Khoa học xã hội 8 Bài 10: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)

(Trang 77 KHXH 8 VNEN) Hình 1 đề cập đến nội dung gì trong lịch sử loài người. Em biết gì về nội dung đó?

Khoa học xã hội 8 Bài 10: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)| Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 8 VNEN

Trả lời:

- Hình 1 nói về vụ ném bom nguyên tử của Mỹ xuống thành phố Hirishima của Nhật Bản ngày 6/8/1945 làm 8 vạn người chết.

- Vụ ném bom nguyên tử nằm trong chuỗi các sự kiện trong chiến tranh thế giới thứ hai, giai đoạn cuối của chiến tranh, Liên Xô tấn công đạo quân Quan Đông của Nhật, từ ngày 6-9/8/1945, Mỹ thả 2 quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagaxaki, hủy diệt hai thành phố này. Ngày 15/8/1945 Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Chiến tranh chấm dứt.

1. Tìm hiểu về nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai

(Trang 78 KHXH 8 VNEN) Đọc thông tin kết hợp quan sát hình ảnh, hãy:

- Giải thích tại sao Hít-le lại tấn công các nước châu Âu trước.

- Nêu nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai và suy nghĩ của em về trách nhiệm của các nước lớn khi để Chiến tranh thế giới thứ hai xảy ra.

Khoa học xã hội 8 Bài 10: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)| Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 8 VNEN

Trả lời:

- Hít-le tấn công các nước châu Âu trước vì:

+ Hít-le chưa đủ lực để đánh Anh, Pháp, Liên Xô.

+ 2 nước Anh, Pháp đã nhượng bộ phe phát xít, Hít-le đã nắm được điều này.

+ Tấn công các nước châu Âu, Đức sẽ dễ dàng giành chiến thắng, qua đó có thể củng cố tiềm lực tấn công các nước Anh, Pháp, Nga.

* Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai:

- Nguyên nhân sâu xa:

+ Sự luật phát triển không đều về kinh tế và chính trị giữa các nước tư bản trong thời đại đế quốc chủ nghĩa,so sánh lực lượng trong thế giới tư bản thay đổi căn bản.

+ Việc tổ chức và phân chia thế giới theo hệ thống Véc-xai - Oa-sinh-tơn không còn phù hợp nữa. Đưa đến một cuộc chiến tranh mới để phân chia lại thế giới.

+ Mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa từ trước chiến tranh thế giới thứ nhất.

- Nguyên nhân trực tiếp:

+ Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1932 làm những mâu thuẫn trên thêm sâu sắc dẫn tới việc lên cầm quyền của chủ nghĩa phát xít với ý đồ gây chiến tranh để phân chia lại thế giới.

+ Thủ phạm gây chiến là phát xít Đức, Nhật Bản Italia. Nhưng các cường quốc phương Tây lại dung túng, nhượng bộ, tạo điều kiện cho phát xít gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.

+ Đức tấn công Ba Lan ngày 1/9/1945

* Trách nhiệm của các nước lớn: Các nước Ạnh, Pháp phải chịu trách nhiệm trực tiếp, chính 2 quốc gia này dung túng, tiếp tay cho phát xít Đức, để Đức lộng hành và gây nên chiến tranh. Liên Xô đã dùng mọi nỗ lực để ngăn cả chiến tranh, kêu gọi Anh, Pháp cùng ngăn cản Đức, nhưng Anh, Pháp đã từ chối.

2. Tìm hiểu các giai đoạn chính của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai

a) Giai đoạn 1 (từ ngày 1 – 9 – 1939 đến đầu năm 1943): chiến tranh bùng nổ và lan rộng ra thế giới

(Trang 79 KHXH 8 VNEN) Đọc thông tin kết hợp quan sát hình ảnh, hãy:

- Khái quát diễn biến chính trong giai đoạn 1 của cuộc chiến tranh.

- Giải thích vì sao trong giai đoạn 1, phe phát xít lại chiếm ưu thế. Để chống lại phe phát xít, các nước đã phải làm gì?

- Nêu suy nghĩ của em về hành động của chủ nghĩa phát xít trong việc giết hại người Do Thái và dân thường.

- Cho biết việc Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng sẽ tác động đến nước Mĩ như thế nào.

