Bộ 3 đề thi Vật Lí 8 Học kì 1 năm 2024 tải nhiều nhất

Với Bộ 3 đề thi Vật Lí 8 Học kì 1 năm 2024 tải nhiều nhất, chọn lọc giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong bài thi Học kì 1 Vật lí 8.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Toán lớp 8

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Chọn và khoanh vào chữ cái đầu câu mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.

Câu 1. Một ca nô đang chạy trên biển và kéo theo một vận động viên lướt ván. Vận động viên lướt ván đứng yên so với:

A. Ván lướt

B. Dòng nước

C. Khán giả

D. Bờ biển

Câu 2. Quán tính của một vật là:

A. Tính chất giữ nguyên vận tốc và hướng chuyển động của vật.

B. Tính chất thay đổi lực tác dụng lên vật.

C. Sự thay đổi hướng chuyển động của vật.

D. Tính chất thay đổi vận tốc của vật.

Câu 3. Hãy diễn tả bằng lời các yếu tố của lực

Bộ 3 đề thi Vật Lí 8 Học kì 1 năm 2024 tải nhiều nhất

A. Điểm đặt tại A, phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải và có độ lớn là 300N.

B. Điểm đặt tại A, phương thẳng đứng, chiều từ trái sang phải và có độ lớn là 300N.

C. Điểm đặt tại A, phương nằm ngang, chiều từ phải sang trái và có độ lớn là 300N.

D. Điểm đặt tại tâm vật, phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải và có độ lớn là 300N.

Câu 4. Hiện tượng nào sau đây do áp suất khí quyển gây ra?

A. Quả bóng bàn bị bẹp thả vào nước nóng sẽ phồng lên như cũ.

B. Săm xe đạp bơm căng để ngoài nắng có thể bị nổ.

C. Dùng một ống nhựa nhỏ có thể hút nước từ cốc nước vào miệng.

D. Treo vật nặng vào lò xo trong không khí, lò xo bị dãn ra.

Câu 5. Vì sao càng lên cao áp suất khí quyển càng giảm?

A. Chỉ vì bề dày của khí quyển tính từ điểm do áp suất càng giảm.

B. Chỉ vì mật độ khí quyển càng giảm.

C. Chỉ vì lực hút của Trái Đất lên các phân tử không khí càng giảm.

D. Vì cả ba lí do trên.

Câu 6.

Trường hợp nào sau đây lực xuất hiện không phải lực ma sát?

A. Lực xuất hiện khi lốp xe trượt trên mặt đường.

B. Lực xuất hiện làm mòn đế giày.

C. Lực xuất hiện khi lò xo bị nén hoặc dãn.

D. Lực xuất hiện giữa dây cua roa với bánh xe truyền chuyển động.

PHẦN II. TỰ LUẬN (7 điểm)

Bài 1. (2 điểm) Thế nào là hai lực cân bằng? Vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng sẽ như thế nào?

Bài 2. (2 điểm) Hãy nêu điều kiện vật chìm, vật nổi, vật lơ lửng?

Bài 3. (3 điểm) Một vật có khối lượng 4200g và khối lượng riêng D = 10,5 g/cm3 được nhúng hoàn toàn trong nước.

a) Tìm thể tích của vật.

b) Tính lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật, cho trọng lượng riêng của nước d = 10000 N/m3

----------HẾT---------

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Toán lớp 8

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Chọn và khoanh vào chữ cái đầu câu mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.

Câu 1. Một vật được coi là đứng yên so với vật mốc khi:

A. Vật đó không chuyển động.

B. Vật đó không dịch chuyển theo thời gian.

C. Vật đó không thay đổi vị trí theo thời gian so với vật mốc.

D. Khoảng cách từ vật đó đến vật mốc không thay đổi.

Câu 2. Điều nào sau đây là đúng khi nói về áp lực?

A. Áp lực là lực ép lên giá đỡ.

B. Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.

C. Áp lực luôn bằng trọng lượng riêng của vật.

D. Áp lực là lực ép có phương nằm ngang.

Câu 3. Một vật chuyển động thẳng đều với tốc độ 5m/s. Thời gian để vật chuyển động hết quãng đường 200m là:

A. 50s

B. 25s

C. 10s

D. 40s

Câu 4. Vì sao hành khách ngồi trên xe ô tô đang chuyển động bỗng thấy mình bị ngã về phía trước?

A. Vì ô tô độ ngột giảm vận tốc.

B. Vì ô tô đột ngột rẽ sang trái.

C. Vì ô tô đột ngột tăng vận tốc.

D. Vì ô tô đột ngột rẽ sang phải.

Câu 5. Một vật đặt trên mặt bàn nằm ngang. Dùng tay búng vào vật truyền cho nó một vận tốc. Vật sau đó chuyển động chậm dần vì

A. Trọng lực

B. Lực ma sát

C. Quán tính

D. Lực búng của tay

Câu 6. Một ống thủy tinh hình trụ đựng chất lỏng đang được đặt thẳng đứng. Nếu nghiêng ống đi sao cho chất lỏng không chảy ra khỏi ống, thì áp suất chất lỏng gây ra ở đáy bình

A. Tăng

B. Giảm

C. Không đổi

D. Bằng không

PHẦN II. TỰ LUẬN (7 điểm)

Bài 1. (2 điểm) Đề tính được độ sâu của tàu ngầm thì người ta dùng áp ké (áp suất). Khi áp kế chỉ 824000 N/m3 thì tàu đang ở độ sâu là bao nhiêu? Biết trọng lượng của nước là 10300 N/m3.

