Khoa học xã hội 8 Bài 16: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1858 đến năm 1884

(Trang 3 KHXH 8 VNEN)Quan sát các hình ảnh, hãy: (ảnh trang 3 sgk)

- Cho biết những hình ảnh dưới đây liên quan đến sự kiện lịch sử nào của dân tộc?

- Nêu những hiểu biết của em về sự kiện đó?

Khoa học xã hội 8 Bài 16: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1858 đến năm 1884 | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 8 VNEN Khoa học xã hội 8 Bài 16: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1858 đến năm 1884 | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 8 VNEN

Trả lời:

- Bốn hình ảnh trên nói về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta, bắt đầu từ năm 1858 đến năm 1883.

- Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta:

+ Rạng sáng 1/9/1858, Pháp Tây Ban Nha tiến hành xâm lược nước ta tại bán đảo Sơn Trà – Đà Nẵng. Mục đích của chúng là thực hiện chiến lược đánh nhanh thắng nhanh, tấn công ra Huế để nhà Nguyễn đầu hàng.

+ Trương Định không nghe lệnh triều đình, ở lại cùng nhân dân chống Pháp, được nhân dân tôn phong làm Bình Tây Đại nguyên soái.

+ Quân Pháp tấn công thành Hà Nội lần thứ nhất (1873), quân dân ta dưới sự chỉ huy của Tổng đốc Nguyễn Tri Phương đã anh dũng chiến đấu, tuy nhiên sau gần một giờ chiến đấu, thành Hà Nội thất thủ.

+ Năm 1883, trận Cầu Giấy lần 2 diễn ra, chỉ huy Pháp là Ri-vi-e cùng toán quân lọt vào trận địa mai phục và bị tiêu diệt bởi quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc.

1. Tìm hiểu sự kiện thực dân Pháp xâm lược Việt Nam

(Trang KHXH 4 VNEN)Đọc thông tin kết hợp quan sát các hình ảnh, hãy:

- Cho biết tại sao thực dân Pháp xâm lược nước ta?

- Trình bày diễn biến chiến sự Đà Nẵng và Gia Định?

- Nêu nội dung hiệp ước Nhâm Tuất (1862). Em có nhận xét gì về thái độ chống Pháp của triều đình nhà Nguyễn?

Khoa học xã hội 8 Bài 16: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1858 đến năm 1884 | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 8 VNEN

Trả lời:

- Thực dân Pháp xâm lược nước ta vì:

+ Chủ nghĩa tư bản Pháp đang trên đà phát triển, chúng cần thị trường, nguyên liệu, nhân công giá rẻ.

+ Việt Nam lúc đó là một quốc gia có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi, tài nguyên phong phú.

+ Chế độ phong kiến Việt Nam dần khủng hoảng.

+ Các nước tư bản dần xác lập thuộc địa của mình trên toàn thế giới.

- Chiến sự tại Đà Nẵng:

+ Chiều 31/8/1858 liên quân Pháp –Tây Ban Nha đến Đà Nẵng.

+ Rạng sáng 1/9/1858 quân Pháp và Tây Ban Nha nổ súng đánh nước ta tại bán đảo Sơn Trà – Đà Nẵng.

+ Quân ta dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Tri Phương đã anh dũng chống trả, bước đầu làm thất bại kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp . Sau 5 tháng, chúng chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà, Tây Ban Nha rút quân khỏi cuộc chiến.

- Chiến sự Gia Định:

+ Ngày 17/2/1859 tấn công thành Gia Định, triều đình chống cự yếu ớt rồi tan rã. Nhân dân ta tiếp tục chiến đấu, gây cho Pháp nhiều khó khăn, tổn thất.

+ Ngày 23/2/1861, quân Pháp mở cuộc tấn công quy mô chiếm đại đồn Chí Hoà, quân ta kháng cự quyết liệt, cuối cùng đại đồn Chí Hòa thất thủ. Sau đó chiếm Định Tường, Biên Hoà, Vĩnh Long.

+ Ngày 5/6/1862, triều đình Huế kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất, nhượng cho chúng nhiều quyền lợi.

- Nội dung chính hiệp ước Nhâm Tuất (1862):

+ Triều đình nhượng 3 tỉnh miền Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn cho Pháp.

