Khoa học xã hội 8 Bài 3: Cách mạng công nghiệp

(Trang 23 KHXH 8 VNEN)Từ cuối thế kỉ XVIII đến thế kỉ XIX, xã hội loài người đã chứng kiến bước chuyển hết sức nhanh chóng trong lĩnh vực sản xuất – từ sản xuất nhỏ, thủ công đến sản xuất cơ khí máy móc. Đó chính là cách mạng công nghiệp. Cuộc cách mạng này đã làm thay đổi bộ mặt của các nước tư bản. Năng suất lao động tăng cao, nhiều khu công nghiệp, nhiều thành phố lớn xuất hiện, đánh dấu sự thắng lợi của chủ nghĩa tư bản trên phạm vi thế giới. Các em hãy tham gia vào bài học để tìm hiểu:

- Nền văn minh nông nghiệp bắt đầu chuyển sang nền văn minh công nghiệp từ bao giờ? Vì sao lại diễn ra trước tiên ở nước Anh?

- Những phát minh nào có ảnh hưởng lớn đến sản xuất công nghiệp ở nước Anh?

- Cách mạng công nghiệp đã mang lại những kết quả gì?

Trả lời:

- Nền văn minh nông nghiệp bắt đầu chuyển sang nền văn minh công nghiệp từ cuối thế kỷ XVIII, khi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra. Từ đây nền kinh tế công nghiệp, sản xuất dựa trên máy móc, kỹ thuật thay thế dần cho nền sản xuất lao động chân tay, quy mô nhỏ.

- Cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra đầu tiên ở Anh vì:

+ Nền tảng chính trị thuận lợi, giai cấp tư sản đã lên nắm quyền, nhà nước tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

+ Điều kiện kinh tế thuận lợi: Sự phát triển lương thực trong cuộc cách mạng nông nghiệp, nguồn cung cấp nhiên liệu dồi dào với nguồn cung than lớn.

+ Điều kiện địa lý thuận lợi, tạo điều kiện vận chuyển hàng hóa cũng như nguyên liệu một cách nhanh chóng.

+ Điều kiện xã hội thuận lợi, dân số tăng nhanh, nhân lực dồi dào, xã hội phát triển theo hướng tư bản.

+ Tích lũy tư bản ở Anh lớn.

- Một số phát minh có ảnh hưởng lớn đến sản xuất công nghiệp ở nước Anh có thể kể đến là:

+ 1735: A-bra-man phát minh ra phương pháp lấy than cốc từ than đá để luyện gang.

+ 1764: Giêm-ha-gri-vơ sáng chế ra máy kéo sợi Gienni.

+ 1769: Ác-crai-tơ chế tạo ra máy kéo sợi chạy bằng hơi nước.

+ 1784: Máy hơi nước do Giêm-oát chế tạo ra được đưa vào sử dụng.

+ 1785: Các-rai chế tạo ra máy dệt đầu tiên chạy bằng hơi nước, năng suất tăng 40 lần.

+ Đầu thế kỉ 19: Tàu thủy chạy bằng máy hơi nước thay thế dần thuyền buồm, xe lửa và đường sắt bắt đầu được sử dụng.

* Hệ quả của cách mạng công nghiệp:

- Về kinh tế:

+ Nâng cao năng suất lao động, làm ra khối lượng sản phẩm lớn cho xã hội, xã hội hóa quá trình lao động của các nước tư bản.

+ Thay đổi bộ mặt các nước tư bản, nhiều trung tâm công nghiệp mới và thành thị đông dân ra đời.

+ Thúc đẩy sự chuyển biến của các ngành kinh tế khác, đặc biệt là nông nghiệp và giao thông vận tải.

+ Nông nghiệp: Chuyển sang phương thức chuyên canh hoặc thâm canh. Quá trình cơ giới hóa nông nghiệp đã góp phần giải phóng nông dân, bổ sung lực lượng lao động cho thành phố.

- Về xã hội: hình thành 2 giai cấp mới là: tư sản công nghiệp và vô sản công nghiệp.

+ Tư sản công nghiệp: nắm tư liệu sản xuất và quyền thống trị.

+ Vô sản công nghiệp làm thuê, đời sống cơ cực dẫn đến đấu tranh giữa vô sản với tư sản không ngừng tăng lên.