Bài 2. (3 điểm) Một xe máy chạy xuống một cái dốc dài 37,5m hết 3s. Khi hết dốc, xe chạy tiếp một quãng đường nằm ngang dài 75m trong 10s.

a. Tính vận tốc trung bình của xe máy trên đoạn đường thứ nhất?

b. Tính vận tốc trung bình của xe máy trên đoạn đường thứ hai?

c. Tính vận tốc trung bình của xe máy trên cả hai đoạn đường?

Bài 3. (2 điểm)

a. Một vật đã chìm hoàn toàn trong chất lỏng, nếu càng xuống sâu trong chất lỏng thì độ lớn lực đẩy Ác – si – mét tác dụng lên vật thay đổi ra sao?

b. Viết công thức tính lực đẩy Ác – si – mét và chú thích các đại lượng trong công thức?

----------HẾT---------

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Toán lớp 8

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Chọn và khoanh vào chữ cái đầu câu mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.

Câu 1: Phát biểu nào sau đây đúng:

A. Khi chỉ có một lực tác dụng lên vật, vận tốc không thay đổi

B. Khi chỉ có một lực tác dụng lên vật, vận tốc tăng dần

C. Khi chỉ có một lực tác dụng lên vật, vận tốc giảm dần

D. Khi chỉ có một lực tác dụng lên vật, vận tốc có thể tăng dần và cũng có thể giảm dần.

Câu 2: Khi xe tăng tốc đột ngột, hành khách trên xe có xu hướng bị ngã ra phía sau. Câu giải thích nào sau đây là đúng?

A. Do người có khối lượng lớn  

B. Do quán tính

C. Do các lực tác dụng lên người cân bằng nhau

D. Một lí do khác

Câu 3: Cách nào sau đây làm giảm được ma sát nhiều nhất?

A. Vừa tăng độ nhám vừa tăng diện tích của bề mặt tiếp xúc

B. Tăng độ nhẵn giữa các bề mặt tiếp xúc

C. Tăng độ nhám giữa các bề mặt tiếp xúc

D. Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc

Câu 4: Điều nào sau đây đúng khi nói về áp suất chất lỏng?

A. Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương.

B. Áp suất tác dụng lên thành bình không phụ thuộc diện tích bị ép.

C. Áp suất gây ra do trọng lượng của chất lỏng tác dụng lên một điểm tỉ lệ nghịch với độ sâu.

D. Nếu cùng độ sâu thì áp suất như nhau trong mọi chất lỏng khác nhau.

Câu 5: Trong các hiện tượng sau đây hiện tượng nào liên quan đến áp suất khí quyển?

A. Các ống thuốc tiêm nếu bẻ một đầu rồi dốc ngược thuốc vẫn không chảy ra ngoài.

B. Các nắp ấm trà có lỗ nhỏ ở nắp sẽ rót nước dễ hơn.

C. Trên các nắp bình xăng của xe máy có lỗ nhỏ thông với không khí.

D. Các ví dụ trên đều liên quan đến áp suất khí quyển.

Câu 6: Trong các câu sau, câu nào đúng?

A. Lực đẩy Acsimet cùng chiều với trọng lực.

B. Lực đẩy Acsimet tác dụng theo mọi phương vì chất lỏng gây áp suất theo mọi phương.

C. Lực đẩy Acsimet có điểm đặt ở vật.

D. Lực đẩy Acsimet luôn có độ lớn bằng trọng lượng của vật.

Câu 7: 1kg nhôm (có trọng lượng riêng 27000N/m3) và 1kg chì (trọng lượng riêng 130000N/m3) được thả vào một bể nước. Lực đẩy tác dụng lên khối nào lớn hơn?

A. Nhôm

B. Chì

C. Bằng nhau

D. Không đủ dữ liệu kết luận.

Câu 8: Một quả cầu bằng sắt treo vào 1 lực kế ở ngoài không khí lực kế chỉ 1,7N. Nhúng chìm quả cầu vào nước thì lực kế chỉ 1,2N. Lực đẩy Acsimet có độ lớn là:

A. 1,7N 

B. 1,2N 

C. 2,9N 

D. 0,5N

PHẦN II. TỰ LUẬN (6 điểm)

Bài 1: (2 điểm) Đào đi bộ từ nhà tới trường, quãng đường đầu dài 200m Đào đi mất 1 phút 40 giây; quãng đường còn lại dài 300m Đào đi mất 100 giây. Tính vận tốc trung bình của Đào trên mỗi đoạn đường và cả đoạn đường?

Bài 2: (2 điểm) Một chiếc xà lan có dạng hình hộp dài 4m, rộng 2m. Biết xà lan lơ lửng trong nước 0,5m; khối lượng riêng cua nước 1000kg/m3. Xà lan có trọng lượng bao nhiêu? 

Bài 3: (2 điểm) Một cục nước đá có thể tích V = 500cm3 nổi trên mặt nước. Biết khối lượng riêng của nước đá là 0,92g/cm3, trọng lượng riêng nước là 10000N/m3. Hỏi thể tích của phần nước đá ló ra khỏi mặt nước là bao nhiêu?


