Khoa học xã hội 8 Bài 17: Phong trào yêu nước chống Pháp từ 1884 đến năm 1896
(Trang 11 KHXH 8 VNEN) Quan sát hình, hãy:
Nêu tên các nhân vật lịch sử trong hình và cho biết các nhân vật có liên quan đến sự kiện nào của lịch sử dân tộc
(ảnh sgk trang 11)
Trả lời:
- Hình 1 là vua Hàm Nghi, hình 2 là Tôn Thất Thuyết: 2 nhân vật trong cuộc phản công tại kinh thành Huế trong đêm mùng 5, rạng sáng mùng 6/7/1885. Cuộc phản công thất bại, Tôn Thất Thuyết đưa vua ra Tân Sở Quảng Trị, nhân danh vua ra Chiếu Cần Vương kêu gọi văn thân sĩ phu đứng lên chống giặc cứu nước.
- Hình 3 là Phan Đình Phùng, lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Hương Khê – Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất phong trào Cần Vương.
- Hình 4 là Hoàng Hoa Thám, lãnh tụ cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế, cuộc đấu tranh tiêu biểu và kéo dài nhất trong phong trào kháng chiến chống Pháp cuối thế kỷ XIX.
1. Tìm hiểu cuộc phản công của phái chủ chiến ở kinh thành Huế
(Trang 12 KHXH 8 VNEN) Đọc thông tin kết hợp quan sát kênh hình, hãy:
- Nêu những hành động của Tôn Thất Thuyết chứng tỏ ông là đại diện cho phái chủ chiến trong triều đình Huế. Vì sao ông làm như vậy?
- Lý giải vì sao cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến mặc dù diễn ra trong thế chủ động nhưng cuối cùng lại thất bại.
- Trình bày suy nghĩ của em về bài học trong công tác chuẩn bị phản công quân Pháp của phái chủ chiến.
Trả lời:
- Những hành động của Tôn Thất Thuyết chứng tỏ ông là đại diện cho phái chủ chiến trong triều đình Huế:
+ Dựa vào sự ủng hộ của những quan lại có tinh thần chống Pháp, Tôn Thất Thuyết thẳng tay trừng trị những người thân Pháp, đưa Ưng Lịch lên ngôi (vua Hàm Nghi)
+ Ông tích cực xây dựng lực lượng, tích trữ lương thực, khí giới, xây dựng sơn phòng Tân Sở ở Quảng Trị để phòng trừ trường hợp xấu.
+ Rạng sáng 5/7/1885, Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công quân Pháp ở toà Khâm sứ và đồn Mang Cá nhưng thất bại.
+ Tôn Thất Thuyết chủ trương chống Pháp, bảo vệ nền độc lập, không muốn đất nước rơi vào tay giặc.
- Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến mặc dù diễn ra trong thế chủ động nhưng cuối cùng lại thất bại vì:
+ Công tác chuẩn bị chưa tốt.
+ Lực lượng mỏng, vũ khí thô sơ.
Suy nghĩ về bài học trong công tác chuẩn bị phản công quân Pháp của phái chủ chiến:+ Về chiến lược: Vạch ra chiến lược cụ thể, từng bước đi rõ ràng.
+ Về lực lượng: Kêu gọi và huy động tập hợp tất cả những người yêu nước để tạo nên lực lượng to lớn.
+ Về tư tưởng: kêu gọi, vận động quần chúng, quân đội đứng về phía quân ta.
+ Về vũ khí: Trang bị vũ khí hiện đại, tiên tiến.
+ Về lương thực: Chuẩn bị đủ lương thực, nước uống cho đội quân tham gia trận chiến để có sức khoẻ đánh Pháp lâu dài.
2. Tìm hiểu về phong trào Cần Vương
(Trang 13 KHXH 8 VNEN) Đọc thông tin kết hợp quan sát hình, hãy:
- Trình bày hoàn cảnh nổ ra phong trào Cần Vương.
- Phân chia các giai đoạn trong phong trào Cần Vương. Làm rõ đặc điểm của mỗi giai đoạn.