1. Tìm hiểu cách mạng công nghiệp ở Anh

(Trang 24 KHXH 8 VNEN) Đọc thông tin, kết hợp quan sát, hãy:

- Giải thích vì sao cách mạng công nghiệp diễn ra đầu tiên ở Anh.

- Cho biết những phát minh lớn nào có ảnh hưởng đến sản xuất công nghiệp ở Anh. Phát minh nào có ý nghĩa quyết định nhất? Vì sao?

- Giải thích vì sao cuối thế kỉ 18 – đầu thế kỉ 19, nước Anh được gọi là “công xưởng của thế giới”?

Khoa học xã hội 8 Bài 3: Cách mạng công nghiệp | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 8 VNEN

Trả lời:

- Cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra đầu tiên ở Anh vì:

+ Nền tảng chính trị thuận lợi, giai cấp tư sản đã lên nắm quyền, nhà nước tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

+ Điều kiện kinh tế thuận lợi: Sự phát triển lương thực trong cuộc cách mạng nông nghiệp, nguồn cung cấp nhiên liệu dồi dào với nguồn cung than lớn.

+ Điều kiện địa lý thuận lợi, tạo điều kiện vận chuyển hàng hóa cũng như nguyên liệu một cách nhanh chóng.

+ Điều kiện xã hội thuận lợi, dân số tăng nhanh, nhân lực dồi dào, xã hội phát triển theo hướng tư bản.

+ Tích lũy tư bản ở Anh lớn.

- Một số phát minh có ảnh hưởng lớn đến sản xuất công nghiệp ở nước Anh có thể kể đến là:

+ Năm 1735: A-bra-man phát minh ra phương pháp lấy than cốc từ than đá để luyện gang.

+ Năm 1764: Giêm-ha-gri-vơ sáng chế ra máy kéo sợi Gienni.

+ Năm 1769: Ác-crai-tơ chế tạo ra máy kéo sợi chạy bằng sức nước.

+ Năm 1784: Máy hơi nước do Giêm-oát chế tạo ra được đưa vào sử dụng.

+ Năm 1785: Các-rai chế tạo ra máy dệt đầu tiên chạy bằng hơi nước, năng suất tăng 40 lần.

+ Đầu thế kỉ 19: Tàu thủy chạy bằng máy hơi nước thay thế dần thuyền buồm, xe lửa và đường sắt bắt đầu được sử dụng.

- Trong các phát minh, việc Giêm-oát phát minh ra máy hơi nước là quan trọng nhất. Vì:

+ Nó là nền tảng cho mọi ngành sản xuất, nhiều ngành sản xuất mới sau đó ra đời.

+ Nó giúp tăng năng suất lao động, giải phóng sức người.

+ Máy hơi nước có thể vận hành mọi thời điểm, duy trì nền sản xuất liên tục.

- Cuối thế kỷ XVIII đầu XIX, Anh là công xưởng của thế giới vì:

+ CM công nghiệp làm thay đổi bộ mặt của nước Anh.

+ Năng suất lao động cao, nhiều khu công nghiệp, thành phố lớn.

+ Sản xuất tư bản chủ nghĩa tăng nhanh.

2. Tìm hiểu cách mạng công nghiệp ở Pháp, Đức

(Trang 25 KHXH 8 VNEN) Đọc thông tin, kết hợp quan sát hình, hãy cho biết sau nước Anh, cách mạng công nghiệp diễn ra ở nước nào?

Trả lời:

* Sau nước Anh, cách mạng công nghiệp diễn ra ở Pháp và Đức:

- Cách mạng công nghiệp ở Pháp bắt đầu từ những năm 30 của thế kỷ 19. Số lượng máy hơi nước được sử dụng tăng lên nhanh chóng. Việc xây dựng đường sắt được đẩy mạnh. Cách mạng công nghiệp đã đưa nền kinh tế Pháp phát triển, đứng thứ hai thế giới (sau Anh).

- Ở Đức, cách mạng công nghiệp diễn ra từ những năm 40 của thế kỷ 19. Công nghiệp hóa chất, luyện kim phát triển, đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế Đức. Trong nông nghiệp đã xuất hiện máy cày, máy bừa và máy gặt đập.