----------HẾT---------

                                                       Bộ 3 đề thi Vật Lí 8 Học kì 1 năm 2024 tải nhiều nhất

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Toán lớp 8

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 4)

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Chọn và khoanh vào chữ cái đầu câu mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.

Câu 1: Chọn câu đúng: Một vật nằm trong chất lỏng chịu tác dụng:

A. một lực duy nhất là trọng lực.

B. một lực duy nhất là lực đẩy Ac-si-mét.

C. trọng lực và lực đẩy Ac-si-mét có phương thẳng đứng và ngược chiều nhau.

D. trọng lực và lực đẩy Ac-si-mét có phương thẳng đứng và cùng chiều nhau.

Câu 2: Trong công thức tính lực đẩy Acsimet: FA = dV, V là:

A. Thể tích của vật

B. Thể tích chất lỏng chứa vật

C. Thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ

D. Thể tích phần chất lỏng không bị vật chiếm chỗ

Câu 3: Gọi dV là trọng lượng riêng của vật, d là trọng lượng riêng của chất lỏng. Điều nào sau đây không đúng?

A. Vật chìm xuống khi d> d 

B. Vật chìm xuống đáy khi d= d 

C. Vật lơ lửng trong chất lỏng khi d= d 

D. Vật sẽ nổi lên khi d< d

Câu 4: Một vật có khối lượng 598,5g làm bằng chất có khối lượng riêng D = 10,5g/cm3 được nhúng hoàn toàn trong nước. Cho trọng lượng riêng của nước là d = 10.000N/m3. Lực đẩy Ac-si-met có giá trị là

A. 0,37N

B. 0,57N

C. 0,47N

D. 0,67N

Câu 5: Hút bớt không khí trong một vỏ hộp đựng sữa bằng giấy, ta thấy vỏ hộp giấy bị bẹp lại là vì:

A. Việc hút mạnh đã làm bẹp hộp

B. Áp suất bên trong hộp tăng lên làm cho hộp bị biến dạng

C. Áp suất bên trong hộp giảm, áp suất khí quyển ở bên ngoài hộp lớn hơn làm nó bẹp

D. Khi hút mạnh làm yếu các thành hộp làm hộp bẹp đi

Câu 6: Dựa vào 4 hình vẽ dưới, hãy chọn cách sắp xếp đúng theo thứ tự từ nhỏ đến lớn về áp suất của nước trong bình tác dụng lên đáy bình:

Bộ 3 đề thi Vật Lí 8 Học kì 1 năm 2024 tải nhiều nhất

A. C - A - D – B

B. C - A - B – D

C. B - D - A – C

D. D - C - A - B

PHẦN II. TỰ LUẬN (7 điểm)

Bài 1: (2 điểm) Một vật hình cầu thể tích V thả vào chậu nước nó chỉ chìm trong nước một phần ba, hai phần ba còn lại nổi trên nước. Biết khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3. Khối lượng riêng chất làm quả cầu là bao nhiêu?

Bài 2: (2 điểm) Một vật trọng lượng riêng là 27000N/m3. Treo vật vào lực kế rồi nhúng vật ngập trong dầu thì lực kế chỉ 120N. Biết trọng lượng riêng của dầu là 8000N/m3. Hỏi ngoài không khí thì lực kế chỉ bao nhiêu?

Bài 3: (3 điểm) Một người đi xe máy trên đoạn đường ABC. Biết trên đoạn đường AB người đó đi với vận tốc 16km/h, trong thời gian t1 = 15 phút; trên đoạn đường BC người đó đi với vận tốc 24km/h, trong thời gian t2 = 25 phút. Tính vận tốc trung bình của người đó trên đoạn đường ABC ?

----------HẾT---------

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Toán lớp 8

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 5)

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

Chọn và khoanh vào chữ cái đầu câu mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.

Câu 1: Bắn một viên bi lên một máng nghiêng, sau đó viên bi lăn xuống với vận tốc 6cm/s. Biết vận tốc trung bình của viên bi cả đi lên và đi xuống là 4cm/s. Hỏi vận tốc của viên bi khi đi lên?

A. 3cm/s 

B. 3m/s 

C. 5cm/s 

D. 5m/s

Câu 2: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào không cần tăng ma sát.

A. Phanh xe để xe dừng lại

B. Khi đi trên nền đất trơn.

C. Khi kéo vật trên mặt đất

D. Để ô tô vượt qua chỗ lầy

Câu 3: Khi đóng đinh vào tường ta thường đóng mũi đinh vào tường mà không đóng mũ (tai) đinh vào? Tại sao vậy?

A. Đóng mũi đinh vào tường để tăng áp lực tác dụng nên đinh dễ vào hơn.

B. Mũi đinh có diện tích nhỏ nên với cùng áp lực thì có thể gây ra áp suất lớn nên đinh dễ vào hơn.

C. Mũ đinh có diện tích lớn nên áp lực nhỏ vì vậy đinh khó vào hơn.

D. Đóng mũi đinh vào tường là do thói quen còn đóng đầu nào cũng được.

Câu 4: Một tàu ngầm đang di chuyển dưới biển. Áp kế đặt ở ngoài vỏ tàu chỉ 875000 N/m2, một lúc sau áp kế chỉ 1165000 N/m2. Nhận xét nào sau đây là đúng?

