Bộ 3 đề thi Lịch Sử 8 Giữa kì 1 năm 2024 tải nhiều nhất

Tuyển chọn Bộ 3 đề thi Lịch Sử 8 Giữa kì 1 năm 2024 tải nhiều nhất chọn lọc được các Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn và sưu tầm từ đề thi Lịch Sử 8 của các trường THCS. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong các bài thi Giữa Học kì 1 môn Lịch Sử 8.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Lịch Sử 8

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

I. Trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm)

Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng.

Câu 1: Cuộc Cách mạng Hà Lan (thế kỉ XVI) diễn ra dưới hình thức

A. nội chiến cách mạng.

B. chiến tranh giải phóng dân tộc.

C. cải cách, duy tân đất nước.

D. đấu tranh thống nhất đất nước.

Câu 2: So với các cuộc cách mạng tư sản diễn ra trước đó, lực lượng lãnh đạo trong cách mạng Pháp có điểm gì khác biệt?

A. Giai cấp tư sản liên minh với tầng lớp chủ nô.           

B. Giai cấp tư sản độc quyền lãnh đạo cách mạng.

C. Giai cấp tư sản liên minh với tầng lớp quý tộc mới.

D. Tầng lớp quý tộc mới độc quyền lãnh đạo cách mạng.

Câu 3: Trong cuộc cách mạng công nghiệp (cuối thế kỉ XVIII-đầu thế kỉ XIX), phát minh kĩ thuật nào đã tạo ra bước chuyển căn bản trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa?

A. Động cơ đốt trong.

B. Máy kéo sợi Gien-ni.

C. Máy tính điện tử.

D. Máy hơi nước.

Câu 4: Nội dung nào không phản ánh đúng những bài học kinh nghiệm mà giai cấp vô sản các nước có thể rút ra từ thất bại của Công xã Pari?

A. Cách mạng vô sản muốn thắng lợi phải có một chính đảng chân chính lãnh đạo.

B. Kiên quyết và triệt để đập tan bộ máy nhà nước cũ của giai cấp tư sản.

C. Thực hiện liên minh công-nông trong cả lúc giành chính quyền và giữ chính quyền.

D. Thiết lập một nhà nước mới đảm bảo mọi đặc quyền cho giai cấp công nhân.

Câu 5: Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Đức là

A. “Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”.                                 

B. “Chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt”.

C. “Chủ nghĩa đế quốc thực dân”.                                   

D. “Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến”.

Câu 6: Phong trào cách mạng 1905-1907 ở Nga 

A. thất bại, nhưng đã làm suy yếu chính quyền Nga hoàng.

B. giành thắng lợi, lật đổ chính quyền phong kiến Nga hoàng.

C. giành thắng lợi, chính quyền mới của giai cấp tư sản được thành lập.

D. thất bại, nhưng đã làm suy yếu chính quyền của giai cấp tư sản.

Câu 7: Đầu thế kỉ XVIII, tình hình Ấn Độ và các quốc gia phương Đông khác có điểm gì tương đồng? 

A. Đứng trước nguy cơ xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây.

B. Chế độ phong kiến đang ở giai đoạn phát triển đỉnh cao.

C. Là thuộc địa của các nước thực dân, đế quốc phương Tây.

D. Là những quốc gia độc lập, có chủ quyền, đang tiến lên chủ nghĩa tư bản.

Câu 8: Nội dung nào không phản ánh đúng những chính sách cải cách của Thiên hoàng Minh Trị trên lĩnh vực kinh tế?

A. Thống nhất các đơn vị tiền tệ, đo lường.

B. Xóa bỏ sự độc quyền ruộng đất của giai cấp phong kiến.

C. Nhà nước nắm độc quyền mọi hoạt động sản xuất kinh tế.

D. Tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn.

II. Tự luận (6,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm): Trình bày điểm nổi bật trong đời sống kinh tế -chính trị ở nước Mĩ cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX.

Câu 2 (3,0 điểm): Tình hình Nhật Bản nửa đầu thế kỉ XIX có điểm gì nổi bật? Tình hình đó đặt ra cho quốc gia này những sự lựa chọn nào? Hãy liên hệ với tình hình chung ở các nước trong khu vực châu Á và Việt Nam trong cùng thời kì lịch sử này.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Lịch Sử 8

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

I. Trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm)

Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng.

Câu 1: Cuộc cách mạng tư sản Anh (thế kỉ 17) diễn ra dưới hình thức

A. nội chiến cách mạng.

B. chiến tranh giải phóng dân tộc.

C. cải cách, duy tân đất nước.

D. đấu tranh thống nhất đất nước.

Câu 2: Ý nào giải thích đúng nhất cho nhận định: “Cách mạng tư sản Pháp là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất trong lịch sử các cuộc cách mạng tư sản”?

A. Cách mạng Pháp có ảnh hưởng sâu rộng và ý nghĩa quốc tế lớn lao.

B. Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế từng thống trị ở Pháp trong nhiều thế kỉ.

