Khoa học xã hội 8 Bài 1: Biển đảo Việt Nam

(Trang 3 KHXH 8 VNEN) Quan sát hình 1, hãy:

- Nêu hiểu biết của em về lãnh thổ nước ta.

- Nêu hiểu biết về những chứng cứ và quá trình thực thi, đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Khoa học xã hội 8 Bài 1: Biển đảo Việt Nam | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 8 VNEN

Trả lời:

* Lãnh thổ nước ta bao gồm: phần đất, phần biển, phần trời.

- Phần đất với diện tích đất liền và các hải đảo khoảng 331.212km2. Tiếp giáp với Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia với tổng 4600km đường biên giới, đường bở biển hình chữ S, dài 3260km, nước ta có 4000 đảo, trong đó có 2 quần đảo lớn là quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa.

- Vùng biển: Diện tích khoảng 1 triệu km2, bao gồm nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa.

- Vùng trời: là khoảng không gian bao trùm trên lãnh thổ.

- Lãnh thổ nước ta nằm ở phía đông của bán cầu trên bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á. Trải trên 15 vĩ tuyến. Nước ta thuộc múi giờ số7.

* Chứng cứ và quá trình thực thi, đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của nước ta:

- Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam hiện đang là tâm điểm tranh chấp phức tạp giữa một số nước ven Biển Đông. Các bằng chứng mà Việt Nam thu thập được rất phong phú, nhưng do hoàn cảnh chiến tranh liên tục nên một số thư tịch cổ của Việt Nam đã bị mất mát, thất lạc. Tuy nhiên, những tư liệu còn lại đến nay và chính sử vẫn đủ để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Một số những chứng cứ nổi bật có thể kể đến như:

- Việc tuyên bố và xác lập chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo trên năm 1816 khi vua Gia Long sai quân lính ra quần đảo Hoàng Sa cắm cờ tuyên bố chủ quyền.

- Sau khi đô hộ Đông Dương, Pháp nhân danh Việt Nam tiếp tục quản lí hai quần đảo qua việc cử tàu chiến tuần tiễu đảm bảo an ninh, ngăn chặn buôn lậu,…

1. Tìm hiểu đặc điểm chung của vùng biển Việt Nam

a) Diện tích, giới hạn của Biển Đông và vùng biển Việt Nam

(Trang 4 KHXH 8 VNEN) Quan sát hình 1, 2, 3 kết hợp đọc thông tin, hãy:

- Cho biết diện tích và đặc điểm của Biển Đông. Kể tên các nước ven Biển Đông.

- Cho biết vùng biển của Việt Nam nằm trong Biển Đông có diện tích bằng bao nhiêu ki-lô-mét vuông và bao gồm những bộ phận nào.

Khoa học xã hội 8 Bài 1: Biển đảo Việt Nam | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 8 VNEN

Trả lời:

- Biển Đông có diện tích khoảng 3.447.000km2.

- Đặc điểm:

+ Là vùng biển tương đối kín. Hình dạng khép kín của vùng biển tạo nên tính chất khép kín của dòng hải lưu với hướng chảy chịu ảnh hưởng của gió mùa. Có hai vịnh lớn là vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan.

+ Biển Đông trải dài từ Xích đạo đến chí tuyến Bắc, nằm trong vùng nội chí tuyến nên là một vùng biển có đặc tính nóng ẩm và chịu ảnh hưởng của gió mùa.

+ Biển Đông giàu tài nguyên khoáng sản và hải sản. Thành phần sinh vật Biển Đông cũng tiêu biểu cho vùng nhiệt đới, số lượng loài rất phong phú.

- Các nước ven biển Đông: Việt Nam, Phi-líp-pin, Xin-ga-po, Trung Quốc, Ma-lay-si-a, Bruney, Thái Lan, In-đô-nê-xia.

- Vùng biển Việt Nam nằm trong biển đông có diện tích khoảng 1 triệu km2.