A. Tàu đang lặn xuống

B. Tàu đang chuyển động về phía trước theo phương ngang

C. Tàu đang từ từ nổi lên

D. Tàu đang chuyển động lùi về phía sau theo phương ngang

Câu 5: Câu nhận xét nào sau đây là đúng khi nói về áp suất khí quyển?

A. Độ lớn của áp suất khí quyển có thể được tính bằng công thức p = hd

B. Độ lớn của áp suất khí quyển không thể được tính bằng chiều cao của cột thủy ngân trong ống Tôrixenli.

C. Càng lên cao áp suất khí quyển càng tăng.

D. Ta có thể dùng mmHg làm đơn vị đo áp suất khí quyển

Câu 6: Điều nào sau đây là đúng khi nói về sự tạo thành áp suất khí quyển?

A. Áp suất khí quyển có được là do không khí tạo thành khí quyển có trọng lượng.

B. Áp suất khí quyển có được là do không khí tạo thành khí quyển có độ cao so với mặt đất.

C. Áp suất khí quyển có được là do không khí tạo thành khí quyển rất nhẹ.

D. Áp suất khí quyển có được là do không khí tạo thành khí quyển có chứa nhiều loại nguyên tố hóa học khác nhau.

Câu 7: Càng lên cao áp suất không khí ……..

A. Càng tăng.

B. Càng giảm.

C. Không thay đổi.

D. Có thể vừa tăng, vừa giảm.

Câu 8: Trong phép biến đổi sau, phép biến đổi nào là sai?

A. 760mmHg = 103360 N/m2

B. 750mmHg = 10336 N/m2

C. 100640 N/m= 74cmHg

D. 700 mmHg = 95200 N/m2

Câu 9: Thí nghiệm Ghê – Rich: Ông lấy hai bán cầu bằng đồng rỗng, đường kính khoảng 30cm, mép được mài nhẵn, úp chặt vào nhau sao cho không khí không lọt vào được. Sau đó ông dùng máy bơm rút không khí bên trong quả cầu ra ngoài qua một van gắn vào một bán cầu rồi đóng khóa van lại. Người ta phải dùng hai đàn ngựa mỗi đàn tám con mà cũng không kéo được hai bán cầu rời ra. Thí nghiệm này giúp chúng ta:

A. Chứng tỏ có sự tồn tại của áp suất khí quyển

B. Thấy được độ lớn của áp suất khí quyển

C. Thấy được sự giàu có của Ghê – Rích

D. Chứng tỏ sự tồn tại của áp suất chất lỏng

Câu 10: Ta biết công thức tính lực đẩy Acsimet là FA = d. V. Ở hình vẽ bên thì V là thể tích nào?

Bộ 3 đề thi Vật Lí 8 Học kì 1 năm 2024 tải nhiều nhất

A. Thể tích toàn bộ vật

B. Thể tích chất lỏng

C. Thể tích phần chìm của vật

D. Thể tích phần nổi của vật

PHẦN II. TỰ LUẬN (5 điểm)

Bài 1: (2 điểm) Cho khối lượng riêng của thủy ngân là 13600kg/m3. Trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3. Ở cùng một độ sâu, áp suất của thủy ngân lớn hơn áp suất của nước bao nhiêu lần?

Bài 2: (1 điểm) Trong thí nghiệm của Torixeli, độ cao cột thủy ngân là 75cm, nếu dùng nước để thay thủy ngân thì độ cao cột nước là bao nhiêu? Biết dHg = 136000 N/m3, của nước dnước  = 10000 N/m3.

Bài 3: (2 điểm) Một vật bằng kim loại chìm trong bình chứa nước thì nước trong bình dâng lên thêm 100cm3. Nếu treo vật vào một lực kế thì nó chỉ 7,8N. Cho trọng lượng riêng của nước là 10.000N/m3. Tính lực đẩy Ac-si-met tác dụng lên vật và trọng lượng riêng của vật?

----------HẾT---------

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Toán lớp 8

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 6)

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

Chọn và khoanh vào chữ cái đầu câu mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.

Câu 1: Có hai vật: Vật M bằng sắt, vật N bằng nhôm có cùng khối lượng. Hai vật này treo vào 2 đầu của thanh CD (CO = OD), như hình vẽ. Nếu nhúng ngập cả 2 vật vào trong rượu thì thanh CD sẽ:

Bộ 3 đề thi Vật Lí 8 Học kì 1 năm 2024 tải nhiều nhất

A. Vẫn cân bằng

B. Nghiêng về bên trái

C. Nghiêng về bên phải

D. Nghiêng về phía thỏi được nhúng sâu hơn trong rượu

Câu 2: Muốn tăng áp suất thì:

A. Giảm diện tích mặt bị ép và giảm áp lực theo cùng tỉ lệ

B. Giảm diện tích mặt bị ép và tăng áp lực

C. Tăng diện tích mặt bị ép và tăng áp lực theo cùng tỉ lệ

D. Tăng diện tích mặt bị ép và giảm áp lực

Câu 3: Cùng một vật nổi trong hai chất lỏng khác nhau có trọng lượng riêng dvà d2 như hình vẽ. Sự so sánh nào sau đây là đúng?