- Lí giải vì sao sau khi vua Hàm Nghi bị bắt (1888) và không có Tôn Thất Thuyết lãnh đạo, nhưng phong trào Cần Vương vẫn tiếp tục diễn ra.
- Xác định trên lược đồ địa bàn nổ ra các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương và rút ra nhận xét.
Trả lời:
* Hoàn cảnh:
- Sau năm 1884, Pháp xác lập ách thống trị trên toàn cõi Việt Nam.
- Được nhân dân cổ vũ phe chủ chiến do Tôn Thất Thuyết đứng đầu mạnh tay hành động.
- Cuộc phản công của phái chủ chiến do Tôn Thất Thuyết đứng đầu ở kinh thành Huế (đêm 4 rạng sáng 5 tháng 7 năm 1885). Cuộc phản công thất bại, Vua Hàm Nghi chạy lên Tân Sở (Quảng trị) tại đây, Tôn Thất Thuyế nhân danh vua ra chiếu Cần Vương.
- Ngày 20/9/1885 tại căn cứ Ấu Sơn ( Hà Tĩnh ) chiếu chiến Cần Vương lần thứ 2 được ban ra. Từ đó bùng nổ mạnh mẽ trong nhân dân 1 phong trào kháng chiến chống Pháp mang tên Cần Vương.
* Phong trào Cần Vương chia làm hai giai đoạn:
- Giai đoạn 1 1885-1888:
- Lãnh đạo: Tôn Thất Thuyết, vua Hàm Nghi, các văn thân sĩ phu yêu nước.
- Lực lượng tham gia: Đông đảo quần chúng nhân dân, có cả dân tộc thiểu số.
- Địa bàn hoạt động: Chủ yếu ở Bắc và Trung Kỳ
- Khởi nghĩa tiêu biểu: Khởi nghĩa của Mai Xuân Thưởng, Phạm Bành, Đinh Công Tráng....
- Bộ chỉ huy của phong trào đóng tại vùng rừng núi phía Tây 2 tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh.
- Cuối năm 1888, do sự phản bội của Trương Quang Ngọc, vua Hàm Nghi bị Pháp bắt và lưu đày sang Angiêri.
* Giai đoạn 1888-1896:
- Lãnh đạo: Các văn thân, sĩ phu yêu nước.
- Lực lượng tham gia: Đông đảo quần chúng nhân dân, có cả dân tộc thiểu số.
- Địa bàn hoạt động: Phạm vi thu hẹp dần, quy tụ thành các trung tõm khởi nghĩa lớn ở trung du và miền núi như Hưng Yên, Thanh Hoá, Hà Tĩnh.
- Khởi nghĩa tiêu biểu: Khởi nghĩa Ba Đình, Hương Khê... Năm 1896, Pháp dập tắt cuộc khởi nghĩa Hương Khê, đánh dấu sự kết thúc của phong trào Cần Vương.
* Sau khi vua Hàm Nghi bị bắt, không có Tôn Thất Thuyết lãnh đạo, phong trào Cần Vương vẫn diễn ra vì:
- Các văn thân, sĩ phu, nhân dân ta có lòng yêu nước, luôn sục sôi tinh thần chống Pháp.
- Một số lãnh đạo phong trào khác có mâu thuẫn trước đây với Tôn Thất Thuyết, không muốn phụ thuộc, ràng buộc vào Tôn Thất Thuyết.
- Nhận xét:
Ưu điểm:
+ Phát huy cao độ lòng yêu nước, huy động sự ủng hộ của đông đảo nhân dân; tranh thủ sự giúp đỡ mọi mặt của đồng bào.
+ Biết sử dụng các phương thức tác chiến linh hoạt, khai thác sức mạnh tại chỗ, phát huy tính chủ động sáng tạo trong cách đánh, lối đánh của cuộc chiến tranh.
Hạn chế:
+ Chưa liên kết tập họp được lực lượng dân tộc trên quy mô rộng, tạo thành phong trào trong toàn quốc.