+ Mở 3 cửa biển Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho Pháp –Tây Ban Nha vào buôn bán.

+ Cho phép người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô, bãi bỏ lệnh cấm trước đây.

+ Bồi thường cho Pháp 20 triệu quan tương đương với 280 vạn lạng bạc.

+ Pháp sẽ trả tỉnh Vĩnh Long khi nhân dân thôi chống Pháp

+ Pháp sẽ trả lại thành Vĩnh Long nếu triều đình chấm dứt các hoạt động chống Pháp ở ba tỉnh miền Đông.

2. Tìm hiểu cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1858 đến năm 1873

(Trang 5 KHXH 8 VNEN)Đọc thông tin kết hợp quan sát các hình ảnh, hãy:

- Dựa vào lược đồ, trình bày những nét chính về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1858 đến năm 1873?

- Nêu nhận xét về câu nói của Nguyễn Trung Trực: "Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây"?

Khoa học xã hội 8 Bài 16: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1858 đến năm 1884 | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 8 VNEN

Trả lời:

- Những nét chính về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1858 đến năm 1873:

+ Tại Đà Nẵng, nhiều toán nghĩa binh nổi lên phối hợp chặt chẽ với quân triều đình chống giặc.

+ Ở Gia Định, nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đốt cháy chiếc tàu của Pháp đậu trên sông Vàm Cỏ Đông (10/12/1861) và làm cho địch gặp nhiều khó khăn.

+ Sau hiệp định Nhâm Tuất, nhân dân sáu tỉnh Nam Kì nổi dậy khởi nghĩa ở khắp nơi với tinh thần quyết tâm chống Pháp.

+ Nhiều trung tâm kháng chiến được lập ra như Đồng Tháp Mười, Tây Ninh, Bến Tre...

+ Nhiều nhà yêu nước sử dụng văn thơ và ngòi bút để chiến đấu như Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị...

+ Cuộc kháng chiến bùng nổ và kéo dài ở Nam Kì cho đến tận năm 1875, gây cho Pháp nhiều thiệt hại và khó khăn trong quá trình bình định và khai thác.

- Nhận xét về câu nói của Nguyễn Trung Trực: "Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây":

Câu nói của Nguyễn Trung Trực là một câu nói hay, ý chí và thể hiện lòng can đảm và dũng cảm của ông.

Có thể mới đọc qua, nhiều người cho rằng đây là câu so sánh khập khiễng khi nói nhân dân miền Nam là cỏ. Nhưng ẩn sâu bên trong nó là hàm ý khác. Như chúng ta đã biết, cỏ là một loại thực vật mọc ở khắp mọi nơi với số lượng rất nhiều. Loại thực vật này sinh sôi nảy nở rất nhanh, nhất là cỏ dại nhổ xong qua 1 đêm cỏ lại mọc ra nhiều hơn theo cấp số nhân, thế nên việc nhổ hết có một lần là việc vô cùng khó khăn.

Cũng như nhân dân miền Nam, dù có bị tiêu diệt, có bị gục ngã nhưng các thế hệ, lớp lớp nhân dân vẫn tiếp tục đứng lên đánh đuổi giặc Pháp. Họ không dễ dàng đầu hàng trước quân địch, điều này thể hiện ý chí kiên cường, bất khuất yêu tổ quốc và dám đứng lên bảo vệ tổ quốc khi lâm nguy. Nền độc lập của Việt Nam mãi mãi sẽ vững bền về sau.

3. Tìm hiểu về cuộc kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873-1884)

(Trang 7 KHXH 8 VNEN)Đọc thông tin kết hợp quan sát các hình ảnh, hãy:

- Trình bày cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Bắc Kì và quân đội triều đình trong những năm 1873-1884.

- Nêu ý nghĩa của hai lần quân ta chiến thắng quân Pháp ở Cầu Giấy.

Khoa học xã hội 8 Bài 16: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1858 đến năm 1884 | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 8 VNEN Khoa học xã hội 8 Bài 16: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1858 đến năm 1884 | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 8 VNEN Khoa học xã hội 8 Bài 16: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1858 đến năm 1884 | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 8 VNEN

Trả lời:

* Nhân dân Bắc Kỳ kháng chiến chống Pháp lần 1:

- Ngay khi quân Pháp kéo đến Hà Nội, nhân dân ta đã anh dũng đứng lên kháng chiến.

