Đề thi Học kì 2 Vật Lí 8 có đáp án (8 đề)
Với Đề thi Học kì 2 Vật Lí 8 có đáp án (8 đề), chọn lọc giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong bài thi Học kì 2 Vật lí 8.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Vật Lí 8
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất.
Câu 1. Vật có cơ năng khi
A. vật có khả năng sinh công.
B. vật có khối lượng lớn.
C. vật có tính ì lớn.
D. vật có đứng yên.
Câu 2. Trong các trường hợp sau, trường hợp nào vật có cả động năng và thế năng? Chọn mốc thế năng tại mặt đất.
A. Một máy bay đang chuyển động trên đường băng của sân bay.
B. Một ô tô đang đỗ trong bến xe.
C. Một máy bay đang bay trên cao.
D. Một ô tô đang chuyển động trên đường.
Câu 3. Khi đổ 200 cm3 giấm ăn vào 250 cm3 nước thì thu được bao nhiêu cm3 hỗn hợp?
A. 450 cm3.
B. > 450 cm3.
C. 425 cm3.
D. < 450 cm3.
Câu 4. Vận tốc chuyển động của các phân tử có liên quan đến
A. trọng lượng riêng của vật.
B. nhiệt độ của vật.
C. thể tích của vật.
D. khối lượng của vật.
Câu 5. Cho các chất sau đây: gỗ, nước đá, bạc, nhôm. Thứ tự sắp xếp nào sau đây là đúng với khả năng dẫn nhiệt theo quy luật tăng dần?
A. Gỗ, nước đá, nhôm, bạc.
B. Bạc, nhôm, nước đá, gỗ.
C. Nước đá, bạc, nhôm, gỗ.
D. Nhôm, bạc, nước đá, gỗ.
Câu 6. Đơn vị của nhiệt dung riêng của vật là
A. J/kg.
B. kg/J.
C. J/kg.K.
D. kg/J.K.
PHẦN II. TỰ LUẬN (7 điểm)
Bài 1. (2 điểm) Khi dùng củi khô để đun nước, phần nhiệt năng mà nước nhận được bao giờ cũng nhỏ hơn phần nhiệt năng do đốt cháy củi khô cung cấp. Điều này có chứng tỏ năng lượng không được bảo toàn không? Vì sao?
Bài 2. (2 điểm) Lấy ví dụ và giải thích nhiệt lượng trao đổi phụ thuộc vào khối lượng, độ tăng giảm nhiệt độ và chất cấu tạo nên vật?
Bài 3. (3 điểm) Người ta dùng bếp dầu hoả để đun sôi 2 lít nưóc từ 20°C đựng trong một ấm nhôm có khối lượng 0,5 kg. Tính lượng dầu hoả cần thiết, biết chỉ có 30% nhiệt lượng do dầu toả ra làm nóng nước và ấm. Lấy nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K, của nhôm 880 J/kg.K; Biết khi đốt cháy hoàn toàn l kg dầu hoả ta thu được nhiệt lượng 46.106 J.
---------- HẾT -----------
Đáp án
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1.
Khi vật có khả năng sinh công, ta nói vật đó có cơ năng.
Chọn đáp án A
Câu 2.
A, D – có động năng.
B – không có động năng vì ô tô đang đỗ.
C – có cả động năng và thế năng.
Chọn đáp án C
Câu 3.
Do hiện tượng khuếch tán nên khi đổ 200 cm3 giấm ăn vào 250 cm3 nước thì sẽ thu được hỗn hợp có thể tích < 450 cm3.
Chọn đáp án D
Câu 4.
Vận tốc chuyển động của các phân tử có liên quan đến nhiệt độ của vật: Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.
Chọn đáp án B
Câu 5.
Trong các chất trên, thứ tự sắp xếp theo quy luật tăng dần về tính dẫn nhiệt là: Gỗ, nước đá, nhôm, bạc
Chọn đáp án A
Câu 6.
Đơn vị của nhiệt dung riêng là: J/kg.K.
Chọn đáp án C
PHẦN II. TỰ LUẬN
Bài 1.
Điều này không thể chứng tỏ năng lượng không được bảo toàn. Vì một phần nhiệt năng của củi khô bị đốt cháy được truyền cho ấm và không khí xung quanh. Tổng phần nhiệt năng mà nước nhận được và nhiệt năng truyền cho ấm, không khí xung quanh vẫn bằng năng lượng do củi khô bị đốt cháy toả ra. Nghĩa là, năng lượng vẫn được bảo toàn.
Bài 2.
Ví dụ:
+ Đun sôi hai lượng nước khác nhau ở cùng một nhiệt độ ban đầu, thì thời gian để đun sôi chúng cũng khác nhau. Điều này chứng tỏ, nhiệt lượng của nước thu vào phụ thuộc vào khối lượng của nước.
+ Đun hai lượng nước như nhau và đều ở cùng một nhiệt độ ban đầu. Nếu đun lượng nước thứ nhất với thời gian dài hơn (chưa đến nhiệt độ sôi) thì độ tăng nhiệt độ của nó sẽ lớn hơn độ tăng nhiệt độ của lượng nước thứ hai. Như vậy, nhiệt lượng của nước thu vào phụ thuộc vào độ tăng nhiệt độ.
+ Đun hai chất khác nhau nhưng có cùng khối lượng và cùng nhiệt độ ban đầu. Để chúng tăng lên đến cùng một nhiệt độ, thì thời gian cung cấp nhiệt cho chúng cũng khác nhau. Như vậy, nhiệt lượng của vật thu vào phụ thuộc vào chất cấu tạo nên vật.
Bài 3.
- Nhiệt lượng cần thiết để đun nóng nước là:
Q1 = c1.m1.(t2 – t1) = 672000 J
- Nhiệt lượng cần để đun nóng ấm là:
Q2 = c2.(t2 – t1) = 35200 J.
- Nhiệt lượng do dầu toả ra dùng để đun nóng ấm và nước là:
Qi = Q1 + Q2 = 707200 J
- Tổng nhiệt lượng do dầu toả ra:
- Lượng dầu hỏa cần dùng để đun nước là:
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Vật Lí 8
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 2)
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất.
Câu 1. Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào những yếu tố nào? Chọn câu trả lời đầy đủ nhất.
A. Khối lượng.
B. Trọng lượng riêng.
C. Khối lượng và vị trí của vật so với mặt đất.
D. Khối lượng và vận tốc của vật.
Câu 2. Trong các trường hợp sau, trường hợp nào vật có cả động năng và thế năng? Chọn mốc thế năng tại mặt đất.
