Khoa học xã hội 8 Bài 4: Các nước tư bản chủ nghĩa chủ yếu thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX

(Trang 28 KHXH 8 VNEN) Thế kỷ XIX là thế kỷ chứng kiến những nghịch lý lớn trong xã hội loài người. Chủ nghĩa tư bản cùng với các cuộc cách mạng công nghiệp đã tạo ra nền văn minh công nghiệp, tạo ra năng suất lao động chưa từng có, song lại gây ra những cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa, áp đặt ách nô dịch chủ nghĩa thực dân lên các nước thuộc địa, đồng thời bóc lột hết sức tàn bạo đối với giai cấp công nhân. Các em hãy theo dõi bài học để tìm hiểu:

- Những nét lớn về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của các nước tư bản chủ yếu Âu-Mỹ thế kỷ XIX.

- Nguyên nhân, diễn biến và ý nghĩa lịch sử các cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân.

Trả lời:

* Những nét lớn về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của các nước tư bản chủ yếu Âu-Mỹ thế kỷ XIX:

- Kinh tế:

+ Sản xuất công nghiệp các nước tư bản chủ yếu phát triển mạnh mẽ, nổi bật trong đó là Mỹ và Đức. Anh và Pháp phát triển tuy nhiên tốc độ chậm lại.

+ Các công ty độc quyền về công nghiệp và tài chính ra đời ở các nước tư bản chủ yếu.

+ Thứ tự các nước có sự thay đổi, năm 1870 Anh dẫn đầu, sau đó là Pháp, Đức, Mỹ. Đến năm 1913, Mỹ vươn lên đứng đầu, sau đó là Đức, Anh, Pháp. Các nước Anh, Pháp bị tụt lại phía sau do tư bản các nước này tập trung đầu tư khai thác thuộc địa, trong khi đó ở trong nước cơ sở kỹ thuật đã trở nên lạc hậu, nước Pháp chịu ảnh hưởng bởi cuộc chiến tranh với Phổ.

- Chính trị:

+ Giai cấp tư sản lên nắm quyền ở tất cả các nước.

+ Lãnh thổ được thống nhất (Mỹ, Đức).

+ Mỹ, Đức theo thể chế liên bang.

+ Anh là nước duy nhất duy trì quân chủ với chế độ quân chủ lập hiến,

- Xã hội:

+ Đời sống nhân dân lao động khổ cực, nhất là giai cấp công nhân.

+ Mâu thuẫn giai cấp ngày càng phát triển.

+ Các cuộc đấu tranh của công nhân diễn ra không ngừng.

* Nguyên nhân, diễn biến và ý nghĩa lịch sử các cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân.

- Nguyên nhân:

+ Sự bóc lột nặng nề của giai cấp tư sản: thời gian làm việc dài 14-16 giờ, tiền lương thấp.

+ Điều kiện lao động khổ cực vất vả, nhất là phụ nữ và trẻ em, điều kiện ăn ở tồi tàn.

- Diễn biến:

+ Ở Anh, có cuộc đấu tranh của công nhân khuân vác Luân Đôn, buộc giới chủ phải tăng lương (1899).

+ Ở Pháp, công nhân giành thắng lợi trong cuộc bầu cử (1893).

+ Ở Mĩ, ngày 1-5-1886 có hơn 350.000 công nhân đình công biểu tình đòi ngày làm 8 giờ, đặc biệt là cuộc biểu tình của công nhân Si-ca-gô.

+ Những tổ chức chính trị độc lập của giai cấp công nhân ra đời như Đảng xã hội dân chủ Đức, Đảng công nhân Pháp (1879), nhóm giải phóng lao động Nga (1883).

- Ý nghĩa:

+ Thể hiện tinh thần đấu tranh quyết liệt của giai cấp công nhân.

+ Thể hiện sự lớn mạnh về mặt tư tưởng.

+ Là tiền đề để C. Mác và Ăng-ghen nghiên cứu về giai cấp công nhân cũng như sứ mệnh của giai cấp.

1. Tìm hiểu về quá trình chủ nghĩa tư bản xác lập trên phạm vi thế giới

(Trang 28 KHXH 8 VNEN) Đọc thông tin và cho biết: Những biểu hiện nào chứng tỏ chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới.

Trả lời:

* Những biểu hiện chứng tỏ chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới:

- Thế kỷ XIX, hàng loạt quốc gia tư sản ra đời ở khu vực Mỹ La-tinh.