C. Đáp ứng được những lợi ích cơ bản của quần chúng nhân dân nhất là nông dân.

D. Xóa bỏ chế độ phong kiến chuyên chế, xác lập quyền lực thống trị của giai cấp tư sản.

Câu 3: Cuộc cách mạng công nghiệp (cuối thế kỉ XVIII-đầu thế kỉ XIX) đưa đến nhiều chuyển biến trong đời sống kinh tế của các nước  tư bản chủ nghĩa, ngoại trừ

A. Nhiều trung tâm công nghiệp mới và thành thị đông dân xuất hiện.

B. Nâng cao năng xuất lao động, tạo ra khối lượng vật chất khổng lồ.

C. Quá trình tự động hóa sản xuất được thúc đẩy mạnh mẽ.

D. Thúc đẩy những chuyển biến trong nông nghiệp, giao thông vận tải.

Câu 4: Nội dung nào không phản ánh đúng nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của Công xã Pari?

A. Giai cấp vô sản Pháp chưa có một chính đảng lớn mạnh.

B. Công xã Pari chưa kiên quyết trấn áp kẻ thù.

C. Giai cấp vô sản Pháp chưa liên minh được với nông dân.

D. Giai cấp vô sản Pháp chưa liên minh được với giai cấp tư sản.

Câu 5: Quốc gia nào ở cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX, được coi là xứ sở của các “ông vua công nghiệp”?

A. Anh.             B. Pháp.             C. Đức.             D. Mĩ.

Câu 6: So với các cuộc cách mạng dân chủ tư sản đã diễn ra trước đó, cuộc cách mạng 1905 -1907 ở Nga có điểm gì khác biệt?

A. Lãnh đạo là giai cấp vô sản.

B. Lãnh đạo là liên minh giai cấp tư sản và chủ nô.

C. Diễn ra dưới hình thức nội chiến cách mạng.

D. Mục tiêu là lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế.

Câu 7: Một trong những ý nghĩa quan trọng của cuộc Cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc là

A. lật đổ chính quyền Mãn Thanh, thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

B. giải phóng Trung Quốc khỏi ách nô dịch của các nước thực dân, đế quốc phương Tây.

C. cổ vũ phong trào đấu tranh giành độc lập ở một số nước châu Á.

D. đưa Trung Quốc vươn lên trở thành cường quốc tư bản chủ nghĩa duy nhất ở châu Á.

Câu 8: Ý nào không phản ánh đúng những bài học kinh nghiệm Việt Nam có thể học hỏi được từ cuộc Duy tân Minh Trị của Nhật Bản để phục vụ cho công cuộc đổi mới đất nước hiện nay?

A. Quan tâm, đầu tư phát triển giáo dục, coi “giáo dục là quốc sách hàng đầu”.

B. Tiếp nhận, học hỏi những giá trị văn hóa tiến bộ của thế giới.

C. Cải biến các giá trị văn hóa tiến bộ của thế giới cho phù hợp với thực tiễn Việt Nam.

D. Hạn chế sự giao lưu với thế giới bên ngoài để bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.

II. Tự luận (6,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm):

a. Nhận xét về tình cảnh của giai cấp công nhân ở các nước tư bản Âu-Mĩ cuối thế kỉ XVIII-đầu thế kỉ XIX.

b. Tại sao vào cuối thế kỉ XVIII-đầu thế kỉ XIX, trong các công trường thủ công ở các nước châu Âu, giới chủ lại thích sử dụng lao động trẻ em?

Câu 2 (3,0 điểm): Trình bày những nét chính về phong trào đấu tranh chống đế quốc xâm lược và phong kiến đầu hàng của nhân dân Trung Quốc trong những năm cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX. Vì sao phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc trong giai đoạn này lần lượt thất bại?

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Lịch Sử 8

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng.

Câu 1. Sau cuộc cách mạng tư sản, nước Anh trở thành nước

A. Dân chủ chủ nô

B. Quân chủ chuyên chế.

C. Quân chủ lập hiến

D. Xã hội chủ nghĩa

Câu 2. Tuyên ngôn Độc lập của nước Mĩ được công bố vào thời gian nào?

A. 26-10-1774

B. 4-7-1776

C. 17-10-1777

D. 14-7-1789

Câu 3. Ai là người phát minh ra máy hơi nước ?

A. Oa-sinh-tơn

B. Ác-crai-tơ

C. Ét-mơn-các-rai

D. Giêm Oát

Câu 4. Cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc là:

A. cuộc chiến tranh giành độc lập

B. cuộc cách mạng tư sản

C. cuộc cách mạng vô sản

D. cuộc chiến tranh phong kiến

Câu 5. Hãy nối cột A với cột B sao cho đúng

Cột A


Cột B

Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Anh là:


“chủ nghĩa đế quốc thực dân”

Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Pháp là:


“chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến”

Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Đức là:


“chủ nghĩa đế quốc thực dân kiểu mới

Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Mĩ là:


“chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi

Bộ 3 đề thi Lịch Sử 8 Giữa kì 1 năm 2024 tải nhiều nhất

II. Phần tự luận (6 điểm ).

Câu 1(3 điểm). Trình bày hoàn cảnh, nội dung, kết quả, tính chất của cuộc Duy Tân Minh Trị ở Nhật Bản nửa cuối thế kỉ XIX.

