Bộ Đề thi Giữa kì 1 GDCD 8 theo thông tư 22 (8 đề)

Tuyển chọn Bộ Đề thi Giữa kì 1 GDCD 8 theo thông tư 22 (8 đề) chọn lọc được các Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn và sưu tầm từ đề thi Giáo dục công dân 8 của các trường THCS. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong các bài thi Giữa kì 1 môn Giáo dục công dân 8.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 1 theo Thông tư 22

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Giáo dục công dân 8

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

A. TRẮC NGHIỆM (5 điểm) 

Câu 1. Hành vi nào thể hiện tôn trọng lẽ phải?

A. Thấy bất kể việc gì có lợi cho mình cũng làm bằng được.    

B. Luôn tán thành và làm theo số đông.                

C. Ủng hộ việc làm đúng, phê phán việc làm sai.                        

D. Tránh tham gia vào những việc không liên quan đến mình.

Câu 2. Câu tục ngữ: “Nói phải củ cải cũng nghe”. Thể hiện đức tính nào?

A. Liêm khiết.                                    

B. Tôn trọng lẽ phải.              

C. Giữ chữ tín.                                    

D. Giản dị.

Câu 3. Công nhận, ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn; biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực; không chấp nhận và không làm những việc sai trái là định nghĩa về đức tính nào?

A. Siêng năng.           

B. Tự lập.                   

C. Tôn sư trọng đạo. 

D. Tôn trọng lẽ phải.          

Câu 4. Lan thấy có một người đàn ông mới chuyển đến khu tập thể. Ông ta lân la làm quen với các bé gái, cho kẹo, đồ chơi rồi rủ về nhà chơi. Theo em, Lan nên làm gì để tôn trọng lẽ phải?

A. Lờ đi coi như không biết.

B. Làm quen với ông ta để bày tỏ sự thân thiện.

C. Nói với người lớn và tránh tiếp xúc với người đàn ông đó.

D. Nhìn thấy người đàn ông đó là tránh mặt đi.   

Câu 5. Giúp mọi người có cách ứng xử phù hợp, làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội, góp phần thúc đẩy xã hội ổn định và phát triển là ý nghĩa của đức tính nào?

A. Chăm chỉ.  

B. Sáng tạo.                

C. Tôn trọng lẽ phải.            

D. Tiết kiệm.          

Câu 6. Hành vi nào thể hiện không tôn trọng lẽ phải?

A. Trung báo cáo với thầy giáo về việc Tùng gian lận trong kiểm tra.

B. Nam làm vỡ cửa kính lớp học nhưng báo với thầy là thấy có anh lớp trên làm vỡ.

C. Hoa tố cáo với bác bảo vệ việc một người ngoài trường vào lớp Hoa dọa bạn và bắt bạn nộp tiền.            

D. Vũ dũng cảm và khôn khéo khi tố cáo tên trộm với phụ xe buýt.   

Câu 7. Để   trở thành người biết tôn trọng lẽ phải, học sinh cần làm gì?

A. Không nên có thái độ “ba phải”, điều nào trái với lẽ phải thì không nghe, không làm và đấu tranh có lí có tình để tìm ra chân lí.

B. Chỉ nói thật với người thân bằng thái độ khéo léo, tinh tế để mọi người giúp mình.

C. Không nghe theo những người không cùng quan điểm với mình.                

D. Chấp hành nội quy ở trường, còn ở địa phương thì không quan tâm vì chủ yếu mình đều ở trường.

Câu 8. Theo em, những hành vi nào sau đây thể hiện tính không liêm khiết?

A. Không tham ô, không nhận hối lộ. 

B. Luôn mong muốn làm giàu bằng tài năng và sức lực của mình.

C. Chỉ làm việc để đạt được mục đích của mình.

D. Làm từ thiện giúp đỡ những người khó khăn.

Câu 9. Chị Hoa là nhân viên thu ngân tại ngân hàng A. Một lần, sau khi kiểm tiền do khách hàng gửi, chị phát hiện một khách hàng đã nộp thừa 10 triệu đồng. Chị Hoa đã trả lại cho khách hàng. Chị Hoa là người có đức tính nào?

A. Chăm chỉ.  

B. Sáng tạo.                

C. Tiết kiệm.  

D. Liêm khiết.      

Câu 10. Một phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối sống trong sạch, không hám danh, hám lợi, không bận tâm về những toan tính nhỏ nhen, ích kỉ, là định nghĩa về phẩm chất nào?

A. Liêm khiết.                                               

B. Yêu thương con người.               

C. Tự chủ.                                                      

D. Giữ chữ tín.

Câu 11. Việc làm nào thể hiện tính liêm khiết?

  A. Nhân viên dùng quà cáp, tiền bạc biếu xén cấp trên để được thăng chức.         

B. Cán bộ ngân hàng vì nghèo đã chiếm giữ tiền gửi tiết kiệm của khách hàng.

C. Không dùng tài sản, tiền bạc của Nhà nước vào những việc riêng.                    

D. Bố mẹ mang quà đến nhà để xin cô giáo cho con học lớp chọn.

Câu 12. Sống ... ... làm cho con người thanh thản, nhận được sự quý trọng, tin cậy của mọi người, góp phần làm cho xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống?

A. Tự lập.                                                       

B. Cần cù.

C. Liêm khiết.                                                

D. Tự tin.

Câu 13. Thầy Thắng là giảng viên một trường đại học lớn. Vào mỗi kỳ thi hay xảy ra tình trạng mua điểm để qua được kỳ thi, nhưng thầy luôn lấy tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp làm trọng, thầy không nhận quà của bất cứ học sinh nào. Thầy Thắng là người có đức tính nào?

A. Yêu thương con người.   

B. Liêm khiết.            

C. Tiết kiệm.  

D. Tự chủ.

Câu 14. Câu tục ngữ thể hiện tính liêm khiết là?

A. Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy.

B. Một giọt máu đào hơn ao nước lã.

C. Giấy rách phải giữ lấy lề.

D. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.

Câu 15. Các hành vi: Đi học muộn, nghỉ học không có lí do, đi dép lê đến lớp đã vi phạm điều gì?

A. Vi phạm quy định.                                                           

B. Vi phạm quy chế.

C. Vi phạm kỉ luật.                                                               

D. Vi phạm pháp luật.           

Câu 16. Câu tục ngữ nào không nói về pháp luật, kỉ luật?

A. Luật pháp bất vị thân.

B. Phép vua thua lệ làng.

C. Đất có lề, quê có thói.

D. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

Câu 17. Bản chất pháp luật nước ta là?

A. Thể hiện ý chí của giai cấp công nhân.

B. Thể hiện quyền làm chủ của nhân dân Việt Nam trên các lĩnh vực.

C. Thể hiện ý chí của nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng.

D. Cả A,B,C.

Câu 18. So với đạo đức, điểm khác biệt căn bản nhất giữa pháp luật và đạo đức thể hiện ở đặc điểm nào?