A. Con chim đang bay lượn trên trời.
B. Xe đạp đang chuyển động lên dốc.
C. Chiếc bàn đang đứng yên trên sàn nhà.
D. Một ô tô đang chuyển động trên đường
Câu 3. Hiện tượng khuếch tán là
A. hiện tượng khi các nguyên tử, phân tử của các chất tự hòa lẫn vào nhau.
B. hiện tượng khi các nguyên tử, phân tử của các chất nằm riêng biệt tách rời nhau.
C. hiện tượng khi đổ nước vào cốc.
D. hiện tượng cầu vồng.
Câu 4. Năm 1827, khi quan sát các hạt phấn hoa trong nước bằng kính hiển vi, nhà bác học Brao-nơ đã thấy chúng quyển động không ngừng về mọi phía. Điều này chứng tỏ
A. các phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng.
B. giữa các phân tử luôn có lực hút.
C. giữa các phân tử luôn có lực đẩy.
D. giữa các phân tử luôn có lực hút và lực đẩy.
Câu 5. Chọn câu sai
A. Chất khí đậm đặc dẫn nhiệt tốt hơn chất khí loãng.
B. Sự truyền nhiệt bằng hình thức dẫn nhiệt chủ yếu xảy ra trong chất rắn.
C. Bản chất của sự dẫn nhiệt trong chất khí, chất lỏng và chất rắn nói chung là giống nhau.
D. Khả năng dẫn nhiệt của tất cả các chất rắn là như nhau.
Câu 6. Nhiệt dung riêng của rượu là 2500 J/kg.K. Điều đó có nghĩa là gì?
A. Để nâng 1kg rượu lên nhiệt độ bay hơi ta phải cung cấp cho nó một nhiệt lượng là 2500 J.
B. 1 kg rượu bị đông đặc thì giải phóng nhiệt lượng là 2500 J.
C. Để nâng 1 kg rượu tăng lên 1 độ ta cần cung cấp cho nó nhiệt lượng là 2500 J
D. Nhiệt lượng có trong 1 kg chất ấy ở nhiệt độ bình thường.
PHẦN II. TỰ LUẬN (7 điểm)
Bài 1. (1,5 điểm) Viết công thức tính nhiệt lượng? Nêu tên, đơn vị các đại lượng có trong công thức?
Bài 2. (2,5 điểm) Một máy bơm chạy bằng động cơ điện tiêu thụ công suất 7,5 kW. Trong 1 giây máy hút 60 lít nước lên cao 7,5 m. Hiệu suất của máy bơm là bao nhiêu? Biết trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3.
Bài 3. (3 điểm) Trong khi làm thí nghiệm để xác định nhiệt dung riêng của chì, một học sinh thả một miếng chì khối lượng 310 g được nung nóng tới 100°C vào 0,25 lít nước ở 58,5°C. Khi bắt đầu có sự cân bằng nhiệt thì nhiệt độ của nước và chì là 60°C. Cho cn = 4200 J/kg.K.
a) Tính nhiệt lượng nước thu được?
b) Tính nhiệt dung riêng của chì?
c) Tại sao kết quả tính được chỉ gần đúng giá trị ghi ở bảng nhiệt dung riêng?
---------- HẾT -----------
Đáp án
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1.
- Cơ năng của vật phụ thuộc vào vị trí của vật so với mặt đất, hoặc so với một vị trí khác được chọn làm mốc để tính độ cao, gọi là thế năng hấp dẫn.
- Vật có khối lượng càng lớn và ở càng cao thì thế năng hấp dẫn càng lớn.
=> Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào: vị trí của vật so với mặt đất và khối lượng của nó.
Chọn đáp án C
Câu 2.
A – có cả động năng và thế năng.
B, D – có động năng vì đang chuyển động.
C – không có cả động năng và thế năng.
Chọn đáp án A
Câu 3.
Hiện tượng khi các nguyên tử, phân tử của các chất tự hoà lẫn vào nhau gọi là hiện tượng khuếch tán.
Chọn đáp án A
Câu 4.
Thí nghiệm của Brao-nơ chứng tỏ các phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng.
Chọn đáp án A
Câu 5.
A, B, C – đúng.
D – sai vì: Khả năng dẫn nhiệt của các chất rắn là khác nhau: Bạc dẫn nhiệt tốt nhất trong các kim loại (kim loại dẫn nhiệt tốt nhất), các chất như gỗ, nhựa, … dẫn nhiệt kém.
Chọn đáp án D
Câu 6.
Ta có: Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần truyền cho 1 kg chất đó để nhiệt độ tăng thêm 1oC (1 K).
=> Nhiệt dung riêng của rượu là 2500J/kg.K có nghĩa là: Để nâng 1 kg rượu tăng lên 1 độ ta cần cung cấp cho nó nhiệt lượng là 2500 J.
Chọn đáp án C
PHẦN II. TỰ LUẬN
Bài 1.
Công thức tính nhiệt lượng: Q = m.c.t
Trong đó:
+ Q nhiệt lượng vật thu vào, tính ra J.
+ m khối lượng của vật, tính ra kg.
+ c là nhiệt dung riêng, tính ra J/kg.K.
+ là độ tăng nhiệt độ, tính ra oC hoặc K.
Bài 2.
Đổi 60 lít = 0,06 m3; 7,5 kW = 7500 W
- Trọng lượng của 60 lít nước là:
P = d.V = 10000.0,06 = 600 N.
- Công có ích để máy bơm bơm nước lên cao 7,5 m là:
Ai = P.h = 600.7,5 = 4500 J.
- Công máy bơm thực hiện được trong một giây là:
Atp = P.t = 7500.1 = 7500 J.
- Hiệu suất của máy bơm là:
Bài 3.
Đổi 310 g = 0,31 kg.
a) Nhiệt lượng thu vào của nước là;
Q = m.c.Δt = 4200.0,25.(60 – 58,5) = 1575 J
b) Nhiệt lượng tỏa ra của chì bằng nhiệt lượng thu vào của nước nên ta có:
Q = Q’ = m’.c.Δt’
Vậy nhiệt dung riêng của chì là 127 J/kg.K.
c) So với giá trị ghi ở bảng nhiệt dung riêng thì giá trị này bé hơn là do trong quá trình làm thí nghiệm, một lượng nhỏ nhiệt đã bị mất mát do tỏa nhiệt ra môi trường xung quanh.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Vật Lí 8
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 3)
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất.
Câu 1. Thế năng đàn hồi phụ thuộc vào những yếu tố nào?
A. Khối lượng.
B. Độ biến dạng của vật đàn hồi.
C. Khối lượng và chất làm vật.
D. Vận tốc của vật.
Câu 2. Chọn phương án đúng trong các phát biểu sau.
A. Thế năng và động năng là hai dạng của cơ năng.
B. Một vật chỉ có thể có động năng hoặc thế năng.
C. Cơ năng của vật bằng hiệu thế năng và động năng của vật.
D. Cơ năng của vật bằng tích thế năng và động năng của vật.
Câu 3. Chọn phát biểu đúng khi nói về chuyển động của các phân tử, nguyên tử.