Khoa học xã hội 8 Bài 10: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)| Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 8 VNEN Khoa học xã hội 8 Bài 10: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)| Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 8 VNEN

Trả lời:

* Diễn biến chính trong giai đoạn 1 của cuộc chiến tranh:

- Mặt trận Châu Âu: Từ ngày 1-9-1939 đến ngày 22-6-1941, Đức hoàn toàn nắm quyền chủ động trên chiến trường, bằng chiến thuật chớp nhoáng, Đức đánh chiếm hầu hết các nước châu Âu (trừ Anh và một vài nước trung lập). Ngày 22-6-1941, phát xít Đức tấn công và dần dần tiến sâu vào lãnh thổ Liên Xô.

- Mặt trận Châu Á - Thái Bình Dương: Ngày 7-12-1941, Nhật Bản bất ngờ tấn công hạm đội của Mĩ ở Chân Châu Cảng (đảo Ha-oai). Quân Nhật chiếm toàn bộ Đông Nam Á và một số đảo ở Thái Bình Dương.

- Mặt trận Bắc Phi: Tháng 9-1940, quân I-ta-li-a tấn công Ai Cập. Chiến tranh lan rộng trên toàn thế giới.

- Tháng 1-1942, Mặt trận đồng minh chống phát xít được thành lập nhằm đoàn kết và tập hợp các lực lượng chống phát xít trên toàn thế giới để tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.

* Trong giai đoạn 1, phe phát xít lại chiếm ưu thế vì:

- Các nước phát xít có sự chuẩn bị kỹ càng.

- Anh, Pháp nhân nhượng,tạo điều kiện cho phe phát xít, Mỹ trung lập, Liên Xô bị các nước cô lập.

- Có lực lượng quân sự hùng hậu, sức mạnh.

- Để chống lại phe phát xít, các nước đã thành lập Mặt trận Đồng minh nhằm kết hợp và tập hợp các lực lượng chống phát xít trên toàn thế giới để tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.

* Hành động của chủ nghĩa phát xít trong việc giết hại người Do Thái và dân thường: Hành động dã man, vô nhân tích. Chống lại đạo đức nhân loại.

* Tác động của việc Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng đối với nước Mĩ: Việc Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng của Mĩ đã thúc đẩy Mĩ tuyên chiến với Nhật, chính thức chấm dứt chính sách biệt lập với “Đạo luật trung lập (1935) không can thiệp vào các sự kiện bên ngoài châu Mĩ của Mĩ, làm thay đổi cục diện cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.

b) Giai đoạn 2 (từ đầu năm 1943 đến tháng 8 – 1945): quân Đồng minh phản công, chiến tranh kết thúc

(Trang 81 KHXH 8 VNEN) Đọc thông tin, kết hợp quan sát hình ảnh, hãy:

- Khái quát diễn biến chính của Chiến tranh thế giới thứ hai trong giai đoạn 2 trên các mặt trận.

- Nêu những tác động của việc Mĩ – Anh mở mặt trận phía Tây đến cục diện chiến tranh.

- Trình bày suy nghĩ của em về việc Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản.

Khoa học xã hội 8 Bài 10: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)| Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 8 VNEN Khoa học xã hội 8 Bài 10: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)| Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 8 VNEN

Trả lời:

- Diễn biến chính của Chiến tranh thế giới thứ hai trong giai đoạn 2 trên các mặt trận:

+ Trận phản công của quân đội Liên Xô ở Xta-lin-grát đã tạo nên bước ngoặt, làm xoay chuyển tình thế của cuộc chiến tranh thế giới. Sau chiến thắng Xta-lin-grát (2 - 2 - 1943), Hồng quân Liên Xô và liên quân Mĩ - Anh liên tiếp mở nhiều cuộc phản công trên khắp các mặt trận.

+ Ở mặt trận Xô - Đức, Hồng quân Liên Xô đã phản công trên diện rộng, quét sạch quân Đức ra khỏi lãnh thổ của mình. Đến cuối năm 1944, toàn bộ lãnh thổ Liên Xô được giải phóng. Trên đường truy kích quân Đức, Hồng quân Liên Xô đã giúp nhân dân các nước Đông Âu giải phóng đất nước khỏi ách phát xít.