- Biển Việt Nam bao gồm nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa.

b) Đặc điểm khí hậu và hải văn của vùng biển nước ta.

(Trang 6 KHXH 8 VNEN) Quan sát các hình 4, 5 và đọc thông tin, hãy hoàn thành bảng sau:

Khoa học xã hội 8 Bài 1: Biển đảo Việt Nam | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 8 VNEN Khoa học xã hội 8 Bài 1: Biển đảo Việt Nam | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 8 VNEN

Trả lời:

Khoa học xã hội 8 Bài 1: Biển đảo Việt Nam | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 8 VNEN

2. Khám phá tài nguyên và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển nước ta

(Trang 7 KHXH 8 VNEN) Đọc thông tin và bằng hiểu biết của em, hãy:

- Kể tên một số tài nguyên của vùng biển nước ta. Những tài nguyên này là cơ sở để phát triển những ngành kinh tế nào?

- Cho biết một số thiên tai thường gặp ở vùng biển nước ta. Vì sao phải bảo vệ môi trường biển?

Trả lời:

* Tài nguyên thiên nhiên vùng biển

- Tài nguyên khoáng sản:

+ Có trữ lượng lớn và giá trị nhất là dầu khí. Hai bể dầu lớn nhất hiện đang được khai thác là Nam Côn Sơn và Cửu Long; các bể dầu khí Thổ Chu-Mã Lai và Sông Hồng có trữ lượng đáng kể.

+ Các bãi cát ven biển có trữ lượng lớn titan là nguồn nguyên liệu quý cho các ngành công nghiệp.

+ Vùng ven biển nước ta còn thuận lợi cho nghề làm muối, nhất là ven biển Nam Trung Bộ.

- Tài nguyên hải sản:

+ Sinh vật Biển Đông tiêu biểu cho hệ sinh vật vùng biển nhiệt đới giàu thành phần và có năng suất sinh học cao, nhất là ở vùng ven bờ. Trong Biển Đông có trên 2000 loài cá, hơn 100 loài tôm, khoảng vài chục loài mực, hàng nghìn loài sinh vật phù du và sinh vật đáy khác.

+ Ven các đảo, nhất là tại quần đảo lớn Hoàng Sa và Trường Sa có nguồn tài nguyên quý giá là các rạn san hô cùng đông đảo các loài sinh vật khác.

- Tài nguyên biển nước ta thuận lợi phát triển ngành giao thông vận tải, đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản, du lịch biển.

* Thiên tai

- Bão: Mỗi năm trung bình có 9-10 cơn bãi xuất hiện ở Biển Đông, trong đó có 3-4 cơn bão trực tiếp đổ vào nước ta, gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản, nhất là với cư dân sống ở vùng ven biển.

- Sạt lở bờ biển: Hiện tượng sạt lở bờ biển đã và đang đe dọa nhiều đoạn bờ biển nước ta, nhất là dải bờ biển Trung Bộ.

- Ở vùng ven biển miền Trung còn chịu tác hại của hiện tượng cát bay, cát chảy lấn chiếm ruộng vườn, làng mạc và làm hoang mạc hóa đất đai.

- Phải bảo vệ môi trường biển vì:

+ Biển là nguồn sống của nhiều ngư dân ven biển.

+ Biển mang lại lợi ích kinh tế khổng lồ.

+ Bảo vệ biển là bảo vệ nguồn tài nguyên đa dạng sinh học, bảo vệ cảnh quan.

+ Biển ảnh hưởng đến rất nhiều mặt trong đời sống kinh tế, sinh hoạt cũng như các khu vực sống khác.

+ Biển là chủ quyền, là lãnh thổ của đất nước.

3. Tìm hiểu quá trình xác lập chủ quyền biển đảo Việt Nam

(Trang 7 KHXH 8 VNEN) Đọc thông tin, kết hợp khai thác các lược đồ, hãy:

- Xác định trên lược đồ các đảo, quần đảo và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam.

