền Nhật Bản đã tăng cường chính sách quân sự hóa đất nước, gây chiến tranh xâm lược, bành trướng ra bên ngoài.

1. (Trang 60 KHXH 8 VNEN) Trình bày sự biến đổi của bản đồ châu Âu trước và sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Trả lời:

- Đức mất hết thuộc địa, lãnh thổ có sự thay đổi

- Các nước Anh, Pháp có thêm thuộc địa.

- Nước Nga Xô viết ra đời.

- Một số nước bị chia tách như Áo-hung.

- Một số quốc gia mới ra đời.

2. (Trang 60 KHXH 8 VNEN) Hệ thống những nội dung chủ yếu về các giai đoạn phát triển của các nước tư bản châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939) theo bảng sau.

Khoa học xã hội 8 Bài 7: Các nước tư bản chủ nghĩa giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939) | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 8 VNEN

Trả lời:

Khoa học xã hội 8 Bài 7: Các nước tư bản chủ nghĩa giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939) | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 8 VNEN

3. (Trang 60 KHXH 8 VNEN) Những yếu tố nào làm cho tình hình kinh tế Đức tồi tệ hơn nhiều so với các nước tư bản châu Âu khác trong cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933?

Trả lời:

- Đức bị thiệt hại nặng sau chiến tranh thế giới thứ nhất. Mất nhiều thời gian phục hồi.

- Bị phụ thuộc nặng nề vào Mỹ do Mỹ viện trợ cho nhiều.

- Thuộc địa của Đức bị mất hết, Đức thiếu nguồn cung tài nguyên.

4. (Trang 60 KHXH 8 VNEN) Hãy so sánh biện pháp để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 của các nước như Anh, Pháp, Mỹ so với Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản.

Trả lời:

- Các nước Anh, Pháp, Mỹ tiến hành cải cách kinh tế-xã hội, thay đổi cơ chế quản lý, tăng cường vơ vét tài nguyên, bóc lột các nước thuộc địa.

- Các nước Đức, Ý, Nhật tiến hành quân phiệt hóa, phát xít hóa bộ máy nhà nước, thiết lập chế độ độc tài, chủ trương phát động chiến tranh chia lại thế giới.

1. (Trang 60 KHXH 8 VNEN) Đọc đoạn nội dung dưới đây và cho biết em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao.

Trả lời:

- Em đồng tình với quan điểm không thể đổ lỗi cho hiệp ước Véc-sai Oa-sinh-tơn. Việc Đức dưới sự lãnh đạo đảng Quốc Xã của Hít-le trở nên hiếu chiến, quân phiệt là do:

+ Chủ nghĩa dân tộc ở Đức phát triển rất mạnh.

+ Đức vốn là một quốc gia hiếu chiến.

+ Đức không thể phục hồi kinh tế trước khi Đảng Quốc Xã lên cầm quyền và cũng không thể phục hồi theo con đường cải cách.

2. (Trang 61 KHXH 8 VNEN) Đóng vai trò là người lãnh đạo đất nước trong bối cảnh của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933, em lựa chọn con đường nào để thoát khỏi cuộc khủng hoảng đó? Tại sao?

Trả lời:

- Em sẽ lựa chọn con đường thực hiện thay đổi cải cách kinh tế, thay đổi cơ chế quản lý. Vì:

+ Đây là một giải pháp phù hợp, đảm bảo hòa bình, ổn định về chính trị, xã hội.

+ Mang lại lợi ích cho toàn thể nhân dân lao động.

+ Tránh xung đột, mâu thuẫn trong các dân tộc.

3. (Trang 61 KHXH 8 VNEN) Tìm hiểu thêm về:

- Quá trình phát xít hóa nước Đức của Hít-le; Tổng thống Mĩ Ph. Ru-dơ-ven và Chính sách mới của ông.

- Tình hình Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939).

Trả lời:

* Quá trình phát xít hóa nước Đức của Hít-le:

- Năm 1921, Hít-le nắm quyền lãnh đạo đảng Quốc Xã.

- Ngày 28/1/1933, thủ tướng Đức Franz von Papen từ chức thủ tướng.

- Ngày 30/1/1933, Tổng thống Hin-đen-bua trao quyền thủ tướng cho Hít-le.

- Tháng 3-1933, chính quyền phát xít vu cáo những người cộng sản đốt cháy nhà Quốc hội, đặt Đảng Cộng sản ra ngoài vòng pháp luật và bắt giam 10 vạn đảng viên cộng sản.

- Năm 1934, Tổng thống Hin-đne-bua qua đời, Hít-le tuyên bố hủy bỏ Hiến pháp Vaima, tự xưng là Quốc trưởng suốt đời. Nền Cộng hòa Vaima hoàn toàn sụp đổ.

* Chính sách kinh tế mới:

- Về kinh tế - tài chính:

+ Nhà nước can thiệp tích cực vào đời sống kinh tế.

+ Phục hồi sự phát triển của kinh tế thông qua các đạo luật về ngân hàng, phục hưng công nghiệp, điều chỉnh nông nghiệp.

- Về chính trị - xã hội:

+ Chính phủ thực hiện các biện pháp giải quyết nạn thất nghiệp như: cứu trợ người thất nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm mới,…

+ Xoa dịu mâu thuẫn giai cấp.

* Nhật Bản từ: 1918 – 1929:

+ Những năm 1918 – 1923: Kinh tế phát triển vượt bậc. Phong trào đấu tranh của công nhân diên ra mạnh mẽ và Đảng Cộng sản Nhật Bản được thành lập (7/1922).

+ Những năm 1924 - 1927: ổn định, kinh tế phục hồi và phát triển vượt mức so với trước chiến tranh.

+ Những năm 1927 - 1929 : khủng hoảng kinh tế - tài chính.

- Từ 1929 - 1933 : thời kì khủng hoảng kinh tế và quá trình quân phiệt hoá bộ máy nhà nước.

- Từ 1933 – 1939: Phong trào đấu tranh của nhân dân Nhật chống chủ nghĩa quân phiệt diễn ra quyết liệt. Nhật ra sức đi xâm lược đánh chiếm các nước khác

4. (Trang 61 KHXH 8 VNEN) Tìm đọc các cuốn sách sau:

- Nguyễn Anh Thái (Chủ biên), Lịch sử thế giới hiện đại, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014.

- Phan Ngọc Liên (Chủ biên), Lịch sử Nhật Bản, NXB Văn hóa – Thông tin, 1997.

Xem thêm các bài Giải bài tập Khoa học xã hội lớp 8 chương trình VNEN hay khác:


Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học