A. Các nguyên tử, phân tử có lúc chuyển động, có lúc đứng yên.
B. Các nguyên tử, phân tử chuyển động theo một hướng nhất định.
C. Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động chậm lại.
D. Các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao.
Câu 4. Nhiệt năng của một vật là
A. tổng thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
B. tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
C. hiệu thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
D. hiệu động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
Câu 5. Trong sự truyền nhiệt, nhiệt chỉ có thể tự truyền
A. từ vật có khối lượng riêng lớn hơn sang vật có khối lượng riêng nhỏ hơn.
B. từ vật có khối lượng lớn hơn sang vật có khối lượng nhỏ hơn.
C. từ vật có nhiệt độ lớn hơn sang vật có nhiệt độ nhỏ hơn.
D. từ vật có thể tích lớn hơn sang vật có thể tích nhỏ hơn.
Câu 6. Vật nào sau đây hấp thụ nhiệt tốt?
A. Vật có bề mặt nhẵn, sẫm màu.
B. Vật có bề mặt sần sùi, sáng màu.
C. Vật có bề mặt nhẵn, sáng màu.
D. Vật có bề mặt sần sùi, sẫm màu.
Câu 7. Một đoàn tàu khi vào ga, người lái tàu phanh lại làm cho tàu chuyển động rồi dừng hẳn. Năng lượng đã chuyển hoá như thế nào? Chọn đáp án đúng nhất.
A. Sự thực hiện công làm giảm nhiệt năng của tàu.
B. Sự thực hiện công làm tăng động năng của tàu.
C. Sự thực hiện công làm giảm thế năng của tàu.
D. Sự thực hiện công làm giảm động năng của tàu.
Câu 8. Trong các động cơ sau đây, động cơ nào là động cơ nhiệt?
A. Động cơ máy quạt.
B. Động cơ của máy xay sinh tố.
C. Động cơ của chiếc xe máy.
D. Động cơ của máy giặt.
PHẦN II. TỰ LUẬN (6 điểm)
Bài 1. (1,5 điểm) Giải thích sự trao đổi nhiệt khi nung nóng một miếng đồng rồi thả vào cốc nước lạnh?
Bài 2. (1,5 điểm) Người ta thả một miếng đồng khối lượng 600 g ở nhiệt độ 100°C vào 2,5 kg nước. Nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt là 30°C. Hỏi độ tăng nhiệt độ của nước là bao nhiêu? Biết nhiệt dung riêng của đồng là 380 J/kg.K và nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K.
Bài 3. (3 điểm) Tính hiệu suất của động cơ một ô tô, biết rằng khi nó chuyển động với vận tốc 72 km/h thì động cơ có công suất là 20 kW và tiêu thụ 10 lít xăng trên quãng đường 100 km. Cho biết khối lượng riêng của xăng là 0,7.103 kg/m3 và khi đốt cháy hoàn toàn 1 kg xăng ta thu được nhiệt lượng 46.106J.
----------HẾT---------
Đáp án
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1.
Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ biến dạng của vật gọi là thế năng đàn hồi.
Chọn đáp án B
Câu 2.
A – đúng.
B – sai vì: Một vật có thể vừa có động năng vừa có thế năng.
C, D – sai vì: Cơ năng của một vật bằng tổng động năng và thế năng của nó.
Chọn đáp án A
Câu 3.
A , B – sai vì: Các nguyên tử, phân tử luôn luôn chuyển động hỗn độn không ngừng về mọi phía.
C – sai vì: Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.
D – đúng.
Chọn đáp án D
Câu 4.
Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
Chọn đáp án B
Câu 5.
Trong sự truyền nhiệt, nhiệt chỉ có thể tự truyền từ vật có nhiệt độ lớn hơn sang vật có nhiệt độ nhỏ hơn.
Chọn đáp án C
Câu 6.
+ Vật màu tối thì hấp thụ nhiệt tốt.
+ Vận càng nhẵn => phản xạ nhiệt càng lớn.
=> Vật hấp thụ nhiệt tốt là vật có bề mặt sần sùi và sẫm màu.
Chọn đáp án D
Câu 7.
Một đoàn tàu khi vào ga, người lái tàu phanh lại làm cho tàu chuyển động rồi dừng hẳn => Sự thực hiện công làm động năng của xe giảm.
Chọn đáp án D
Câu 8.
Động cơ nhiệt là động cơ trong đó một phần năng lượng của nhiên liệu bị đốt cháy chuyển hoá thành cơ năng Động cơ của chiếc xe máy là động cơ nhiệt.
Chọn đáp án C
PHẦN II. TỰ LUẬN
Bài 1.
- Nhiệt năng truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn (miếng đồng) sang vật có nhiệt độ thấp hơn (nước).
- Sự truyền nhiệt xảy ra cho tới khi nhiệt độ của miếng đồng và nước bằng nhau thì ngừng lại.
- Nhiệt lượng do miếng đồng toả ra bằng nhiệt lượng do nước thu vào.
Bài 2.
Đổi 600 g = 0,6 kg.
- Nhiệt lượng tỏa ra của đồng: Qtỏa = c1.m1.
- Nhiệt lượng thu vào của nước: Qthu = c2.m2.
- Nhiệt lượng tỏa ra của đồng bằng nhiệt lượng thu vào của nước, ta có:
Qtỏa = Qthu
Vậy độ tăng nhiệt độ của nước là 1,52oC
Bài 3.
Đổi 20 kW = 20.103 W; 10 lít = 0,01 m3.
- Khối lượng của 10 lít xăng là:
m = D.V = 0,7.103.0,01 = 7 kg.
- Thời gian ô tô đi hết 100 km là:
- Công mà động cơ ô tô thực hiện:
- Nhiệt lượng do xăng đốt cháy toả ra là:
Q = m.q = 7.46.106 = 322.106J.
- Hiệu suất của động cơ ô tô là:
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Vật Lí 8
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 4)
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất.
Câu 1. Nếu chọn mặt đất làm mốc để tính thế năng thì trong các vật sau đây vật nào không có thế năng?
A. Viên đạn đang bay.
B. Lò xo để tự nhiên ở một độ cao so với mặt đất.
C. Hòn bi đang lăn trên mặt đất.
D. Lò xo bị ép đặt ngay trên mặt đất.
Câu 2. Mũi tên được bắn đi từ cái cung là nhờ năng lượng của mũi tên hay của cái cung? Đó là dạng năng lượng nào?