Bộ 3 đề thi Vật Lí 8 Học kì 1 năm 2024 tải nhiều nhất

A. d1 > d2 

B. d1 < d2 

C. Lực đẩy Ác-si-mét trong hai trường hợp là như nhau

D. Trọng lượng của phần chất lỏng bị vật choán chỗ trong hai trường hợp là như nhau

Câu 4: Trường hợp nào dưới đây xuất hiện lực ma sát nghỉ:

A. Kéo trượt cái bàn trên sàn nhà

B. Quả dừa rơi từ trên cao xuống

C. Chuyển động của cành cây khi gió thổi

D. Chiếc ô tô nằm yên trên mặt đường dốc

Câu 5: Một xe ô tô đang chuyển động thẳng thì đột ngột dừng lại. Hành khách trên xe sẽ như thế nào? Hãy chọn câu trả lời đúng.

A. Hành khách nghiêng sang phải

B. Hành khách nghiêng sang trái

C. Hành khách ngã về phía trước

D. Hành khách ngã về phía sau

Câu 6: Một vật đang đứng yên trên mặt phẳng nằm ngang. Các lực tác dụng vào vật cân bằng nhau là:

A. Trọng lực P của Trái Đất với lực ma sát F của mặt bàn

B. Trọng lực P của Trái Đất với lực đàn hồi

C. Trọng lực P của Trái Đất với phản lực N của mặt bàn

D. Lực ma sát F với phản lực N của mặt bàn

Câu 7: Một vật đang chuyển động thẳng với vận tốc v. Muốn vật chuyển động theo phương cũ và chuyển động chậm đi thì ta phải tác dụng một lực như thế nào vào vật? Hãy chọn câu trả lời đúng.

A. Cùng phương cùng chiều với vận tốc

B. Cùng phương ngược chiều với vận tốc

C. Có phương vuông góc với với vận tốc

D. Có phương bất kỳ so với vận tốc

Câu 8: Vì sao nói lực là một đại lượng véc tơ?

A. Vì lực là đại lượng chỉ có độ lớn.

B. Vì lực là đại lượng vừa có độ lớn vừa có phương.

C. Vì lực là đại lượng vừa có độ lớn vừa có phương và chiều.

D. Vì lực là đại lượng vừa có  phương vừa có chiều.

Câu 9: Trường hợp nào dưới đây cho ta biết khi chịu tác dụng của lực vật vừa bị biến dạng vừa bị biến đổi chuyển động.

A. Cầu thủ sút mạnh vào quả bóng.

B. Dùng tay nén lò xo.

C. Mưa to làm gãy cành bàng.

D. Xe máy đang chạy bỗng tăng ga.

Câu 10: Trên hình vẽ là lực tác dụng lên ba vật theo cùng một tỉ lệ xích như nhau. Trong các sắp xếp theo thứ tự giảm dần của lực sau đây, sắp xếp nào là đúng?

Bộ 3 đề thi Vật Lí 8 Học kì 1 năm 2024 tải nhiều nhất

A. F> F> F1 

B. F> F 3> F1 

C. F> F> F3 

D. Một cách sắp xếp khác

PHẦN II. TỰ LUẬN (5 điểm)

Bài 1: (1 điểm) Một vật có khối lượng 598,5g làm bằng chất có khối lượng riêng D = 10,5g/cm3 được nhúng hoàn toàn trong nước. Cho trọng lượng riêng của nước là d = 10.000N/m3. Tính lực đẩy Ac-si-met tác dụng lên vật?

Bài 2: (3 điểm) Một vật hình cầu thể tích V thả vào chậu nước nó chỉ chìm trong nước một phần ba, hai phần ba còn lại nổi trên nước. Biết khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3. Khối lượng riêng chất làm quả cầu là bao nhiêu?

Bài 3: (1 điểm) Nêu cách biểu diễn và kí hiệu vectơ lực?

----------HẾT---------

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Toán lớp 8

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 7)

Chọn và khoanh vào chữ cái đầu câu mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.

Câu 1: Hình vẽ nào sau đây biểu diễn đúng trọng lực của vật nặng có khối lượng 1kg.

Bộ 3 đề thi Vật Lí 8 Học kì 1 năm 2024 tải nhiều nhất

A. Hình 1

B. Hình 2

C. Hình 3

D. Hình 4

Câu 2: Dùng cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống:

Lực là nguyên nhân làm … vận tốc của chuyển động.

A. Tăng

B. Không đổi

C. Giảm

D. Thay đổi

Câu 3: Hưng đạp xe lên dốc dài 100m với vận tốc 2m/s, sau đó xuống dốc dài 140m hết 30s. Hỏi vận tốc trung bình của Hưng trên cả đoạn đường dốc?

A. 50m/s

B. 8m/s

C. 4,67m/s

D. 3m/s

Câu 4: Thả viên bi trên máng nghiêng và máng ngang như hình vẽ.