A. Tính quy phạm phổ biến.                       

B. Tính xác định chặt chẽ.

C. Tính bắt buộc.                                          

D. Cả A,B,C.

Câu 19. Các quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do Nhà nước ban hành và được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế gọi là?

A. Đạo luật.                                                        

B. Pháp chế.                   

C. Bộ luật.                                                           

D. Pháp luật.                   

Câu 20. Các quy định của pháp luật là thước đo hành vi của mọi người, có tính phổ biến chung, được áp dụng nhiều lần trong phạm vi rộng lớn thể hiện đặc điểm nào của pháp luật ?

A. Tính quy phạm phổ biến.                       

B. Tính xác định chặt chẽ.

C. Tính bắt buộc.                                          

D. Tính giáo dục.


B.    TỰ LUẬN (5 điểm)

Câu 1. (2 điểm) Đêm nào nhà ông H cũng mở nhạc hát karaoke đến 12 giờ đêm làm cho cả xóm mất ngủ. Khi bị tổ dân phố nhắc nhở thì ông H cho rằng đó là thói quen của gia đình mình. Ông yêu cầu tổ dân phố cần phải tôn trọng thói quen của gia đình ông.

? Em có đồng ý với lập luận với lập luận của ông H không? Tại sao?

Câu 2. (3 điểm) Có ý kiến cho rằng “Giữ chữ tín chỉ là giữ lời hứa”. Em có đồng ý với ý kiến đó không?Vì sao?

Bộ Đề thi Giữa kì 1 GDCD 8 theo thông tư 22 (8 đề)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 1 theo Thông tư 22

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Giáo dục công dân 8

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

A. TRẮC NGHIỆM (5 điểm) 

Câu 1. Hành vi nào thể hiện tôn trọng lẽ phải?

A. Chấp hành tốt mọi nội quy nơi mình sống, làm việc và học tập.     

B. Chỉ làm những việc mình thích.                        

C. Không phê phán những việc làm sai trái của bạn.                  

D. Chỉ thừa nhận tài năng của người mình yêu quý.

Câu 2. Hành vi nào thể hiện không tôn trọng lẽ phải?

A. Biết nhận lỗi của bản thân và nhận thức khách quan về người khác.

B. Trung thực trong thi cử, báo cáo thầy giáo về lỗi sai của bạn.

C. Tố cáo hành vi, việc làm sai trái.          

D. Gió chiều nào che chiều ấy, cố gắng không làm mất lòng ai.           

Câu 3. Câu ca dao: “Những người tính nết thật thà

                                 Đi đâu cũng được người ta tin dùng”

Thể hiện đức tính nào ?

A.   Liêm khiết.      B. Tôn trọng lẽ phải.              C. Giữ chữ tín.     D. Giản dị.

Câu 4. Để   trở thành người biết tôn trọng lẽ phải, học sinh cần làm gì?

A. Luôn nói thật với người thân, thầy cô, bạn bè và người có trách nhiệm bằng thái độ dũng cảm, khéo léo, tinh tế và nhân ái.  

B. Luôn tán thành và làm theo số đông.                

C. Không học tập theo những người không cùng quan điểm với mình.                       

D. Không quan tâm những việc không liên quan đến mình.

Câu 5. Câu tục ngữ, thành ngữ nào dưới đây không nói về tôn trọng lẽ phải?

A. Phải trái phân minh, nghĩa tình trọn vẹn.                 

B. Vàng thật không sợ lửa.

C. Tôn sư trọng đạo.                                     

D. Cây ngay không sợ chết đứng.

Câu 6. Chi tâm sự với Hùng về chuyện gia đình và muốn Hùng không nói với ai. Gần đây Chi học hành sa sút, bị cô giáo nhắc nhở. Hùng rất muốn nói sự thật về hoàn cảnh của Chi cho cô giáo biết để cô cảm thông và giúp đỡ. Nhưng Hùng băn khoăn không biết có nên nói không. Theo em Hùng nên làm gì?

A. Hùng nên nói với cô giáo về hoàn cảnh của Chi để cô có cách giúp đỡ Chi.                 

B. Hùng kệ Chi vì Hùng cũng không giúp được gì.

C. Hùng nói với 1 bạn khác trong lớp rồi để bạn báo cáo cô trong giờ sinh hoạt.                                    

D. Hùng im lặng và không nói gì với ai.

Câu 7. Những điều được coi là đúng đắn, phù hợp với đạo lí và lợi ích chung của xã hội là gì?

A. Chữ tín.                 

B. Lẽ phải.

C. Tự lập.                                    

D. Pháp luật.

Câu 8. Thế nào là liêm khiết?

A.   Liêm khiết là sống giản dị, không cầu kỳ kiểu cách.

B.    Liêm khiết là sống trong sạch, không hám danh, hám lợi.

C.    Liêm khiết là sống vì mọi người, luôn quan tâm đến người khác.

D.   Liêm khiết là sống tiết kiệm, không tiêu xài hoang phí.

Câu 9. Sống liêm khiết sẽ làm cho con người?

A. Được nhiều người quý mến, tôn trọng.             

B. Thanh thản, nhận được sự quý trọng, tin cậy của mọi người, góp phần làm xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn.

C. Trở thành tấm gương cho mọi người trong xã hội, góp phần làm xã hội trong sạch.         

D. Góp phần làm xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn.

Câu 10. Muốn trở thành người liêm khiết, theo em cần rèn luyện những đức tính nào dưới đây?

A. Kỷ luật, thật thà, chân thành.                             

B. Kỷ luật, trung thực, mình vì mọi người.                       

C. Tự lập, tự giác, giữ chữ tín.                     

D. Vì lợi ích của bản thân.  

Câu 11. Câu tục ngữ không thể hiện tính liêm khiết là?

A. Cây thẳng bóng ngay, cây cong bóng vẹo.        

B. Đói cho sạch, rách cho thơm.

C. Của vào nhà quan như than vào lò.                    

D. Áo rách cốt cách người thương.

Câu 12. Hành vi thể hiện tính liêm khiết là?

A. Sẵn sàng dùng tiền biếu xén để đạt mục đích.               

B. Việc gì có lợi cho mình thì làm.

C. Cân nhắc, tính toán khi làm việc gì.                              

D. Làm giàu bằng mồ hôi, nước mắt của mình.

Câu 13. Biểu hiện nào sau đây trái với hành vi liêm khiết?

A. Mong muốn làm giàu bằng sức lao động của mình.               

B. Không móc ngoặc, hối lộ.                       

C. Không làm ăn gian lận.               

D. Gợi ý để cấp dưới đem quà biếu mình.

Câu 14. Để trở thành người liêm khiết cần tránh điều nào dưới đây?