- Năm 1830, chế độ phong kiến bị lật đổ ở Pháp rồi cách mạng tư sản lan nhanh ra nhiều nước châu Âu.

- Trong suốt những năm 30 – 40 của thế kỉ XIX, phong trào cách mạng tư sản ở nhiều nước châu Âu nổ ra, góp phần củng cố sự thắng lợi của chủ nghĩa tư bản của Pháp và làm rung chuyển chế độ phong kiến ở châu Âu.

- 1859 – 1870, hoàn thành thống nhất I-ta-li-a; 1864 – 1871, hoàn thành thống nhất Đức; 1861, cải cách nông nô diễn ra ở Nga, đã tạo điều kiện cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển ở những nước này.

- Các nước tư bản bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược thuộc địa, hầu hết các nước châu Á và châu Phi lần lượt trở thành thuộc địa hoặc phụ thuộc vào các nước tư bản phương Tây.

2. Tìm hiểu về các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX

(Trang 29 KHXH 8 VNEN) ) Đọc thông tin và kết hợp quan sát hình, hãy:

- Cho biết vào cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ở các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ có điểm gì nổi bật.

- Nêu nhận xét về chính sách đối ngoại của các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX.

Khoa học xã hội 8 Bài 4: Các nước tư bản chủ nghĩa chủ yếu thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 8 VNEN

Trả lời:

* Nước Anh:

- Cuối thế kỷ XIX, nước Anh từ vị trí đứng đầu thế giới về sản lượng công nghiệp tụt xuống hàng thứ ba (sau Mỹ, Đức). Tuy nhiên, Anh vẫn dẫn đầu thế giới về xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa. Nhiều công ty độc quyền về công nghiệp và tài chính ra đời chi phối toàn bộ đời sống xã hội.

- Xâm lược thuộc địa là chính sách ưu tiên hàng đầu của giới cầm quyền ở Anh. Đến năm 1914, nước Anh đã có hệ thống thuộc địa rộng lớn.

- Chính trị: Anh vẫn là nước quân chủ lập hiến. Hai đảng tư sản là Đảng Tự do và Đảng Bảo thủ thay nhau cầm quyền.

* Nước Pháp:

- Khoảng 30 năm cuối thế kỷ XIX, tốc độ phát triển kinh tế ở Pháp chậm lại, công nghiệp từ hàng thứ hai tụt xuống hàng thứ tư thế giới (sau Mỹ, Đức, Anh). Nền nông nghiệp của Pháp dần trở nên lạc hậu.

- Pháp có hệ thống thuộc địa lớn thứ hai thế giới sau Anh.

* Nước Đức:

- Sản xuất công nghiệp ở Đức cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX phát triển nhanh chóng, vươn lên hàng thứ hai thế giới (sau Mỹ). Nhiều công ty độc quyền ra đời, chi phối nền kinh tế Đức.

- Đức theo thể chế liên bang, thi hành chính sách đối nội, đối ngoại phản động: đề cao chủng tộc Đức, đàn áp phong trào công nhân, tích cực chạy đua vũ trang, chủ trương dùng vũ lực chia lại thị trường thế giới.

* Nước Mĩ:

- Mỹ có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất thế giới, trong 30 năm cuối thế kỷ XIX, từ vị trí thứ tư nhảy vọt lên đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp. Các công ty độc quyền khổng lồ xuất hiện.

- Chế độ chính trị Mỹ đề cao vai trò tổng thống do hai đảng: Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ thay nhau cầm quyền.

* Nhận xét:

- Các nước Anh, Pháp là các nước công nghiệp “già”, họ tiến hành cách mạng công nghiệp sớm, nên kỹ thuật dần trở nên lạc hậu, trong khi đó, hệ thống thuộc địa 2 quốc gia này rộng lớn, đầu tư khai thác thuộc địa mang lại lợi nhuận cao nên nguồn vốn chủ yếu đầu tư ra bên ngoài.

- Các nước Mỹ, Đức là các nước công nghiệp trẻ, ít thuộc địa, nên vốn đầu tư tập trung mạnh trong nước, họ là các nước tiếp thu cách mạng công nghiệp muộn hơn nên có thể áp dụng các thành tựu mới nhất, do đó sản xuất trong nước của họ phát triển mạnh.