- Trình bày những chứng cứ về quá trình xác lập chủ quyền biển, đảo của nước ta nói chung và chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nói riêng qua các thời kì lịch sử.

Khoa học xã hội 8 Bài 1: Biển đảo Việt Nam | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 8 VNEN Khoa học xã hội 8 Bài 1: Biển đảo Việt Nam | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 8 VNEN

Trả lời:

* Trên bản đồ, có thể thấy:

- Đảo Phú Quốc, nằm trong vịnh Thái Lan, phía tây nam của Việt Nam và biển Đông.

- Quần đảo Côn Đảo ở ngoài khơi bờ biển Nam Bộ Việt Nam và cũng là đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Quần đảo cách thành phố Vũng Tàu 97 hải lý theo đường biển

- Quần đảo Hoàng Sa nằm ở phía bắc Biển Đông, nằm cách miền Trung Việt Nam khoảng một phần ba khoảng cách đến những đảo phía bắc của Philippines; cách đảo Lý Sơn của Việt Nam khoảng 200 hải lý và cách đảo Hải Nam của Trung Quốc khoảng 230 hải lý.

- Quần đảo Trường Sa nằm ở phía nam và đông nam của biển Đông, là 1 quần thể các đảo trải dài theo hướng đông bắc-tây nam.

* Những chứng cứ về quá trình xác lập chủ quyền biển, đảo của nước ta nói chung và chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nói riêng qua các thời kì lịch sử:

- Thế kỷ XVII: Gọi hai quần đảo bằng cái tên Bãi Cát Vàng và ghi vào địa hạt huyện Bình Sơn, phủ Quảng Ngãi.

- Thế kỷ XVII: Nhiều tài liệu cổ của Việt Nam như Toàn Tập Thiên Nam Tứ chí Lộ Đồ Thư.

- 1776: Phủ Biên Tạp Lục.

- 1816: Vua Gia Long sai quân lính ra quần đảo Hoàng Sa cắm cờ Việt Nam và tuyên bố chủ quyền.

- 1844 - 1848: Đại Nam Thực Lục Tiền Biên và Chính Biên.

- 1865 - 1875: Đại Nam Nhất Thống Chí.

- 1951: Hội nghị San Francisco (Hoa Kỳ) có một đề nghị bổ sung bản dự thảo Hòa ước yêu cầu trao trả cho Trung Quốc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

- 1956: Pháp chuyển giao lãnh thổ miền Nam Việt Nam cho Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) và chính quyền này đã cho quân ra tiếp quản, tổ chức hai quần đảo về mặt hành chính (lập ở mỗi quần đảo một xã thuộc một huyện ở đất liền), xây các bia chủ quyền, duy trì các trạm khí tượng.

- 1959: Quân Trung Quốc giả làm ngư dân đổ bộ lên nhóm đảo phía tây quần đảo Hoàng Sa. Quân đội Việt Nam Cộng Hòa đã phát hiện ngăn chặn và bắt giữ 82 "ngư dân” Trung Quốc.

- 1974: Trung Quốc dùng không quân, hải quân chiếm luôn phần phía tây của quần đảo Hoàng Sa.

- 1975: Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ, Hải quân Quân đội Nhân dân Việt Nam tiếp quản đầy đủ các đảo do quân đội VNCH cai quản trên Biển Đông. Nhà nước Việt Nam thống nhất sau đó tiếp tục khẳng định chủ quyền của người Việt Nam trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, ban hành nhiều văn bản hành chính nhà nước thành lập các huyện đảo Hoàng Sa và huyện đảo Trường Sa cũng như hoàn thiện việc quản lý hành chính trên các quần đảo này.

- Ngày 12/11/1982, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra tuyên bố quốc tế về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam.

