Bộ 4 Đề thi GDCD 8 Học kì 1 năm 2024 tải nhiều nhất
Với Bộ 4 Đề thi GDCD 8 Học kì 1 năm 2024 tải nhiều nhất, chọn lọc giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong bài thi Học kì 1 Giáo dục công dân 8.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Giáo dục công dân 8
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
A. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)
Câu 1. Xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư là gì?
A. Làm cho đời sống văn hóa tinh thần ngày càng lành mạnh, phong phú; bảo vệ phong tục tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan và giữ gìn truyền thống dân tộc.
B. Làm cho đời sống văn hóa tinh thần ngày càng phong phú như tham gia các tệ nạn xã hội, các hiện tượng mạng ngày càng nhiều.
C. Làm cho đời sống vật chất ngày càng giàu có lành mạnh, phong phú như giữ gìn trật tự an ninh, vệ sinh nơi ở, bảo vệ cảnh quan môi trường sạch đẹp.
D. Làm cho đời sống văn hóa tinh thần ngày càng lành mạnh, phong phú như giữ gìn trật tự an ninh, vệ sinh nơi ở, bảo vệ cảnh quan môi trường sạch đẹp; xây dựng tình đoàn kết xóm giềng; bài trừ phong tục tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan và tích cực phòng, chống các tệ nạn xã hội.
Câu 2. Việc làm thiết thực để góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư?
A. Biết rõ và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư.
B. Không giữ gìn trật tự, đi đường sai luật quy định.
C. Học sinh yêu đương sớm, tảo hôn.
D. Tụ tập đánh bạc, hút chích.
Câu 3. Mỗi buổi chiều, các bạn nhỏ hay mang bóng ra giữa đường làng đá, việc này có ảnh hưởng đến nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư như thế nào?
A. Không ảnh hưởng đến cộng đồng dân cư vì đường làng là của chung.
B. Làm mất trật tự an ninh, ảnh hưởng đến giao thông, không xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư.
C. Giúp khu dân cư trở nên nổi tiếng.
D. Giúp văn hóa của cộng đồng được nâng cao.
Câu 4. Làng Hinh vệ sinh sạch sẽ, trẻ em được đi học đúng tuổi, những tập tục lạc hậu bị xóa bỏ, nhân dân đoàn kết, tương trợ lẫn nhau... Những biểu hiện đó chứng tỏ?
A. Làng Hinh là làng lạc hậu.
B. Làng Hinh là làng giàu có.
C. Làng Hinh là làng văn hóa.
D. Làng Hinh là làng nghề.
Câu 5. Quan niệm nào về nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư là không đúng?
A. Nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư bao gồm cả nếp sống văn hóa trong gia đình.
B. Ngoài những nếp sống chung, ở mỗi nơi cũng có những nếp sống văn hóa mang nét đặc trưng riêng phù hợp với đạo đức mà từng địa phương phải lưu ý giữ gìn cho tốt.
C. Ở một số địa phương có tục tảo hôn là một nếp sống văn hóa cần giữ gìn.
D. Có những việc làm thuộc về cá nhân nhưng liên quan đến nếp sống văn hóa của cộng đồng như đi học, đi họp phải đúng giờ, tích cực phát biểu ý kiến...
Câu 6. Tự lập mang lại ý nghĩa gì?
A. Người có tính tự lập thường thành công trong cuộc sống và họ xứng đáng nhận được sự kính trọng của mọi người.
B. Người có tính tự lập thường thành công trong cuộc sống nhưng họ lại nhận được sự đố kị của tất cả mọi người.
C. Người có tính tự lập thường thành công trong cuộc sống mặc dù họ không bao giờ gặp phải khó khăn, gian khổ.
D. Người có tính tự lập thường nhận được sự kính trọng của mọi người nhưng họ lại không thành công trong cuộc sống.
Câu 7. Trong giờ môn Giáo dục công dân, lớp 8A thảo luận về vấn đề “Tự lập”, trong cuộc tranh luận có những ý kiến như sau:
- Bạn Nhi: Tự lập không có nghĩa là chúng ta không được tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ chính đáng từ những người xung quanh.
- Bạn Sang: Không đúng, theo mình mình nghĩ đã nói tới tự lập là chúng ta phải giải quyết tất cả mọi công việc mà không cần đến sự giúp đỡ của người khác.
Em đồng ý với ý kiến của bạn nào?
A. Bạn Sang.
B. Bạn Nhi.
C. Cả hai bạn.
D. Không đồng ý với bạn nào cả.
Câu 8. Biểu hiện nào là không tự lập?