A. Cân nhắc, tính toán những việc có lợi cho mình rồi mới thực hiện.                        

B. Thật thà, trung thực ở mọi ứng xử của mình trong quan hệ với gia đình, bạn bè, xã hội.             

C. Ở lớp học, tự mình trung thực trong làm bài, không quay cóp, tự ôn tập để làm bài tốt, dựa vào sức mình đạt được kết quả đích thực.               

D. Luôn có ý thức kiên trì phấn đấu để đạt kết quả cao trong việc làm, học tập và có hoài bão làm giàu bằng chính tài năng và sức lực của mình.

Câu 15. Bản nội quy của nhà trường, những quy định của một cơ quan, có thể coi là pháp luật được không?

A. Được.                     

B. Chỉ có quy định của cơ quan.                

C. Không.                   

D. Chỉ có bản nội quy của nhà trường.

Câu 16. Pháp luật do nhà nước ban hành, mang tính quyền lực, bắt buộc mọi người phải tuân theo, không phụ thuộc vào sở thích của bất cứ ai thể hiện đặc điểm nào của pháp luật?

A. Tính quy phạm phổ biến.                                   

B. Tính xác định chặt chẽ.

C. Tính bắt buộc.                                                      

D. Cả A,B,C.

Câu 17. Biểu hiện nào sau đây là tôn trọng kỉ luật?

A. Phát biểu gay gắt trong buổi sinh hoạt.

B. Luôn đi học muộn, nghỉ học không có phép.

C. Không tham gia các hoạt động của lớp.

D. Phát biểu ý kiến theo sự điều hành của người chủ toạ.

Câu 18. Tại Hiến pháp và Luật giáo dục đều quy định quyền và nghĩa vụ của công dân điều đó thể hiện đặc điểm nào của pháp luật?

A. Tính quy phạm phổ biến.                       

B. Tính xác định chặt chẽ.

C. Tính bắt buộc.

D. Tính bản chất.

Câu 19. Pháp luật là gì?

A. Những điều được coi là đúng đắn, phù hợp với đạo lí và lợi ích chung của xã hội.

B. Các quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do Nhà nước ban hành, được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.

C. Những quy định chung của một cộng đồng hoặc của tổ chức xã hội yêu cầu mọi người phải tuân theo nhằm tạo ra sự thống nhất hành động để đạt chất lượng, hiệu quả trong công việc.

D. Các quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do 1 cơ quan ban hành, được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.

Câu 20. Cơ quan có quyền lập hiến và lập pháp là?

A. Hội đồng nhân dân.

B. Chính phủ.            

C. Quốc hội.

D. Ủy ban thường vụ Quốc hội.

B.    TỰ LUẬN (5 điểm)

Câu 1. (2 điểm) 

Trong các buổi học, Hồng hay nói leo khi giáo viên giảng bài. Hoa - bạn thân của Hồng đã nhẹ nhàng góp ý để Hồng rút kinh nghiệm. Hồng cho rằng Hoa đã xúc phạm và không tôn trọng mình.         

a. Em có đồng ý với nhận định của Hồng hay không? 

b. Hồng có tôn trọng người khác hay không? Tại sao? 

Câu 2. (3 điểm) 

Lan bị ốm phải nghỉ học, Vân hứa với cô giáo và cả lớp là sẽ đến nhà Lan lấy vở và giúp Lan ghi bài ở lớp. Nhưng Vân đã không thực hiện được điều đó với lý do dậy muộn, không kịp đến nhà Lan trước khi đến trường.

a. Hãy nhận xét hành vi của Vân? 

b. Nếu là Vân em sẽ làm gì?

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 1 theo Thông tư 22

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Giáo dục công dân 8

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

A. TRẮC NGHIỆM (5 điểm) 

Câu 1. Hành vi nào thể hiện tôn trọng lẽ phải?

A. Luôn bảo vệ ý kiến của mình. 

B. Lắng nghe ý kiến của mọi người để tìm ra điều hợp lí.                      

C. Luôn tán thành và làm theo số đông.                

D. Thấy bất kể việc gì có lợi cho mình cũng làm bằng được.    

Câu 2. Lẽ phải là gì?

A. Lẽ phải là những điều được nhiều người làm theo.                

B. Lẽ phải là những điều được coi là đúng đắn.               

C. Lẽ phải là những điều đúng đắn, phù hợp với đạo lí và lợi ích chung của xã hội.            

D. Là làm việc tốt, có lợi cho bản thân.    

Câu 3. Mai thấy có một người đàn ông hay đứng ở cổng trường lúc tan học. Ông ta lân la làm quen với các bé gái, cho kẹo, đồ chơi rồi rủ đi cùng. Theo em, Mai nên làm gì?

A. Không cần quan tâm vì ông ta không liên quan đến Mai.

B. Đi theo dõi xem ông ta làm gì.

C. Nhìn thấy người đàn ông đó là tránh mặt đi.   

D. Nói với người lớn và tránh tiếp xúc với người đàn ông đó. 

Câu 4. Câu tục ngữ, thành ngữ nào dưới đây không nói về tôn trọng lẽ phải?

A. Một giọt máu đào hơn ao nước lã.                            

B. Cây ngay không sợ chết đứng.

C. Phải trái phân minh, nghĩa tình trọn vẹn.           

D. Vàng thật không sợ lửa.

Câu 5. Để   trở thành người biết tôn trọng lẽ phải, học sinh cần làm gì?

A. Luôn tán thành và làm theo số đông.

B. Luôn nói thật với người thân, thầy cô, bạn bè và người có trách nhiệm bằng thái độ dũng cảm, khéo léo, tinh tế và nhân ái.  

C. Tranh luận với những người không cùng quan điểm với mình.                    

D. Việc không liên quan đến mình thì không quan tâm.

Câu 6. Hành vi nào thể hiện không tôn trọng lẽ phải?

A. Thắng dũng cảm và khôn khéo khi tố cáo tên trộm với phụ xe buýt.         

B. Thảo làm vỡ lọ hoa nhưng nói với mẹ là con mèo làm vỡ.

C. Thấy bạn Nam gian lận trong kiểm tra, Phương đã báo cáo với thầy giáo.

D. Hiếu tố cáo với công an việc một người lạ mặt móc túi khách hàng trong quán ăn.

Câu 7. Giúp mọi người có cách ứng xử phù hợp, làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội, góp phần thúc đẩy xã hội ổn định và phát triển là ý nghĩa của đức tính nào?

A. Chăm chỉ.                                      

B. Tự tin.                    

C. Đoàn kết.                                                   

D. Tôn trọng lẽ phải. 

Câu 8. Liêm khiết là?

A. Một phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối sống tính toán, chỉ nghĩ lợi ích bản thân, toan tính, nhỏ nhen, ích kỉ.        

B. Một phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối sống trong sạch, không hám danh, hám lợi, nhưng biết nghĩ đến lợi ích bản thân.    

C. Một phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối sống trong sạch, không hám danh, hám lợi, không bận tâm về những toan tính nhỏ nhen, ích kỉ.             