+ Phong trào Cần Vương nổ ra lẻ tẻ, rời rạc; chưa tạo thành sự kết giữa các cuộc khởi nghĩa.Thể hiện tư duy phòng ngự bị động của ý thức hệ phong kiến: đào hào, đắp lũy, xây dựng căn cứ ở nơi cố định.
* Các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương nổ ra mạnh mẽ ở các khu vực miền núi, tập trung nhiều nhất ở khu vực Bắc Trung Bộ, sau đó là khu vực trung du miền núi Bắc Bộ, ngoài ra một vài cuộc khởi nghĩa nổ ra ở khu vực duyên hải Nam Trung Bộ.
3. Tìm hiểu về các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương
(Trang 14 KHXH 8 VNEN) Đọc thông tin kết hợp quan sát kênh hình, hãy:
- Kể tên những nhà lãnh đạo và xác định trên lược đồ địa bàn hoạt động, thời gian tồn tại của các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương?
- Thuật lại diễn biến các giai đoạn phát triển của khởi nghĩa Hương Khê trên lược đồ
- Chứng minh: Cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?
Trả lời:
* Tên những nhà lãnh đạo và xác định trên lược đồ địa bàn hoạt động, thời gian tồn tại của các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương
- Khởi nghĩa Ba Đình: Thời gian 1886 – 1887, phạm vi hoạt động: Ba làng Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mĩ Khê (Thanh Hoá). Người lãnh đạo: Phạm Bành, Đinh Công Tráng.
- Khởi nghĩa Bãi Sậy: Thời gian 1883 – 1892, phạm vi hoạt động: Văn Lâm, Văn Giang, Khoái Châu, Yên Mĩ ...(Hưng Yên), người lãnh đạo: Đinh Gia Quế sau đó Nguyễn Thiện Thuật.
- Khởi nghĩa Hương Khê: thời gian 1885 – 1896, phạm vi hoạt động: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình, người lãnh đạo: Phan Đình Phùng, Cao Thắng.
* Diễn biến các giai đoạn phát triển của khởi nghĩa Hương Khê trên lược đồ:
- Từ năm 1885 đến năm 1888, nghĩa quân tổ chức, huấn luyện, xây dựng công sự, rèn đúc khí giới, tích trữ lương thực... Lực lượng nghĩa quân được chia thành 15 quân cứ, mỗi quân cứ 100 - 500 người. Quân ta đã chế tạo thành công mẫu súng trường của Pháp, trang bị cho gần 1000 người.
- Từ năm 1888 đến năm 1895, là thời kì chiến đấu ác liệt của cuộc khởi nghĩa. Nghĩa quân đã phục kích, đẩy lùi được nhiều cuộc hành quân càn quét của Pháp, gây cho Pháp nhiều thiệt hại.
* Cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương vì:
- Đây là cuộc khởi nghĩa có quy mô lớn, địa bàn rộng
- Thời gian tồn tại 10 năm
- Tính chất ác liêt: chống Pháp và triều đình phong kiến bù nhìn.
- Tổ chức chặt chẽ, chỉ huy thống nhất
- Tự chế tạo được vũ khí (súng trường theo mẫu súng của Pháp).
- Nghĩa quân đã phục kích, đẩy lùi được nhiều cuộc càn quét của địch, tiêu diệt được nhiều lính Pháp, thu được nhiều vũ khí, gây cho chúng nhiều thiệt hại nặng nề.
4. Tìm hiểu về khởi nghĩa Yên Thế
(Trang 18 KHXH 8 VNEN) Đọc thông tin kết hợp quan sát kênh hình, hãy:
- Làm rõ nguyên nhân bùng nổ khởi nghĩa Yên Thế?
- So sánh khởi nghĩa Yên Thế với các cuộc khởi nghĩa thuộc phong trào Cần Vương (về lãnh đạo, căn cứ hoạt động, lực lượng tham gia...)
- Lập bảng thống kê những nét chính về các giai đoạn phát triển của khởi nghĩa Yên Thế (theo mẫu).