A. Tự giác học bài, làm bài tập về nhà.
B. Tự chuẩn bị đồ dùng học tập, sách vở trước khi đến lớp.
C. Làm các việc nhà sau giờ học tập như: nấu cơm, rửa bát, dọn dẹp nhà cửa.
D. Đùn đẩy trách nhiệm, trốn tránh công việc của lớp để về nhà sớm.
Câu 9. Trong học tập: tự đi học không cần vào sự đưa đón của ba mẹ, về nhà tự làm bài tập mà giáo viên cho, tự làm bài kiểm tra không trao đổi, không hỏi bài, không sử dụng tài liệu… Đây là những biểu hiện của đức tính nào?
A. Sáng tạo.
B. Nhân hậu.
C. Chung thủy.
D. Tự lập.
Câu 10. Ý kiến nào đúng về học sinh nghèo vượt khó?
A. Đó là những người thông minh nên gia đình có khó khăn vẫn học tập tốt.
B. Vì họ quá khó khăn nên họ được sự may mắn để học giỏi.
C. Đó là những người có nghị lực, biết tự lập, không đầu hàng những khó khăn, thử thách của cuộc sống.
D. Đó là những người nhận được sự thương hại của người khác nên họ phải vượt khó.
Câu 11. Chủ động làm việc, không đợi ai nhắc nhở, không phải do nhắc nhở từ bên ngoài là khái niệm của?
A. Toan tính.
B. Lao động tự giác.
C. Lao động sáng tạo.
D. Tự ti.
Câu 12. Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đang đòi hỏi điều gì?
A. Những người lao động tự giác và sáng tạo.
B. Những người biết hưởng thụ cuộc sống.
C. Những người lạc hậu.
D. Những người lười biếng, ỷ lại.
Câu 13. Bạn Hà có bài tập vẽ bản đồ Việt Nam, bạn đã lấy giấy mỏng can theo bản đồ trong sách giáo khoa rồi kẻ ô vuông trên giấy để vẽ theo từng ô một. Bạn Hà là người như thế nào?
A. Lao động trung thực.
B. Lao động chăm chỉ.
C. Tự tin.
D. Học tập không sáng tạo.
Câu 14. Học sinh tự giác, sáng tạo trong học tập như thế nào?
A. Người học sinh tự giác, sáng tạo trong học tập coi trọng những bài làm mẫu có sẵn, lấy đó làm mực thước để làm bài.
B. Người học sinh tự giác, sáng tạo trong học tập say sưa nghiên cứu cá nhân, tự mình tìm ra kiến thức, chân lí, là người “học một, biết mười”.
C. Người học sinh tự giác, sáng tạo trong học tập là do bẩm sinh di truyền mà có.
D. Người học sinh tự giác, sáng tạo trong học tập không cần đến bất kì sự giúp đỡ của người khác.
Câu 15. Câu tục ngữ: “Học một, biết mười” khuyên chúng ta điều gì?
A. Chăm chỉ.
B. Trung thực.
C. Lao động tự giác và sáng tạo.
D. Yêu thương gia đình.
Câu 16. Hành vi nào thể hiện trách nhiệm với cha mẹ, ông bà?
A. Lễ phép, kính trọng.
B. Nói dối người già.
C. Còn nhỏ tuổi chưa phải làm công việc nhà.
D. Hủy hoại thanh danh gia đình.
Câu 17. Câu tục ngữ nào không thể hiện mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình?
A. Con dại, cái mang.
B. Có công mài sắt, có ngày nên kim.
C. Một giọt máu đào hơn ao nước lã.
D. Con hơn cha là nhà có phúc.
Câu 18. Ông bà có quyền và nghĩa vụ gì với các cháu?
A. Ông bà có quyền và nghĩa vụ với cháu nội, còn cháu ngoại thì không có quyền và nghĩa vụ gì.
B. Ông bà có quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu chưa thành niên hoặc cháu thành niên suốt đời.
C. Ông bà có quyền và nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, nuôi dưỡng cháu chưa thành niên hoặc cháu thành niên bị tàn tật nếu cháu không có người nuôi dưỡng.
D. Ông bà không có quyền và nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, nuôi dưỡng cháu chưa thành niên.
Câu 19. Một gia đình hạnh phúc là gia đình không có yếu tố nào?
A. Vui vẻ, hòa thuận.
B. Nuôi dạy con tốt.
C. Làm giàu chính đáng.
D. Phải có con trai.
Câu 20. Gia đình bác Thành có hai con trai đang học trung học phổ thông và trung học cơ sở. Ngoài giờ học, hai anh em thường đi chơi, không giúp đỡ bố mẹ. Về nhà thường cãi nhau, dọa đánh nhau nên không khí gia đình lúc nào cũng căng thẳng. Hai con của bác Thành là những người như thế nào?