3. Tìm hiểu hệ quả của cách mạng công nghiệp

(Trang 25 KHXH 8 VNEN) Đọc thông tin, kết hợp quan sát hình, hãy:

- Cho biết sự biến đổi của nước Anh trước và sau cách mạng công nghiệp.

- Nêu hệ quả của cách mạng công nghiệp.

Khoa học xã hội 8 Bài 3: Cách mạng công nghiệp | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 8 VNEN

Trả lời:

- Nước Anh trước cách mạng:

+ Chỉ có một trung tâm sản xuất thủ công.

+ Có 4 thành phố trên 50.000 dân.

+ Anh chưa có hệ thống đường sắt.

- Sau cách mạng:

+ Anh xuất hiện vùng công nghiệp mới bao trùm hết nước

+ Xuất hiện các trung tâm khai thác than đá.

+ Có 14 thành phố trên 50.000 dân.

+ Có mạng lưới đường sắt nối liền các thành phố, hải cảng, khu công nghiệp.

- Hệ quả cách mạng công nghiệp:

* Hệ quả của cách mạng công nghiệp:

- Về kinh tế:

+ Nâng cao năng suất lao động, làm ra khối lượng sản phẩm lớn cho xã hội, xã hội hóa quá trình lao động của các nước tư bản.

+ Thay đổi bộ mặt các nước tư bản, nhiều trung tâm công nghiệp mới và thành thị đông dân ra đời.

+ Thúc đẩy sự chuyển biến của các ngành kinh tế khác, đặc biệt là nông nghiệp và giao thông vận tải.

+ Nông nghiệp: Chuyển sang phương thức chuyên canh hoặc thâm canh. Quá trình cơ giới hóa nông nghiệp đã góp phần giải phóng nông dân, bổ sung lực lượng lao động cho thành phố.

- Về xã hội: hình thành 2 giai cấp mới là: tư sản công nghiệp và vô sản công nghiệp.

+ Tư sản công nghiệp: nắm tư liệu sản xuất và quyền thống trị.

+ Vô sản công nghiệp làm thuê, đời sống cơ cực dẫn đến đấu tranh giữa vô sản với tư sản không ngừng tăng lên.

1. Điền dấu x vào chỗ trống (…) trước ý mà em cho là đúng.

(...) Máy móc được phát minh và sử dụng đầu tiên ở Anh.

(…) Năm 1764, Giêm Ha-gri-vơ sáng chế ra máy kéo sợi, làm tăng năng suất lên gấp 8 lần.

(...) Máy dệt đầu tiên ở Anh được sáng chế bởi Ét-mơn Các-rai.

(...) Năm 1784, máy hơi nước được sử dụng.

(...) Giêm Oát phát minh ra máy hơi nước.

(...) Đầu thế kỷ 19, máy hơi nước đã được sử dụng trong ngành giao thông vận tải.

(...) Cách mạng công nghiệp ở Anh là quá trình chuyển biến từ sản xuất nhỏ thủ công sang sản xuất lớn bằng máy móc.

(…) Cách mạng công nghiệp diễn ra đầu tiên ở Pháp, sau đó lan rộng ra nhiều nước tư bản khác.

(...) Ở Anh, máy móc được phát minh trước tiên trong ngành dệt.

(...) Máy móc được sử dụng ở nhiều ngành khác nhau, nhất là giao thông vận tải.

Trả lời:

(X) Máy móc được phát minh và sử dụng đầu tiên ở Anh.

(…) Năm 1764, Giêm Ha-gri-vơ sáng chế ra máy kéo sợi, làm tăng năng suất lên gấp 8 lần.

(X) Máy dệt đầu tiên ở Anh được sáng chế bởi Ét-mơn Các-rai.

(X) Năm 1784, máy hơi nước được sử dụng.

(X) Giêm Oát phát minh ra máy hơi nước.

(X) Đầu thế kỷ 19, máy hơi nước đã được sử dụng trong ngành giao thông vận tải.

(X) Cách mạng công nghiệp ở Anh là quá trình chuyển biến từ sản xuất nhỏ thủ công sang sản xuất lớn bằng máy móc.

(…) Cách mạng công nghiệp diễn ra đầu tiên ở Pháp, sau đó lan rộng ra nhiều nước tư bản khác.

(X) Ở Anh, máy móc được phát minh trước tiên trong ngành dệt.

(X) Máy móc được sử dụng ở nhiều ngành khác nhau, nhất là giao thông vận tải.