4. Tìm hiểu quá trình thực thi và đấu tranh bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa

(Trang 11 KHXH 8 VNEN) Đọc thông tin, kết hợp quan sát hình ảnh, hãy:

- Trình bày quá trình thực thi và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa qua các thời kì.

- Nêu nhận xét về quá trình thực thi và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa.

Khoa học xã hội 8 Bài 1: Biển đảo Việt Nam | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 8 VNEN

Trả lời:

* Quá trình thực thi và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa qua các thời kì:

- Theo nhiều cứ liệu lịch sử, đến đầu thế kỷ XVII, Hoàng Sa và Trường Sa vẫn là hai quần đảo vô chủ. Đến nửa đầu thế kỷ XVII, Chúa Nguyễn đã tổ chức “đội Hoàng Sa” (lấy người từ xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn, phủ Quảng Ngãi) ra quần đảo Hoàng Sa (với khoảng thời gian từ 6 đến 8 tháng mỗi năm) để thu lượm hàng hóa trôi dạt trên biển, đánh bắt hải sản quý hiếm; đồng thời, đo vẽ sơ đồ, hải trình, trồng cây và dựng mốc trên quần đảo. Theo hiểu biết địa lý lúc bấy giờ, địa danh quần đảo Hoàng Sa liền một dải, bao gồm cả Hoàng Sa và Vạn Lý Trường Sa.

- Các tài liệu của Việt Nam và nhiều nước trên thế giới lưu giữ dưới dạng: tư liệu, sách cổ, văn bản pháp lý của nhà nước cùng các bản đồ thể hiện việc thực thi chủ quyền của các nhà nước phong kiến Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Điển hình là Toản tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư (năm 1686) của Đỗ Bá; Phủ biên tạp lục (năm 1776) của Lê Quý Đôn; Lịch triều hiến chương loại chí (năm 1821) của Phan Huy Chú…

Đặc biệt, Việt Nam còn có các Châu bản triều Nguyễn mà các quốc gia khác không thể có được. Đó là các văn bản hành chính chính thức của triều đình nhà Nguyễn (thế kỷ XVII - XVIII) về cử các đội thuyền của Việt Nam đi khảo sát, đo đạc, khai thác và tuần phòng tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Các văn bản này dưới dạng chỉ dụ, đều có bút phê và đóng dấu son của nhà Vua. Đây chính là cơ sở pháp lý quan trọng khẳng định, từ thế kỷ XVII, Nhà nước phong kiến Việt Nam đã xác lập và thực thi chủ quyền cần thiết đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

- Trong thời kỳ Pháp thuộc, với tư cách đại diện cho Việt Nam về đối ngoại theo Hiệp ước Pa-tơ-nốt (năm 1884), Chính quyền thuộc địa Pháp đã có nhiều hoạt động cụ thể củng cố chủ quyền Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

+ Từ năm 1925 đến năm 1927, Pháp đã tổ chức điều tra về khí hậu, thổ nhưỡng, nghiên cứu mỏ và duy trì tuần tra trên quần đảo Hoàng Sa. Liên tục trong các năm 1930 - 1933, Pháp đã đưa quân đội ra đóng giữ ở quần đảo Trường Sa. Để tiện quản lý, năm 1933, Pháp đã sáp nhập quần đảo Trường Sa vào tỉnh Bà Rịa (Nam Kỳ); thành lập đơn vị hành chính ở Hoàng Sa thuộc tỉnh Thừa Thiên (năm 1938).

+ Pháp còn cho đặt cột mốc, xây ngọn hải đăng và các trạm: khí tượng, vô tuyến điện trên hai quần đảo. Trong quan hệ quốc tế, Pháp đã nhiều lần lên tiếng phản đối các đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa.