A. Không làm tròn bổn phận của con cái với cha mẹ và của anh chị em với nhau.
B. Không thông minh.
C. Chăm chỉ và kiên trì.
D. Biết yêu thương, quan tâm gia đình.
B. TỰ LUẬN (5 điểm)
Câu 1. (2 điểm)
Toàn và Hoà đang trạnh luận với nhau. Toàn nói: "Ở những nước đang phát triển không có gì đáng học tập vì họ lạc hậu lắm, chỉ ở những nước phát triển có kinh tế, khoa học - kĩ thuật tiên tiến mới có nhiều thành tựu đáng cho ta học tập". Trái lại, Hoà bảo: "Ngay cả ở những nước đang phát triển cũng có nhiều mặt mà ta cần học tập".
a. Em đồng ý với ý kiến của bạn nào? Vì sao?
b. Em hãy nêu những việc để hành động theo cái hay, cái tốt, cái đẹp, cái tinh hoa của các dân tộc khác trên hành tinh chúng ta?
Câu 2. (3 điểm)
Người Pháp có câu ngạn ngữ: “Hãy nói cho tôi biết bạn của anh là ai, tôi sẽ kết luận anh là người như thế nào”.
a. Em hiểu câu ngạn ngữ đó như thế nào?
b. Theo em, để xây dựng tình bạn trong sáng lành mạnh chúng ta cần làm gì?
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Giáo dục công dân 8
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 2)
A. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)
Câu 1. Cộng đồng dân cư là gì?
A. Toàn thể những người cùng sinh sống trong một khu vực lãnh thổ hoặc đơn vị hành chính, gắn bó thành một khối, giữa họ có sự liên kết và hợp tác với nhau để cùng thực hiện lợi ích của mình và lợi ích chung.
B. Toàn thể những người cùng làm việc trong một khu vực lãnh thổ hoặc đơn vị hành chính, gắn bó thành một khối, giữa họ có sự liên kết và hợp tác với nhau để cùng thực hiện lợi ích của mình và lợi ích chung.
C. Toàn thể những người cùng sinh sống trong một khu vực lãnh thổ hoặc đơn vị hành chính, nhưng không cần hợp tác với nhau để thực hiện lợi ích của mình và lợi ích chung.
D. Toàn thể những người cùng kinh doanh trong một khu vực, gắn bó thành một khối, giữa họ có sự liên kết và hợp tác với nhau để cùng thực hiện lợi ích của mình.
Câu 2. Biểu hiện nào là xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư?
A. Trẻ em tụ tập quán xá, tham gia tệ nạn xã hội.
B. Các gia đình giúp nhau làm kinh tế, xóa đói giảm nghèo.
C. Tổ chức cưới xin, ma chay linh đình.
D. Tảo hôn.
Câu 3. Ý nghĩa của việc xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư?
A. Giúp khu dân cư trở nên nổi tiếng.
B. Làm cho cuộc sống sung sướng, giàu có và riêng tư hơn.
C. Làm cho cộc sống bình yên, hạnh phúc, bảo vệ và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
D. Khiến mọi người đoàn kết, giúp đỡ, bao che các gia đình làm ăn bất chính trong khu dân cư.
Câu 4. Học sinh không nên làm gì khi tham gia xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư?
A. Tham gia tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội.
B. Thăm hỏi, giúp đỡ những gia đình khó khăn, người già neo đơn.
C. Tham gia ngày chủ nhật xanh, bảo vệ môi trường, trồng cây xanh.
D. Nói xấu hàng xóm, không đoàn kết với xóm giềng.
Câu 5. Góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư là trách nhiệm của ai?
A. Gia đình trưởng xóm, trưởng thôn.
B. Mỗi công dân.
C. Gia đình giàu có.
D. Người lớn.
Câu 6. Những người luôn trông chờ, dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác là những người?
A. Không tự lập.
B. Biết dựa vào người khác.
C. Lười lao động.
D. Lợi dụng người khác.
Câu 7. Người có đức tính tự lập thường……… những khó khăn, thử thách của cuộc sống?
A. Đối mặt với.
B. Tự tin và dám đương đầu với.
C. Coi thường.
D. Vượt qua một cách dễ dàng.
Câu 8. Bạn Q học lớp 8, bạn chỉ ăn và học, việc nhà thường để cho bố mẹ làm hết, quần áo bố mẹ vẫn giặt cho. Việc làm đó thể hiện điều gì?
A. Bạn Q là người ỷ lại.
B. Bạn Q là người ích kỷ.
C. Bạn Q là người tự lập.
D. Bạn Q là người có ý thức.
Câu 9. Trong các ý kiến sau, ý kiến nào sai?