D. Một phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối sống trong sạch, không hám danh, hám lợi, sẵn sàng làm bất cứ việc gì để đạt được mục đích.    

Câu 9. Ý nghĩa của sống liêm khiết?

A. Góp phần làm xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn.

B. Làm cho con người được nhiều người quý mến, tôn trọng. 

C. Làm cho con người thanh thản, nhận được sự quý trọng, tin cậy của mọi người, góp phần làm xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn.

D. Trở thành tấm gương cho mọi người trong xã hội, góp phần làm xã hội trong sạch.

Câu 10. Muốn trở thành người liêm khiết, cần rèn luyện những đức tính gì?

 A. Trung thực, siêng năng kiên trì, tôn trọng kỉ luật, tự trọng, sống giản dị, yêu thương con người, khoan dung, đoàn kết tương trợ, tôn trọng lẽ phải...                    

B. Đoàn kết, hợp tác, xây dựng tình bạn cùng có lợi…

C. Trung thực, siêng năng kiên trì, sống xa hoa, hiện đại, hưởng thụ thành quả bản thân….

D. Trung thực, siêng năng kiên trì, tôn trọng kỉ luật, tự trọng nhưng vẫn phải nghĩ đến lợi ích bản thân.        

Câu 11. Anh Hùng là nhân viên tại ngân hàng. Một lần, sau khi kiểm tiền do khách hàng gửi, anh phát hiện một khách hàng đã nộp thừa 20 triệu đồng. Anh Hùng đã trả lại cho khách hàng. Anh Hùng  là người như thế nào?

A. Tự chủ.                                          

B. Liêm khiết.                        

C. Tiết kiệm.                          

D. Sáng tạo.

Câu 12. Câu tục ngữ không thể hiện tính liêm khiết là?

A. Cây thẳng bóng ngay, cây cong bóng vẹo.        

B. Áo rách cốt cách người thương.

C. Đói cho sạch, rách cho thơm.

D. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.

Câu 13. Theo em, hành vi nào sau đây thể hiện tính không liêm khiết?

A. Dùng tiền Nhà nước để làm việc riêng. 

B. Không tham ô, không nhận hối lộ.

C. Luôn mong muốn làm giàu bằng tài năng và sức lực của mình.

D. Làm từ thiện giúp đỡ những người khó khăn.

Câu 14. Hùng đang học lớp 8, trong một lần ra ngoài Hùng vô tình bắt gặp Hưng, bạn cùng lớp đang lấy trộm đồ của một nhà trong xóm. Bị phát hiện, Hưng đã dọa nếu Hùng nới với người khác thì sẽ bị ăn đòn. Hùng nên làm gì?

A. Đề nghị Hưng trả lại đồ và xin lỗi người hàng xóm. Nếu Hưng không nghe, em sẽ báo với người lớn để can thiệp.

B. Nghe lời Hưng, không kể với ai.

C. Đánh lại Hưng và bỏ chạy để Hưng không tìm được.

D. Đòi Hưng chia tiền cho nếu không sẽ báo người khác biết.

Câu 15. Câu tục ngữ, thành ngữ nào dưới đây nói về pháp luật và kỉ luật là?

          A. Đói cho sạch, rách cho thơm.                 

          B. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.

          C. Tôn sự trọng đạo.                                  

          D. Muốn tròn thì phải có khuôn.

Câu 16. Các hành vi: Chặt gỗ trong khu rừng nguyên sinh, bắt cóc trẻ em, buôn bán động vật hoang dã vi phạm điều gì?

A. Vi phạm pháp luật.                                                          

B. Vi phạm quy định.

C. Vi phạm quy chế.                                                 

D. Vi phạm kỉ luật     

Câu 17. (1 điểm) Điền vào chỗ trống cụm từ thích hợp

Pháp luật là các ………………………, có tính bắt buộc, do ………………………….. được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các …………………………………, thuyết phục ……………………………….       


B.    TỰ LUẬN (5 điểm)

Câu 1. (2 điểm) Trong các buổi học, Vinh thường hay nói leo khi cô giáo giảng bài. Hoa – bạn thân của Vinh đã nhẹ nhàng góp ý để rút kinh nghiệm. Vinh cho rằng Hoa đã xúc phạm và không tôn trọng mình. 

-      Em có đồng ý với nhận định của bạn Vinh hay không? Tại sao?

-      Từ đó , em hiểu như thế nào là tôn trọng người khác?

Câu 2. (2 điểm) Câu ca dao “Một lần thất tính vạn lần chẳng tin” nói lên phẩm chất đạo đức nào đã học. Nêu phẩm chất đạo đức đó và cho biết ý nghĩa? Để có được  sự tin tưởng và tín nhiệm của mọi người chúng ta cần phải làm gì ?  

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 1 theo Thông tư 22

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Giáo dục công dân 8

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 4)

A. TRẮC NGHIỆM (5 điểm) 

Câu 1. Hành vi nào thể hiện tôn trọng lẽ phải?

A. Thấy bất kể việc gì có lợi cho mình cũng làm bằng được.    

B. Luôn tán thành và làm theo số đông.                

C. Lắng nghe ý kiến của mọi người, nhưng sẵn sàng tranh luận để tìm ra lẽ phải.

D. Tránh tham gia vào những việc không liên quan đến mình.

Câu 2. Câu tục ngữ nói về tôn trọng lẽ phải là?

A. Nói phải củ cải cũng nghe.                                 

B. Ăn có mời làm có khiến.

C. Có công mài sắt, có ngày nên kim.                    

D. Áo rách cốt cách người thương.

Câu 3. Lẽ phải là gì?

A. Lẽ phải là những điều đúng đắn, phù hợp với đạo lí và lợi ích chung của xã hội.            

B. Lẽ phải là những điều được coi là đúng đắn.               

C. Lẽ phải là những điều được nhiều người làm theo.                

D. Là làm việc tốt.    

Câu 4. Tôn trọng lẽ phải là gì?

A. Công nhận, ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều mà người thân, bạn bè mình nói và làm.   

B. Công nhận, ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn; biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực; không chấp nhận và không làm những việc sai trái.            

C. Công nhận, ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn; biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng có lợi cho bản thân.                                   

D. Công nhận, ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn; biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực; có thể chấp nhận và làm những việc sai trái nếu nó mang lại lợi ích cho mình.

Câu 5. Nếu bạn thân của em mắc khuyết điểm, em sẽ lựa chọn phương án nào sau đây?

A. Bỏ qua như không biết đến khuyết điểm đó và vẫn chơi với bạn như bình thường.         

B. Xa lánh, không chơi với bạn.               

C. Chỉ rõ cái sai cho bạn và khuyên bạn, giúp đỡ bạn để lần sau bạn không mắc phải khuyết điểm đó nữa.                       

D. Uy hiếp bạn việc mình biết khuyết điểm và sẽ nói cho mọi người biết điều đó nếu bạn không nghe lời mình.           

Câu 6. Tôn trọng lẽ phải có ý nghĩa gì?