A. Nhờ năng lượng của cánh cung, dạng năng lượng đó là thế năng đàn hồi.
B. Nhờ năng lượng của cánh cung, dạng năng lượng đó là thế năng hấp dẫn
C. Nhờ năng lượng của mũi tên, dạng năng lượng đó là thế năng đàn hồi.
D. Nhờ năng lượng của mũi tên, dạng năng lượng đó là thế năng hấp dẫn.
Câu 3. Nguyên tử, phân tử có tính chất nào sau đây?
A. Chuyển động không ngừng.
B. Có lúc chuyển động, có lúc đứng yên.
C. Giữa các nguyên tử, phân tử có không khoảng cách.
D. Chuyển động càng chậm khi nhiệt độ càng cao.
Câu 4. Một ngọn lửa của cây nến đang cháy, năng lượng nhiệt được truyền
A. xuống dưới.
B. lên trên.
C. theo phương ngang.
D. đều theo mọi hướng.
Câu 5. Hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất rắn là
A. dẫn nhiệt.
B. đối lưu.
C. bức xạ nhiệt.
D. Tất cả các hình thức trên.
Câu 6. Trong một số nhà máy, người ta thường xây dựng những ống khói rất cao vì
A. ống khói cao có tác dụng tạo ra sự truyền nhiệt tốt.
B. ống khói cao có tác dụng tạo ra sự bức xạ nhiệt tốt.
C. ống khói cao có tác dụng tạo ra sự đối lưu tốt.
D. ống khói cao có tác dụng tạo ra sự dẫn nhiệt tốt.
Câu 7. Biểu thức nào sau đây xác định nhiệt lượng toả ra khi nhiên liệu bị đốt cháy?
A.
B.
C. Q = q.m
D. Q = qm
Câu 8. Nguyên lí truyền nhiệt được phát biểu như thế nào?
A. Nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn.
B. Sự truyền nhiệt xảy ra cho đến khi nhiệt độ của 2 vật cân bằng nhau thì ngừng lại.
C. Nhiệt lượng của vật này toả ra bằng nhiệt lượng của vật kia thu vào.
D. Tất cả đáp án trên.
PHẦN II. TỰ LUẬN (6 điểm)
Bài 1. (1 điểm) Nhiệt năng là gì? Nêu các cách làm thay đổi nhiệt năng của vật?
Bài 2. (2 điểm) Trên một xe chở hàng có ghi 3000 W. Người ta sử dụng xe để chở một khúc gỗ nặng 340 kg trên quãng đường 100 m.
a) Chỉ số 3000 W trên máy kéo có ý nghĩa gì?
b) Xe chở khúc gỗ trên quãng đường đó hết bao lâu?
Bài 3. (3 điểm) Một người thả 420 g chì ở nhiệt độ 100oC vào 260 g nước ở nhiệt độ 58oC làm cho nước nóng lên tới 60oC. Cho nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K và bỏ qua sự hao phí nhiệt ra môi trường bên ngoài. Hãy tính:
a) Nhiệt độ của chì khi có cân bằng nhiệt?
b) Nhiệt lượng nước đã thu vào?
c) Nhiệt dung riêng của chì?
----------- HẾT -----------
Đáp án
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1.
Ta có:
+ Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào vị trí của vật so với mặt đất.
+ Thế năng đàn hồi phụ thuộc vào độ biến dạng của vật.
Trong các vật trên, ta thấy:
A, B – có thế năng hấp dẫn.
C – không có thế năng mà có động năng.
D – có thế năng đàn hồi.
Chọn đáp án C
Câu 2.
Mũi tên được bắn đi từ cái cung là nhờ năng lượng của cánh cung, dạng năng lượng đó là thế năng đàn hồi do cánh cung bị dãn so với hình dạng ban đầu.
Chọn đáp án A
Câu 3.
A – đúng.
B – sai vì: Các nguyên tử, phân tử luôn luôn chuyển động hỗn độn không ngừng.
C – sai vì: Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
D – sai vì: Chuyển động càng nhanh khi nhiệt độ càng cao.
Chọn đáp án A
Câu 4.
Nhiệt do ngọn nến tỏa ra theo mọi hướng.
Chọn đáp án D
Câu 5.
Các hình thức truyền nhiệt chủ yếu của các chất là:
+ Chất rắn: dẫn nhiệt.
+ Chất lỏng và chất khí: đối lưu.
+ Chân không: bức xạ nhiệt.
Chọn đáp án A
Câu 6.
Trong một số nhà máy, người ta thường xây dựng những ống khói rất cao vì ống khói cao có tác dụng tạo ra sự đối lưu tốt.
Chọn đáp án C
Câu 7.
Nhiệt lượng toả ra khi nhiên liệu bị đốt cháy được tính theo công thức:
Q = q.m
Trong đó:
+ Q: nhiệt lượng toả ra (J)
+ q: năng suất toả nhiệt của nhiên liệu (J/kg)
+ m: khối lượng nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn(kg)
Chọn đáp án C
Câu 8.
Nguyên lý truyền nhiệt là:
- Nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn.
- Sự truyền nhiệt xảy ra cho đến khi nhiệt độ của 2 vật cân bằng nhau thì ngừng lại.
- Nhiệt lượng của vật này toả ra bằng nhiệt lượng của vật kia thu vào.
Chọn đáp án D
PHẦN II. TỰ LUẬN
Bài 1.
Nhiệt năng của một vật bằng tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
Có hai cách làm thay đổi nhiệt năng:
+ Thực hiện công.
+ Truyền nhiệt.
Bài 2.
a) Chỉ số 3000 W chỉ công suất của xe, có nghĩa là trong một giây xe đó thực hiện một công là 3000 J.
b) Xe đó đã thực hiện một công là:
A = F.s = P.s = 3400.100 = 340000 J
Từ công thức
Vậy xe đó chở khúc gỗ trên quãng đường 100 m hết 113 giây.
Bài 3.
a) Sau khi thả miếng chì ở 100oC vào nước ở 58oC làm nước nóng lên đến 60oC thì 60oC chính là nhiệt độ cân bằng của hệ hai chất đã cho. Đây cũng chính là nhiệt độ của chì sau khi đã xảy ra cân bằng nhiệt.
b) Nhiệt lượng của nước đã thu vào để tăng nhiệt độ từ 58oC đến 60oC là:
Q2 = m2.c2.(t0 – t2) = 0,26.4200.(60 – 58) = 2184 J
c) Nhiệt lượng của chì đã toả ra khi hạ nhiệt độ từ 100oC xuống 60oC là:
Q1 = m1.c1.(t1 – t0) = 0,42.c1.(100 – 60) = 16,8.c1
Theo phương trình cân bằng nhiệt: Q1 = Q2
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Vật Lí 8
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 5)
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất.
Câu 1. Nếu chọn mặt đất làm mốc để tính thế năng thì trong các vật sau đây vật nào không có thế năng?