+ Ở một trận Bắc Phi, tháng 5 - 1943, trước các đợt tấn công của liên quân Mĩ - Anh, quân Đức và I-ta -li-a đã phải hạ vũ khí. Ở mặt trận Tây Âu, ngày 6 - 6 -1944, Liên quân Mĩ - Anh đổ bộ vào miền Bắc nước Pháp, mở mặt trận thứ hai ở Tây Âu.

+ Sau thắng lợi của Hồng quân Liên Xô ở chiến dịch công phá Béc-lin. đêm mồng 8 rạng sáng 9 - 5 - 1945 phát xít Đức kí văn kiện đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh kết thúc ở châu Âu với sự thất bại hoàn toàn của phát xít I-ta-li-a và Đức.

+ Ở mặt trận châu Á - Thái Bình Dương, Hồng quân Liên Xô đánh tan đạo quân Quan Đông của Nhật ở vùng Đông Bắc Trung Quốc. Ngày 6 và 9 - 8 - 1945, Mĩ ném bom nguyên tử hủy diệt hai thành phố Hi-rô-si-ma và Na-ga-xa-ki (Nhật Bản) làm trên 10 vạn người thiệt mạng, hàng chục vạn người bị tàn phế.

+ Ngày 15 - 8 - 1945, Nhật Bản đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.

- Mĩ - Anh mở mặt trận phía Tây đã làm tình hình biến đổi theo hướng:

+ Đức bị tấn công ở 2 mặt đông (Liên Xô), tây (Mỹ-Anh).

+ Tạo lợi thế cho phe Đồng Minh.

+ Cổ vũ, tiếp thêm tinh thần cho các nước châu Âu nổi dậy chống phát xít.

- Về việc Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản:

+ Phá tan 2 thành phố lớn của Nhật cùng những tiềm lực về nhân mạng, quân sự, kinh tế.

+ Giáng một đòn nặng nề vào Nhật Bản.

+ Thể hiện sức mạnh quân sự của Mỹ.

3. Tìm hiểu kết cục của Chiến tranh thế giới thứ hai

(Trang 83 KHXH 8 VNEN) Đọc thông tin, kết hợp quan sát hình ảnh, hãy:

- Cho biết cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai có kết cục như thế nào.

- Nêu suy nghĩ của em về hậu quả của chiến tranh đối với nhân loại.

Khoa học xã hội 8 Bài 10: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)| Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 8 VNEN

Trả lời:

- Kết cục của Chiến tranh thế giới thứ hai:

+ Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với sự sụp đổ hoàn toàn của phát xít Đức, I-ta-li-a, Nhật.

+ Thắng lợi vĩ đại thuộc về các dân tộc trên thế giới đã kiên cường chiến đấu chống chủ nghĩa phát xít.

+ Liên Xô, Mĩ, Anh là lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.

+ Hơn 70 quốc gia với 1700 triệu người đã bị lôi cuốn vào vòng chiến, khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn phế, thiệt hại vật chất 4000 tỉ đô-la.

+ Chiến tranh kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới.

- Suy nghĩ của bản thân:

- Hậu quả của cuộc chiến vô cùng thảm khốc, là nỗi đau và ám ảnh của nhiều người.

- Các nước Anh, Pháp phải chịu trách nhiệm lớn vì thái độ dung túng, toan tính của mình.

1. (Trang 84 KHXH 8 VNEN) Hãy lập bảng theo mẫu sau vào vở và điền những nội dung phù hợp.

Khoa học xã hội 8 Bài 10: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)| Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 8 VNEN

Trả lời:

Nội dung Thời gian Kết quả/ Tác động
Đức tấn công Ba Lan 1/9/1939 Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.
Trận Trân Châu Cảng 07/12/1941 Mĩ bị thiệt hại nặng nề, chiến tranh lan rộng toàn thế giới.
Trận Xta-lin-grát 11/1942 - 02/1943 Hồng quân Liên Xô đã tấn công tiêu diệt, bắt sống toàn bộ đội quân tinh nhuệ của Đức gồm 33 vạn người do thống chế Pao-lút chỉ huy. Từ đây, Liên Xô và phe Đồng minh chuyển sang tấn công trên các mặt trận.
Đức kí văn kiện đầu hàng 09/05/1945 Chiến tranh chấm dứt ở châu Âu.
Liên Xô đánh bại đạo quân Quan Đông của Nhật Bản 08/08/1945 Góp phần khiến Nhật Bản chấp nhận đầu hàng.
Mĩ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản 6 và 9/8/1945 Góp phần khiến Nhật Bản chấp nhận đầu hàng.
Nhật Bản đầu hàng 15/8/1945 Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.