A. Bảo vệ được lợi ích của bản thân.                     

B. Giúp mọi người có cách ứng xử phù hợp, làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội, góp phần thúc đẩy xã hội ổn định và phát triển.               

C. Giúp mọi người có cách ứng xử phù hợp, làm tình bạn trở nên gắn bó hơn, bảo vệ được lợi ích của những người xung quanh.                    

D. Được mọi người yêu quý, kính trọng dù bản thân bị thiệt.   

Câu 7. Thấy tên trộm đang móc túi của hành khách trên xe buýt, Hà đi đến bên chú phụ xe thì thầm “Chú ơi, cháu nhìn thấy người áo đen kia đang móc túi ạ”. Đây là hành động thể hiện đức tính gì?

A. Siêng năng, kiên trì.                                            

B. Tự chủ.                  

C. Tôn trọng người khác.                                         

D. Tôn trọng lẽ phải.

Câu 8. Theo em, hành vi nào sau đây thể hiện tính không liêm khiết?

A. Sẵn sàng giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn. 

B. Mong muốn làm giàu bằng tài năng và sức lực của mình.

C. Làm bất cứ việc gì để đạt được mục đích của mình.

D. Kiên trì phấn đấu vươn lên để đạt kết quả cao trong công việc.

Câu 9. Hành vi thể hiện tính liêm khiết là?

A. Dùng tiền biếu xén để đạt mục đích.    

B. Việc gì có lợi cho mình thì làm.

C. Cân nhắc, tính toán chi li mọi việc khi làm việc.                   

D. Làm giàu bằng chính sức lao động của mình.

Câu 10. Câu tục ngữ thể hiện tính liêm khiết là?

A. Cây thẳng bóng ngay, cây cong bóng vẹo.        

B. Ăn một miếng, tiếng cả đời.

C. Của vào nhà quan như than vào lò.                     

D. Ăn nên ngập mặt ngập mũi.

Câu 11. Liêm khiết là?

  A. Một phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối sống tính toán, chỉ nghĩ lợi ích bản thân, toan tính, nhỏ nhen, ích kỉ.        

B. Một phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối sống trong sạch, không hám danh, hám lợi, không bận tâm về những toan tính nhỏ nhen, ích kỉ.        

C. Một phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối sống trong sạch, không hám danh, hám lợi, nhưng biết nghĩ đến lợi ích bản thân.        

D. Một phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối sống trong sạch, không hám danh, hám lợi, sẵn sàng làm bất cứ việc gì để đạt được mục đích.        

Câu 12. Muốn trở thành người liêm khiết, cần rèn luyện những đức tính gì?

A. Trung thực, siêng năng kiên trì, tôn trọng kỉ luật, tự trọng nhưng vẫn phải nghĩ đến lợi ích bản thân.         

B. Đoàn kết, hợp tác, xây dựng tình bạn cùng có lợi…

C. Trung thực, siêng năng kiên trì, tôn trọng kỉ luật, tự trọng, sống giản dị, yêu thương con người, khoan dung, đoàn kết tương trợ, tôn trọng lẽ phải...                    

D. Trung thực, siêng năng kiên trì, sống xa hoa, hiện đại, hưởng thụ thành quả bản thân….

Câu 13. Việc làm nào thể hiện tính liêm khiết?

A. Nhân viên phục vụ phòng ở khách sạn nhặt được ví tiền của khách để quên, đã mang trả lại cho khách.        

B. Cán bộ kiểm lâm vì nghèo đã chặt một số cây lấy gỗ để bán.

C. Bạn Hùng đến xin cô giáo nâng điểm môn Văn cho mình để đạt học sinh giỏi.                    

D. Sắp có đợt tuyển người vào làm việc ở cơ quan do ông Chung làm Giám đốc. Ai mang quà đến biếu đều được ông nhận vào làm việc.

Câu 14. Sống liêm khiết mang lại ý nghĩa gì?

A. Làm cho con người bị thiệt hại lợi ích cá nhân nhưng sẽ góp phần làm cho xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn.

B. Làm cho con người được người khác ngưỡng mộ, mang quà cáp đến biếu xén.

C. Làm cho con người thanh thản, nhận được sự quý trọng, tin cậy của mọi người dù lợi ích của họ bị ảnh hưởng.

D. Làm cho con người thanh thản, nhận được sự quý trọng, tin cậy của mọi người, góp phần làm cho xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn.

Câu 15. Các hành vi: Buôn bán người qua biên giới, chặt gỗ trong khu du lịch sinh thái, bắt cóc trẻ em vi phạm điều gì?

A. Vi phạm quy định.

B. Vi phạm kỉ luật.

C. Vi phạm quy chế.

D. Vi phạm pháp luật.           

    Câu 16. Điều khác biệt căn bản nhất giữa pháp luật và kỉ luật là gì?

          A. Pháp luật mang tính chất bắt buộc còn kỉ luật thì không bắt buộc, chủ thể có thể làm theo hoặc không làm theo.

          B. Pháp luật không bắt buộc mọi người làm theo còn kỉ luật thì bắt buộc mọi người phải làm theo.

          C. Pháp luật và kỉ luật là một, không có điểm khác biệt.

          D. Pháp luật và kỉ luật đều không bắt buộc chủ thể phải làm theo.

     Câu 17. Câu tục ngữ, thành ngữ nào dưới đây nói về pháp luật và kỉ luật?

A. Đói cho sạch, rách cho thơm.                  

B. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.

C. Tôn sự trọng đạo.                                    

D. Muốn tròn thì phải có khuôn.

Câu 18. Khi tham gia giao thông, người điều khiển xe máy phải đội mũ bảo hiểm, chở đúng số người quy định, nếu vi phạm sẽ bị phạt, điều đó thể hiện đặc điểm nào của pháp luật

A. Tính quy phạm phổ biến.                  

B. Tính xác định chặt chẽ.

C. Tính bắt buộc.                                  

D. Cả A,B,C.

Câu 19. Luật hôn nhân và gia đình quy định nữ đủ 18 tuổi mới được kết hôn, điều đó thể hiện đặc điểm nào của pháp luật?

A. Tính quy phạm phổ biến.                  

B. Tính xác định chặt chẽ.

C. Tính bắt buộc.                                  

D. Cả A,B,C.

Câu 20. Pháp luật là công cụ để thực hiện quản lí nhà nước, quản lí kinh tế, văn hóa xã hội nói đến nội dung nào của pháp luật?

A. Khái niệm pháp luật.                              

B. Vai trò của pháp luật.

C. Đặc điểm của pháp luật.             

D. Bản chất của pháp luật.

B.    TỰ LUẬN (5 điểm)

Câu 1. (2 điểm) Thế nào là tôn trọng người khác? Bản thân em có khi nào không tôn trọng người khác không? Nếu có em định sửa chữa như thế nào?