Câu 2 (3 điểm). Nguyên nhân và ý nghĩa lịch sử của cách mạng Nga (1905-1907). Tại sao Cách mạng Nga (1905-1907) là một cuộc Cách mạng tư sản kiểu mới?

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Lịch Sử 8

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 4)

I. Phần trắc nghiệm (2,0 điểm)

Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng.

Câu 1. Cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới là:

A. Cách mạng tư sản Anh.

B. Cách mạng tư sản Hà Lan;

C. Cách mạng tư sản Pháp.

D. Cách mạng tư sản Anh và Hà Lan.

Câu 2. Xã hội nước Pháp trước cách mạng được chia thành những đẳng cấp nào?

A. Tăng lữ và Quý tộc.

B. Tăng lữ, Quý tộc và Nông dân.

C. Tăng lữ và Nông nô.

D. Tăng lữ, Quý tộc và Đẳng cấp thứ ba.

Câu 3. Cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra đầu tiên ở quốc gia nào dưới đây:

A. Anh.

B. Pháp.

C. Đức.

D. Mĩ.

Câu 4. Cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc do ai lãnh đạo?

A. Rô-be-spie.

B. Viên Thế Khải.

C. Tôn Trung Sơn.

D. Ca-vua.

II. Tự luận (8,0 điểm)

Câu 1. (3,0 điểm)

a. Em hãy kẻ bảng và điền vào ô trống về tình hình sản xuất công nghiệp của các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ ở hai thời điểm 1870 và 1913.


Thứ nhất

Thứ hai

Thứ ba

Thứ tư

1870





1913





b. Nêu nguyên nhân cơ bản dẫn đến mâu thuẫn giữa các nước đế quốc “trẻ” (Đức, Mĩ) với các nước đế quốc “già” (Anh, Pháp).

Câu 2 (3,0 điểm): Trình bày ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của công xã Pa-ri năm 1871.

Câu 3 (2,0 điểm): Vì sao cuối thế kỉ XIX -đầu thế kỉ XX, các nước phương Tây đẩy mạnh xâm lược các nước Đông Nam Á?

Bộ 3 đề thi Lịch Sử 8 Giữa kì 1 năm 2024 tải nhiều nhất

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Lịch Sử 8

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 5)

I. Phần trắc nghiệm (1,5 điểm)

Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng.

Câu 1. Cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI được xem là cuộc

A. chiến tranh giải phóng dân tộc.                                                         

B. đấu tranh thống nhất đất nước.

C. cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới.                                         

D. cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới.

Câu 2: Nền sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời với sự hình thành 2 giai cấp mới đó là:

A. Giai cấp tư sản và giai cấp phong kiến                        

B. Giai cấp tư sản và gai cấp vô sản

C. Giai cấp tư sản và giai cấp tiểu tư sản                         

D. Giai cấp tư sản và giai cấp công nhân

Câu 3: Kết quả của Cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ là gì?

A. Nước Mĩ ra đời

B. Phụ nữ không có quyền bầu cử 

C. Nô lệ da đen không có quyền chính trị 

D. Mĩ là nước cộng hòa liên bang

Câu 4: Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (8-1789) và Hiến pháp 1791 ở Pháp phục vụ chủ yếu cho quyền lợi của giai cấp và tầng lớp nào?

A. Tư sản 

B. Vô sản

C. Tiểu tư sản

D. Tăng lữ

Câu 5: Cuối thế kỷ XIX, công nghiệp nước Pháp đứng thứ mấy trên thế giới?

A. Thứ  nhất.

B. Thứ 2

C. Thứ 3 

D. Thứ 4 

Câu 6. Cuộc Duy Tân Minh Trị có tác dụng như thế nào đối với nền kinh tế, xã hội Nhật?

A. Nhật thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa.

B. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

C. Chế độ nông nô bị xóa bỏ.

D. Đáp án A và B đúng.

II. Tự luận (8,5 điểm)

Câu 1 (1, 0 điểm): Điền từ thích hợp vào các chỗ trống sau:

a/ Cách mạng tư sản pháp đã lật đổ chế độ ……………………. đưa giai cấp ……. ……………….. lên cầm quyền,  mở đường cho Chủ nghĩa tư bản phát triển. 

b/ Công xã Pari là cuộc cách mạng ........................... đầu tiên trên thế giới, lật đổ chính quyền của giai cấp …………………. 

Câu 2 (1,0 điểm) Nối nội dung ở cột( A) với nội dung ở cột ( B) 

Cột (A)


Cột (B)

a. 1775


1. Thông qua Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản

b. Tháng 2/ 1848


2. Cách mạng Hà Lan

c. 1868


3. Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc

d. 1911


4. Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản



5. Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ

Câu 3 (2,0 điểm):  Vì sao nói Cuộc khởi nghhĩa 18-3-1871 là cuộc cách mạng vô sản?

Câu 4 (3,5 điểm):  Kể tên các nước Đông Nam Á? Vì sao khu vực Đông Nam Á trở thành đối  tượng xâm lược của các nước tư bản phương Tây? Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Đông Nam Á  như thế nào?