Giai đoạn | Hoạt động của nghĩa quân Yên Thế |
---|---|
1884-1892 |
|
1893-1908 |
|
1909-1913 |
Trả lời:
* Nguyên nhân bùng nổ khởi nghĩa Yên Thế:
+ Thực dân Pháp mở rộng chiếm đóng Bắc Kì và Yên Thế là một trong các mục tiêu bình định của chúng.
+ Phát huy tinh thần yêu nước, chống ngoại xâm để bảo vệ cuộc sống của mình.
Vì vậy Nông dân Yên Thế đã đoàn kết, đứng lên đấu tranh bảo vệ làng xóm, cuộc sống của mình.
* So sánh khởi nghĩa Yên Thế với các cuộc khởi nghĩa phong trào Cần Vương:
- Khởi nghĩa Yên Thế:
+ Mục đích chống lại chính sách bình định của Pháp, bảo vệ cuộc sống.
+ Lãnh đạo: nông dân.
+ Phạm vi hoạt động: chủ yếu ở Yên Thế Bắc Giang và một số tỉnh Bắc Kỳ.
+ Lực lượng: nông dân.
+ Phương thức đấu tranh: Khởi nghĩa vũ trang nhưng có giai đoạn hòa hoãn, có giai đoạn tác chiến.
+ Thời gian tồn tại: 30 năm (1884-1913).
+ Tính chất: tự vệ, tự phát.
- Các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương:
+ Đánh Pháp giành lại độc lập, khôi phục lại chế độ phong kiến.
+ Lãnh đạo: văn thân, sĩ phu.
+ Phạm vi hoạt động: Các tỉnh Trung kỳ và Bắc Kỳ.
+ Lực lượng tham gia: văn thân, sĩ phu, nông dân.
+ Phương thức đấu tranh: Khởi nghĩa vũ trang.
+ Thời gian tồn tại: 10 năm (1885-1896).
+ Tính chất: Phong trào yêu nước chống Pháp theo ý thức hệ phong kiến và tinh thần dân tộc.
Giai đoạn | Hoạt động của nghĩa quân Yên Thế |
---|---|
1884-1892 |
- Tại vùng Yên Thế có hàng chục toán quân chống Pháp hoạt động riêng lẻ, đặt dưới sự chỉ huy của các thủ lĩnh khác nhau, thủ lĩnh có uy tín nhất lúc đó là Đề. - Năm 1891, nghĩa quân của Đề Nắm làm chủ một vùng rộng lớn và mở rộng hoạt động sang Phủ Lạng Thương (vùng thành phố Bắc Giang ngày nay). - Tháng 3-1892, Pháp huy động quân, ồ ạt tấn công vào căn cứ của nghĩa quân. Lực lượng nghĩa quân bị tổn thất nặng, nhiều người bị địch bắt và giết hại, một số phải ra hàng. |
1893-1908 |
- Sau khi Đề Nắm hi sinh, Hoàng Hoa Thám (Đề Thám) tập hợp những toán quân binh còn sót lại, mở rộng địa bàn hoạt động. - Trong bối cảnh khó khăn, Đề Thám phải giảng hòa với Pháp để có thời gian củng cố lực lượng. - Tháng 10-1894, theo thỏa thuận giữa hai bên, quân Pháp rút khỏi Yên Thế, Đề Thám được cai quản bốn tổng: Yên Lễ, Mục Sơn, Nhã Nam, Hữu Thượng. Nhưng sau đó Pháp bội ước, tổ chức tấn công lại (11-1895). Nghĩa quân phải chia nhỏ thành từng toán, trà trộn vào dân để hoạt động. - Nhằm bảo toàn lực lượng, Đề Thám xin giảng hòa lần thứ hai (12-1897). Bề ngoài, Đề Thám tỏ ra phục tùng, nhưng bên trong thì ngấm ngầm chuẩn bị lực lượng chống Pháp. - Tranh thủ thời gian hòa hoãn, Đề Thám cho nghĩa quân vừa sản xuất, vừa tích cực luyện tập quân sự chuẩn bị chiến đấu. - Căn cứ Yên Thế trở thành nơi tụ hội của những nghĩa sĩ yêu nước từ khắp nơi kéo về (từ Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Hưng Yên, Hải Dương…) |
1909-1913 |
- Nội năm 1908, thực dân Pháp mở cuộc tấn công nhằm tiêu diệt bằng được phong trào nông dân Yên Thế. - Tháng 2-1913, khi Đề Thám bị sát hại, phong trào tan rã. |
1. (Trang 20 KHXH 8 VNEN) Vẽ trục thời gian (theo mẫu) và điền các sự kiện lịch sử tiêu biểu đã được học.