- Ngày 14-10-1950, Pháp đã chính thức trao việc quản lý quần đảo Hoàng Sa cho chính phủ Bảo Đại. Đặc biệt, tại Hội nghị Xan Phan-xít-xcô (năm 1951), trước đại diện của 51 quốc gia (trong đó có Trung Quốc), đại diện của chính phủ Bảo Đại đã khẳng định chủ quyền từ lâu đời của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà không gặp phải bất cứ sự phản đối nào của các nước tham dự Hội nghị.

- Năm 1975, cùng với tiến trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Hải quân nhân dân Việt Nam đã giải phóng các đảo do quân đội Sài Gòn đóng giữ, như: đảo Trường Sa, Sơn Ca, Nam Yết, Song Tử Tây, Sinh Tồn và An Bang… thuộc quần đảo Trường Sa. Đồng thời, Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam đã ra tuyên bố khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

- Ngày 12/11/1982, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra tuyên bố quốc tế về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam.

+ Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam và Việt Nam có đầy đủ chủ quyền đối với hai quần đảo này, phù hợp với các quy định của luật pháp và thực tiễn quốc tế.

- Để tiếp tục thể hiện các hoạt động chủ quyền trên thực tế, Chính phủ Việt Nam đã quyết định thành lập huyện đảo Trường Sa trực thuộc tỉnh Đồng Nai và huyện đảo Hoàng Sa trực thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (năm 1982). Hiện nay, huyện đảo Hoàng Sa trực thuộc thành phố Đà Nẵng; huyện đảo Trường Sa trực thuộc tỉnh Khánh Hòa với một thị trấn và hai xã đảo.

* Nhận xét:

- Việt Nam có đẩy đủ bằng chứng pháp lý, lịch sử để khẳng định chủ quyền với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

- Việt Nam cũng là quốc gia duy nhất đã chiếm hữu thật sự và quản lý hai quần đảo này một cách liên tục, hòa bình, phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế.

- Việt Nam luôn thực hiện hành động, hoạt động của mình một cách hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế.

- Nước ta kiên quyết giữ vững lập trường về chủ quyền đối với 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

1. (Trang 12 KHXH 8 VNEN) Lập bảng thống kê những chứng cứ, quá trình thực thi và đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam qua các thời kì theo yêu cầu sau:

Khoa học xã hội 8 Bài 1: Biển đảo Việt Nam | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 8 VNEN

Trả lời:

Thời gian Chứng cứ, quá trình thực thi và đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam
Thế kỷ XVII Gọi hai quần đảo bằng cái tên Bãi Cát Vàng và ghi vào địa hạt huyện Bình Sơn, phủ Quảng Ngãi.
1776 Phủ Biên Tạp Lục.
1816 Vua Gia Long sai quân lính ra quần đảo Hoàng Sa cắm cờ Việt Nam và tuyên bố chủ quyền.
1844 - 1848 Đại Nam Thực Lục Tiền Biên và Chính Biên.
1865 - 1875 Đại Nam Nhất Thống Chí.
1951 Hội nghị San Francisco (Hoa Kỳ) có một đề nghị bổ sung bản dự thảo Hòa ước yêu cầu trao trả cho Trung Quốc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
1956 Pháp chuyển giao lãnh thổ miền Nam Việt Nam cho Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) và chính quyền này đã cho quân ra tiếp quản, tổ chức hai quần đảo về mặt hành chính (lập ở mỗi quần đảo một xã thuộc một huyện ở đất liền), xây các bia chủ quyền, duy trì các trạm khí tượng.
1959 Quân Trung Quốc giả làm ngư dân đổ bộ lên nhóm đảo phía tây quần đảo Hoàng Sa. Quân đội Việt Nam Cộng Hòa đã phát hiện ngăn chặn và bắt giữ 82 "ngư dân” Trung Quốc.
1974 Trung Quốc dùng không quân, hải quân chiếm luôn phần phía tây của quần đảo Hoàng Sa.
1975 Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ, Hải quân Quân đội Nhân dân Việt Nam tiếp quản đầy đủ các đảo do quân đội VNCH cai quản trên Biển Đông. Nhà nước Việt Nam thống nhất sau đó tiếp tục khẳng định chủ quyền của người Việt Nam trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, ban hành nhiều văn bản hành chính nhà nước thành lập các huyện đảo Hoàng Sa và huyện đảo Trường Sa cũng như hoàn thiện việc quản lý hành chính trên các quần đảo này.
14/3/1988 Trung Quân bắt đầu dùng vũ lực chiếm đóng trái phép một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