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Lịch Sử 8

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 6)

I. Phần trắc nghiệm (2,0 điểm)

Câu 1: Cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI được xem là cuộc

A. chiến tranh giải phóng dân tộc.                                     

B. đấu tranh thống nhất đất nước.

C. cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới.                       

D. cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới

Câu 2: Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga thành lập vào:

A. Năm 1893           C. Năm 1903.           B. Năm 1898.           D. Năm 1905.

Câu 3: Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản bắt đầu vào thời gian:

A. Tháng 1/1867.           C. Tháng 1/1869.           B. Tháng 1/1868.           D. Tháng 1/1870.

Bộ 3 đề thi Lịch Sử 8 Giữa kì 1 năm 2024 tải nhiều nhất

Câu 4: Cuối thế kỉ XIX, vị trí nền kinh tế Mĩ trong thế giới tư bản là:

A. Thứ nhất.           C. Thứ ba.           B. Thứ hai.           D. Thứ tư.

Câu 5: Nối thông tin ở cột I với thông tin ở cột II

Cột I


Cột II

A. 1783


1. Thông qua tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền

B. 8/1789


2. Hiệp ước Vec-xai được ký kết

C. 1784


3. Giêm Oát phát minh ra máy hơi nước.

D. 18/03/1871


4. Đảng Quốc đại thành lập.

E. 1885



II. Tự luận (8,0 điểm)

Câu 1: (3,0 điểm): Tại sao nói thời kì chuyên chính Gia-cô-banh là thời kì đỉnh cao của cuộc cách mạng tư sản Pháp (cuối thế kỉ XVIII)?

Câu 2: (5,0 điểm): Nêu những nét chinh về tình hình kinh tế nước Anh cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX? Chứng minh rằng: chủ nghĩa đế quốc Anh là “Chủ nghĩa đế quốc thực dân”.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Lịch Sử 8

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 7)

Câu 1 (2,0 điểm): Vì sao nói cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ được coi là một cuộc cách mạng tư sản?

Câu 2 (4,0 điểm): Trình bày nội dung và tác dụng của cuộc Duy tân Minh Trị 1868?

Câu 3 (4,0 điểm) Sau chiến tranh thế giới thứ nhất tình hình các nước châu Âu như thế nào? Chứng minh tại sao nền kinh tế của các nước châu Âu lại nhanh chóng được phục hồi như vậy?

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Lịch Sử 8

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 8)

I. Phần trắc nghiệm (4,0 điểm)

Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng.

Câu 1. Cách mạng tư sản Anh (giữa thế kỉ XVII) đem lại quyền lợi cho: 

A. Nhân dân lao động Anh

B. Quý tộc cũ

C. Giai cấp tư sản và quý tộc mới

Câu 2. Cách mạng Tư sản đầu tiên diễn ra ở đâu?

A. Anh 

B. Pháp

C. Đức 

D. Hà Lan

Câu 3. Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (8-1789) và Hiến pháp 1791 ở Pháp phục vụ chủ yếu cho quyền lợi của giai cấp và tầng lớp nào?

A. Tư sản                  B. Vô sản                  C. Tiểu tư sản                  D. Tăng lữ

Câu 4. Phái Gi-rông-đanh đã có hành động gì trước sự tấn công của quân Anh (năm 1793) và sự nổi loạn của bọn phản động ở vùng Văng-đê?

A. Tổ chức nhân dân chống ngoại xâm, nội phản.

B. Nhanh chóng chuẩn bị lực lượng chống ngoại xâm.

C. Ổn định cuộc sống của nhân dân.

D. Lo củng cố quyền lực của mình. 

Câu 5. Đến cuối thế kỉ XIX, nền kinh tế Pháp phát triển chậm lại là do

A. Pháp thua trận phải bồi thường chiến phí

B. Pháp chỉ cho vay lấy lãi

C. Pháp chú trọng đầu tư vào thuộc địa

D. Kinh tế Pháp chỉ tập trung vào lĩnh vực ngân hàng

Câu 6. Chế độ tư bản đạt được sự thắng lợi đối với chế độ phong kiến trên thế giới ở khoảng thời gian nào?

A. Từ sau năm 1830 đến năm 1840. 

B. Từ sau năm 1840 đến năm 1848.

C. Từ sau năm 1848 đến năm 1870.

D. Từ sau năm 1840 đến năm 1870.

Câu 7. Nét nổi bật nhất của phong trào công nhân từ năm 1848 đến năm 1870 là gì?

A. Giai cấp công nhân nhiều nước đã đứng lên đấu tranh quyết liệt.

B. Giai cấp công nhân đã trưởng thành, nhận thức rõ hơn về vai trò của giai cấp mình và tinh thần đoàn kết quốc tế.

C. Phong trào diễn ra liên tục và mạnh mẽ.

D. Quốc tế thứ nhất ra đời thúc đẩy phong trào công nhân quốc tế phát triển mạnh hơn.

Câu 8. Trước phong trào đấu tranh quyết liệt cùa công nhân và thợ thủ công từ năm 1848 đến năm 1870, tư sản Đức đã có thái độ như thế nào?

A. quyết liệt đấu tranh chống chế độ phong kiến.

B. không quyết liệt đấu tranh chống chế độ phong kiến.

C. thành lập Quốc tế thứ nhất.

D. chiến thắng chế độ phong kiến trên phạm vi thế giới.

Câu 9. Vì sao nói Công xã Pa-ri là một nhà nước kiểu mới?