- Chính vì ít thuộc địa, trong khi nhu cầu sản xuất, thị trường nguyên liệu cao nên Mỹ và Đức ra sức gây ảnh hưởng ra bên ngoài. Mỹ hướng đến khu vực Trung và Nam Mỹ, Đức chủ trương gây hấn, muốn tạo chiến tranh chia lại ảnh hưởng.

3. Tìm hiểu phong trào công nhân thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX

a) Nguyên nhân dẫn đến phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân

(Trang 30 KHXH 8 VNEN) Đọc thông tin kết hợp với quan sát hình ảnh, hãy cho biết nguyên nhân nào dẫn đến các cuộc đấu tranh của công nhân.

Khoa học xã hội 8 Bài 4: Các nước tư bản chủ nghĩa chủ yếu thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 8 VNEN

Trả lời:

- Nguyên nhân phong trào công nhân:

+ Bị bóc lột nặng nề: làm việc 14-16 giờ, đồng lương thấp.

+ Thường xuyên bị cúp phạt, nhiều người bị ngược đãi.

+ Tình trạng bóc lột sức lao động trẻ em và phụ nữ diễn ra phổ biến.

+ Điều kiện lao động khó khăn, nguy hiểm.

+ Điều kiện sinh hoạt tồi tàn.

b) Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân

(Trang 31 KHXH 8 VNEN) Đọc thông tin và quan sát hình ảnh, hãy:

- Nêu những sự kiện tiêu biểu trong phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân thế kỉ XIX.

- Cho biết hình thức và phương pháp đấu tranh của giai cấp công nhân.

- Nhận xét về phong trào công nhân.

Khoa học xã hội 8 Bài 4: Các nước tư bản chủ nghĩa chủ yếu thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 8 VNEN

Trả lời:

- Một số sự kiện tiêu biểu trong phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân thế kỉ XIX:

+ Những năm 30 – 40 của thế kỷ XIX, giai cấp công nhân đã lớn mạnh, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Li-ông (Pháp) năm 1834, khởi nghĩa Sơ-lê-din (Đức) năm 1844, phong trào Hiến chương ở Anh năm 1836 - 1847.

+ Năm 1848, Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản được công bố, đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học.

+ Năm 1864, Quốc tế thứ nhất được thành lập.

+ 18/3/1871, khởi nghĩa ở Pa-ri bùng nổ và giành thắng lợi, dẫn tới sự ra đời của Công xã Pa-ri - nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới.

+ Cuối thế kỷ XIX, phong trào công nhân tiếp tục phát triển, tiêu biểu là cuộc đấu tranh của hàng chục vạn công nhân Si-ca-gô ngày 1/5/1886.

+ Năm 1903, Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga (Đảng vô sản kiểu mới), do Lênin sáng lập, ra đời.

+ Cách mạng Nga 1905 - 1907 do giai cấp công nhân Nga lãnh đạo làm suy yếu chế độ Nga Hoàng, chuẩn bị cho cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới giành thắng lợi năm 1917.

- Hình thức và phương pháp đấu tranh của giai cấp công nhân:

+ Ban đầu công nhân đập phá máy móc.

+ Sau này, khi có nhận thức, họ đấu tranh đòi tăng lương, giảm giờ làm.

- Nhận xét về phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân:

+ Công nhân chưa có nhận thức chính xác về nguyên nhân gây ra nỗi bất công, vất vả.

+ Giai cấp công nhân dần trưởng thành, dần có ý thức chính trị.

+ Ngày càng thể hiện họ là giai cấp tiên tiến.

+ Là tiền đề để C.Mác, Ăng-ghen nghiên cứu lý luận và thể hiện sứ mệnh của họ

1. (Trang 32 KHXH 8 VNEN) Đời sống của giai cấp công nhân Anh và công nhân các nước tư sản Âu – Mĩ vào nửa đầu thế kỉ XIX như thế nào (điều kiện ăn ở, lao động, thời gian làm việc mỗi ngày, tiền lương)?

Trả lời:

- Điều kiện ăn ở tồi tàn, thiếu thốn về sinh hoạt.

- Lao động vất vả, công việc lao động nặng nhọc.

- Thời gian làm việc từ 14-16 giờ.

- Tiền lương thấp, thường xuyên bị cúp phạt.

- Lao động trẻ em và phụ nữ xuất hiện ở nhiều nơi.

2. (Trang 32 KHXH 8 VNEN) Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản ra đời năm nào? Hãy lựa chọn đáp án đúng.