Bộ 3 đề thi Vật Lí 8 Học kì 1 năm 2024 tải nhiều nhất

Phát biểu nào dưới đây chính xác

A. Viên bi chuyển động chậm dần từ A đến B

B. Viên bi chuyển động nhanh dần từ C đến D

C. Viên bi chuyển động nhanh dần từ A đến C

D. Viên bi chuyển động không đều trên đoạn AC

Câu 4: Bánh xe của một ô tô du lịch có bán kính 25cm. Nếu xe chạy với vận tốc 54km/h thì số vòng quay bánh xe mỗi một giờ là bao nhiêu? Lấy π = 3,144

A. 34295

B. 34395 

C. 17197 

D. 17219

Câu 5: Vận tốc của ô tô là 36km/h, của người đi xe máy là 18m/s, của tàu hoả là 14m/s. Thứ tự sắp xếp nào sau đây đúng theo thứ tự nhanh nhất đến chậm nhất:

A. Ô tô - tàu hỏa - xe máy     

B. Tàu hỏa - ô tô - xe máy

C. Xe máy - ô tô - tàu hỏa

D. Xe máy - tàu hỏa - ô tô

Câu 6: Quan sát một vật thả rơi trên cao xuống, hãy cho biết tác dụng của trọng lực đã làm cho đại lượng vật lý nào thay đổi?

A. Khối lượng riêng

B. Trọng lượng

C. Vận tốc

D. Khối lượng

Câu 7: Trường hợp nào dưới đây cho ta biết khi chịu tác dụng của lực vật vừa bị biến dạng vừa bị biến đổi chuyển động.

A. Gió thổi cành lá đung đưa

B. Sau khi đập vào mặt vợt quả bóng tennis bị bật ngược trở lại

C. Một vật đang rơi từ trên cao xuống

D. Khi hãm phanh xe đạp chạy chậm dần

Câu 8: Trong các cách tăng, giảm áp suất sau đây, cách nào là không đúng?

A. Muốn tăng áp suất thì tăng áp lực, giảm diện tích bị ép.

B. Muốn tăng áp suất thì giảm áp lực, tăng diện tích bị ép.

C. Muốn giảm áp suất thì giảm áp lực, giữ nguyên diện tích bị ép.

D. Muốn giảm áp suất thì giữ nguyên áp lực, tăng diện tích bị ép.

Câu 9. Lực đẩy Ác – si – mét phụ thuộc vào:

A. Trọng lượng riêng của chất lỏng và của vật.

B. Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.

C. Trọng lượng riêng và thể tích của vật.

D. Trọng lượng của vật và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.

Câu 10. Khi xét trạng thái đứng yên hay chuyển động của một vật, thì vật được chọn làm mốc

A. Phải là Trái Đất.

B. Phải là vật đang đứng yên.

C. Phải là vật gắn với Trái Đất.

D. Có thể là bất kì vật nào.

Câu 11: Khi thả nhẹ một quả bóng từ cao xuống (bỏ qua mọi ma sát), hình vẽ nào sau đây diễn tả đúng các lực tác dụng lên quả bóng.

Bộ 3 đề thi Vật Lí 8 Học kì 1 năm 2024 tải nhiều nhất

A. Hình 1

B. Hình 2

C. Hình 3

D. Hình 4

Câu 12: Chuyển động theo quán tính là: 

A. Dưới tác dụng của các lực cân bằng một vật đang đứng yên sẽ chuyển động, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều

B. Dưới tác dụng của các lực cân bằng một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ dừng lại.

C. Dưới tác dụng của các lực cân bằng một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều

D. Dưới tác dụng của các lực cân bằng một vật đang đứng yên sẽ chuyển động, đang chuyển động sẽ dừng lại.

Câu 13: Câu nào sau đây đúng khi nói về tác dụng của các lực cân bằng?

A. Hai lực cân bằng không làm thay đổi vận tốc của vật.

B. Hai lực cân bằng làm thay đổi vận tốc của vật.

C. Hai lực cân bằng làm cho vật chuyển động chậm dần.

D. Hai lực cân bằng làm cho vật chuyển động nhanh dần.

Câu 14: Treo một vật vào một lực kế thấy lực kế chỉ 20N. Khối lượng vật bao nhiêu?

A. m > 2kg 

B. m = 20kg 

C. m = 2kg 

D. m < 2kg

Câu 15: Khi nằm trên đệm mút ta thấy êm hơn khi nằm trên phản gỗ. Tại sao vậy?

A. Vì đệm mút mềm hơn phản gỗ nên áp suất tác dụng lên người giảm.

B. Vì đệm mút dầy hơn phản gỗ nên áp suất tác dụng lên người giảm.

C. Vì đệm mút dễ biến dạng để tăng diện tích tiếp xúc vì vậy giảm áp suất tác dụng lên thân người.

D. Vì lực tác dụng của phản gỗ vào thân người lớn hơn.

Câu 16: Quan sát hình vẽ bên, cặp lực cân bằng là:

Bộ 3 đề thi Vật Lí 8 Học kì 1 năm 2024 tải nhiều nhất

Bộ 3 đề thi Vật Lí 8 Học kì 1 năm 2024 tải nhiều nhất

Câu 17: Cùng một lực như nhau tác dụng lên hai vật khác nhau. Diện tích tác dụng của lực lên vật A lớn gấp đôi diện tích lực tác dụng lên vật B.