A. Máy bay đang bay.
B. Xe máy đang chuyển động trên mặt đường.
C. Chiếc lá đang rơi.
D. Quyển sách đặt trên bàn.
Câu 2. Thả một vật từ độ cao h xuống mặt đất. Hãy cho biết trong quá trình rơi cơ năng đã chuyển hóa như thế nào?
A. Động năng chuyển hóa thành thế năng.
B. Thế năng chuyển hóa thành động năng.
C. Không có sự chuyển hóa nào.
D. Động năng giảm còn thế năng tăng.
Câu 3. Tính chất nào sau đây không phải là của nguyên tử, phân tử?
A. Chuyển động không ngừng.
B. Có lúc chuyển động, có lúc đứng yên.
C. Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
D. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ càng cao.
Câu 4. Nung nóng một cục sắt thả vào chậu nước lạnh, nước nóng lên, cục sắt nguội đi. Nhận xét nào sau đây là đúng?
A. Nhiệt năng của cục sắt tăng và của nước giảm.
B. Nhiệt năng của cục sắt và của nước đều tăng.
C. Nhiệt năng của cục sắt giảm và của nước tăng.
D. Nhiệt năng của cục sắt và của nước đều giảm.
Câu 5. Ở xứ lạnh tại sao người ta thường làm cửa sổ có hai hay ba lớp kính? Chọn câu trả lời đúng nhất.
A. Đề phòng lớp này vỡ thì còn có lớp khác.
B. Không khí giữa hai tấm kính cách nhiệt tốt làm giảm sự mất nhiệt trong nhà.
C. Để tăng thêm bề dày của kính.
D. Để tránh gió lạnh thổi vào nhà.
Câu 6. Nhiệt lượng mà vật nhận được hay tỏa ra phụ thuộc vào
A. khối lượng.
B. độ tăng nhiệt độ của vật.
C. nhiệt dung riêng của chất làm nên vật.
D. Cả 3 phương án trên.
Câu 7. Câu nào sau đây nói về hiệu suất của động cơ nhiệt?
A. Hiệu suất cho biết động cơ mạnh hay yếu.
B. Hiệu suất cho biết động cơ thực hiện công nhanh hay chậm.
C. Hiệu suất cho biết nhiệt lượng tỏa ra khi 1kg nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn trong động cơ.
D. Hiệu suất cho biết động có bao nhiêu phần trăm nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy tỏa ra được biến thành công có ích.
Câu 8. Dùng một bếp củi đun nước thì thấy sau một thời gian nồi và nước nóng lên. Vật nào có năng suất toả nhiệt?
A. Nước bị đun nóng.
B. Nồi bị đốt nóng.
C. Củi bị đốt cháy.
D. Cả ba đều có năng suất tỏa nhiệt.
PHẦN II. TỰ LUẬN (6 điểm)
Bài 1. (1 điểm) Khi nào một vật có cơ năng? Đơn vị của cơ năng là gì? Kể tên 2 dạng của cơ năng? Cho ví dụ về một vật có cả 2 dạng của cơ năng?
Bài 2. (2 điểm) Động cơ của xe máy Yamaha Sirius có công suất 6,4 kW. Tính lực đẩy trung bình của động cơ khi xe máy chạy với tốc độ 60 km/h?
Bài 3. (3 điểm) a) Tính nhiệt lượng cần cung cấp để đun sôi một ấm nhôm có khối lượng 240 g đựng 1,75 lít nước ở 24oC. Biết nhiệt dung riêng của nhôm là c1 = 880 J/kg.K, của nước là c2 = 4200 J/kg.K.
b) Bỏ 100 g đồng ở 120oC vào 500 g nước ở 25oC. Tìm nhiệt độ của nước khi có cân bằng nhiệt? Cho nhiệt dung riêng của đồng là 380 J/kg.K.
---------- HẾT -----------
Đáp án
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1.
Ta có:
+ Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào vị trí của vật so với mặt đất.
+ Thế năng đàn hồi phụ thuộc vào độ biến dạng của vật.
Trong các vật trên, ta thấy:
A, C, D – có thế năng hấp dẫn.
B – không có thế năng mà có động năng.
Chọn đáp án B
Câu 2.
Trong quá trình rơi, độ cao của vật so với vật mốc giảm dần, vận tốc tăng dần thế năng của vật đã chuyển hóa thành động năng
Chọn đáp án B
Câu 3.
A, C, D – đúng.
B – sai vì: Các nguyên tử, phân tử luôn luôn chuyển động hỗn độn không ngừng.
Chọn đáp án B
Câu 4.
Nhiệt năng của cục sắt giảm và của nước tăng do nhiệt độ của cục sắt hạ xuống và nhiệt độ của nước tăng lên.
Chọn đáp án C
Câu 5.
Ở xứ lạnh người ta thường làm cửa sổ có hai hay ba lớp kính vì: Không khí giữa hai tấm kính cách nhiệt tốt làm giảm sự mất nhiệt trong nhà.
Chọn đáp án B
Câu 6.
Nhiệt lượng của vật phụ thuộc vào:
+ Khối lượng.
+ Độ tăng nhiệt độ của vật.
+ Nhiệt dung riêng của chất làm nên vật.
Chọn đáp án D
Câu 7.
Hiệu suất của động cơ nhiệt:
Trong đó:
+ A: công có ích (J)
+ Q: nhiệt lượng toả ra của nhiên liệu bị đốt cháy (J)
=> Hiệu suất của động cơ nhiệt cho biết động cơ có bao nhiêu phần trăm nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy tỏa ra được biến thành công có ích.
Chọn đáp án D
Câu 8.
Trong các vật trên, vật có năng suất tỏa nhiệt là củi bị đốt cháy, do củi là nhiên liệu còn nước và nồi không phải là nhiên liệu nên không có năng suất tỏa nhiệt.
Chọn đáp án C
PHẦN II. TỰ LUẬN
Bài 1.
- Một vật có cơ năng khi vật có khả năng sinh công.
- Đơn vị của cơ năng là Jun (ký hiệu: J).
- Hai dạng của cơ năng: thế năng và động năng.
- Ví dụ: máy bay đang bay, viên đạn đang bay, …
Bài 2.
Đổi 6,4 kW = 6400 W; 60 km/h = 16,67 m/s.
Ta có:
Vậy lực đẩy trung bình của động cơ khi xe máy chạy với tốc độ 60 km/h là 384 N.
Bài 3.