A. Người có tính tự lập tự mình giải quyết mọi công việc mà không cần sự giúp đỡ của người khác.
B. Người tự lập vẫn cần đến sự giúp đỡ và hợp tác của những người xung quanh.
C. Người có tính tự lập không phải lúc nào cũng thành công.
D. Người có tính tự lập thường học tập, lao động một cách tự giác và sáng tạo.
Câu 10. Câu tục ngữ thể hiện tính tự lập?
A. Cây thẳng bóng ngay, cây cong bóng vẹo.
B. Ăn một miếng, tiếng cả đời.
C. Của vào nhà quan như than vào lò.
D. Có cứng mới đứng đầu gió.
Câu 11. Lao động tự giác là gì?
A. Lối sống tính toán, chỉ nghĩ lợi ích bản thân, toan tính, nhỏ nhen, ích kỉ.
B. Chủ động làm việc, không đợi ai nhắc nhở, không phải do nhắc nhở từ bên ngoài.
C. Chỉ làm việc khi bị áp lực, giám sát, kiểm tra.
D. Làm việc chăm chỉ nhưng hay nản chí.
Câu 12. Vì sao cần rèn luyện lao động tự giác, sáng tạo?
A. Vì sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đang đòi hỏi có những người lao động tự giác và sáng tạo.
B. Vì để kiếm được nhiều tiền hơn, tạo ra nhiều thu nhập để có cuộc sống hưởng thụ.
C. Vì đất nước ta đang rất nghèo nàn, lạc hậu.
D. Vì con người Việt Nam ngày càng lười biếng, ỷ lại.
Câu 13. Quan điểm nào sau đây không đúng về lao động tự giác, sáng tạo?
A. Lao động tự giác và sáng tạo cần thiết cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
B. Lao động tự giác và sáng tạo sẽ giúp ta tiếp thu được kiến thức, kĩ năng ngày càng thuần thục, hiệu quả trong lao động, học tập được nâng cao.
C. Sự sáng tạo không rèn luyện được, đó là tố chất trí tuệ, bẩm sinh di truyền mà có.
D. Lao động sáng tạo là trong quá trình lao động luôn suy nghĩ, cải tiến để tìm ra cái mới, cách giải quyết mới.
Câu 14. Những ai cần lao động tự giác, sáng tạo?
A. Học sinh.
B. Tất cả mọi người.
C. Người nghèo.
D. Người lao động trí óc.
Câu 15. Biểu hiện nào thiếu lao động tự giác, sáng tạo?
A. Tự giác làm bài, không xem lời giải sách tham khảo.
B. Mạnh dạn suy nghĩ cách làm bài tập hay nhất, cách giải bài tập toán hợp lí nhất.
C. Rèn tính kiên nhẫn, không nản chí trước khó khăn, luôn suy nghĩ tìm ra cái mới.
D. Thụ động nghe, lười suy nghĩ, nói theo người khác.
Câu 16. Câu tục ngữ: “Anh em như thể tay chân, rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần” khuyên chúng ta điều gì?
A. Anh, em phải đoàn kết, yêu thương lẫn nhau.
B. Anh, em phải trung thực với nhau.
C. Anh, em phải lo cho nhau.
D. Anh, em phải có trách nhiệm với nhau.
Câu 17. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình đề cập đến các mối quan hệ nào?
A. Cha mẹ và con cái, anh chị em trong gia đình.
B. Ông bà, cha mẹ với con cháu trong gia đình.
C. Ông bà và con cháu trong gia đình.
D. Ông bà, cha mẹ và con cháu, anh chị em trong gia đình.
Câu 18. Bố và mẹ bất đồng trong quan điểm nuôi dạy con theo cách dạy của Nhật Bản và Việt Nam, ép con phải học theo những thứ mà bố mẹ thích. Việc làm đó nói lên điều gì?
A. Bố mẹ không tôn trọng ý kiến của con.
B. Bố mẹ không có nhận thức đúng đắn.
C. Bố mẹ không tôn trọng con.
D. Bố mẹ vi phạm pháp luật.
Câu 19. Chế độ hôn nhân của nước ta là?
A. Bình đẳng, tự nguyện, tiến bộ.
B. Bình đẳng, một vợ một chồng.
C. Bình đẳng, tiến bộ, một vợ, một chồng.
D. Bình đẳng, tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một chồng.
Câu 20. Quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình được thể hiện rõ ở đâu?
A. Luật Hôn nhân và Gia đình.
B. Luật Trẻ em.
C. Luật lao động.
D. Luật chăm sóc và bảo vệ trẻ em.
B. TỰ LUẬN (5 điểm)
Câu 1. (2 điểm): Có ý kiến cho rằng: “Chỉ những nước giàu có và phát triển mới đáng được tôn trọng và học hỏi”
a. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?
b. Theo em việc tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác sẽ mang lại tác dụng gì?