A. Áp suất tác dụng lên vật A lớn gấp đôi áp suất tác dụng lên vật B

B. Áp suất tác dụng lên vật B lớn gấp đôi áp suất tác dụng lên vật A

C. Áp suất tác dụng lên hai vật như nhau

D. Áp suất tác dụng lên vật A lớn gấp bốn lần áp suất tác dụng lên vật B

Câu 18: Đặt một bao gạo 60kg lên một ghết 4 chân có khối lượng 4kg. Diện tích tiếp xúc với mặt đất của mỗi chân ghế là 8cm2. Áp suất mà gạo và ghế tác dụng lên mặt đất là:

A. p = 20000N/m2     

B. p = 2000000N/m2 

C. p = 200000N/m2 

D. Là một giá trị khác

Câu 19: Công thức tính áp suất chất lỏng là:

A. d/h

B. p = dh

C. p = dV

D. Một công thức khác

Câu 20: Điều nào sau đây đúng khi nói về bình thông nhau?

A. Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, lượng chất lỏng ở hai nhánh luôn khác nhau.

B. Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, không tồn tại áp suất của chất lỏng.

C. Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, mực chất lỏng ở hai nhánh có thể khác nhau.

D. Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mực chất lỏng ở hai nhánh luôn có cùng một độ cao.

------------ HẾT -----------

Bộ 3 đề thi Vật Lí 8 Học kì 1 năm 2024 tải nhiều nhất

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Toán lớp 8

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 8)

Chọn và khoanh vào chữ cái đầu câu mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.

Câu 1: Trong trận đấu giữa Đức và Áo ở EURO 2008, Tiền vệ Mai-Cơn BaLack của đội tuyển Đức sút phạt cách khung thành của đội Áo 30m. Các chuyên gia tính được vận tốc trung bình của quả đá phạt đó lên tới 108km/h. Hỏi thời gian bóng bay từ chân cầu thủ đến khung thành là bao nhiêu?

A. 1s

B. 36s

C. 1,5s

D. 3,6s

Câu 2: Chuyển động của phân tử Hiđrô ở 00C có vận tốc 1692m/s, của vệ tinh nhân tạo của Trái Đất có vận tốc 2880km/h, của xe bus BRT là 750m/h. Chuyển động nào nhanh hơn?

A. Chuyển động của phân tử Hiđrô

B. Chuyển động của vệ tinh nhân tạo

C. Chuyển động của xe bus BRT

D. Chuyển động của vệ tinh nhân tạo và của xe bus BRT

Câu 3: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào vận tốc của vật thay đổi?

A. Khi các lực tác dụng lên vật cân bằng.

B. Khi không có lực nào tác dụng lên vật.

C. Khi có hai lực tác dụng lên vật và vật cân bằng.

D. Khi có một lực tác dụng lên vật.

Câu 4: Trường hợp nào dưới đây cho ta biết khi chịu tác dụng của lực vật vừa bị biến dạng vừa bị biến đổi chuyển động.

A. Cầu thủ sút mạnh vào quả bóng.

B. Dùng tay nén lò xo.

C. Mưa to làm gãy cành bàng.

D. Xe máy đang chạy bỗng tăng ga.

Câu 5: Sử dụng hình vẽ dưới (minh hoạ cho trường hợp kéo gàu nước từ dưới giếng lên). Hãy chọn phát biểu chưa chính xác

Bộ 3 đề thi Vật Lí 8 Học kì 1 năm 2024 tải nhiều nhất

A. Lực kéo có phương thẳng đứng, chiều hướng lên trên, độ lớn 40N

B. Trọng lực có phương thẳng đứng, chiều hướng xuống, độ lớn 30N

C. Lực kéo và trọng lực cùng phương

D. Lực kéo và trọng lực cùng hướng

Câu 6: Hai lực đặt lên một vật, cùng cường độ, phương cùng nằm trên một đường thẳng, ngược chiều là:

A. Hai lực không cân bằng         

B. Hai lực cân bằng

C. Quán tính       

D. Khối lượng

Câu 7: Vật thứ nhất có khối lượng m­­1 = 0,5kg, vật thứ hai có khối lượng 1kg. Hãy so sánh áp suất p1 và p2 của hai vật trên mặt sàn nằm ngang.

A. p= p2

B. p= 2p2

C. 2p= p2

D. Không so sánh được.

Câu 8: Điều nào sau đây đúng khi nói về áp suất chất lỏng?

A. Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương.

B. Áp suất tác dụng lên thành bình không phụ thuộc diện tích bị ép.

C. Áp suất gây ra do trọng lượng của chất lỏng tác dụng lên một điểm tỉ lệ nghịch với độ sâu.

D. Nếu cùng độ sâu thì áp suất như nhau trong mọi chất lỏng khác nhau.

Câu 9: Ba bình chứa cùng 1 lượng nước ở 40C. Đun nóng cả 3 bình lên cùng 1 nhiệt độ. So sánh áp suất của nước tác dụng lên đáy bình ta thấy:

Bộ 3 đề thi Vật Lí 8 Học kì 1 năm 2024 tải nhiều nhất

A. p1 = p2 = p3

B. p> p2 > p3

C. p> p2 > p1

D. p2 > p3 > p1

Câu 10: Cho khối lượng riêng của thủy ngân là 13600kg/m3. Trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3. Ở cùng một độ sâu, áp suất của thủy ngân lớn hơn áp suất của nước bao nhiêu lần?

A. 13,6 lần

B. 1,36 lần

C. 136 lần

D. Không xác định được vì thiếu yếu tố.

Câu 11: Phát biểu nào sau đây đúng về áp suất chất lỏng?