Đổi 240 g = 0,24 kg; 100 g = 0,1 kg; 500 g = 0,5 kg.
a) - Nhiệt lượng cần cung cấp cho ấm nhôm là:
Q1 = m1.c1.∆t = 0,24.880.(100 – 24) = 16051,2 J
- Nhiệt lượng cần cung cấp cho nước là:
Q2 = m2.c2.∆t = 1,75.4200.76 = 558600 J
- Nhiệt lượng cần cung cấp cho cả ấm nước là:
Q = Q1 + Q2 = 16051,2 + 558600 = 574651,2 (J)
b) Nhiệt lượng do đồng tỏa ra là:
Qtỏa = 0,1.380.(120 – t)
- Nhiệt lượng do nước thu vào là:
Qthu = 0,5.4200.(t – 25)
- Theo phương trình cân bằng nhiệt ta có: Qtỏa = Qthu
=> 0,1.380.(120 – t) = 0,5.4200.(t – 25)
=> t = 26,690C
Vậy nhiệt độ của nước khi có cân bằng nhiệt là 26,69oC.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Vật Lí 8
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 6)
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)
Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất.
Câu 1. Trong các vật sau, vật nào không có thế năng (so với mặt đất)?
A. Chiếc bàn đứng yên trên sàn nhà.
B. Chiếc lá đang rơi.
C. Một người đứng trên tầng ba của tòa nhà.
D. Quả bóng đang bay trên cao.
Câu 2. Quan sát trường hợp quả bóng rơi chạm đất, nó nảy lên. Trong thời gian nảy lên thế năng và động năng của nó thay đổi thế nào?
A. Động năng tăng, thế năng giảm.
B. Động năng và thế năng đều tăng.
C. Động năng và thế năng đều giảm.
D. Động năng giảm, thế năng tăng.
Câu 3. Chọn phát biểu đúng.
A. Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
B. Phân tử là hạt chất nhỏ nhất.
C. Nguyên tử là một nhóm các phân tử kết hợp lại.
D. Các chất được cấu tạo bởi các hạt nhỏ riêng biệt gọi là phân tử.
Câu 4. Có mấy cách làm thay đổi nhiệt năng của vật?
A. 1 cách.
B. 2 cách.
C. 3 cách.
D. 4 cách.
Câu 5. Một bàn gỗ và một bàn nhôm có cùng nhiệt độ. Khi sờ tay vào mặt bàn ta cảm thấy mặt bàn nhôm lạnh hơn mặt bàn gỗ. Đó là vì
A. ta nhận nhiệt lượng từ bàn nhôm ít hơn từ bàn gỗ.
B. tay ta làm tăng nhiệt độ của hai bàn nhưng nhiệt độ của bàn nhôm tăng ít hơn.
C. nhôm dẫn nhiệt tốt hơn gỗ nên khi sờ vào bàn nhôm ta mất nhiệt lượng nhiều hơn khi ta sờ tay vào bàn gỗ.
D. tay ta làm nhiệt độ bàn nhôm giảm xuống và làm nhiệt độ bàn gỗ tăng thêm.
Câu 6. Phương trình nào sau đây là phương trình cân bằng nhiệt?
A. Qtỏa + Qthu = 0
B. Qtỏa = Qthu
C. Qtỏa.Qthu = 0
D. Qtỏa : Qthu = 0
Câu 7. Động cơ nhiệt là
A. động cơ trong đó toàn bộ phần năng lượng của nhiên liệu bị đốt cháy chuyển hoá thành cơ năng.
B. động cơ trong đó một phần năng lượng của nhiên liệu bị đốt cháy chuyển hoá thành nhiệt năng.
C. động cơ trong đó một phần năng lượng của nhiên liệu bị đốt cháy chuyển hoá thành cơ năng.
D. động cơ trong đó toàn bộ năng lượng của nhiên liệu bị đốt cháy chuyển hoá thành nhiệt năng.
Câu 8. Calo là nhiệt lượng cần thiết để làm cho một gam nước nóng thêm 1oC. Hãy cho biết 1calo bằng bao nhiêu jun?
A. 1 calo = 4200 J.
B. 1 calo = 4,2 J.
C. 1 calo = 42 J.
D. 1 calo = 42 kJ.
Câu 9. Nhiệt dung riêng của nhôm lớn hơn thép. Vì vậy để tăng nhiệt độ của 1 kg nhôm và 1 kg thép thêm 10oC thì
A. khối nhôm cần nhiều nhiệt lượng hơn khối thép.
B. khối thép cần nhiều nhiệt lượng hơn khối nhôm.
C. hai khối đều cần nhiệt lượng như nhau.
D. không khẳng định được.
Câu 10. Trong công thức tính hiệu suất của động cơ nhiệt: , A là:
A. công có ích.
B. nhiệt lượng toả ra của nhiên liệu bị đốt cháy.
C. nhiệt lượng tỏa ra môi trường.
D. nhiệt năng của nhiên liệu.
PHẦN II. TỰ LUẬN (5 điểm)
Bài 1. (2 điểm) Dưới tác dụng của một lực 2000 N, một chiếc xe chuyển động đều lên dốc với vận tốc 5 m/s trong 10 phút.
a) Tính quãng đường và công thực hiện được khi xe đi từ chân dốc lên đỉnh dốc?
b) Tính công suất của động cơ trong trường hợp trên?
Bài 2. (3 điểm) Người ta thả một quả cầu nhôm khối lượng 200 g đã được nung nóng tới 100oC vào một cốc nước ở 20oC. Sau một thời gian, nhiệt độ của nước tăng đến 27oC.
a) Nhiệt độ của miếng nhôm ngay khi cân bằng nhiệt là bao nhiêu?
b) Tính nhiệt lượng do quả cầu tỏa ra. Biết nhiệt dung riêng của nhôm là 880 J/kg.K
c) Tính khối lượng nước trong cốc. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K.
---------- HẾT -----------
Đáp án
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1.
Ta có:
+ Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào vị trí của vật so với mặt đất.
+ Thế năng đàn hồi phụ thuộc vào độ biến dạng của vật.
Trong các vật trên thì chiếc bàn không có thế năng do đang đứng yên trên mặt đất.
Chọn đáp án A
Câu 2.
Trong thời gian quả bóng nảy lên thì độ cao so với mặt đất của quả bóng tăng dần, vận tốc giảm dần động năng của quả bóng giảm và thế năng của quả bóng tăng.
Chọn đáp án D
Câu 3.
A – đúng.
B – sai vì: Nguyên tử là hạt chất nhỏ nhất.
C – sai vì: Phân tử là một nhóm các nguyên tử kết hợp lại.
D – sai vì: Các chất được cấu tạo bởi các hạt nhỏ riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử.
Chọn đáp án A
Câu 4.
Nhiệt năng của vật có thể thay đổi bằng 2 cách:
- Thực hiện công.
- Truyền nhiệt.
Chọn đáp án B
Câu 5.
Khi sờ tay vào mặt bàn ta cảm thấy mặt bàn nhôm lạnh hơn mặt bàn gỗ vì: Nhôm dẫn nhiệt tốt hơn gỗ nên khi sờ vào bàn nhôm ta mất nhiệt lượng nhiều hơn khi ta sờ tay vào bàn gỗ.