2. (Trang 12 KHXH 8 VNEN) Giới thiệu một số chứng cứ về quá trình xác lập và thực thi chủ quyền biển, đảo Việt Nam mà em tâm đắc nhất.

Trả lời:

Khoa học xã hội 8 Bài 1: Biển đảo Việt Nam | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 8 VNEN

- Đại Nam nhất thống họa đồ - Tấm bản đồ hoàn thành khoảng năm 1833 đời vua Minh Mạng, bản đồ có ghi 2 hai tên Hoàng Sa và Vạn Lý Trường Sa thuộc Việt Nam.

3. (Trang 12 KHXH 8 VNEN) Biển đã đem lại những lợi nhuận và khó khăn gì đối với việc phát triển kinh tế và đời sống của nhân dân ta?

Trả lời:

Thuận lợi:

- Biển thuận lợi phát triển giao thông vận tải, trao đổi thương mại với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.

- Biển nước ta đem lại nguồn lợi hải sản khổng lồ và nguồn tài nguyên khoáng sản to lớn (muối, dầu).

- Biển nước tá có nhiều bãi biển đẹp, thuận lợi để phát triển du lịch.

- Thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp đóng tàu, sửa chữa tàu thuyền.

- Biển nước ta có nhiều cảng nước sâu, thuận lợi cho việc dừng, đỗ tàu thuyền.

Khó khăn:

- Biển nước ta rất lắm bão, gây khó khăn, nguy hiểm cho giao thông, cho hoạt động sản xuất và đời sống nhân dân ở vùng ven biển.

- Thuỷ triều phức tạp (chỗ nhật triều, chỗ bán nhật triều) gây khó khăn cho giao thông.

- Đôi khi biển còn gây sóng lớn hoặc nước dâng ảnh hưởng tới đời sống nhân dân ven biển.

- Tình trạng sụt lở bờ biển và tình trạng cát bay, cát lấn ở Duyên hải miền Trung.

1. (Trang 12 KHXH 8 VNEN) Những chứng cứ về việc xác lập và thực thi chủ quyền biển, đảo Việt Nam cần sử dụng như thế nào trong quá trình đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo hiện nay?

Trả lời:

Một yêu cầu hết sức khách quan đặt ra cho tất cả các nước có hoạt động liên quan tới Biển Đông là phải tuân thủ pháp luật chung mà cộng đồng quốc tế, trong đó có các quốc gia ven Biển Đông, đã dày công xây dựng - Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 của. Khi vận dụng Công ước để thực thi chủ quyền và quyền chủ quyền đối với nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình, các quốc gia ven Biển Đông có nghĩa vụ tôn trọng chủ quyền và quyền chủ quyền của các nước khác ven Biển Đông đối với lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của họ.

Trong thời đại văn minh, sử dụng vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực để cưỡng chiếm lãnh thổ nước khác đã bị pháp luật quốc tế nghiêm cấm. Vũ lực cũng sẽ không phải là cách thức đúng đắn để giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông. Tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế, tôn trọng Hiến chương Liên Hợp Quốc, tôn trọng các quy định của Công ước Luật Biển năm 1982, giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, thực hiện đầy đủ các cam kết trong DOC, tiến tới xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), cùng chung sức theo hướng biến Biển Đông thành vùng biển hòa bình, hữu nghị và hợp tác là thể hiện sự hành xử của những quốc gia văn minh, tôn trọng sự thật lịch sử cũng như thượng tôn pháp luật quốc tế mà chính mình đã công nhận và ký kết.