A. Công xã do nhân dân bầu ra theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu.

B. Công xã đã ban bố và thi hành nhiều sắc lệnh phục vụ quyền lợi của nhân dân.

C. Công xã giải phóng quân đội và bộ máy cảnh sát của chế độ cũ.

D. Công xã vừa ban bố pháp lệnh vừa thi hành pháp lệnh.

Câu 10. Cơ quan cao nhất của Công xã Pa-ri là

A. Ủy ban tài chính.

B. Hội đồng công xã.

C. Ủy ban an ninh xã hội.

D. Hội đồng quân sự.  

Câu 11. Công xã Pa-ri mang lại quyền lợi cho giai cấp nào?

A. Giai cấp tư sản 

B. Quý tộc phong kiến

C. Nhân dân

D. Tât cả các ý kiến trên

Câu 12. Vì sao giai cấp tư sản điên cuồng chống lại công xã Pa-ri?

A. Công xã đã xóa hết mọi đặc quyền của giai cấp tư sản.

B. Công xã tách nhà thờ ra khỏi Nhà nước.

C. Công xã thực sự là nhà nước do dân và vì dân, đối lập với nhà nước tư bản.

D. Công xã ban bố các sắc lệnh phục vụ quyền tự do của nhân dân.

Câu 13. Nguyên nhân chính khiến cho nền công nghiệp Anh cuối thế kỉ XIX phát triển chậm hơn các nước Đức, Pháp là:

A. Sự phát triển và vươn lên mạnh mẽ của Đức, Pháp

B. Giai cấp Tư sản Anh lại chú trọng đầu tư vào thuộc địa

C. Anh không đổi mới và phát triển công nghiệp trong nước

D. Công nghiệp Anh phát triển sớm, hàng loạt máy móc, thiết bị dần trở nên lạc hậu

Câu 14. Vì sao Lê-nin gọi chủ nghĩa đế quốc Anh là “ chủ nghĩa đế quốc thực dân” ?

A. Vì nước Anh là “ Đế quốc mặt trời không bao giờ lặn”

B. Anh xâm chiếm và bóc lột một hệ thống thuộc địa lớn nhất thế giới

C. Tư sản Anh chú trọng đầu tư vào các thuộc địa

D. Anh có một nền công nghiệp phát triển nhất thế giới

Câu 15. Sau cuộc cách mạng dân chủ tư sản 1905-1907 thất bại, nước Nga:

A. Vẫn là một đế quốc quân chủ chuyên chế do Nga hoàng Ni-cô-lai II đứng đầu

B. Bị đẩy vào cuộc chiến tranh đế quốc khốc liệt

C. Là một đế quốc quân phiệt và hiếu chiến

D. Cả A và B đều đúng

Câu 16. Phát minh lớn nhất về khoa học xã hội vào giữa thế kỉ XIX là

A. Chính trị kinh tế học tư sản ra đời với đại biểu xuất sắc là Xmit và Ri-các-đô

B. Học thuyết của Chủ nghĩa xã hội khoa học do Mác và Ănghen đề xướng

C. Chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng với các đại biểu Phoi-ơ-bách và Hê-ghen

D. Chủ nghĩa xã hội không tưởng của Xanh Xi-mông, Phu-ri-ê, Ô-oen

II. Tự luận (6,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). Trình bày những phát minh lớn trong cách mạng công nghiệp ở Anh.

Câu 2 (2,0 điểm) Lập bảng so sánh sự khác nhau giữa cuộc Cách mạng tư sản Anh và Cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ theo mẫu sau:


Cách mạng tư sản Anh

Cuộc chiến tranh giành độc lập của

các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ

Nguyên nhân bùng nổ



Lãnh đạo



Hình thức



Thể chế nhà nước 

sau cách mạng



Câu 3 (2,0 điểm). Nêu mâu thuẫn chủ yếu giữa các nước đế quốc “già” (Anh, Pháp) với các đế quốc “trẻ” (Đức, Mĩ). Mâu thuẫn đó đã chi phối chính sách đối ngoại của các nước đế quốc như thế nào?

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Lịch Sử 8

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 9)

I. Phần trắc nghiệm (5,0 điểm)

Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng.

Câu 1. Nền sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời, với sự hình thành hai giai cấp mới, đó là:

A. Giai cấp tư sản và giai cấp phong kiến.

B. Giai cấp tư sản và giai cấp vô sản.

C. Giai cấp tư sản va giai cấp tiểu tư sản.

D. Giai cấp tư sản và giai cấp nông dân.

Câu 2. Phong trào giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ có ý nghĩa quốc tế như thế nào?

A. Làm cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Mĩ phát triển.

B. Giải phóng nhân dân Bắc Mĩ khỏi ách đô hộ của thực dân Anh.

C. Mang tính chất là một cuộc chiến tranh giành độc lập dân tộc.

D. Cổ vũ phong trào đấu tranh giành độc lập của nhiều nước.

Câu 3. Thực dân Anh đã thực hiện chính sách cai trị nào sau đây đối với người In-đi-an ở Bắc Mĩ trong hai thế kỉ XVII - XVIII?