Câu 2. (3 điểm): Linh không bao giờ kết bạn với bạn khác giới vì Linh nghĩ: Không thể có tình bạn trong sáng lành mạnh giữa những người khác giới.
a. Em có đồng ý với suy nghĩ của Linh hay không?
b. Theo em, để xây dựng tình bạn trong sáng lành mạnh chúng ta cần làm gì?
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Giáo dục công dân 8
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 3)
A. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)
Câu 1. Ý nghĩa của việc xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư?
A. Giúp khu dân cư trở nên nổi tiếng.
B. Làm cho cuộc sống sung sướng, giàu có và riêng tư hơn.
C. Khiến mọi người đoàn kết, giúp đỡ, bao che các gia đình làm ăn bất chính.
D. Làm cho cuộc sống bình yên, hạnh phúc, bảo vệ và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
Câu 2. Cộng đồng dân cư là gì?
A. Toàn thể những người cùng kinh doanh trong một khu vực, gắn bó thành một khối, giữa họ có sự liên kết và hợp tác với nhau để cùng thực hiện lợi ích của mình.
B. Toàn thể những người cùng sinh sống trong một khu vực lãnh thổ hoặc đơn vị hành chính, gắn bó thành một khối, giữa họ có sự liên kết và hợp tác với nhau để cùng thực hiện lợi ích của mình và lợi ích chung.
C. Toàn thể những người cùng sinh sống trong một khu vực lãnh thổ hoặc đơn vị hành chính, nhưng không cần hợp tác với nhau để thực hiện lợi ích của mình và lợi ích chung.
D. Toàn thể những người cùng làm việc trong một khu vực lãnh thổ hoặc đơn vị hành chính, gắn bó thành một khối, giữa họ có sự liên kết và hợp tác với nhau để cùng thực hiện lợi ích của mình và lợi ích chung.
Câu 3. Biểu hiện nào là xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư?
A. Tụ tập đánh bạc, hút chích ma túy.
B. Nghe và tuyên truyền tin đồn nhảm.
C. Chữa bệnh bằng cúng bái, bùa phép.
D. Trẻ em đến tuổi đi học đều đến trường.
Câu 4. Quan niệm nào về nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư là không đúng?
A. Nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư bao gồm cả nếp sống văn hóa trong gia đình.
B. Ngoài những nếp sống chung, ở mỗi nơi cũng có những nếp sống văn hóa mang nét đặc trưng riêng phù hợp với đạo đức mà từng địa phương phải lưu ý giữ gìn cho tốt.
C. Có những việc làm thuộc về cá nhân nhưng liên quan đến nếp sống văn hóa của cộng đồng như đi học, đi họp phải đúng giờ, tích cực phát biểu ý kiến.
D. Ở một số địa phương có tục tảo hôn là một nếp sống văn hóa cần giữ gìn
Câu 5. Gia đình bác K có cô con gái mới 17 tuổi, bác đã bắt nghỉ học để lấy chồng. Việc làm của bác K có ảnh hưởng đến cộng đồng dân cư như thế nào?
A. Không xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư.
B. Khiến cộng đồng dân cư thiếu một thành viên.
C. Ảnh hưởng môi trường của cộng đồng dân cư.
D. Kinh tế gia đình giảm sút.
Câu 6. Câu tục ngữ thể hiện tính tự lập?
A. Con hơn cha là nhà có phúc.
B. Ăn một miếng, tiếng cả đời.
C. Có cứng mới đứng đầu gió.
D. Anh em như thể tay chân, rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.
Câu 7. Học sinh rèn luyện tính tự lập như thế nào?
A. Học tập việc giải quyết mọi công việc mà không cần sự giúp đỡ của người khác.
B. Nhờ bố mẹ làm giúp những việc lớn và em gái làm giúp những việc nhỏ.
C. Tìm kiếm sự trợ giúp từ bạn bè mọi lúc mọi nơi.
D. Rèn luyện tính tự lập ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường; trong học tập, công việc và sinh hoạt hàng ngày.
Câu 8. Nhà cách trường có 500m nhưng hôm nào Mai cũng được bố đưa đón bằng xe máy. Quần áo của Mai cũng được mẹ giặt và ủi cho. Mai là người như thế nào?
A. Không tự lập.
B. Tự chủ.
C. Trung thực.
D. Kiên trì.
Câu 9. Ý kiến nào đúng về học sinh nghèo vượt khó?
A. Đó là những người thông minh nên gia đình có khó khăn vẫn học tập tốt.
B. Vì họ quá khó khăn nên họ được sự may mắn để học giỏi.
C. Đó là những người có nghị lực, biết tự lập, không đầu hàng những khó khăn, thử thách của cuộc sống.
D. Đó là những người nhận được sự thương hại của người khác nên họ phải vượt khó.
Câu 10. Biểu hiện nào là không tự lập?