Chọn đáp án C
Câu 6.
Ta có, phương trình cân bằng nhiệt: Qtỏa ra = Qthu vào
Trong đó:
+ Qtỏa ra: tổng nhiệt lượng của các vật tỏa ra.
+ Qthu vào: tổng nhiệt lượng của các vật thu vào.
Chọn đáp án B
Câu 7.
Động cơ nhiệt là động cơ trong đó một phần năng lượng của nhiên liệu bị đốt cháy chuyển hoá thành cơ năng.
Chọn đáp án C
Câu 8.
Ta có: 1 calo = 4,2 J
Chọn đáp án B
Câu 9.
Nhiệt dung riêng của nhôm lớn hơn thép => Để tăng nhiệt độ của 1 kg nhôm và 1 kg thép thêm 10oC thì khối nhôm sẽ cần nhiều nhiệt lượng hơn khối thép.
Chọn đáp án A
Câu 10.
Hiệu suất của động cơ nhiệt:
Trong đó:
+ A: công có ích (J).
+ Q: nhiệt lượng toả ra của nhiên liệu bị đốt cháy (J).
Chọn đáp án A
PHẦN II. TỰ LUẬN
Bài 1.
Đổi 10 phút = 600 s.
a) - Quãng đường dịch chuyển là:
s = v.t = 5.600 = 3000 m.
- Công thực hiện khi xe đi từ chân dốc lên đỉnh dốc là:
A = F.s = 2000.3000 = 6000000 N
b) Công suất của động cơ là:
Bài 2.
Đổi 200 g = 0,2 kg.
a) Nhiệt độ của miếng nhôm ngay khi có cân bằng nhiệt là: 27oC.
b) Nhiệt lượng do quả cầu tỏa ra:
Q1 = m1.c1.(t1 – t) = 0,2.880.(100 – 27) = 12848 J
c) - Nhiệt lượng do nước thu vào để tăng nhiệt độ từ 20oC đến 27oC
Q2 = m2.c2.(t – t2) = m2.4200.(27 – 20) = 29400 m2
- Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt, ta có:
Vậy khối lượng của nước là 0,44 kg.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Vật Lí 8
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 7)
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)
Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất.
Câu 1. Trong các vật sau, vật nào không có thế năng (so với mặt đất)?
A. Chiếc máy bay đang bay trên cao.
B. Em bé đang ngồi trên xích đu.
C. Ô tô đang đậu trong bến xe.
D. Con chim bay lượn trên bầu trời.
Câu 2. Một viên bi lăn từ đỉnh mặt phẳng nghiêng xuống như hình vẽ. Hòn bi có động năng lớn nhất ở vị trí nào?
A. Tại vị trí A.
B. Tại vị trí C.
C. Tại vị trí B.
D. Tại vị trí A và C.
Câu 3. Các chất được cấu tạo từ
A. tế bào.
B. các nguyên tử, phân tử.
C. hợp chất.
D. các mô.
Câu 4. Nung nóng một cục sắt thả vào chậu nước lạnh, nước nóng lên, cục sắt nguội đi. Trong quá trình này có sự chuyển hoá năng lượng
A. từ cơ năng sang nhiệt năng.
B. từ nhiệt năng sang nhiệt năng.
C. từ cơ năng sang cơ năng.
D. từ nhiệt năng sang cơ năng.
Câu 5. Năng suất toả nhiệt của nhiên liệu cho biết
A. nhiệt lượng tỏa ra khi 1 kg nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn.
B. phần nhiệt lượng chuyển thành công cơ học khi 1 kg nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn.
C. phần nhiệt lượng không được chuyển thành công cơ học khi 1 kg nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn.
D. tỉ số giữa phần nhiệt lượng chuyển thành công cơ học và phần tỏa ra môi trường xung quanh khi 1 kg nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn.
Câu 6. Tại sao khi đun nước bằng ấm đồng và bằng ấm đất trên cùng một bếp lửa thì nước trong ấm đồng nhanh sôi hơn?
A. Vì đồng mỏng hơn.
B. Vì đồng có tính dẫn nhiệt tốt hơn.
C. Vì đồng có khối lượng nhỏ hơn.
D. Vì đồng có khối lượng riêng nhỏ hơn.
Câu 7. Phát biểu nào sau đây đúng với định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng
A. Năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi; nó chỉ có thể truyền từ vật này sang vật khác.
B. Năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi; nó chỉ có thể chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác.
C. Năng lượng có thể tự sinh ra và tự mất đi; nó truyền từ vật này sang vật khác hay chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác.
D. Năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi; nó chỉ truyền từ vật này sang vật khác hay chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác.
Câu 8. Các kì của động cơ nổ bốn kì diễn ra theo thứ tự:
A. Hút nhiên liệu, đốt nhiên liệu, nén nhiên liệu, thoát khí.
B. Thoát khí, hút nhiên liệu, nén nhiên liệu, đốt nhiên liệu.
C. Hút nhiên liệu, nén nhiên liệu, thoát khí, đốt nhiên liệu.
D. Hút nhiên liệu, nén nhiên liệu, đốt nhiên liệu, thoát khí.
Câu 9. Dùng bếp than có lợi hơn bếp củi vì:
A. than dễ đun hơn củi.
B. năng suất tỏa nhiệt của than lớn hơn củi.
C. đun bếp than sạch hơn củi.
D. đun bếp than có nhiều thời gian rảnh hơn bếp củi.
Câu 10. Người ta thả ba miếng đồng, nhôm, chì có cùng khối lượng vào một cốc nước nóng. So sánh nhiệt độ cuối cùng của ba miếng kim loại trên?
A. Nhiệt độ của miếng chì cao nhất, rồi đến miếng đồng, miếng nhôm.
B. Nhiệt độ miếng đồng cao nhất, rồi đến miếng nhôm, miếng chì.
C. Nhiệt độ miếng nhôm cao nhất, rồi đến miếng đồng, miếng chì.
D. Nhiệt độ ba miếng bằng nhau.
PHẦN II. TỰ LUẬN (5 điểm)
Bài 1. (2 điểm) Người ta thả một miếng sắt có khối lượng 1 kg ở nhiệt độ 120oC vào 3 lít nước. Nhiệt độ của miếng sắt nguội xuống còn 30oC. Hỏi:
a) Nước nhận được một nhiệt lượng bằng bao nhiêu?
b) Nước nóng lên thêm bao nhiêu độ?
(Cho biết: nhiệt dung riêng của sắt là 460 J/kg.K và nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K)
Bài 2. (3 điểm) Một ô tô có công suất 5000 W chuyển động với vận tốc 72 km/h chạy hết quãng đường 450 km thì động cơ tiêu thụ 9 lít xăng. Biết năng suất toả nhiệt của xăng là 4,6.107 J/kg, khối lượng riêng của xăng là 700 kg/m3. Tính hiệu suất của động cơ ô tô?