2. (Trang 84 KHXH 8 VNEN) Trách nhiệm của Anh, Pháp, Mĩ trong việc để Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.

Trả lời:

- Anh, Pháp có trách nhiệm lớn trong việc để Chiến tranh bùng nổ.

- Hai nước đế quốc đã dung túng cho phe phát xít.

- Phản bội lại các nước đồng minh.

- Chủ định đẩy cuộc chiến tranh cho Đức tàn sát Liên Xô.

3. (Trang 84 KHXH 8 VNEN) Đánh giá vai trò của Mĩ, Liên Xô trong việc kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai.

Trả lời:

- Vai trò quyết định của Liên Xô trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít:

+ Tập hợp các lực lượng yêu chuộng hòa bình đấu tranh chống phát xít.

+ Đập tan cuộc chiến tranh xâm lược của phát xít Đức, giải phóng lãnh thổ của mình.

+ Giúp đỡ các nước Đông Âu giải phóng đất nước khỏi ách phát xít. Tiến công đến tận sào huyệt của chủ nghĩa phát xít Đức tiêu diệt chúng.

+ Tiêu diệt phát xít Nhật, buộc Nhật phải đầu hàng không điều kiện.

+ Tổ chức các hội nghị quốc tế: I-an-ta, Pốt-xđam bàn việc kết thúc chiến tranh.

- Vai trò của Mĩ trong việc kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai:

+ Là lực lượng chủ yếu ở mặt trận Bắc Phi và châu Á Thái Bình Dương, góp phần tiêu diệt chủ nghĩa phát xít I-ta-li-a.

+ Tấn công phát xít Đức từ phía Tây, cùng Liên Xô buộc Đức đầu hàng, kết thúc chiến tranh ở châu Âu.

+ Tham gia chống Nhật ở Viễn Đông, buộc Nhật đầu hàng.

4. (Trang 84 KHXH 8 VNEN) Em hãy lập bảng so sánh cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất với cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai theo ý tưởng của mình.

Trả lời:

Khoa học xã hội 8 Bài 10: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)| Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 8 VNEN

1. (Trang 84 KHXH 8 VNEN) Hãy viết một lá thư cho người thân kể về tội ác của chủ nghĩa phát xít đã gây ra cho nhân loại trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

Trả lời:

Việt thân mến!

Chúng mình vừa trả qua giờ học về Chiến tranh thế giới thứ hai rất bổ ích và tuyệt vời, đây đúng là một cuộc chiến lớn và hậu quả của nó cũng rất tàn khốc. Đặc biệt, tội tác của các nước phát xít là điều mà lịch sử không bao giờ quên. Ở châu Âu, nước Đức đã tiến hành tàn sát người Do Thái nhằm mục đích diệt chủng dân tộc này. Trong cuộc chiến với Liên Xô, người Đức đã thẳng tay tàn sát mọi người Liên Xô từ binh lính, người già, đến trẻ em, gây nên thiệt hại khủng khiếp cho quốc gia này. Ở châu Á, người Nhật tạo nên những vụ thảm sát Trung Quốc tại Nam Kinh, gây ra nạn đói cho chính đồng bào chúng ta. Ngoài ra, còn vô vàn tội ác họ thực hiện với các dân tộc khác trên thế giới.

Lịch sử đã trôi qua, tuy nhiên những bài học đó thì luôn còn, thế hệ chúng ta phải cố gắng học tập, đấu ranh bảo vệ hòa bình của nhân loại. Viết lại thư cho mình nhé. Bạn Nam.

2. (Trang 85 KHXH 8 VNEN) Giải thích vì sao Nhật Bản đặt tên cho công viên ở thành phố Hi-rô-si-ma là công viên Hòa Bình. Nếu có cơ hội đến thăm công viên này, em sẽ gửi thông điệp gì đến toàn thể nhân loại?