- Thấy lực lượng của địch ở Hà Nội tương đối yếu, quân ta khép chặt vòng vây. Ngày 21 - 12 - 1873, khi quân Pháp đánh ra cầu Giấy, chúng đã bị đội quân của Hoàng Tá Viêm phối hợp với quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc phục kích. Gác-ni-ê cùng nhiều sĩ quan thực dân và binh lính bị giết tại trận.

- Chiến thắng cầu Giấy khiến quân Pháp hoang mang, còn quân dân ta thì phấn khởi, càng hăng hái đánh giặc.

- Giữa lúc đó, triều đình Huế lại kí với thực dân Pháp Hiệp ước Giáp Tuất (15-3-1874). Theo đó, Pháp sẽ rút quân khỏi Bắc Kì, còn triều đình thì chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp.

- Hiệp ước năm Giáp Tuất đã làm mất một phần quan trọng chủ quyền lãnh thổ, ngoại giao và thương mại của Việt Nam.

* Nhân dân Bắc Kỳ kháng chiến chống Pháp lần 2:

- Khi Pháp tấn công Hà Nội, Tổng đốc Hoàng Diệu chỉ huy quân đội chiến đấu, thành Hà Nội thất thủ, Tổng đốc Hoàng Diệu tự vẫn bảo toàn khí tiết.

- Thành Hà Nội rơi vào tay giặc, nhưng nhiều sĩ phu, văn thân vẫn tiếp tục tổ chức kháng chiến.

- Hoàng Tá Viêm, Trương Quang Đản đem quân chốt giữ Sơn Tây, Bắc Ninh , hình thành hai gọng kìm áp sát Hà Nội. Nhân dân không bán lương thực cho Pháp. Nhiều đội nghĩa dũng được thành lập ở các tỉnh, tự động rào làng, đắp cản. Khi Pháp đánh Nam Định nhân dân đốt hết các dãy phố dọc sông Vị Hoàng phía ngoài thành, tạo nên bức tường lửa ngăn quân giặc. Nguyễn Hữu Bản, con của Nguyễn Mậu Kiến, nối tiếp chí cha, mộ quân đánh Pháp và đã hi sinh trong chiến đấu.

- Vòng vây của quân dân ta xung quanh Hà Nội ngày càng siết chặt đã buộc Ri-vi-e phải đưa quân từ Nam Định về ứng cứu. Ngày 19-5-1883, một toán quân Pháp do Ri-vi-e đích thân chỉ huy tiến ra ngoài Hà Nội theo đường đi Sơn Tây nhưng đến Cầu Giấy bị đội quân thiện chiến của Hoàng Tá Viêm và Lưu Vĩnh Phúc đổ ra đánh. Hàng chục tên giặc bị tiêu diệt, trong đó có cả Tổng thống chỉ huy quân Pháp ở Bắc Kì là Ri-vi-e.

- Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai thể hiện rõ quyết tâm tiêu diệt giặc của nhân dân ta. Tuy nhiên, triều đình Huế vẫn nuôi ảo tưởng thu hồi Hà Nội bằng con đường thương thuyết.

* Ý nghĩa hai chiến thắng Cầu Giấy:

- Thể hiện tinh thần chiến đấu quật cường của nhân dân ta.

- Lòng yêu nước, yêu quê hương của nhân dân ta.

- Sự bạc nhược, tư tưởng đầu hàng của triều đình Huế.

4. Tìm hiểu hai bản hiệp ước Hác Măng (1883), Pa-tơ-nốt (1884) và sự sụp đổ của nhà nước phong kiến Việt Nam

(Trang 9 KHXH 8 VNEN)Đọc thông tin, kết hợp quan sát các hình ảnh, hãy:

- Nêu nội dung hiệp ước Hác Măng (1883).Tại sao Pháp lại kí với triều đình Huế bản hiệp ước Patơ nốt (1884)?

- Cho biết thái độ của một bộ phận quan lại và nhân dân ta khi triều đình Huế kí các hiệp ước đầu hàng thực dân Pháp?