---------- HẾT -----------
Đáp án
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1.
Ta có:
+ Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào vị trí của vật so với mặt đất.
+ Thế năng đàn hồi phụ thuộc vào độ biến dạng của vật.
Trong các vật trên thì ô tô không có thế năng do đang đậu trong bến xe.
Chọn đáp án C
Câu 2.
Ta có: Vật có khối lượng càng lớn và ở càng cao thì thế năng hấp dẫn càng lớn.
=> Hòn bi ở vị trí C – thấp nhất sẽ có thế năng nhỏ nhất, nếu chọn mốc thế năng tại mặt đất thì thế năng tại C bằng 0.
Ta biết cơ năng là đại lượng bảo toàn, động năng và thế năng là các dạng của cơ năng, chúng chuyển hóa lẫn nhau, do vậy thế năng ở C là nhỏ nhất thì động năng tại vị trí C là lớn nhất.
Chọn đáp án B
Câu 3.
Các chất được cấu tạo từ các hạt nhỏ riêng biệt gọi là các nguyên tử, phân tử.
Chọn đáp án B
Câu 4.
- Nung nóng một cục sắt thả vào chậu nước lạnh, nước nóng lên, cục sắt nguội đi. Khi đó, nhiệt năng của cục sắt giảm đi và của nước tăng lên.
- Trong quá trình này có sự chuyển hóa năng lượng từ nhiệt năng của cục sắt sang nhiệt năng của nước qua việc truyền nhiệt.
Chọn đáp án B
Câu 5.
Đại lượng cho biết nhiệt lượng toả ra khi 1 kg nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn gọi là năng suất toả nhiệt của nhiên liệu.
Chọn đáp án A
Câu 6.
Khi đun nước bằng ấm đồng và bằng ấm đất trên cùng một bếp lửa thì nước trong ấm đồng nhanh sôi hơn vì đồng có tính dẫn nhiệt tốt hơn.
Chọn đáp án B
Câu 7.
Định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng: “Năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi; nó chỉ truyền từ vật này sang vật khác hay chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác”.
Chọn đáp án D
Câu 8.
Các kì của động cơ nổ bốn kì diễn ra theo thứ tự: Hút nhiên liệu, nén nhiên liệu, đốt nhiên liệu, thoát khí.
Chọn đáp án D
Câu 9.
+ Than có năng suất tỏa nhiệt lớn hơn củi.
+ Ngoài ra dùng bếp than còn có các lợi ích khác như: góp phần bảo vệ rừng, sử dụng thuận tiện, sạch sẽ hơn bếp củi.
Chọn đáp án B
Câu 10.
Sự truyền nhiệt xảy ra cho đến khi nhiệt độ của 2 vật cân bằng nhau thì ngừng lại.
=> Nhiệt độ cuối cùng của ba miếng bằng nhau.
Chọn đáp án D
PHẦN II. TỰ LUẬN
Bài 1.
a) Nhiệt lượng của nước thu vào bằng nhiệt lượng của miếng sắt tỏa ra nên ta có:
Qthu = Qtỏa =
Vậy nước nhận thêm một nhiệt lượng bằng 41400J.
b) Nhiệt độ của nước nóng lên thêm là:
Bài 2.
Đổi 9 lít = 9.10−3 m3.
- Khối lượng của 9 lít xăng là: m = D.V = 700.9.10−3 = 6,3 kg
- Năng lượng do 9 lít xăng bị đốt tỏa ra là: Q = m.q = 6,3.4,6.107 = 2,898.108 J
- Thời gian ô tô chạy là:
- Ta có:
- Hiệu suất của động cơ ô tô là:
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Vật Lí 8
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 8)
Câu 1. (2 điểm) Người ta phơi nắng một chậu chứa 5 lít nước. Sau một thời gian nhiệt độ của nước tăng từ 25oC lên 30oC. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K, khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3. Nhiệt lượng mà nước thu được từ Mặt Trời là bao nhiêu?
Câu 2. (2 điểm) Tại sao khi pha nước đường thì ra phải cho đường vào nước trước, khuấy đều cho đường tan hết rồi mới cho đá?
Câu 3. (3 điểm) Một tòa nhà cao 10 tầng, mỗi tầng cao 3,4 m, có một thang máy chở tối 20 người, mỗi người có khối lượng trung bình 50 kg. Mỗi chuyến lên tầng 10 nếu không dừng thì mất 1 phút. Hỏi công suất tối thiểu của động cơ thang máy là bao nhiêu?
Câu 4. (3 điểm) Biết hiệu suất của động cơ là 30%, năng suất toả nhiệt của xăng là 4,6.107 J/kg, khối lượng riêng của xăng là 700 kg/m3. Với 4 lít xăng, một xe máy có công suất 1,6 kW chuyển động với vận tốc 36 km/h sẽ đi được quãng đường bao nhiêu km?
---------- HẾT -----------
Đáp án
Câu 1.
Ta có: V = 5 lít = 5.10−3 m3
- Khối lượng nước trong chậu là:
m = D.V = 1000.5.10−3 = 5 kg.
- Nhiệt lượng nước nhận từ Mặt Trời để tăng từ 25oC lên 30oC là:
Q = m.c.Δt = 5.4200.(30−25) = 105000 J = 105 kJ
Câu 2.
Vì nhiệt độ càng cao các phân tử nước và đường chuyển động càng nhanh, sự khuếch tán đường trong nước diễn ra càng nhanh. Nếu ta bỏ đá vào nước trước, nhiệt độ của nước sẽ giảm làm quá trình khuếch tán đường diễn ra chậm hơn rất nhiều.
Câu 3.
Đổi 1 phút = 60 s.
- Để lên đến tầng 10, thang máy phải vượt qua (10 − 1) = 9 tầng, nên phải lên cao h = 3,4.9 = 30,6 m
- Khối lượng của 20 người là:
m = 20.50 = 1000 kg
- Trọng lượng của 20 người là:
P = 10.m = 10.1000 = 10000 N
- Công phải tốn cho mỗi lần thang máy lên tầng 10 là:
A = F.s = P.h = 10000.30,6 = 306000 J
- Công suất tổi thiểu của động cơ kéo thang máy lên là:
Câu 4.
Đổi 4 lít = 4.10−3 m3; 1,6 kW = 1600 W.
- Khối lượng xăng mà xe máy tiêu thụ là:
m = D.V = 700.4.10−3 = 2,8 kg
- Nhiệt lượng do xăng tỏa ra là:
Q = m.q = 2,8.4,6.107 = 12,88.107 J
- Ta có:
- Thời gian xe máy đã đi là:
- Quãng đường xe máy đi được là:
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)