Trả lời:
2. (Trang 20 KHXH 8 VNEN) Hoàn thành bảng (theo mẫu) về các cuộc khởi nghĩa chống Pháp tiêu biểu
Tên cuộc khởi nghĩa | Thời gian tồn tại | Lãnh đạo | Đặc điểm nổi bật |
---|---|---|---|
Bãi Sậy |
|||
Ba Đình |
|||
Hương Khê |
|||
Yên Thế |
Trả lời:
Tên cuộc khởi nghĩa | Thời gian tồn tại | Lãnh đạo | Đặc điểm nổi bật |
---|---|---|---|
Bãi Sậy |
9 năm |
Đinh Gia Quế sau đó Nguyễn Thiện Thuật |
Dựa vào vùng lau sậy um tùm và đầm lầy ở Hưng Yên để xâ dựng căn cứ Áp dụng chiến thuật đánh du kích |
Ba Đình |
1 năm |
Phạm Bành, Đinh Công Tráng |
Dựa vào địa hình ba làng Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mĩ Khê (Thanh Hoá) để xây dựng căn cứ. |
Hương Khê |
10 năm |
Phan Đình Phùng, Cao Thắng |
1885-1888: thời kỳ tổ chức, huấn luyện, xây dựng công sự, rèn đúc vũ khí. 1888-1895: thời kỳ chiến đấu ác liệt. |
Yên Thế |
30 năm |
Đề Nắm, Hoàng Hoa Thám |
Giai đoạn 1 (1884-1892): Nghĩa quân hoạt động riêng rẽ, chưa có sự chỉ huy thống nhất. Giai đoạn 2 (1893-1908): Nghĩa quân vừa chiến đấu, vừa xây dựng cơ sở. Giai đoạn 3 (1909-1913): Pháp tập trung lực lượng tấn công quy mô lên Yên Thế, lực lượng nghĩa quân hao mòn dần và tan rã. |
3. (Trang 20 KHXH 8 VNEN) Viết một đoạn văn giới thiệu về nhân vật lịch sử Tôn Thất Thuyết
Trả lời:
Tôn Thất Thuyết (1835 – 1913)
Ông là danh tướng, nhà yêu nước, con thứ hai của Đô đốc Tôn Thất Đính. Quê ông ở Xuân Long, Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên.
Ông là hậu duệ của Hiền Vương Nguyễn Phúc Tần (1648 - 87) thuộc dòng tộc Nguyễn Phúc ở Huế. Năm 1869, làm án sát Hải Dương, rồi Tán tương Quân thứ Thái nguyên rồi Tán lý quân thứ Sơn Hưng Tuyên.
Năm 1873, cùng quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc đánh Pháp ở Ô Cầu Giấy, giết được sĩ quan chỉ huy Pháp Gacniê (F. Garnier). Năm 1875, ông chiến thắng ở Tây Sơn, bắt sống tướng giặc Cờ Vàng là Hoàng Sùng Anh. Ông được phong làm Hữu Tham tri bộ Binh, tước Nam.