Câu 2. (3 điểm) A mượn B cuốn sách và hứa hai hôm sau sẽ trả, nhưng vì chưa đọc xong nên A cho rằng cứ giữ lại, khi nào đọc xong thì trả B cũng được.

a. Nhận xét việc làm của A. 

b. Đưa ra cách giải quyết phù hợp.

Bộ Đề thi Giữa kì 1 GDCD 8 theo thông tư 22 (8 đề) 

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 1 theo Thông tư 22

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Giáo dục công dân 8

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 5)

Câu 1. Biểu hiện của liêm khiết là?

A. Giáo viên không nhận phong bì của học sinh và phụ huynh.

B. Công an từ chối nhận phong bì của người vi phạm.

C. Bác sỹ không nhận phong bì của bệnh nhân.

D. Cả A,B,C.

Câu 2. Để đạt được danh hiệu học sinh giỏi toàn diện E đã đến nhà cô giáo V nhờ cô nâng điểm môn Văn. Gia đình E đến nhà cô V và biếu cô phong bì 2 triệu đồng. Cô V nhất quyết từ chối gia đình em E, trả lại số tiền trên và đề nghị gia đình không nên làm như vậy. Cô V là người như thế nào?

A. Cô V là người trung thực.

B. Cô V là người thẳng thắn.

C. Cô V là người sống trong sạch.

D. Cô V là người ham tiền của.

Câu 3. A ăn trộm tiền đóng học của B và bị em phát hiện, biết em đã phát hiện, A bèn nói : Tớ sẽ cho cậu 1 nửa số tiền tớ lấy được nhưng cậu phải giữ bí mật. Trong tình huống này em sẽ làm gì ?

A. Báo với cô giáo chủ nhiệm để tìm cách giải quyết.

B. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.

C. Lấy số tiền mà A cho và im lặng.

D. Đe dọa A bắt A phải đưa hết tiền cho mình.

Câu 4. Vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng; Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Công ty cổ phần dệt Quế Võ và Chi nhánh Quỹ hỗ trợ phát triển Bắc Ninh nói lên điều gì ?

A. Sống không trong sạch, giả dối.

B. Sống tiết kiệm.

C. Sống thực dụng.

D. Sống vô cảm.

Câu 5. Câu thành ngữ: Giấy rách phải giữ lấy lề nói về đức tính nào?

A. Liêm khiết.

B. Trung thực.

C. Tiết kiệm.

D. Cần cù.

Câu 6. Sống liêm khiết có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người ?

A. Giúp cho con người cảm thấy thanh thản.

B. Nhận được sự quý trọng, tin cậy của mọi người.

C. Làm cho xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn.

D. Cả A,B,C.

Câu 7. Công nhận ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn; biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực; không chấp nhận và làm những việc sai trái được gọi là ?

A. Tôn trọng lẽ phải.

B. Tiết kiệm.

C. Lẽ phải.

D. Khiêm tốn.

Câu 8.Biểu hiện củả tôn trọng lẽ phải là?

A. Ủng hộ người nghèo.

B. Trồng cây để bẻo vệ môi trường.

C. Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.

D. Cả A,B,C.

Câu 9. Biểu hiện của không tôn trọng lẽ phải là?

A. Chặt rừng lấy gỗ làm nhà.

B. Dung túng cho kẻ giết người.

C. Đánh chửi cha mẹ.

D. Cả A,B,C.

Câu 10. Trên đường đi học về em nhìn thấy một thanh niên đi xe máy phóng nhanh vượt ẩu gây tai nạn khiến 1 em học sinh bị ngã gãy tay. Trong tình huống đó em sẽ làm gì?

A. Lờ đi chỗ khác và coi như không biết.

B. Nhờ sự giúp đỡ của người lớn, đưa em bé đó đến bệnh viện và gọi điện cho gia đình của em đó.

C. Đèo em bé đó đến gặp công an.

D. Đạp thật nhanh về nhà.

Câu 11. Trong giờ ra chơi, A trêu đùa và đánh B gây chảy máu và gãy răng, các bạn trong lớp không ai có ý kiến gì vì sợ A đánh. Trong tình huống này em sẽ làm gì?

A. Báo với cô giáo chủ nhiệm để tìm cách giải quyết.

B. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.

C. Cùng với A đánh B cho vui.

D. Chạy đi chỗ khác chơi.

Câu 12. Các hành vi: Chơi ma túy, dùng thuốc lắc, buôn bán các chất gây nghiện là những hành vi như thế nào?

A. Không tôn trọng lẽ phải.

B. Tôn trọng lẽ phải.

C. Sống thực dụng.

D. Sống vô cảm.

Câu 13. Câu thành ngữ: Gió chiều nào theo chiều ấy nói về người như thế nào?

A. Không tôn trọng lẽ phải.

B. Không trung thực.

C. Không chín chắn.

D. Không có ý thức.

Câu 14. Sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự, phẩm giá và lợi ích của người khác được gọi là ?

A. Liêm khiết.

B. Công bằng.

C. Lẽ phải.

D. Tôn trọng người khác.

Câu 15. Biểu hiện tôn trọng người khác là?

A. Lắng nghe ý kiến góp ý của các bạn trong lớp.

B. Đi nhẹ, nói khẽ khi vào bệnh viện.

C. Giúp đỡ người khuyết tật.

D. Cả A,B,C.

Câu 16. Biểu hiện không tôn trọng người khác là?

A. Vu khống cho người khác.

B. Bịa đặt, nói xấu người khác sau lưng.

C. Cười nói to trong đám ma.

D. Cả A,B,C.

Câu 17. Hút thuốc lá và hà hơi vào mặt người khác, đặc biệt là phụ nữ có thai thể hiện hành vi?

A. Coi thường người khác.

B. Tôn trọng người khác.

C. Không tôn trọng người khác.

D. Xỉ nhục người khác.

Câu 18. Nhà bà D và bà G cái nhau vì bà D vứt rác sang nhà bà G. Trước tình huống đó em sẽ làm gì?

A. Nói với bố mẹ để bố mẹ sang hòa giải 2 bác để không có mâu thuẫn.

B. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.

C. Đứng xem hai bà cãi nhau.

D. Giúp bác D cãi nhau với bà G.

Câu 19. Tôn trọng người khác thể hiện điều gì ?

A. Thể hiện lối sống có văn hóa.

B. Thể hiện lối sống tiết kiệm.

C. Thể hiện lối sống thực dụng.

D. Thể hiện lối sống vô cảm.

Câu 20. Tôn trọng người khác được thể hiện thông qua đâu?

A. Cử chỉ, hành động, lời nói.

B. Cử chỉ và lời nói.

C. Cử chỉ và hành động.

D. Lời nói và hành động.

Câu 21. Tôn trọng mọi người có ý nghĩa như thế nào?