A. Làm các việc nhà sau giờ học tập như: nấu cơm, rửa bát, dọn dẹp nhà cửa.
B. Đùn đẩy trách nhiệm, trốn tránh công việc của lớp để về nhà sớm.
C. Tự chuẩn bị đồ dùng học tập, sách vở trước khi đến lớp.
D. Tự giác học bài, làm bài tập về nhà.
Câu 11. Câu tục ngữ: “Học một, biết mười” khuyên chúng ta điều gì?
A. Chăm chỉ.
B. Lao động tự giác và sáng tạo.
C. Trung thực.
D. Yêu thương gia đình.
Câu 12. Quan điểm nào sau đây không đúng về lao động tự giác, sáng tạo?
A. Lao động tự giác và sáng tạo cần thiết cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
B. Lao động tự giác và sáng tạo sẽ giúp ta tiếp thu được kiến thức, kĩ năng ngày càng thuần thục, hiệu quả trong lao động, học tập được nâng cao.
C. Sự sáng tạo không rèn luyện được, đó là tố chất trí tuệ, bẩm sinh di truyền mà có.
D. Lao động sáng tạo là trong quá trình lao động luôn suy nghĩ, cải tiến để tìm ra cái mới, cách giải quyết mới.
Câu 13. Trong quá trình lao động luôn suy nghĩ, cải tiến để tìm tòi cái mới, tìm ra cách giải quyết tối ưu nhằm không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả lao động. Đây là khái niệm của?
A. Làm việc chăm chỉ.
B. Kiên trì.
C. Lao động sáng tạo.
D. Trung thực.
Câu 14. Ý nghĩa của lao động tự giác, sáng tạo?
A. Giúp đẩy lùi được sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
B. Tạo ra nhiều thu nhập để có cuộc sống hưởng thụ, khiến người giàu nghèo đi.
C. Giúp ta tiếp thu được kiến thức, kĩ năng ngày càng thuần thục, góp phần làm đất nước nghèo nàn, lạc hậu hơn.
D. Giúp ta tiếp thu được kiến thức, kĩ năng ngày càng thuần thục; phẩm chất và năng lực của mỗi cá nhân sẽ được hoàn thiện, phát triển không ngừng; chất lượng, hiệu quả học tập, lao động sẽ ngày càng được nâng cao.
Câu 15. Những ai cần lao động tự giác, sáng tạo?
A. Tất cả mọi người.
B. Người lao động trí óc.
C. Người nghèo.
D. Học sinh.
Câu 16. Ý nào không đúng khi nói về mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình?
A. Con cái hư hỏng là do bố mẹ bất hòa, không quan tâm con cái.
B. Bố mẹ không gương mẫu, làm ăn phi pháp ảnh hưởng đến con cái.
C. Học sinh không ngoan, lười học là do nhà trường và gia đình không quan tâm.
D. Còn nhỏ tuổi chưa cần làm các công việc gia đình.
Câu 17: Nối các thông tin cột A với cột B sao cho đúng (1 điểm)
Cột A |
Nối |
Cột B |
1. Yêu thương, chăm sóc, giúp đỡ nhau và nuôi dưỡng nhau nếu không còn cha mẹ. |
1 - |
a. Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ |
2. Có quyền và nghĩa vụ trông nom, chăm sóc giáo dục cháu chưa thành niên hoặc cháu thành nên bị tàn tật nếu cháu không có người nuôi dưỡng. |
2 - |
b. Quyền và nghĩa vụ của ông bà |
3. Có quyền và nghĩa vụ nuôi dạy con thành những công dân tốt, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con, tôn trọng ý kiến của con; không được phân biệt đối xử giữa các con, không được ngược đãi, xúc phạm con, ép buộc con làm những điều trái pháp luật, trái đạo đức. |
3 - |
c. Quyền và nghĩa vụ của con, cháu |
4. Yêu quý, kính trọng, biết ơn cha mẹ, ông bà; có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, ông bà, đặc biệt khi cha mẹ, ông bà ốm đau, già yếu. |
4 - |
d. Bổn phận của anh chị em |
B.
B. TỰ LUẬN (5 điểm)
Câu 1. (2 điểm)
a. Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác là gì?
b. Việt Nam đã có những đóng góp gì đáng tự hào vào nền văn hóa thế giới? Nêu một vài ví dụ.
Câu 2. (3 điểm)
Người bạn tốt sẽ ứng xử ra sao trong các trường hợp sau ?
a. Thấy bạn mình giao du với kẻ xấu.
b. Thấy bạn mình không làm được bài trong giờ kiểm tra và đã quay cóp.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Giáo dục công dân 8
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 4)
A. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)
Câu 1. “Toàn thể những người cùng sinh sống trong một khu vực lãnh thổ hoặc đơn vị hành chính, gắn bó thành một khối, giữa họ có sự liên kết và hợp tác với nhau để cùng thực hiện lợi ích của mình và lợi ích chung” được gọi là gì?