Đến năm 1881, ông làm Thượng thư bộ Binh , sau vua Tự Đức mất (1883), ông làm phụ chánh đại thần. Cùng Nguyễn Văn Tường phế vua Dục Đức ( Nguyễn Phúc Ưng Châu) lập vua Hiệp Hòa (Nguyễn Phúc Hồng Dật), nhưng mới được 4 tháng, ông và Tường lại mưu giết Hiệp Hòa ngày 29-11-1883, đưa vua Phúc Kiến (Nguyễn Phúc Ưng Đăng) lên ngôi. Nhưng chỉ được 8 tháng, Kiến Phúc mất vào ngày 31-7-1884, ông lập em Phúc Kiến là Ưng Lịch lên ngôi tức Hàm Nghi. Từ đây ông ráo riết chuẩn bị chống Pháp, De Courty rất căm ghét muốn hại ông, nhưng không được.
Ngày 4-7-1885, chủ động tấn công Pháp ở Huế nhưng thất bại. Sau đó, rước vua Hàm Nghi ra sơn phòng Quảng Trị, rồi Quảng Bình, Hà Tĩnh mở đầu phong trào Cần vương kháng Pháp. Năm 1886, ông để lại hai người con là Tôn Thất Thiệp và Tôn Thất Đàm phò vua Hàm Nghi, ra Miền Bắc rồi sang Trung Quốc (1887) cầu viện, nhất thời có một số kết quả, nhưng sau đó triều đình nhà Thanh thoả hiệp với Pháp quản thúc ông ở Long Châu rồi Thiều Châu và mất ở đó (1913), thọ 78 tuổi. Gia đình ông từ cha mẹ, vợ đến các em, các con, kể cả con rể (Nguyễn Thượng Hiền) đều giàu lòng yêu nước, chống Pháp
5. (Trang 20 + 21 KHXH 8 VNEN) Nối ô chữ bên trái với ô chữ bên phải sao cho đúng với phong trào Cần Vương và khởi nghĩa Yên Thế
Trả lời:
6. (Trang 21 KHXH 8 VNEN) Qua hình 14, 15 em có suy nghĩ gì về hình ảnh người Việt Nam yêu nước tham gia khởi nghĩa chống Pháp bị đàn áp, tra tấn
(hình sgk trang 21)Trả lời:
- Những người Việt Nam yêu nước tham gia khởi nghĩa chống Pháp bị thực dân Pháp đàn áp, tra tấn dã man.
- Mặc dù bị chúng gông cùm nhưng trên nét mặt của mỗi người vẫn hừng hực khí thế chống giặc, vẫn hiên ngang và thể hiện tinh thần yêu nước bất diệt.
1. (Trang 21 + 22 KHXH 8 VNEN) Giới thiệu những nhân vật lịch sử từng tham gia phong trào Cần Vương và khởi nghĩa Yên Thế được đặt tên cho các đường phố và trường học mà em biết.
Trả lời:
- Tôn Thất Thuyết.
- Hàm Nghi.
- Phan Đình Phùng.
- Phạm Bành.
- Nguyễn Thiện Thuật.
2. (Trang 22 KHXH 8 VNEN) Lý giải vì sao phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta mặc dù diễn ra liên tục, sôi nổi nhưng cuối cùng vẫn bị thất bại. Bài học lịch sử được rút ra từ các phong trào là gì?
Trả lời:
* Nguyên nhân thất bại:
– Thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn. Ngọn cờ phong kiến đã lỗi thời, không thể tập hợp, đoàn kết để tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân chống Pháp.
– Thiếu sự thống nhất, phối hợp giữa các cuộc khởi nghĩa với nhau.
– Cách đánh giặc chủ yếu là dựa vào địa thế hiểm trở (như khởi nghĩa Ba Đình, khởi nghĩa Bãi Sậy, Hương Khê…)
– Thực dân Pháp còn mạnh, tương quan lực lương bất lợi cho ta…
* Bài học kinh nghiệm:
– Cần có một lực lượng xã hội tiên tiến, có đủ năng lực lãnh đạo.
– Phải có sự phối hợp giữa các cuộc khởi nghĩa.
– Phải chủ động, linh hoạt trong cách đánh… Trong phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX, hãy tóm tắt diễn biến và nêu đặc điểm của phong trào Cần Vương.