A. Chất lỏng chỉ gây áp suất lên đáy bình.

B. Chất lỏng chỉ gây áp suất lên đáy bình và thành bình.

C. Chất lỏng gây áp suất lên cả đáy bình, thành bình và các vật ở trong chất lỏng.

D. Chất lỏng chỉ gây áp suất lên các vật nhúng trong nó.

Câu 12. Đoàn tàu rời ga, nếu lấy nhà ga làm mốc thì ta nói: Đoàn tàu:

A. Đang chuyển động so với nhà ga.

B. Đang đứng yên so với nhà ga.

C. Đang chuyển động so với hành khách trên tàu.

D. Đang chuyển động so với đoàn tàu.

Câu 13. Trường hợp nào dưới đây không chịu tác dụng của hai lực cân bằng:

A. Quyển sách nằm yên trên mặt bàn nằm ngang.

B. Hòn đá nằm yên trên dốc núi.

C. Giọt nước mưa rơi đều theo phương thẳng đứng.

D. Một vật nặng được treo bởi sợi dây.

Câu 14. Đơn vị không dùng để đo áp suất là:

A. Pa

B. N/m2

C. N/m3

D. Pa hoặc N/m2

Câu 15. Đưa một vật nặng hình trụ lên cao bằng hai cách, hoặc là lăn vật trên mặt phẳng nghiêng hoặc là kéo vât trượt trên mặt phẳng nghiêng. Cách nào lực ma sát nhỏ hơn?

A. Lăn vật

B. Kéo vật

C. Cả hai cách như nhau

D. Không so sánh được

Câu 16. 72km/h ứng với bao nhiêu m/s?

A. 15m/s

B. 20 m/s

C. 25 m/s

D. 30 m/s

Câu 17. Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mực chất lỏng ở các nhánh

A. Luôn luôn ở các độ cao khác nhau.

B. Cao hơn ở các nhánh nhỏ.

C. Cao hơn ở các nhánh to.

D. Luôn luôn ở cùng một độ cao.

Câu 18. Một vật có trọng lượng P, khi cho vào trong nước chịu tác dụng của lực đẩy Ác – si – mét có độ lớn FA. Để vật nổi trong nước thì:

A. P = FA

B. P > FA

C. P < FA

D. P + FA > 0

Câu 19. Ma sát có hại trong trường hợp nào sau đây:

A. Ma sát giữa bàn tay với vật được giữ trên tay

B. Ma sát giữa xích và đĩa bánh sau

C. Ma sát giữa máy mài với vật được mài

D. Tất cả các trường hợp trên

Câu 20. Dụng cụ để xác định mức độ nhanh chậm của chuyển động là

A. Nhiệt kế

B. Tốc kế

C. Vôn kế

D. Ampe kế

----------HẾT---------

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Toán lớp 8

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 9)

Bài 1. (1 điểm) Khi cán búa lỏng, có thể làm chặt bằng cách gõ mạnh đuôi cán xuống đất. Hãy giải thích vì sao?

Bài 2. (3 điểm) Treo một quả cầu có khối lượng 400g bằng một sợi dây. Quả cầu đang đứng yên dưới sợi dây.

a. Quả cầu chịu tác dụng của những lực nào? Vì sao quả cầu đứng yên.

b. Biểu diễn các lực tác dụng lên quả cầu. Lấy tỉ lệ xích 2cm biểu diễn 2 N.

Bài 3. (3 điểm)

a. Lực ma sát trượt là gì? Cho ví dụ về lực ma sát trượt.

b. Lực ma sát lăn là gì? Cho ví dụ về lực ma sát lăn.

Bài 4. (3 điểm)

a. Viết công thức tính áp suất chất lỏng? Cho biết tên và đơn vị của từng đại lượng có mặt trong công thức?

b. Áp dụng: Một thùng cao 1,2m đựng đầy nước. Tính áp suất của nước lên đáy thùng và lên một điểm ở cách đáy thùng 0,4m. Biết trọng lượng riêng của nước là 10 000 N/m3.

----------HẾT---------

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Toán lớp 8

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 10)

Bài 1. (3 điểm) Một người đi xe đạp xuống một cái dốc 100m hết 25s. Xuống hết dốc, xe lăn tiếp đoạn đường dài 50m trong 20s rồi dừng lại. Tính vận tốc trung bình của người đi xe đạp trên mỗi quãng đường và trên cả hai quãng đường.

Bài 2. (3 điểm) Hãy biểu diễn lực sau:

a. Lực kéo vật có phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải và có độ lớn 2000N (1 cm ứng với 500N).

b. Lực kéo vật theo phương thẳng đứng và có độ lớn 500N (1 cm ứng với 100N).

Bài 3. (2 điểm) Một bể đựng đầy nước cao 2m. Tính áp suất của nước lên đáy bể và lên một điểm cách đáy bể 1,2m. Biết trọng lượng riêng của nước là d = 10000 N/m3.

Bài 4. (2 điểm) Một khối rỗng dạng hình hộp chữ nhật dài 4m rộng 2m cao 1m, nằm lơ lửng trong nước. Tính trọng lượng của khối hộp.

----------HẾT---------


Đề thi, giáo án các lớp các môn học