Khoa học xã hội 8 Bài 20: Khu vực Đông Á

(Trang 33 KHXH 8 VNEN) Nêu những hiểu biết của em về khu vực Đông Á

Trả lời:

- Đông Á nằm ở phía Đông của châu Á.

- Khu vực có 3 con sông lớn là A-mua, Hoàng Hà và Trường Giang.

- Đông Á chiếm khoảng 11.839.074 km², hay 25% diện tích của châu Á. Về mặt văn hóa, nó bao gồm các cộng đồng là một phần của ảnh hưởng của nền văn minh Trung Hoa, thể hiện rõ nét trong các ảnh hưởng lịch sử từ chữ Hán, Khổng giáo và Tân Khổng giáo, Phật giáo Đại thừa, Lão giáo. Tổ hợp này của ngôn ngữ, quan niệm chính trị và tín ngưỡng bao phủ sự phân chia địa lý của Đông Á.

1. Tìm hiểu vị trí địa lí, giới hạn và đặc điểm tự nhiên

a) Vị trí địa lí, giới hạn

(Trang 33 KHXH 8 VNEN) Quan sát hình 1, hãy:

- Hãy kể tên các quốc gia thuộc phần đất liền, các quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc phần hải đảo của khu vực Đông Á

- Xác định vị trí địa lí và giới hạn của khu vực Đông Á:

+ Nằm ở khoảng vĩ độ nào?

+ Tiếp giáp các biển nào?

Khoa học xã hội 8 Bài 20: Khu vực Đông Á | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 8 VNEN

Trả lời:

- Các quốc gia thuộc phần đất liền, các quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc phần hải đảo của khu vực Đông Á là: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên, Đài Loan.

- Vị trí, giới hạn của khu vực Đông Á:

+ Nằm trong khoảng vĩ độ: từ 20oB đến khoảng 50oB.

+ Tiếp giáp với các vùng biển thuộc Thái Bình Dương: biển Nhật Bản, biển Hoàng Hải, biển Hoa Đông, biển Đông.

b) Đặc điểm tự nhiên

- Địa hình và sông ngòi

(Trang 34 KHXH 8 VNEN) Quan sát hình 1, đọc thông tin, hãy:

+ Cho biết khu vực Đông Á gốm các dạng địa hình nào. Trình bày sự khác biệt giữa địa hình phần đất liền và phần hải đảo.

+ Kể tên các sông lớn trong khu vực. Tìm hiểu các sông Hoàng Hà và sông Trường Giang (nơi bắt nguồn, hướng chảy, nơi đổ ra, nguồn cung cấp nước, chế độ nước và giá trị kinh tế).

- Khí hậu và cảnh quan

Đọc thông tin và dựa vào kiến thức đã học về mối quan hệ giữa khí hậu và thực vật, tìm những nội dung cần thiết để hoàn thành sơ đồ theo mẫu sau:

Khoa học xã hội 8 Bài 20: Khu vực Đông Á | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 8 VNEN

Trả lời:

- Khu vực Đông Á gồm các dạng địa hình: bồn địa, cao nguyên, sơn nguyên, đồng bằng

- Sự khác biệt về địa hình giữa phần đất liền và phần hải đảo của khu vực Đông Á.

+ Ở phần đất liền: Phía Tây có nhiều núi, sơn nguyên cao hiểm trở và các bồn địa rộng lớn. Phía Đông là vùng núi đồi thấp xen các đồng bằng rộng lớn.

+ Ở phần hải đảo: Địa hình là miền núi trẻ, thường có động đất và núi lửa.

- Khu vực Đông Á gồm có các con sông lớn: A - mua, Hoàng Hà và Trường Giang.

* Sông Hoàng Hà bắt nguồn từ sơn nguyên Tây Tạng, chảy theo hướng đông đổ ra biển Hoa Đông, nguồn cung cấp nước của con sông là tuyết tan và nước mưa với chế độ nước thất thường, Hoàng Hà mang lại giá trị kinh tế lớn cho ngườ Trung Hoa, giúp bồi đắp nên vùng đồng bằng lớn và màu mỡ.

* Sông Trường Giang: bắt nguồn từ sơn nguyên Tây Tạng chảy theo hướng đông đổ ra biển Hoàng Hà, nguồn cung cấp nước bởi băng tuyết tan và nước mưa, chế độ nước ổn định, giá trị kinh tế cao với lượng phù sa bồi đắp màu mỡ.

Khoa học xã hội 8 Bài 20: Khu vực Đông Á | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 8 VNEN Khoa học xã hội 8 Bài 20: Khu vực Đông Á | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 8 VNEN Khoa học xã hội 8 Bài 20: Khu vực Đông Á | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 8 VNEN

2. Tìm hiểu về dân cư và kinh tế

a) Dân cư

(Trang 35 KHXH 8 VNEN) Quan sát bảng 1 và dựa vào kiến thức đã học, hãy so sánh:

- Số dân của khu vực Đông Á với số dân của một số châu lục

- Mật độ dân số của khu vực Đông Á với khu vực Nam Á và Tây Nam Á.