3. (Trang 22 KHXH 8 VNEN) Đóng vai nhà báo, tuyên truyền viên, em hãy chia sẻ với gia đình, bạn bè qua hòm thư điện tử (email), hoặc trang cá nhân (facebook)… về tinh thần yêu nước, đấu tranh chống Pháp của nhân dân ta (có thể thông qua ca dao, tục ngữ, hò, vè…).
Trả lời:
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta giữa và cuối thế kỷ XIX là một trong những cuộc kháng chiến vĩ đại của lịch sử dân tộc, tuy kết quả cuối cùng đều bị thất bại nhưng đã chứng tỏ lòng yêu nước và tinh thần chiến đấu quật cường của dân tộc, là tiền đề để dân tộc tiếp thu những tư tưởng mới, chuẩn bị cho các phong trào kháng chiến trong thế kỷ tiếp.
Ngay từ khi Pháp vào xâm lược, nhân dân ta đã chiến đấu anh dũng để đánh đuổi giặc. Bất chấp thái độ đầu hàng của triều đình, nhân dân ta vẫn chiến đấu và gây cho Pháp nhiều khó khăn ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam. Tiêu biểu trong đó là 2 trận Cầu Giấy năm 1873 và 1883.
Sau này, khi triều đình hàng Pháp, nhân dân ta vẫn tiếp tục đấu tranh, tiêu biểu là các cuộc đấu tranh dưới ngọn cờ Cần Vương hay cuộc đấu tranh của nông dân trên Yên Thế.
Nhiều câu thơ, ca dao đã được sáng tác trong quá trình chiến đấu để thể hiện quyết tâm của các nghĩa quân hay để chế giễu triều đình:
“Dập dìu trống đánh cờ xiêu, phen này quyết đánh cả triều lẫn tây” khởi nghĩa Trần Tấn, Đặng Như Mai.
“Phan, Lâm mãi quốc, triều đình khi dân”.
4. (Trang 22 KHXH 8 VNEN) Sưu tầm hình ảnh liên quan đến các cuộc khởi nghĩa, nhân vật lịch sử được đặt tên đường phố, trường học ở địa phương em.
Trả lời:
- Đường Phan Đình Phùng.
- Đường Nguyễn Thiện Thuật.
- Đường Hàm Nghi.
- Trường THCS Phan Đình Phùng.
- Trường THCS Đinh Công Tráng.
5. (Trang 22 KHXH 8 VNEN) Tìm đọc thêm một số tài liệu và bài viết sau:
- Lê Văn Lan, 99 câu hỏi về lịch sử Việt Nam, NXB Khoa học và Đời sống, Hà Nội, 2004.
- Nguyễn Ngọc Cơ (Chủ biên), Tìm hiểu lịch sử Việt Nam qua hỏi-đáp, Tập 3 (Từ 1858 đến 1945), NXB Đại học Sư Phạm, Hà Nội, 2008.
- Góp bàn một số vấn đề về phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX (http://skhcn.quangbinh.goc.vn).
- Phong trào Cần vương bùng nổ (http://www.bachkhoatrithuc.vn/).
- Vai trò của phong trào khởi nghĩa Yên Thế đối với lịch sử dân tộc Việt Nam (http://www.vanhoabacgiang.vn/node/155).
Xem thêm các bài Giải bài tập Khoa học xã hội lớp 8 chương trình VNEN hay khác:
- Bài 18: Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân pháp và những chuyển biến về kinh tế, xã hội (từ năm 1897 đến năm 1914)
- Bài 19: Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến năm 1918
- Bài 20: Khu vực Đông Á
- Bài 21: Khu vực Đông Nam Á
- Giải Tiếng Anh 8 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Friends plus
- Lớp 8 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 8 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) KNTT
- Giải sgk Toán 8 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 8 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 8 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - KNTT
- Giải sgk Tin học 8 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 8 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 8 - KNTT
- Lớp 8 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 8 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 8 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 8 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 8 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - CTST
- Giải sgk Tin học 8 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 8 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 8 - CTST
- Lớp 8 - Cánh diều
- Soạn văn 8 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 8 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 8 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 8 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 8 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 8 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 8 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 8 - Cánh diều