2. Hãy nối ô bên trái với bên phải sao cho phù hợp.

(Trang 27 KHXH 8 VNEN)

Khoa học xã hội 8 Bài 3: Cách mạng công nghiệp | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 8 VNEN

Trả lời:

Khoa học xã hội 8 Bài 3: Cách mạng công nghiệp | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 8 VNEN

1. (Trang 27 KHXH 8 VNEN) Hãy cho biết: sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay cần những điều kiện gì. Em sẽ làm gì để góp phần vào sự nghiệp đó?

Trả lời:

- Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta cần các điều kiện:

+ Vốn: công nghiệp hóa hiện đại hóa đòi hỏi có nhiều vốn, bao gồm vốn trong nước và vốn nước ngoài.

+ Nguồn nhân lực: chúng ta cần có lực lượng cán bộ khoa học công nghệ và công nhân lành nghề, đảm bảo về nhân lực và chất lượng.

+ Khoa học công nghệ: đây là động lực của công nghiệp hóa hiện đại hóa, quyết định lợi thế cạnh tranh và tốc độ phát triển kinh tế.

+ Mở rộng quan hệ đối ngoại: xu thế toàn cầu hóa, quốc tế hóa hiện nay tạo ra mối liên hệ phụ thuộc của các nền kinh tế. do đó mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại là một tất yếu khách quan nhằm tranh thủ vốn, công nghệ, kỹ thuật trên thế giới.

+ Sự lãnh đạo quản lý của nhà nước: đây là tiền đề quyết định.

- Cá nhân em:

+ Không ngừng học tập, rèn luyện đạo đức.

+ Đọc sách, báo để nâng cao kiến thức, tư duy về cả khoa học và cuộc sống.

+ Tìm hiểu thông tin về công nghiệp hóa, hiện đại hóa, các đường lối, chủ trương của Đảng về sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa.

+ Tích cực tham gia các phong trào ở địa phương về xây dựng nông thôn mới, hiện đại hóa nông thôn nhằm góp phần vào sự nghiệp phát triển đất nước.

2. (Trang 27 KHXH 8 VNEN) Sưu tầm những mẩu chuyện về Giêm Oát, Xti-phen-xơn, Phơn-tơn.

Trả lời:

- James Watt (Giêm Oát)

James Watt sinh ngày 19/01/1736 tại một thị trấn ven biển Greenock ở Scotland của Vương quốc Anh. Từ bé, James Watt tỏ ra rất khéo tay và có năng khiếu về môn Toán học.

Vào năm James Watt 17 tuổi thì mẹ ông qua đời. Watt đi đến Luân Đôn để học ngành điều khiển đo lường (measuring instrument) trong 1 năm. Sau đó, ông trở lại Glasgow Scotland với dự tính lập một cơ sở kinh doanh sản xuất thiết bị đo lường.

Tuy nhiên, vì không đủ kinh nghiệm ít nhất 7 năm học việc nên theo quy định, cơ quan quản lý thợ thủ công của Glasgow (Glasgow Guild of Hammermen) không cấp phép cho Watt lập cơ sở kinh doanh. May mắn, Watt được các giáo sư của Đại học Glasgow tạo cơ hội để ông mở một xưởng nhỏ trong trường.

Năm 1757 xưởng được thành lập. Một trong những giáo sư của Đại học Glasgow là nhà vật lý, nhà hóa học Joseph Black đã trở thành bạn và cũng là người thầy của Watt.

Năm 1763 vô tình một mô hình động cơ hơi nước đầu tiên của Thomas Newcomen bị hỏng và người được nhờ sửa chữa chính là James Watt. Trong quá trình nghiên cứu các chi tiết bên trong của mô hình, Watt nhận ra đây thực sự là một phát minh khoa học, và ông nghĩ rằng có thể cải tiến một vài chi tiết để nó hoạt động tốt hơn, hiệu quả hơn.

Vào một buổi sáng, Watt đi bách bộ ngoài sân golf, mặt trời từ từ mọc và rọi lên mặt ông. Bỗng nhiên một đám mây đen che khuất mặt trời, trong phút chốc bầu trời như tối lại. Nghĩ về đám mây đen che kín mặt trời, một ý tưởng mới xuất hiện trong đầu Watt: “Thiết kế bộ ngưng tụ hơi nước, làm cho hơi nước trực tiếp trở lại trạng thái nước ngay từ ngoài xi lanh, như vậy xi lanh có thể duy trì được nhiệt độ tương đối cao.”