A. Giúp cho con người cảm thấy thanh thản.

B. Nhận được sự quý trọng, tin cậy của mọi người.

C. Làm cho xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn.

D. Cơ sở để quan hệ xã hội trở lên lành mạnh, trong sáng và tốt đẹp hơn.

Câu 22. Biểu hiện của giữ chữ tín là?

A. Giữ đúng lời hứa.

B. Không buôn bán hàng kém chất lượng.

C. Quyết tâm làm cho đến cùng.

D. Cả A,B,C.

Câu 23. Biểu hiện không có chữ tín là?

A. Hứa suông.

B. Buôn bán hàng giả thu lợi nhuận cao.

C. Nói một đằng làm một nẻo.

D. Cả A,B,C.

Câu 24. Vào đợt lợn bị dịch tả châu phi, người dân mua thịt lợn ít dần. Biết được điều đó, bà A mở cửa hàng thịt lợn sạch nhưng thực tế vẫn lấy thịt lợn bọ ốm, bị bệnh để bán nhằm thu lợi nhuận cao. Hành vi đó của bà A thể hiện hành vi?

A. Bà A coi thường người khác.

B. Bà A không tôn trọng người khác.

C. Bà A giữ chữ tín.

D. Bà A không giữ chữ tín.

Câu 25. Nhiều lần B vi phạm lỗi nói chuyện trong giờ học, B đã nhiều lần hứa trước cô giáo và cả lớp sẽ không tái phạm nữa nhưng trên thực tế giờ học nào bạn B cũng nói chuyện trong giờ và bị ghi vào sổ đầu bài. Việc làm đó của B thể hiện điều gì?

A. B là người không giữ chữ tín.

B. B là người giữ chữ tín.

C. B là người không tôn trọng người khác.

D. B là người tôn trọng người khác.

Câu 26.Giữ chữ tín sẽ nhận được điều gì điều gì ?

A. Nhận được sự tin cậy, tín nhiệm của mọi người.

B. Giúp mọi người đoàn kết.

C. Giúp mọi người dễ dàng hợp tác với nhau.

D. Cả A,B,C.

Câu 27. Câu tục ngữ: Hay gì lừa đảo kiểm lời/ Cả nhà ăn uống tội trời riêng mang khuyên chúng ta điều gì ?

A. Giữ chữ tín.

B. Giữ lòng tin.

C. Giữ lời nói.

D. Giữ lời hứa.

Câu 28. Bà P mở cửa hàng bán rau sạch bà quan niệm rằng mặc dù sãi ít nhưng bà thấy vui vì cung cấp rau sạch là niềm vui cho mọi người, bảo vệ sức khỏe mọi người. Nhiều lần bà C ngỏ lời bảo bà P nhập thêm rau Trung Quốc cho rẻ, mã đẹp và thu lợi nhuận cao nhưng bà nhất quyết không đồng ý. Việc làm đó của bà P thể hiện điều gì?

A. Bà P là người giữ lời hứa.

B. Bà P là người thật thà.

C. Bà P là người giữ chữ tín.

D. Bà P là người tốt bụng.

Câu 29. Muốn giữ được lòng tin của mọi người đối với mình thì mỗi người cần phải làm gì?

A. Làm tốt chức trách, nhiệm vụ.

B. Giữ đúng lời hứa.

C. Đúng hẹn trong mối quan hệ của mình với mọi người xung quanh.

D. Cả A,B,C.

Câu 30. Câu tục ngữ: Phép vua thua lệ làng nói đến yếu tố nào?

A. Pháp luật.

B. Kỉ luật.

C. Chữ tín.

D. Liêm khiết.

Câu 31. Quy tắc xử xự chung, có tính bắt buộc, do nhà nước ban hành, được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế được gọi là ?

A. Liêm khiết.

B. Công bằng.

C. Pháp luật.

D. Kỉ luật.

Câu 32. Biểu hiện của pháp luật là?

A. Đèn đỏ dừng lại, đèn xanh đi tiếp.

B. Xử phạt những người buôn bán động vật quý hiếm.

C. Bắt giam các đối tượng đua xe trái phép.

D. Cả A,B,C.

Câu 33. Biểu hiện của kỉ luật là?

A. Nội quy lớp học.

B. Quy chế thi cử.

C. Điều lệ của làng, xã do mọi người đặt ra.

D. Cả A,B,C.

Câu 34. Các hành vi: Buôn bán người qua biên giới, chặt gỗ trong khu du lịch sinh thái, bắt cóc trẻ em vi phạm điều gì?

A. Vi phạm pháp luật.

B. Vi phạm kỉ luật.

C. Vi phạm quy chế.

D. Vi phạm quy định.

Câu 35. Biểu hiện của tình bạn không trong sáng, lành mạnh là?

A. Rủ bạn nghỉ học chơi game.

B. Giúp bạn nói dối cô giáo để nghỉ học.

C. Rủ bạn chơi ma túy.

D. Cả A,B,C.

Câu 36. Đặc điểm của tình bạn trong sáng, lành mạnh là?

A. Bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau.

B. Phù hợp với nhau về quan niệm sống.

C. Thông cảm, đồng cảm sâu sắc với nhau.

D. Cả A,B,C.

Câu 37. A là một học sinh nữ lớp 6 nổi tiếng hát hay, đàn giỏi ; B là học sinh nam cùng lớp có biệt tài chơi thể thao giỏi và đẹp trai. Hai bạn học cùng nhau và nảy sinh tình cảm quý mến nhau nhưng giữa hai bạn luôn giữ khoảng cách với nhau và hai bạn hứa với nhau là sẽ giúp đỡ nhau cùng tiến lên trong học tập. Tổng kết cuối năm A và B lần lượt đứng nhất và nhì của lớp. Tình cảm của A và B được gọi là gì?

A. Tình bạn trong sáng, lành mạnh.

B. Tình yêu.

C. Tình anh em.

D. Tình đồng nghiệp.

Câu 38. D là bạn thân của E, trong giờ kiểm tra 15 phút E không học bài cũ nên lén thầy cô giở sách ra chép. Nếu là D em sẽ làm gì ?

A. Nhắc nhở bạn, khuyên bạn không được làm như vậy vì vi phạm kỉ luật.

B. Nhờ bạn D cho xem tài liệu cùng.

C. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.

D. Nói với cô giáo để bạn bị phạt.

Câu 39. Arixtot đã nói: Tình bạn là cái cần thiết nhất đối với cuộc sống, vì không ai lại mong muốn cuộc sống không có bạn bè, dù cho người đó có mọi hạnh phúc khác chăng nữa. Tình bạn mà Arixtot đề cập đến là tình bạn như thế nào?

A. Tình bạn trong sáng, lành mạnh.

B. Tình bạn đầy toan tính.

C. Tình bạn để vụ lợi.

D. Tình bạn là tình yêu giữa nam và nữ.

Câu 40. Tình bạn trong sáng có ở giới tính nào?