- Đánh giá trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để mất nước?

Khoa học xã hội 8 Bài 16: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1858 đến năm 1884 | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 8 VNEN

Trả lời:

* Nội dung hiệp ước Hác Măng (1883):

- Triều đình Huế thừa nhận sự bảo hộ của nước Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì, cắt tỉnh Bình Thuận vào Nam Kì thuộc Pháp

- Cắt ba tỉnh Thanh – Nghệ - Tĩnh sát nhập vào Bắc Kì.

- Triều đình Huế chỉ được cai quản ở Trung Kì, nhưng mọi việc đều phải thông qua viên khâm sứ Pháp ở Huế

- Công sứ Pháp ở các tỉnh Bắc Kì thường xuyên kiểm soát mọi công việc của quan lại triều đình, nắm các quyền trị an và nội vụ.

- Mọi việc giao thiệp với nước ngoài do người Pháp nắm.

- Triều đình Huế rút toàn bộ quân ở Bắc Kì về Trung Kì.

* Pháp lại kí với triều đình Huế bản hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884) vì:

- Sau Hiệp ước Hác Măng, nhân dân ta vùng lên mạnh mẽ, chống thái độ đầu hàng triều đình, chống lại quân xâm lược Pháp.

- Trước hoàn cảnh đó, chính quyền thực dân Pháp chủ trương làm dịu bớt tình hình căng thẳng của nhân dân xoa dịu triều đình để lấy lòng vua quan phong kiến bù nhìn nên đã dẫn đến việc kí kết hiệp ước Pa-tơ-nốt ngày 6/6/1884.

- Thái độ của một bộ phận quan lại và nhân dân ta khi triều đình Huế kí các hiệp ước đầu hàng thực dân Pháp:

+ Quan lại: Một bộ phận sĩ phu, văn thân triều đình như Nguyễn Thiện Thuật, Tạ Hiện... phản đổi lệnh bãi binh, không đồng tình với quyết định của nhà vua.

+ Nhân dân: Vô cùng căm phẫn trước quân xâm lược Pháp và hành động đầu hàng của triều đình Huế. Từ đây, phong trào kháng chiến càng bùng nổ mạnh mẽ.

* Trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để mất nước:

- Nhà Nguyễn không cương quyết trong việc đánh giặc, để lỡ nhiều thời cơ tiêu diệt địch.

- Tư tưởng cầu hòa, ảo tưởng làm cơ hội cho Pháp nhanh chóng đánh chiếm nước ta.

- Không đoàn kết toàn dân đánh giặc.

- Kêu gọi nhân dân đầu hàng, phó mặc số phận nhân dân, đất nước cho giặc.

1. (Trang 10 KHXH 8 VNEN)Lập bảng thống kê phong trào chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1858 đến năm 1884 theo yêu cầu sau:

Giai đoạn Diễn biến chính Nhân vật tiêu biểu

1858-1862

1863 – trước 1873

1873 -1884

Trả lời:

Giai đoạn Diễn biến chính Nhân vật tiêu biểu

1858-1862

- Chiều 31/8/1858, 3000 liên quân Pháp-Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng.

- 1/9/1858 quân Pháp và Tây Ban Nha nổ súng đánh Đà Nẵng, quân ta chống trả quyết liệt buộc chúng phải tiến quân vào Gia Định.

- Ngày 17/2/1859, Pháp tấn công Gia Định, Gia Định thất thủ.

- Ngày 24/2/1861, Pháp mở cuộc tấn công quy mô chiếm Đại Đồn Chí Hòa sau đó chiếm Định Tường, Biên Hòa, Vĩnh Long.

- Ngày 5/6/1862, triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất, nhượng cho chúng nhiều quyền lợi.

Nguyễn Tri Phương, Nguyễn Trung Trực.

1863 – trước 1873

- Tháng 12/1863 thực dân Pháp mở cuộc tấn công vào căn cứ Tân Hòa.

- Từ 20-24/6/1867, Pháp chiếm các tỉnh miền Tây.

- Nhân dân sáu tỉnh Nam Kỳ nổi dậy chống Pháp.

Trương Định, Nguyễn Đình Chiểu.