Để chế tạo được máy hơi nước kiểu mới, Watt và các trợ lý của ông làm việc miệt mài không quản ngày đêm. Không nản lòng sau bao khó khăn, thất bại, cuối cùng năm 1765 ông đã chế tạo thành công chiếc máy hơi nước giảm được 3/4 lượng than tiêu thụ so với máy hơi nước Newcomen.

Năm 1769, Watt nhận bằng độc quyền về cải tiến máy hơi nước. Từ thành quả này, Watt tiếp tục cải tiến một bước nữa để giảm lượng tiêu hao than xuống, nâng hiệu suất cao hơn.

Năm 1782, ông cho ra đời chiếc máy hơi nước mới đúng như ông đã suy nghĩ: Máy tiêu hao than ít, hiệu suất nâng lên gấp ba lần. Thành công từ phát minh đã khiến cho máy hơi nước Newcomen trở nên lạc hậu.

Máy hơi nước do Watt phát minh nhanh chóng được sử dụng rộng rãi trên mọi tàu thuyền, tàu hỏa. Công nghiệp toàn thế giới nhanh chóng bước vào “thời đại máy hơi nước”.

3. (Trang 27 KHXH 8 VNEN) Tìm hiểu về các phát minh khoa học – kỹ thuật trong thời kỳ cách mạng công nghiệp.

Trả lời:

- Năm 1733, John Kay đã phát minh ra "thoi bay" (flying shuttle). Phát minh này đã làm người thợ dệt không phải lao thoi bằng tay và năng suất lao động lại tăng gấp đôi.

- Năm 1764, James Hargreaves đã chế được chiếc xe kéo sợi kéo được 16–18 cọc sợi một lúc, giúp tăng năng suất gấp 8 lần. Ông lấy tên con gái mình là Jenny để đặt cho máy đó.

- Năm 1769, Richard Arkwright đã cải tiến việc kéo sợi không phải bằng tay mà bằng súc vật, sau này còn được kéo bằng sức nước.

- Năm 1779, Cromton đã cải tiến máy với kỹ thuật cao hơn, kéo được sợi nhỏ lại chắc, vải dệt ra vừa đẹp vừa bền

- Năm 1785, phát minh quan trọng trong ngành dệt là máy dệt vải của linh mục Edmund Cartwright. phát minh này đã tăng năng suất dệt lên tới 40 lần.

- Phát minh trong ngành dệt cũng tác động sang các ngành khác. Lúc bấy giờ, các nhà máy dệt đều phải đặt gần sông để lợi dụng sức nước chảy, điều đó bất tiện rất nhiều mặt. Năm 1784, James Watt phụ tá thí nghiệm của trường Đại học Glasgow (Scotland) đã phát minh ra máy hơi nước. Nhờ phát minh này, nhà máy dệt có thể đặt bất cứ nơi nào. Không những thế phát minh này còn có thể coi là mốc mở đầu quá trình cơ giới hóa.

- Ngành luyện kim cũng có những bước tiến lớn. Năm 1784, Henry Cort đã tìm ra cách luyện sắt "puddling". Mặc dù phương pháp của Henry Cort đã luyện được sắt có chất lượng hơn nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu về độ bền của máy móc. Năm 1885, Henry Bessemer đã phát minh ra lò cao có khả năng luyện gang lỏng thành thép. Phát minh này đã đáp ứng được về yêu cầu cao về số lượng và chất lượng thép hồi đó.

- Cách mạng cũng diễn ra trong ngành giao thông vận tải. Năm 1814, Stephenson phát minh ra chiếc đầu máy xe lửa đầu tiên chạy bằng hơi nước. Đến năm 1829, vận tốc xe lửa đã lên tới 14 dặm/giờ. Thành công này đã làm bùng nổ hệ thống đường sắt ở châu Âu và châu Mỹ.

- Năm 1807, Robert Fulton đã chế ra tàu thủy chạy bằng hơi nước thay thế cho những mái chèo hay những cánh buồm.

Xem thêm các bài Giải bài tập Khoa học xã hội lớp 8 chương trình VNEN hay khác:


Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học