A. đưa đi làm nô lệ ở phía tây xa xôi.

B. bắt khai khẩn đất hoang và lập đồn điền.

C. dồn vào vùng đất phía tây xa xôi.

D. lợi dụng làm bia đỡ đạn trên chiến trường.

Câu 4. Vì sao người nông dân ở Anh trong thế kỉ XVII phải ra thành thị bán sức lao động cho tư bản hay di cư sang nước ngoài?

A. Họ bị mất ruộng đất.

B. Họ bị địa chủ bóc lột tàn nhẫn.

C. Họ muốn tìm cuộc sống no đủ hơn.

D. Họ dần bị tư sản hóa.

Câu 5. Cuối tháng 8-1789 đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng đối với nước Pháp?

A. Cách mạng Pháp giành thắng lợi hoàn toàn.

B. Nền chuyên chính dân chủ cách mạng Giacôbanh được thành lập.

C. Thông qua Tuyên ngôn Nhân Quyền và Dân quyền.

D. Thông qua Tuyên ngôn Độc lập.

Câu 6. Trong các biện pháp sau của phái Gia-cô-banh, biện pháp nào mang lại quyền lợi thiết thực nhất cho người nông dân?

A. Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.

B.  Quy định giá bán tối đa các mặt hàng thiếu yếu.

C. Thực hiện chính sách trưng thu lúa mì.

D. Quy định mức lương tối đa cho công nhân.

Câu 7. Vào thế kỉ XVIII, mâu thuẫn cơ bản nhất trong xã hội Pháp là

A. Mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân trong Đẳng cấp thứ ba với phong kiến, nhà thờ.

B. Mâu thuẫn giữa nông dân với quý tộc phong kiến.

C. Mâu thuẫn giữa đẳng cấp thứ ba với đẳng cấp tăng lữ.

D. Mâu thuẫn giữa công nhân, nông dân với chế độ phong kiến.

Câu 8. Nhân lúc thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đang suy yếu, các thuộc địa của hai nước này ở khu vực Mĩ Latinh đã nổi dậy đấu tranh giành độc lập, dẫn đến sự ra đời của

A.  nhiều quốc gia dân tộc dân chủ.

B. một loạt quốc gia tư sản mới.

C. nhiều quốc gia vô sản mới.

D. một loạt của các quốc gia tư bản mới.

Câu 9. Giai cấp vô sản ở các nước tư bản ngay từ khi hình thành đã đấu tranh chống lại ách thống trị của giai cấp tư sản dưới hình thức

A. đòi quyền lợi về kinh tế và chính trị.

B. nêu khẩu hiệu đòi chia ruộng đất.

C. đập phá máy móc, khởi nghĩa vũ trang.

D. đưa dân nguyện gửi tới chính phủ.

Câu 10. Sau Chiến tranh Pháp - Phổ, "Chính phủ vệ quốc" ra đời là Chính phủ lâm thời của

A.  giai cấp tư sản.

B. giai cấp vô sản

C. tầng lớp quý tộc phong kiến.

D. liên minh giai cấp công nhân và nông dân.

Câu 11. Những chính sách của Công xã Pa-ri đưa ra

A. không thực hiện được.

B. hoàn toàn thực hiện được.

C. được thực hiện triệt để. 

D. không tiến bộ.

Câu 12. Đâu không phải là cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu ở châu Âu trong thế kỉ XIX?

A. Cách mạng tư sản Hà Lan.

B. Cuộc đấu tranh thống nhất Italia.

C. Cuộc đấu tranh thống nhất nước Đức.

D. Cải cách nông nô ở Nga.

Câu 13. Vì sao nói Mĩ là xứ sở các các “ông vua công nghiệp”?

A. Hình thành các Các-ten không lồ.

B. Hình thành các tập đoàn kinh tế lớn.

C. Hình thành các Tơ-rớt khổng lồ.

D. Hình thành các Xanh-đi-ca khổng lồ.

Câu 14. Các công ty độc quyền của Mĩ được hình thành trong tình hình kinh tế như thế nào?

A. Phát triển mạnh cả về công nghiệp và nông nghiệp.

B. Mĩ đã trở thành đế quốc có diện tích thuộc địa lớn nhất.

C. Sản xuất công nghiệp đứng hàng thứ tư thế giới. 

D. Chính sách bành trướng của Mĩ đạt nhiều thành quả.

Câu 15. Nêu những quyết định quan trọng của Quốc tế thứ hai?