Khoa học xã hội 8 Bài 20: Khu vực Đông Á | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 8 VNEN

Trả lời:

- Quan sát bảng 1 ta thấy: Khu vực Đông Á có số dân cao hơn số dân của Châu Phi, Châu Âu và Châu Mĩ.

Theo số liệu năm 2017:

+ Mật độ dân số khu vực Đông Á là 141 người/km2.

+ Mật độ dân số khu vực Tây Nam Á là 56 người/ km2.

+ Mật độ dân số của Nam Á là 294 người/ km2.

Như vậy, mật độ dân số của Đông Á thấp hơn khu vực Nam Á và thấp hơn khu vực Tây Nam Á.

b) Kinh tế

- Đặc điểm chung

(Trang 35 KHXH 8 VNEN) Đọc thông tin, quan sát bảng 2 hãy:

+ So sánh giá trị nhập khẩu của từng quốc gia trong bảng

+ Cho biết từ giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu phản ánh điều gì trong phát triển kinh tế của các nước Đông Á.

Khoa học xã hội 8 Bài 20: Khu vực Đông Á | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 8 VNEN

Trả lời:

- Quan sát bảng 2 ta thấy: trong năm 2013, ba nước Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đều có giá trị xuất, nhập khẩu cao.

Trong đó:

+ Trung Quốc có giá trị xuất khẩu cao hơn giá trị nhập khẩu

+ Nhật Bản có giá trị xuất khẩu thấp hơn giá trị nhập khẩu

+ Hàn Quốc có giá trị xuất khẩu cao hơn giá trị nhập khẩu

Từ giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu ta thấy nền kinh tế của các nước Đông Á phát triển nhanh và duy trì tốc độ tăng trưởng cao.

- Đặc điểm phát triển kinh tế của một số quốc gia trong khu vực

+ Nhật Bản

(Trang 36 KHXH 8 VNEN) Đọc thông tin sau, hãy tìm dẫn chứng chứng minh Nhật Bản là nước công nghiệp phát triển

Khoa học xã hội 8 Bài 20: Khu vực Đông Á | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 8 VNEN

Trả lời:

- Có nền kinh tế đứng thứ hai thế giới, sau Hoa Kì.

- Công nghiệp có nhiều ngành kinh tế mũi nhọn phát triển như công nghiệp chế tạo ô tô, tàu biển, công nghiệp điện tử...

+ Sản xuất tàu biển chiếm 41% sản lượng xuất khẩu thế giới.

+ Sản xuất ô tô chiếm 25% sản lượng xuất khẩu thế giới.

+ Sản xuất xe gắn máy chiếm 60% sản lượng xuất khẩu thế giới.

+ Sản xuất tin học chiếm 22% sản lượng xuất khẩu thế giới.

+ Sản xuất xe rô bốt chiếm 60% số rô bốt của thế giới.

- Người dân Nhật Bản có chất lượng cuộc sống sao, GDP/người của Nhật Bản năm 2013 đạt 38634 USD.

+ Trung Quốc

(Trang 37 KHXH 8 VNEN) Đọc thông tin, hãy tìm những biểu hiện chứng tỏ nền kinh tế Trung Quốc phát triển với tốc độ nhanh. Cho biết nguyên nhân của sự phát triển đó.

Khoa học xã hội 8 Bài 20: Khu vực Đông Á | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 8 VNEN

Trả lời:

- Biểu hiện chứng tỏ nền kinh tế Trung Quốc phát triển với tốc độ nhanh:

+ Năm 2013, GDP của Trung Quốc đạt 9240,27 tỉ USD

+ Tốc độ tăng trưởng GDP đạt 7,7%

+ Đứng đầu thế giới về sản lượng của nhiều ngành như lương thực, than, điện năng...

Như vậy, Trung Quốc xây dựng được một nên nông nghiệp toàn diện, một nền công nghiệp hoàn chỉnh.

- Nguyên nhân của sự phát triển đó là: Sự nỗ lực không ngừng, phát huy các thế mạnh, thay đổi đường lối, chính sách đúng đắn.

(Trang 37 KHXH 8 VNEN) Cho bảng số liệu sau:

Cơ cấu GDP của Nhật Bản và Trung Quốc năm 2012

Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu GDP của Nhật Bản và Trung Quốc năm 2012. Từ biểu đồ có nhận xét gì?