A. Cộng đồng dân cư.
B. Tổ chức chính trị - xã hội.
C. Gia đình.
D. Dòng họ.
Câu 2. Biểu hiện nào là xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư?
A. Chữa bệnh bằng cúng bái, bùa phép.
B. Trẻ em đến tuổi đi học đều đến trường.
C. Tụ tập đánh bạc, hút chích ma túy.
D. Nghe và tuyên truyền tin đồn nhảm.
Câu 3. Học sinh cần làm gì khi tham gia xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư?
A. Tụ tập quán xá, la cà ngoài đường.
B. Bỏ học đi làm để kiếm tiền.
C. Cần tránh những việc làm xấu và tham gia những hoạt động vừa sức trong việc xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư.
D. Tuyên truyền tin đồn nhảm để khu dân cư trở nên nổi tiếng.
Câu 4. Gia đình bác Tám có cô con gái mới 16 tuổi, bác đã bắt nghỉ học để lấy chồng. Việc làm của bác Tám có ảnh hưởng đến cộng đồng dân cư như thế nào?
A. Khiến cộng đồng dân cư thiếu một thành viên.
B. Ảnh hưởng môi trường của cộng đồng dân cư.
C. Kinh tế gia đình giảm sút.
D. Không xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư.
Câu 5. Biểu hiện nào không thể hiện nếp sống văn hóa ở các cộng đồng dân cư?
A. Cha mẹ chăm sóc nuôi dạy con cái chăm ngoan.
B. Con cái làm những việc nhẹ trong gia đình để giúp đỡ cha mẹ, không ăn chơi đua đòi.
C. Các gia đình đi họp đúng giờ, tích cực phát biểu ý kiến xây dựng cộng đồng dân cư.
D. Học sinh yêu đương sớm, xem phim ảnh bạo lực...
Câu 6. Tự lập là gì?
A. Tự làm lấy, tự giải quyết mọi việc theo ý muốn và sở thích cá nhân của mình.
B. Dựa vào người khác để đạt được mục đích cá nhân.
C. Tự làm lấy, tự giải quyết công việc của mình, tự lo liệu, tạo dựng cho cuộc sống của mình; không trông chờ, dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác.
D. Tự mình giải quyết mọi công việc mà không cần sự giúp đỡ của người khác.
Câu 7. Nhà cách trường có 500m nhưng hôm nào Hà cũng được bố đưa đón bằng xe máy. Quần áo của Hà cũng được mẹ giặt và ủi cho. Hà là người như thế nào?
A. Tự tin.
B. Không tự lập.
C. Không trung thực.
D. Kiên trì.
Câu 8. Câu tục ngữ “Có cứng mới đứng đầu gió” nói về đức tính nào?
A. Tự lập.
B. Yêu thương con người.
C. Liêm khiết.
D. Trung thực.
Câu 9. Học sinh rèn luyện tính tự lập như thế nào?
A. Học tập việc giải quyết mọi công việc mà không cần sự giúp đỡ của người khác.
B. Rèn luyện tính tự lập ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường; trong học tập, công việc và sinh hoạt hàng ngày.
C. Tìm kiếm sự trợ giúp từ bạn bè mọi lúc mọi nơi.
D. Nhờ bố mẹ làm giúp những việc lớn và em gái làm giúp những việc nhỏ.
Câu 10. Quan điểm nào không thể hiện tính tự lập?
A. Những thành công chỉ do nhờ vào sự nâng đỡ, bao che của người khác thì không thể bền vững.
B. Tự lập trong cuộc sống không phải là điều dễ dàng.
C. Chỉ có con nhà nghèo mới cần tự lập.
D. Tự lập không có nghĩa là không được tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ chính đáng của những người tin cậy khi khó khăn.
Câu 11. Lao động sáng tạo là gì?
A. Trong quá trình lao động luôn suy nghĩ, cải tiến để tìm tòi cái mới, tìm ra cách giải quyết tối ưu nhằm không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả lao động.
B. Chủ động làm việc, không đợi ai nhắc nhở, không phải do nhắc nhở từ bên ngoài.
C. Làm việc chăm chỉ, làm đúng theo những quy trình sẵn có.
D. Trong quá trình lao động nghĩ ra cái mới, cách mới dù chưa biết có hiệu quả hay không.
Câu 12. Ý nghĩa của lao động tự giác, sáng tạo?