A. Sự cần thiết thành lập chính Đảng của giai cấp công nhân; lấy ngày 1-5 là ngày Quốc tế lao động

B. Sự cần thiết phải thành lập chính Đảng của giai cấp vô sản; đòi tăng lương, giảm giờ làm.

C. Thỏa hiệp với Tư sản; đòi tăng lương, giảm giờ làm; lấy ngày 1-5 là ngày Quốc tế lao động.

D. Lấy ngày 1-5 là ngày Quốc tế lao động; sự cần thiết thành lập chính Đảng của giai cấp tư sản.

Câu 16. Đỉnh cao của phong trào cách mạng 1905-1907 là

A. Cuộc khởi nghĩa vũ trang bùng nổ ở Mát-xcơ-va (12-1905).

B. Phong trào đấu tran của công nhân trong năm 1906.

C. Cuộc nổi dậy của nông dân đánh phá dinh cơ của địa chủ phong kiến (5-1905)

D. 14 vạn công nhân Pê-téc-bua đưa bản yêu sách lên nhà vua (1905).

Câu 17. Hạn chế lớn nhất của các nhà chủ nghĩa xã hội không tưởng là

A. Chưa vạch ra con đường đúng đắn để xây dựng xã hội mới

B. Chưa thấy được bản chất của giai cấp Tư sản

C. Chưa đề ra được phương pháp đấu tranh cho giai cấp công nhân

D. Chưa đánh giá đúng vai trò của giai cấp công nhân và vai trò của quần chúng nhân dân lao động

Câu 18. Ý nào sau đây không phản ánh chính xác về tình hình văn học thế kỉ XVIII-XIX?

A. Ở Đức, Si -lơ, Gớt ca ngợi cuộc đấu tranh vì tự do của nhân dân.   

B. Nhà thơ Bai-rơn là người Đức.

C. Thế kỉ XIX, nhiều nhà văn vạch trần bộ mặt xã hội tư bản, đấu tranh cho sự tự do chính nghĩa.

D. Chủ nghĩa hiện thực phê phán xuất hiện và trở thành trào lưu văn học tiến bộ.

Câu 19. Nhà bác học Puôc-kin-giơ (Séc) là người khám phá ra

A.  thuyết vạn vật hấp dẫn   

B. định luật bảo toàn vật chất và năng lượng 

C. bí mật sự phát triển của thực vật và đời sống của mô động vật  

D. thuyết tiến hoá và di truyền

Câu 20. Thành tựu quan trọng nhất trong nền nông nghiệp đầu thế kỉ XIX là gì?

A. Sử dụng phân hóa học, máy kéo, máy cày, tăng hiệu quả làm đất và năng suất cây trồng.

B. Áp dụng nhùng tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất.

C. Áp dụng phương pháp canh tác mới.   

D.  Máy móc được sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp.

II. Tự luận (5,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm). Trình bày tiền đề dẫn đến bùng nổ Cách mạng Pháp năm 1789.

Câu 2 (2,0 điểm). Vì sao chế độ cộng hòa ở Anh lại được thay thế bằng chế độ quân chủ lập hiến?

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Lịch Sử 8

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 10)

I. Phần trắc nghiệm (5,0 điểm)

Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng.

Câu 1. Ý nào sau đây không phản ánh đúng về ý nghĩa của cuộc Cách mạng Tư sản Anh

A. Là một cuộc cách mạng thành công, vì được quần chúng ủng hộ và tham gia đấu tranh

B. Là một cuộc cách mạng thành công, đem lại quyền lợi cho nhân dân lao động

C. Là một cuộc cách mạng tư sản chưa triệt để

D. Là một cuộc cách mạng tư sản thành công, mở đường cho CNTB phát triển

Câu 2. Nội dung nào sau đây phản ánh tiền đề quan trọng về xã hội làm bùng nổ cuộc đấu tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ?

A. Mâu thuẫn giữa cư dân Bắc Mĩ với thực dân Anh.

B. Mâu thuẫn giữa tư sản Bắc Mĩ với thực dân Anh.

C. Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến.

D. Mâu thuẫn giữa nô lệ với chủ nô trong lãnh địa.

Câu 3. Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản Pháp chống lại chế quân chủ chuyên chế trong lĩnh vực văn hóa, tư tưởng ở thế kỉ XVII - XVIII thể hiện trong trào lưu

A. Triết học Ánh sáng.  

B. Văn hóa Phục hưng.

C. Cải cách nông nô.

D. Cải cách văn hóa.

Câu 4. Giai cấp nào ở Pháp trước cách mạng được đánh giá là nghèo khổ nhất?

A. Nông dân.             B. Công nhân.             C. Tư sản.             D. thị dân.

Câu 5. Nguyên nhân nào sau đây dẫn đến sự thất bại của phái Gia-cô-banh?

A. Sự chống đối của tư sản phản cách mạng.

B. Mâu thuẫn nội bộ phái cầm quyền, nhân dân xa rời chính phủ.

C. Chỉ lo củng cố quyền lực.

D. Tư sản phản cách mạng tiến hành đảo chính.

Câu 6.Ý nào không phản ánh đặc điểm của đẳng cấp Tăng lữ trong xã hội Pháp trước cách mạng?

A. Được hưởng mọi đặc quyền kinh tế.

B. Nắm giữ chức vụ cao trong bộ máy hành chính, quân đội.

C. Không phải đóng thuế cho nhà vua.

D. Thuộc đẳng cấp trên đẳng cấp thứ ba.

Câu7.  Năm 1784, ở Anh đã xảy ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?

A. Xti-phen-xơn chế tạo thành công đầu máy xe lửa.

B. Giêm Oát hoàn thành việc phát minh ra máy hơi nước.

C. nước Anh khánh thành đoạn đường sắt đầu tiên.

D. cuộc cách mạng công nghiệp hoàn thành ở Anh.

Câu 8. Tại sao giai cấp Tư sản Anh lại sử dụng lao động là trẻ em và phụ nữ?