1873 -1884

- 20/11/1873, quân Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội, Hà Nội thất thủ, Pháp chiếm các tỉnh phía Bắc.

- Ngày 21/12/1873, trận Cầu Giấy lần 1, Pháp đại bại.

- Triều đình ký Hiệp ước Giáp Tuất với Pháp.

- Ngày 25/4/1882, Pháp đánh Bắc Kỳ lần 2.

- 19/5/1883, trận Cầu Giấy lần 2, quân ta thắng lợi.

- Tháng 7/1883, nhân lúc vua Tự Đức qua đời, Pháp tấn công Thuận An, triều đình ký Hiệp ước Hác Măng.

Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu.

(Trang 41 KHXH 8 VNEN)

2. Nêu điểm nổi bật của cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Bắc Kì từ năm 1873 đến năm 1884?

(Trang 10 KHXH 8 VNEN)

Trả lời:

* Điểm nổi bật của cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Bắc Kì từ năm 1873 đến năm 1884:

- Ngay khi Pháp kéo đến Hà Nội, nhân dân ta đã anh dũng đứng lên kháng chiến. Các toán nghĩa binh bí mật vào thành phố quấy rối địch, đốt cháy kho đạn. Một đội nghĩa binh, dưới sự chỉ huy của Chưởng Cơ, chặn đánh địch quyết liệt ở Thanh Hà và hi sinh đến người cuối cùng.

- Nhân dân ta đã đánh bại quân Pháp ở hai trận Cầu Giấy, khiến địch vô cùng hoang mang và hoảng loạn, lần 1 tiêu diệt tướng địch là Gác-ni-ê, lần 2 ta tiêu diệt tướng địch là Ri-vi-e, tạo thêm khí thế phấn khởi và hăng hái đánh giặc của nhân dân.

1. (Trang 10 KHXH 8 VNEN)Có ý kiến cho rằng: "Việc để nước ta rơi vào tay Thực dân Pháp là trách nhiệm của triều đình nhà Nguyễn". Hãy cho biết ý kiến của em về nhận định này?

Trả lời:

Có thể nói việc để nước ta rơi vào tay thực dân Pháp là trách nhiệm của triều đình Nguyễn, tuy nhiên trách nhiệm này không hoàn toàn.

- Trách nhiệm của triều Nguyễn:

+ Tư tưởng chủ hòa, liên tục nhượng bộ giặc.

+ Không đoàn kết toàn dân đánh giặc.

+ Kêu gọi nhân dân không đánh Pháp.

+ Bỏ qua nhiều thời cơ tiêu diệt giặc.

- Trách nhiệm này không hoàn toàn vì:

+ Tuy nhà Nguyễn tư tưởng cầu hòa, hàng giặc, đó là về sau cuộc chiến, thời điểm đầu nhà Nguyễn đã chủ động chặn đánh giặc tại Đà Nẵng.

+ Cuộc chiến đấu của nhân dân ta với giặc Pháp là cuộc chiến đấu không cân sức, Pháp có sự tiến bộ vượt trội về vũ khí, khí tài quân sự, trình độ phát triển cao hơn so với nước ta thời điểm đó.

2. (Trang 10 KHXH 8 VNEN)Từ việc triều đình nhà Nguyễn kí kết các hiệp ước đầu hàng thực dân Pháp, em rút ra bài học gì trong việc bảo vệ độc lập, chủ quyền thiêng liêng của tổ quốc hiện nay?

Trả lời:

- Cần có lòng yêu nước, yêu quê hương.

- Rèn luyện lòng dũng cảm, kiên quyết, bất khuất.

- Đẩy mạnh học tập, nâng cao trình độ, kiến thức, tư duy.

- Kiên quyết trước mọi âm mưu của kẻ thù.

- Kiên quyết bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc, tấc đất non sông.

- Yêu chuộng hòa bình.

3. (Trang 10 KHXH 8 VNEN)Sưu tầm tư liệu về các nhân vật Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu, Nguyễn Trung Trực.

Trả lời:

- Nguyễn Tri Phương

Ông là danh tướng nhà Nguyễn, sinh năm 1800, trong gia đình làm ruộng và thợ mộc, song thân là ông Nguyễn Văn Đảng và bà Nguyễn Thị Thể, quê làng Đường Long (Chí Long), tổng Chánh Lộc, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên.