A. Giúp đẩy lùi được sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
B. Tạo ra nhiều thu nhập để có cuộc sống hưởng thụ, khiến người giàu nghèo đi.
C. Giúp ta tiếp thu được kiến thức, kĩ năng ngày càng thuần thục, góp phần làm đất nước nghèo nàn, lạc hậu hơn.
D. Giúp ta tiếp thu được kiến thức, kĩ năng ngày càng thuần thục; phẩm chất và năng lực của mỗi cá nhân sẽ được hoàn thiện, phát triển không ngừng; chất lượng, hiệu quả học tập, lao động sẽ ngày càng được nâng cao.
Câu 13. Quan điểm nào sau đây đúng về người lao động tự giác, sáng tạo?
A. Người lao động tự giác và sáng tạo không cần suy nghĩ tìm ra cách làm mới, tạo ra hiệu quả mới.
B. Người lao động tự giác và sáng tạo luôn thụ động, máy móc, rập khuôn, bảo thủ, trì trệ.
C. Người lao động tự giác và sáng tạo là người có nhiệt tình và năng lực giải quyết các vấn đề của thực tiễn cuộc sống.
D. Người lao động tự giác và sáng tạo có lúc sẽ bó tay trước khó khăn, không tìm cách vượt qua khó khăn để làm tốt công việc của mình.
Câu 14. Câu tục ngữ nào nói về lao động tự giác, sáng tạo?
A. Anh em như thể tay chân, rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.
B. Học một, biết mười.
C. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
D. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
Câu 15. Cách học nào là cách học tự giác, sáng tạo và có hiệu quả?
A. Dựa vào bài giải trong sách tham khảo, chép lại thành bài của mình.
B. Học thuộc lòng các bài giải mẫu, bài lí thuyết để chuẩn bị cho các kì thi.
C. Học thuộc lòng các công thức, quy tắc và làm bài tập ứng dụng, tự mình tìm cách giải các bài khó, độc đáo.
D. Tranh thủ học thêm, học trước chương trình và xem sách giải bải tập
Câu 16. Các hành vi: Đánh chửi bố mẹ, vô lễ với ông bà vi phạm điều gì?
A. Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ.
B. Quyền và nghĩa vụ của con, cháu.
C. Quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình.
D. Quyền và nghĩa vụ của trẻ em.
Câu 17. Gia đình K lợi dụng mẹ già chiếm đoạt tài sản, chuyển nhượng sổ đỏ để lấy đất sau đó bán và đưa mẹ chồng vào trại dưỡng lão để không phải trông nom, chăm sóc. Việc làm đó nói lên điều gì?
A. Con cái bất hiếu với cha mẹ.
B. Con cái yêu thương cha mẹ.
C. Con cái không tôn trọng cha mẹ.
D. Con cái tôn trọng cha mẹ.
Câu 18. Đối với các hành vi ngược đãi, xúc phạm cha mẹ, ông bà chúng ta cần phải làm gì?
A. Nêu gương.
B. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.
C. Lên án, phê phán, tố cáo.
D. Học làm theo.
Câu 19. Gia đình là gì?
A. Gia đình là nơi nuôi dưỡng mỗi con người khi còn nhỏ, khi lớn lên thì không cần gia đình nữa.
B. Gia đình là môi trường để mỗi con người học tập tri thức và kiếm tiền.
C. Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng những con người lành lặn, có trí thông minh.
D. Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng mỗi con người, là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách.
Câu 20. Câu tục ngữ nào không nói về tình cảm gia đình, cha mẹ, anh chị em, ông bà và các thành viên trong gia đình?
A. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.
B. Anh thuận em hòa là nhà có phúc.
C. Máu chảy ruột mềm.
D. Của chồng công vợ.
B. TỰ LUẬN (5 điểm)
Câu 1. (2 điểm)
Trong một lần, Lan và Hoa cùng đi du lịch ở Mĩ. Một người dân địa phương đã hỏi Lan: “Bạn đến từ nước nào?”. Lan trả lời: “Tôi đến từ Nhật Bản.” Hoa thắc mắc: “Chúng ta đến từ Việt Nam cơ mà, sao cậu lại nói với họ là chúng ta đến từ Nhật Bản?”. Lan giải thích: “Ai cũng biết Nhật Bản là một nước giàu có, Việt Nam mình thì nghèo hơn. Mình nói đến từ Nhật Bản họ sẽ tôn trọng mình hơn.”
a. Em có đồng ý với quan điểm của bạn Lan hay không? Tại sao?
b. Nếu là Hoa thì em sẽ nói gì với Lan.
Câu 2. (3 điểm)
Có câu nói rằng: “Tình bạn nhân đôi niềm vui và chia sẻ nỗi buồn”.
a. Em có suy nghĩ gì về câu nói đó?
b. Hãy nêu những điều em thấy tự hào về tình bạn của mình. Em sẽ làm gì để xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh với các bạn trong lớp?
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)