A. 1848

B. 1864

C. 1872

D. 1889.

Trả lời:

- Đáp án: A.

3. (Trang 32 KHXH 8 VNEN) Tình hình chính trị và chính sách đối nội, đối ngoại của nước Đức cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX được biểu hiện như thế nào?

Trả lời:

- Đức theo thể chế liên bang, nhà nước chuyên chế dưới sự thống trị của quý tộc địa chủ và tư sản độc quyền.

- Thi hành chính sách đối nội và đối ngoại phản động, tích cực chạy đua vũ trang và xâm chiếm thuộc địa.

- Giai cấp thống trị hiếu chiến âm mưu dùng vũ lực để chia lại thế giới nên Đức được coi là “chủ nghĩa quân phiệt, hiếu chiến”.

4. (Trang 32 KHXH 8 VNEN) Nêu đặc điểm chung nổi bật trong sự phát triển kinh tế của các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.

Trả lời:

- Kinh tế các nước tư bản Anh, Pháp, Đức, Mỹ phát triển nhanh chóng, hình thành các công ty độc quyền.

- Các nước hoàn thành việc xâm chiếm thuộc địa, dần xác lập các thuộc địa của mình trên thế giới.

- Nhu cầu về thị trường, nguyên liệu, nhân công liên tục tăng lên phục vụ sản xuất đang phát triển.

- Các nước tư bản chuyển từ chủ nghĩa thực dân sang chủ nghĩa đế quốc.

1. (Trang 32 KHXH 8 VNEN) Ngày Quốc tế Lao động 1 – 5 có nguồn gốc từ sự kiện nào trong lịch sử? Hãy giải thích vì sao lại lấy ngày đó làm Quốc tế Lao động.

Trả lời:

- Ngày Quốc tế Lao động bắt nguồn từ năm 1886, tại thành phố công nghiệp lớn Chicago, Đại hội Liên đoàn Lao động Mỹ thông qua nghị quyết nêu rõ: “... Từ ngày 1/5/1886, ngày lao động của tất cả các công nhân sẽ là 8 giờ”.

- Sở dĩ ngày 1/5 được chọn bởi đây là ngày bắt đầu một năm kế toán tại hầu hết các nhà máy, xí nghiệp ở Mỹ. Vào ngày này, hợp đồng mới giữa thợ và chủ sẽ được ký. Giới chủ tư bản có thể biết trước quyết định của công nhân mà không thể kiếm cớ chối từ.

(Ngày 1/5/1886, do yêu cầu của công nhân không được đáp ứng một cách đầy đủ, giới công nhân trên toàn nước Mỹ đã tham gia bãi công nhằm gây áp lực buộc giới chủ thực hiện yêu sách của mình. Đầu tiên là cuộc bãi công tại thành phố Chicago. Khoảng 40.000 người không đến nhà máy. Họ tổ chức mít tinh, biểu tình với biểu ngữ “Từ hôm nay không người thợ nào làm việc quá 8 giờ một ngày! Phải thực hiện 8 giờ làm việc, 8 giờ nghỉ ngơi, 8 giờ vui chơi!” Ngày 20/6/1889, Đại hội I của Quốc tế Cộng sản II quyết định lấy ngày 1/5 hằng năm làm ngày biểu dương lực lượng và đấu tranh chung của tầng lớp vô sản. Vào ngày 1/5/1890, lần đầu tiên Ng

2. (Trang 32 KHXH 8 VNEN) Tìm hiểu tiểu sử của C. Mác và Ph. Ăng-ghen.

Trả lời:

- Các Mác (1818-1883). Ông đã cùng với Phriđơrich Ăngghen (Friedrich Engels) mãi mãi đi vào lịch sử nhân loại như những người sáng lập ra chủ nghĩa cộng sản khoa học có tác động to lớn và sâu rộng đối với nhân loại tiến bộ.

- Ăng-ghen (1820-1895), là nhà tư tưởng, nhà giáo dục, cách mạng và lý luận về quân sự, triết học người Đức. Ông cùng C. Mác sáng lập và phát triển chủ nghĩa cộng sản, ông là lãnh tụ của phong trào công nhân thế giớ và Quốc tế cộng sản thứ nhất.

3. (Trang 32 KHXH 8 VNEN) Đọc thêm sách Hỏi-đáp Lịch sử 8, sđd.

Xem thêm các bài Giải bài tập Khoa học xã hội lớp 8 chương trình VNEN hay khác:


Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học