Trả lời:

- Người dân Nhật mong muốn và khát khao hòa bình.

- Nếu đến đây, em sẽ gửi thông điệp “chung tay bảo vệ hòa bình nhân loại”.

3. (Trang 85 KHXH 8 VNEN) Cuối năm 1944 – đầu năm 1945, gần 2 triệu người Việt Nam bị chết đói. Sự kiện đó có liên quan đến cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai không? Em có suy nghĩ gì về sự kiện đó?

Trả lời:

- Sự kiện 2 triệu người Việt bị chết đói liên quan chặt chẽ đến chiến tranh thế giới thứ hai. Do ảnh hưởng trực tiếp từ chính sách thu thóc tạ, nhổ lúa trồng đay của Nhật. Nhân dân ta thiếu lương thực và xảy ra nạn đói.

- Suy nghĩ bản thân:

+ Đây là sự kiện đau thương của dân tộc.

+ Tội ác lớn của phát xít Nhật.

+ Thực dân Pháp cũng có trách nhiệm lớn trong việc tiếp tay, cùng Nhật bóc lột nhân dân ta.

4. (Trang 85 KHXH 8 VNEN) Tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa của hình 11.

Khoa học xã hội 8 Bài 10: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)| Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 8 VNEN

Trả lời:

- Chim bồ câu trong kinh thánh là loài chim ngậm nhánh trám, báo trước cuộc sống hòa bình và an cư sau trận Đại Hồng Thủy. Do đó hình ảnh chim bồ câu ngậm nhánh trám là hình ảnh biểu tượng cho nền hòa bình.

1. (Trang 85 KHXH 8 VNEN) Tìm đọc một số sách và trang web sau:

- Rick Beyer, 100 câu chuyện chiến tranh thú vị nhất chưa từng kể, NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội, 2010.

- http://vi.wikipedia)org/ (chiến tranh thế giới thứ hai).

2. (Trang 85 KHXH 8 VNEN) Tìm hiểu tiểu sử của một số nhân vật lịch sử liên quan đến Chiến tranh thế giới thứ hai như Hít-le, Ru-dơ-ven, Xta-lin…

Trả lời:

Adolf Hitler (1889 – 1945) là người Đức gốc Áo, Chủ tịch Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa từ năm 1921, Thủ tướng Đức từ năm 1933, là "Lãnh tụ và Thủ tướng đế quốc" kiêm nguyên thủ quốc gia nắm quyền Đế quốc Đức kể từ năm 1934. Hitler thiết lập chế độ độc quyền quốc gia xã hội của Đệ Tam Đế quốc, cấm chỉ tất cả các đảng đối lập và giết hại các đối thủ. Hitler đã gây ra Chiến tranh thế giới thứ hai, thúc đẩy một cách có hệ thống quá trình tước đoạt quyền lợi và sát hại khoảng sáu triệu người Do Thái châu Âu cùng một số nhóm chủng tộc, tôn giáo, chính trị khác được gọi là cuộc Đại đồ sát dân Do Thái. Người chủ trương gây cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, tuy nhiên đã bị các nước Đồng Minh đánh bại. Trước sự tấn công quyết liệt của Liên Xô và Béc-lin. Hít-le đã tự sát ngày 30/4/1045.

3. (Trang 85 KHXH 8 VNEN) Tìm hiểu thêm về trận Trân Châu Cảng, trận Xta-lin-grát.

Trả lời:

* Nguyên nhân của trận Trân Châu cảng:

- Mục tiêu chiến lược của Nhật Bản là Đông Nam Á và một phần Thái Bình Dương.

- Nhật muốn tiêu diệt lực lượng hải quân Mỹ tại Trân Châu Cảng và bí mật tấn công.

Diễn biến - kết quả

- 5 giờ sáng ngày 7-12-1941, toàn bộ hạm đội đặc nhiệm Nhật đã được tập kết ở nơi cách Trân Châu cảng 200 hải lí, 5 giờ 30 phút hai máy bay trinh sát cất cánh... Ngay sau đó, 183 máy bay được lệnh cất cánh từ các tàu sân bay, mở đầu đợt 1 của cuộc tấn công, tiếp theo là 170 máy bay khác cho đợt tấn công thứ 2, đồng thời 29 tàu ngầm Nhật cũng dến gần Trân Châu cảng để chặn tàu Mĩ nào còn "sống sót"...