Nguyễn Tri Phương tên thật là Nguyễn Văn Chương. Ông là người tài trí, thông minh nên được sung vào bộ máy triều đình nhà Nguyễn. Năm 1850, vua Tự Đức cải tên ông là Nguyễn Tri Phương, lấy ý câu “Dõng thả tri phương” nghĩa là dũng mãnh và lắm mưu trí để khen tặng, sung chức Khâm sai đại thần Tổng thống quân vụ kiêm Tổng đốc các tỉnh Gia Định, Biên Hòa, Vĩnh Long, Định Tường, An Giang, Hà Tiên,…. Năm 1853, ông được thăng chức Điện hàm Đông các đại học sĩ và lãnh chức kinh lược xứ Nam kỳ. Trong thời gian này, ông có công lập nhiều đồn điền, khai hoang lập ấp ở các tỉnh Nam bộ.

Năm 1858, khi Pháp nổ súng tấn công vào cửa biển Đà Nẵng xâm lược nước ta, Tổng quân vụ đại thần Lê Đình Lý tử trận, Nguyễn Tri Phương đã nhận lãnh trách nhiệm chống giặc và đẩy lùi bước tiến của quân thù.

Tháng 02 năm 1859, thành Gia Định bị Pháp tiến đánh, vua Tự Đức phái Nguyễn Duy cùng với Tôn Thất Cáp và Phan Tịnh vào ứng cứu cho Nguyễn Tri Phương. Ông đã cùng với quân dân tổ chức đắp lũy đóng đồn Chí Hòa (Kỳ Hòa) để phòng thủ thành Gia Định. Ngày 25 tháng 02 năm 1861, quân Pháp tấn công chiếm lấy đại đồn Chí Hòa. Nguyễn Tri Phương bị thương nặng và phải rút về lập đồn cản phá ở sông Đồng Nai - Biên Hòa. Trên sông Đồng Nai, Nguyễn Tri Phương cho đắp “cản” bằng đá ong để ngăn tàu địch. Hễ dưới sông có đá cản thì trên bờ có đồn lũy, đại bác trấn giữ đánh giặc.

Xứ Biên Hòa vinh dự đón Nguyễn Tri Phương vào tháng 2 năm 1861, khi đại đồn Chí Hòa thất thủ. Đại bộ phận quân nhà Nguyễn rút về lập tuyến phòng thủ tại Biên Hòa. Trong khi công việc phòng thủ đang gấp rút tiến hành thì triều đình có lệnh triệu hồi ông. Tương truyền, người dân Biên Hoà thương kính, tin yêu đã cản đầu ngựa, khẩn cầu ông ở lại đánh giặc cho đến cùng.

Năm 1862, sau khi triều đình Huế ký hòa ước Nhâm Tuất, Nguyễn Tri Phương được cử ra Bắc làm Tổng thống Hải An quân vụ và xem xét việc quân sự ở Bắc kỳ. Năm 1873, quân Pháp đánh úp thành Hà Nội. Nguyễn Tri Phương bị thương nặng, còn trai là Nguyễn Lâm tử trận. Vị tướng già trong cơn nước nhà nguy khốn, dù sức cùng lực kiệt đã khẳng khái từ chối sự cứu chữa của kẻ thù, tuyệt thực suốt gần một tháng và mất ngày 20 tháng 12 năm 1873 (tức ngày 01 tháng 11 âm lịch) thọ 73 tuổi.

Khi nghe Nguyễn Tri Phương hy sinh tại Hà Nội, ngưỡng mộ và thương tiếc vị anh hùng có công với xứ sở, người dân Biên Hoà đã tạc tượng và thờ ông tại đình Mỹ Khánh. Sau này, đình Mỹ Khánh còn có tên là đền thờ Nguyễn Tri Phương.

- Hoàng Diệu

Ông là Chí sĩ, danh sĩ, võ tướng, tự Quang Viễn, hiệu Tĩnh Trai, quê làng Xuân Đài, huyện Diên Phước, tỉnh Quảng Nam (nay thuộc huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam). Trước ông tên Hoàng Kim Tích, sau đổi là Hoàng Diệu. Ông sinh ngày 10 tháng 2 năm Mậu Tí 1828, đỗ cử nhân khoa Mậu thân 1848 rồi phó bảng khoa Quí Sửu 1853, lúc 25 tuổi.