2. (Trang 12 KHXH 8 VNEN) Bằng hiểu biết của bản thân, hãy lựa chọn một địa phương có biển để xây dựng dự án học tập về việc tuyên truyền bảo vệ môi trường biển của địa phương hoặc dự án học tập về việc tuyên truyền về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Trả lời:

Dự án tuyên truyền đối với chủ quyền quốc gia tại huyện Kim Sơn – Ninh Bình.

- Cần cho học sinh tìm hiểu, dẫn chứng những tài liệu, thư tịch cổ có liên quan đến các quần đảo như Hoàng Sa, Trường Sa, những mốc thời gian quan trọng trong quá trình xác lập, bảo vệ chủ quyền của nước ta đối với 2 quần đảo.

- Tổ chức các cuộc thi làm văn, sáng tác thơ ca về 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

- Tổ chức các cuộc thi vẽ tranh về 2 quần đảo, vẽ tranh về hình ảnh bộ đội hải quân bảo vệ chủ quyền biển đảo nói chung, 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa nói riêng.

- Tổ chức các buổi thi kể chuyện, tìm hiểu lịch sử về 2 quần đảo của nước ta.

1. (Trang 12 KHXH 8 VNEN) Tìm hiểu thêm về quá trình xác thực và thực thi chủ quyền biển, đảo Việt Nam.

Trả lời:

Thời kỳ phong kiến quân chủ nước ta:

- Trong các thế kỷ từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XIX, một tổ chức của Nhà nước được thành lập là đội Hoàng Sa kiêm quản đội Bắc Hải, là bằng chứng về sự xác lập chủ quyền của Đại Việt ở Đàng trong đối với Hoàng Sa.

- Đội Hoàng Sa ra đời ở Cửa biển Sa Kỳ và Cù Lao Ré thuộc tỉnh Quảng Ngãi.

- Sử sách Việt Nam và cả Trung Quốc đều chép đội Hoàng Sa được thành lập vào đầu thời Chúa Nguyễn. Hải Ngoại Kỷ sự (Trung Quốc) viết năm 1696, chép thời Quốc Vương trước đã có những hoạt động của đội “Hoàng Sa” và Phủ biên tạp lục viết năm 1776, chép “Tiền Nguyễn Thị”. Đại Nam thực lục tiền biên (năm 1821) chép “Quốc sơ trí Hoàng Sa”

- Từ năm 1816, Gia Long bắt đầu cử thủy quân cùng với đội Hoàng Sa, không còn giao phó hoàn toàn cho đội Hoàng Sa, lo kiểm soát, đo đạc thủy trình ở Hoàng Sa.

- Từ năm 1816, Gia Long bắt đầu cử thủy quân cùng với đội Hoàng Sa, không còn giao phó hoàn toàn cho đội Hoàng Sa, lo kiểm soát, đo đạc thủy trình ở Hoàng Sa.

- Đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải có nhiệm vụ thu lượm các sản vật từ các tàu đắm, các hải sản quý từ vùng biển quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Ngoài ra, về sau còn đảm trách đi xem xét, đo đạc thủy trình vùng Hoàng Sa.

2. (Trang 12 KHXH 8 VNEN) Hãy sưu tầm tranh ảnh về các loài hải sản và cảnh đẹp của Việt Nam.

Trả lời:

Khoa học xã hội 8 Bài 1: Biển đảo Việt Nam | Hay nhất Giải bài tập Khoa học xã hội 8 VNEN

3. Tìm đọc cuốn Hoàng Sa, Trường Sa lãnh thổ Việt Nam nhìn cừ Công pháp Quốc tế của tác giả Nguyễn Quang Thắng, NXB Tri Thức.

Xem thêm các bài Giải bài tập Khoa học xã hội lớp 8 chương trình VNEN hay khác:


Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học