- Trong khi đó, Mĩ không biết một chút gì đang và sẽ xảy ra. Trận chiến đấu diễn ra từ 7 giờ 55 phút đến 9 giờ 45 phút sáng ngày 7-12-1941, qua hai đợt tấn công vào bến cảng và sân bay Trân Châu cảng, hải quân và không quân Nhật đã đánh chìm và làm thiệt hại nặng 18 tàu chiến lớn của Mĩ, trong đó có 8 thiết giáp hạm, phá hủy 232 máy bay chiến đấu, có đến 3581 người bị thiệt mạng.

* Tác động:

- Vụ Trân Châu cảng đã thúc đẩy việc Mĩ tuyên chiến với Nhật, chính thức chấm dứt chính sách biệt lập tham gia Chiến tranh thế giới thứ hai.

- Ngày 1-1-1942, 26 nước tại Oa sing tơn kí Tuyên ngôn Liên hợp quốc quyết tâm chóng phát xít đến cùng và khối đồng minh chống phát xít hình thành.

Trận Stalindrad

* Trận Stalingrad trận đánh lớn nhất lịch sử nhân loại thay đổi cục diện chiến ww2 diễn ra trong Chiến tranh Xô-Đức giữa một phe là quân đội phát xít Đức cùng với các chư hầu và phe kia là Hồng quân Liên Xô tại thành phố Stalingrad.

Trận đánh diễn ra từ ngày 17/7/1942 đến ngày 2/2/1943, và thường được đánh giá như một bước ngoặt quan trọng và bước đầu làm xoay chuyển cục diện trong chiến tranh thế giới thứ 2 , thậm chí là một trong những bước ngoặt lớn nhất của nền quân sự thế giới vào thế kỷ XX.Đây cũng là một trong những trận đánh đẫm máu nhất lịch sử, với con số thương vong có thể lên đến hơn 2 triệu người.

Số binh sĩ tham gia trận đánh này nhiều hơn hẳn các chiến dịch lớn khác, và nó cũng nổi tiếng vì mức độ khốc liệt, tàn bạo cũng như thương vong cao về dân thường. Việc quân Đức thất bại trong việc đánh chiếm Stalingrad và việc Hồng quân Xô Viết phản công bao vây tiêu diệt 33 vạn quân của Tập đoàn quân số 6 (Đức) cùng với nhiều lực lượng khác của phe Trục xung quanh thành phố đã dẫn tới một trong những thất bại quan trọng nhất của phát xít Đức trong thế chiến thứ hai.

Với chiến thắng điểm ngoặt này, Hồng quân đã cầm chắc lợi thế của cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại. Song, đây không chỉ là một bước ngoặt quyết định và quan trọng nhất trong cuộc chiến tranh vệ quốc mà còn cả của Chiến tranh thế giới thứ hai vì nó cùng với các chiến thắng ở Tunisia đã mang lại lợi thế và củng cố niềm tin thắng lợi cho toàn khối Đồng Minh , và bắt đầu cho giai đoạn Hồng quân Xô Viết chủ động tổ chức phản công trên toàn mặt trận và đóng góp một phần đáng kể vào sự đầu hàng của phát xít Đức hai năm rưỡi sau đó.

Đợt tấn công Stalingrad của phát xít Đức tiến triển nhanh vào giai đoạn nửa sau năm 1942 dưới sự hỗ trợ mạnh mẽ của không quân Đức Luftwaffe , những trận oanh tạc của lực lượng này đã biến phần lớn thành phố trở thành đống gạch vụn. Tuy nhiên quân đội phát xít Đức nhanh chóng bị sa lầy trong những trận đánh đẫm máu trên đường phố và mùa đông nước Nga đang đến gần. Quân đội Liên Xô nhanh chóng phản công và giành thắng lợi.

Xem thêm các bài Giải bài tập Khoa học xã hội lớp 8 chương trình VNEN hay khác:


Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học