A. Vì họ dễ sai bảo, dễ đánh đập, không có sự phản kháng.

B. Vì họ là lực lượng có nhiều sức khỏe

C. Vì họ là những người có trình độ cao.

D. Vì họ là những người có thế lực xã hội lớn, có thể lợi dụng để làm ăn.

Câu 9. Sự thắng lợi của các cuộc cách mạng tư sản thế kỉ XIX là một trong những biểu hiện quan trọng minh chứng cho điều gì?

A. Sự lan tỏa của tư tưởng chủ nghĩa tư bản trên phạm vi thế giới.

B. Chủ nghĩa tư bản thắng lợi trên phạm vi toàn thế giới.

C. Sự phát triển mạnh mẽ của xu hướng thống nhất quốc gia.

D. Các nước thực dân-đế quốc dần hình thành và phát triển.

Câu 10. Trước 30 năm cuối thế kỉ XIX, Mĩ đứng hàng thứ tư sau các nước

A. Anh, Pháp, Đức.

B. Anh, Pháp, Liên Xô

C. Pháp, Đức, Bỉ.

D. Anh, Liên Xô, Đức.

Câu 11. Sự phát triển nhanh chóng của Đức trong những năm đầu thế kỉ XX là do

A. Áp dụng thành tựu mới nhất của khoa học-kĩ thuật vào sản xuất.

B. Sự suy yếu nhanh chóng của Anh và Pháp.

C. Sự phát triển mạnh mẽ của các công ty lớn.

D.  Thể chế liên bang thúc đẩy tính dân chủ trong xã hội.

Câu 12.Về chính trị, Anh là nước

A. Quân chủ lập hiến

B. Chủ nghĩa đế quốc thực dân.

C. Cộng hòa.

D. Quân phiệt hiếu chiến.

Câu 13. Phát minh nào sau đây ở Anh đã khắc phục được tình trạng máy dệt phải ngừng hoạt động vì nước đóng băng vào mùa đông?

A. máy kéo sợi bằng sức nước.

B. máy dệt chạy bằng sức nước.

C.  máy hơi nước.

D. máy kéo sợi Gien-ni.

Câu 14. Một trong những nhân tố quan trọng giúp cuộc bãi công của công nhân Anh năm 1868 giành thắng lợi là

A. Sự thuyết phục của Quốc tế thứ nhất.

B. Sự khủng hoảng của chế độ tư bản ở Anh.

C.  Công nhân Pháp đồng ý sang Anh làm việc.

D. Sự đoàn kết, giúp đỡ của công nhân Bỉ.

Câu 15. Sau Chiến tranh Pháp - Phổ, "Chính phủ vệ quốc" ra đời là Chính phủ lâm thời của

A.  giai cấp tư sản.

B. giai cấp vô sản

C. tầng lớp quý tộc phong kiến.

D. liên minh giai cấp công nhân và nông dân.

Câu 16. Nghị quyết nàokhông được thông qua tại Đại hội 22 nước ở Pa-ri (14-7-1889)?

A. Sự cần thiết phải thành lập chính đảng vô sản ở mỗi nước.

B. Đấu tranh đòi ngày làm 8h.

C. Lấy ngày 1-5 hàng năm là ngày đoàn kết toàn dân.

D. Đấu tranh giành chính quyền.

Câu 17. Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga là đảng kiểu mới không vì lí do nào sau đây

A. Dựa vào quần chúng lao động để đấu tranh.

B. Đấu tranh vì quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động.

C. Kết hợp chủ nghĩa Mác với phong trào công nhân.

D. Hoàn thành lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng.

Câu 18. Tại sao Đức ủng hộ chính phủ Véc- xai trong việc chống lại Công xã Pa- ri?

A. Tư sản Pháp kí hòa ước đem lại quyền lợi cho Đức.

B. Đức muốn bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản Pháp.

C. Đức muốn giúp đỡ bảo vệ hòa bình ở Pháp.

D. Đức được nhận 10 tỉ ph răng vàng bồi thường.

Câu 19. Nhà khoa học nào sáng chế ra bảng chữ cái cho điện tín gồm những gạch và dấu chấm vào giữa thế kỉ XIX?

A. Xti-phe-xơn.

B. Phơn-tơn.

C. Đác-uyn 

D. Moóc-xơ.

Câu 20.Trong các thế kỉ XVIII - XIX, trong lĩnh vực khoa học - kĩ thuật, con người đã đạt được nhiều thành tựu vĩ đại, ngoại trừ

A. công bố "bản đồ gen người". 

B. định luật bảo toàn vật chất và năng lượng.

C. thuyết tế bào. 

D. thuyết tiến hoá và di truyền.

II. Tự luận (5,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm). Trình bày nội dung và kết quả của cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản (cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX). Theo em, Việt Nam có thể học hỏi những bài học kinh nghiệm nào từ cuộc Duy tân Minh Trị?

Câu 2 (2,0 điểm). Trình bày tiền đề dẫn đến cuộc cách mạng công nghiệp cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.


Đề thi, giáo án các lớp các môn học