Sơ bổ Tri huyện Tuy Phước (Bình Định), rồi thăng Tri phủ Tuy Viễn cũng trong tỉnh Bình Định. Sau đó ông bị giáng, đổi về Tri huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên. Ít lâu thăng Tri phủ Lạng Giang (Bắc Giang), Án sát Nam Định, rồi Bố chánh Bắc Ninh. Ông nổi tiếng công minh và thanh liêm. Suốt 30 năm làm quan nhiều nơi, cảnh nhà vẫn thanh bạch, nghèo túng.

Đến năm Đinh Sửu 1877, ông về Huế làm Tham tri bộ Hình, qua Tham tri bộ Lại, coi viện Đô sát và dự vào viện Cơ mật. Năm sau, làm Tuần vũ Quảng Nam, rồi làm Tổng đốc An Tịnh. Chẳng bao lâu ông được triều đình bổ nhiệm chức Phó toàn quyền Đại thần để hiệp thương với sứ bộ Y Pha Nho (Tây Ban Nha). Năm Canh Thìn 1880, ông làm Tổng đốc Hà Ninh, lãnh chức hàm Thượng thư bộ Binh, gồm coi cả việc thương chánh.

Đầu năm Nhâm Ngọ 1882, đại tá Pháp Henri Rivière đem quân ra cướp miền Bắc, lấy cớ bảo vệ sinh mạng và tài sản Pháp kiều. Ông bất bình, chuẩn bị đề phòng và sẵn sàng đối phó mọi bất trắc, đột biến do quân Pháp âm mưu gây ra

Lúc 5 giờ ngày 8 tháng 3 Nhâm Ngọ (25-4-1882) Henri Rivière sai thông dịch viên tên Phong đưa tối hậu thư, yêu sách 3 điều:

+ Phá các tạo tác phòng thủ trong thành.

+ Giải giới binh lính.

+ Đúng 8 giờ các vị tổng đốc tuần phủ, bố chánh, án sát và chánh, phó lãnh binh phải thân đến trình diện tại dinh đại tá.

Sau đó, quân Pháp sẽ vào thành kiểm kê. Xong sẽ giao trả thành lại. Ông tiếp tối hậu thư, phẫn uất sai ngay Tôn Thất Bá đi điều hình. Nhưng không đợi trả lời, lúc 8 giờ 15 Rivière tấn công với số quân 450 người và một ít thân binh; có 4 tàu chiến yểm hộ; La Fanfare, La Massue, La Hache, La Surprise (tàu này không kịp tới, vì mắc cạn dọc đường Hải Phòng đi Hà Nội).

Trước hỏa lực của quân Pháp, Hoàng Diệu quyết liệt đối phó. Ông chỉ huy quân sĩ chống cự ở cửa Bắc. Trong khi ấy Tôn Thất Bá chạy trốn vào làng Mọc (Nhân Mục) ở phía Đông Nam Hà Nội theo giặc. Một lát sau, kho thuốc súng trong thành nổ, do Pháp thuê kẻ gian đốt (có sách nói là Tôn Thất Bá đã làm nội tuyến cho địch). Bố chánh Nguyễn Văn Tuyển, Đề đốc Lê Văn Trinh và các lãnh binh bỏ thành chạy, còn Tuần phủ Hoàng Hữu Xứng trốn trong hành cung.

Một mình Hoàng Diệu vào hành cung, thảo tờ di biểu, rồi ra trước Võ miếu dùng khăn bịt đầu thắt cổ tự tử, hưởng dương 50 tuổi.

4. (Trang 10 KHXH 8 VNEN)Tìm hiểu các tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu.

Trả lời:

Một số tác phẩm tiêu biểu:

- Lục Vân Tiên.

- Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (1861).

- Chạy giặc (1859).

- Từ biệt cố nhân (1859).

- Ngư tiều vấn đáp y thuật (từ sau 1874.

Xem thêm các bài Giải bài tập Khoa học xã hội lớp 8 chương trình VNEN hay khác:


Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học