Khoa học xã hội 8 Bài 20: Khu vực Đông Á | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 8 VNEN

Trả lời:

Khoa học xã hội 8 Bài 20: Khu vực Đông Á | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 8 VNEN

- Nhận xét:

+ Cơ cấu GDP của Nhật Bản: Ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất (73,2%), tiếp đó là ngành công nghiệp (25,6%) và chiếm tỉ trọng thấp nhất là ngành nông nghiệp (1,2%).

+ Cơ cấu GDP của Trung Quốc: Ngành công nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất (45,3%), tiếp đó là ngành dịch vụ (44,6%) và chiếm tỉ trọng thấp nhất là ngành nông nghiệp (10,1%).

Kết luận: Nhật Bản và Trung Quốc là những nước công nghiệp phát triển.

(Trang 37 KHXH 8 VNEN) Bằng sự hiểu biết của mình hoặc hỏi người thân, cho biết Việt Nam đã và đang mở rộng hợp tác với Nhật Bản trong lĩnh vực nào. Lựa chọn lĩnh vực và tìm thông tin mở rộng lĩnh vực đó

Trả lời:

- Quan hệ Nhật Bản–Việt Nam hay Việt-Nhật quan hệ bắt đầu từ cuối thế kỷ 16 khi các nhà buôn Nhật đến Việt Nam buôn bán. Việt Nam chính thức lập quan hệ ngoại giao với Nhật Bản vào ngày 21 tháng 9 năm 1973.

- Hiện nay, Việt Nam đã và đang mở rộng hợp tác với Nhật Bản trong các lĩnh vực: Chính trị, kinh tế, giáo dục, du lịch…

Trong giáo dục

Giáo dục Việt Nam đang thực hiện Nghị quyết 29 với nội dung “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Một nhiệm vụ đặt ra cho giáo dục của Việt Nam là làm thế nào nâng cao chất lượng giáo dục để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Để đạt được mục tiêu của đó, Việt Nam hiện đang thực hiện các biện pháp lớn như: áp dụng đào tạo chương trình tiên tiến, xây dựng các trường đại học xuất sắc, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, tăng cường hợp tác quốc tế, thực hiện các đề án đào tạo giảng viên ở nước ngoài… Với xu hướng đó, Việt Nam rất cần sự hỗ trợ, giúp đỡ của các nước có nền giáo dục tiên tiến, trong đó đặc biệt là Nhật Bản.

Nhật Bản là một nước nghèo về tài nguyên thiên nhiên nhưng lại có một thứ tài nguyên đặc biệt đó là con người. Hệ thống giáo dục được xem là chìa khóa, tạo tiền đề cho nền kinh tế tăng trưởng và ổn định về chính trị. Chính phủ Nhật Bản đã thực thi nhiều chính sách để xây dựng hệ thống giáo dục - đào tạo có hiệu quả, tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Chính vì vậy, việc hợp tác với Nhật Bản trong lĩnh vực giáo dục đã mở ra nhiều cơ hội mới, là cơ sở quan trọng thúc đẩy giáo dục ở Việt Nam phát triển tích cực.

Chính phủ hai nước Việt Nam và Nhật Bản đã rất chú trọng tới quan hệ hợp tác trong lĩnh vực giáo dục. Đây là một phần quan trọng và là lĩnh vực tiềm năng trong quan hệ hai nước. Cụ thể, có thể nêu một số chính sách hợp tác giữa hai nước trong những năm gần đây.

Ngày 25 tháng 3 năm 2008, Bản ghi nhớ về việc Nhật Bản giúp Việt Nam đào tạo 1.000 tiến sĩ từ nay đến năm 2020 đã được ký kết ở Tokyo dưới sự chứng kiến của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân và Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Masahiko Komura. Bản ghi nhớ nêu rõ Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản sẽ tiếp tục tăng các suất học bổng cho Việt Nam trong vòng ba năm tới với những đối tượng được nhận học bổng là học sinh trung học chuyên nghiệp, đại học và sau đại học. Việt Nam cũng cam kết tăng cường và mở rộng chương trình giảng dạy tiếng Nhật ở trong nước. Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác giáo dục giữa hai nước phát triển mạnh mẽ.

Hợp tác Việt Nam và Nhật Bản là hợp tác toàn diện, chiến lược, nhiều mặt, nhưng lĩnh vực hợp tác lâu dài tốt đẹp nhất, ấn tượng mạnh mẽ chính là hợp tác trong lĩnh vực giáo dục, bởi nó tạo nền tảng vững vàng cho sự hợp tác trên các lĩnh vực khác. Hợp tác tốt trong giáo dục sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cả hai bên, thúc đẩy sự hiểu biết hơn nữa giữa nhân dân hai nước đồng thời mở ra nhiều hơn nữa cơ hội kinh doanh và giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản; đóng góp tích cực vào củng cố hòa bình, ổn định và phát triển trong khu vực.

Xem thêm các bài Giải bài tập Khoa học xã hội lớp 8 chương trình VNEN hay khác:


Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học