A. Chỉ có ở giới nam.

B. Chỉ có ở giới nữ.

C. Chỉ có ở giới tính thứ 3.

D. Cả A và B.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 1 theo Thông tư 22

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Giáo dục công dân 8

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 6)

Câu 1. Trong giờ ra chơi, A trêu đùa và đánh B gây chảy máu và gãy răng, các bạn trong lớp không ai có ý kiến gì vì sợ A đánh. Trong tình huống này em sẽ làm gì?

A. Báo với cô giáo chủ nhiệm để tìm cách giải quyết.

B. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.

C. Cùng với A đánh B cho vui.

D. Chạy đi chỗ khác chơi.

Câu 2. Các hành vi: Chơi ma túy, dùng thuốc lắc, buôn bán các chất gây nghiện là những hành vi như thế nào?

A. Không tôn trọng lẽ phải.

B. Tôn trọng lẽ phải.

C. Sống thực dụng.

D. Sống vô cảm.

Câu 3. Câu thành ngữ: Gió chiều nào theo chiều ấy nói về người như thế nào?

A. Không tôn trọng lẽ phải.

B. Không trung thực.

C. Không chín chắn.

D. Không có ý thức.

Câu 4. Tôn trọng lẽ phải có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người ?

A. Giúp mọi người có cách ứng xử phù hợp.

B. Làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội.

C. Góp phần thúc đẩy xã hội ổn định và phát triển.

D. Cả A,B,C.

Câu 5. Phát hiện có một tên trộm nhảy sang nhà hàng xóm bằng cách leo từ cây đu vào lan can để vào nhà ăn trộm tiền em sẽ làm gì?

A. Báo với chủ nhà để chủ nhà đề phòng và báo với công an kịp thời.

B. Mặc kệ vì không phải nhà mình.

C. Theo dõi xem tên trộm đó lấy những gì.

D. Hô thật to là có trộm.

Câu 6. Câu tục ngữ: Đói cho sạch, rách cho thơm nói đên điều gì ?

A. Đức tính khiêm tốn.

B. Đức tính liêm khiết, sống trong sạch.

C. Đức tính cần cù.

D. Đức tính trung thực.

Câu 7. Không hám danh, hám lợi, không nhỏ nhen, ích kỉ được gọi là ?

A. Liêm khiết.

B. Công bằng.

C. Lẽ phải.

D. Khiêm tốn.

Câu 8. Biểu hiện của không liêm khiết là?

A. Giả làm người khuyết tật đi ăn xin.

B. Đút tiền cho cán bộ xã để làm hồ sơ hộ nghèo.

C. Bác sỹ nhận phong bì của bệnh nhân.

D. Cả A,B,C.

Câu 9. Biểu hiện của liêm khiết là?

A. Giáo viên không nhận phong bì của học sinh và phụ huynh.

B. Công an từ chối nhận phong bì của người vi phạm.

C. Bác sỹ không nhận phong bì của bệnh nhân.

D. Cả A,B,C.

Câu 10. Để đạt được danh hiệu học sinh giỏi toàn diện E đã đến nhà cô giáo V nhờ cô nâng điểm môn Văn. Gia đình E đến nhà cô V và biếu cô phong bì 2 triệu đồng. Cô V nhất quyết từ chối gia đình em E, trả lại số tiền trên và đề nghị gia đình không nên làm như vậy. Cô V là người như thế nào?

A. Cô V là người trung thực.

B. Cô V là người thẳng thắn.

C. Cô V là người sống trong sạch.

D. Cô V là người ham tiền của.

Câu 11. Nhà bà D và bà G cái nhau vì bà D vứt rác sang nhà bà G. Trước tình huống đó em sẽ làm gì?

A. Nói với bố mẹ để bố mẹ sang hòa giải 2 bác để không có mâu thuẫn.

B. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.

C. Đứng xem hai bà cãi nhau.

D. Giúp bác D cãi nhau với bà G.

Câu 12. Tôn trọng người khác thể hiện điều gì ?

A. Thể hiện lối sống có văn hóa.

B. Thể hiện lối sống tiết kiệm.

C. Thể hiện lối sống thực dụng.

D. Thể hiện lối sống vô cảm.

Câu 13. Tôn trọng người khác được thể hiện thông qua đâu?

A. Cử chỉ, hành động, lời nói.

B. Cử chỉ và lời nói.

C. Cử chỉ và hành động.

D. Lời nói và hành động.

Câu 14. Tôn trọng mọi người có ý nghĩa như thế nào?

A. Giúp cho con người cảm thấy thanh thản.

B. Nhận được sự quý trọng, tin cậy của mọi người.

C. Làm cho xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn.

D. Cơ sở để quan hệ xã hội trở lên lành mạnh, trong sáng và tốt đẹp hơn.

Câu 15. Vào lúc 12h đêm nhà hàng xóm vẫn bật nhạc hát karaoke. Trong tình huống này em sẽ làm gì?

A. Mặc kệ.

B. Sang đánh nhà hàng xóm.

C. Sang chửi nhà hàng xóm.

D. Sang nhà hàng xóm khuyên họ tắt máy vì đêm đã khuya nên để mọi người ngủ.

Câu 16. Câu tục ngữ: Nói lời phải giữ lấy lời, đừng như con bướm đậu rồi lại bay nói đến điều gì?

A. Lòng chung thủy.

B. Lòng trung thành.

C. Giữ chữ tín.

D. Lòng vị tha.

Câu 17. Coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và tin tưởng nhau được gọi là ?

A. Liêm khiết.

B. Công bằng.

C. Lẽ phải.

D. Giữ chữ tín.

Câu 18. Biểu hiện của giữ chữ tín là?

A. Giữ đúng lời hứa.

B. Không buôn bán hàng kém chất lượng.

C. Quyết tâm làm cho đến cùng.

D. Cả A,B,C.

Câu 19. Vào đợt lợn bị dịch tả châu phi, người dân mua thịt lợn ít dần. Biết được điều đó, bà A mở cửa hàng thịt lợn sạch nhưng thực tế vẫn lấy thịt lợn bọ ốm, bị bệnh để bán nhằm thu lợi nhuận cao. Hành vi đó của bà A thể hiện hành vi?

A. Bà A coi thường người khác.

B. Bà A không tôn trọng người khác.

C. Bà A giữ chữ tín.

D. Bà A không giữ chữ tín.

Câu 20. Các hành động : Coi cóp trong thi cử, nói chuyện riêng trong giờ vi phạm điều gì?

A. Vi phạm pháp luật.

B. Vi phạm kỉ luật.

C. Vi phạm quy chế.

D. Vi phạm quy định.

Câu 21. Điều khác biệt căn bản nhất giữa pháp luật và kỉ luật là gì?

A. Pháp luật mang tính chất bắt buộc còn kỉ luật thì không bắt buộc, chủ thể có thể làm theo hoặc không làm theo.

B. Pháp luật không bắt buộc mọi người làm theo còn kỉ luật thì bắt buộc mọi người phải làm theo.

C. Pháp luật và kỉ luật là một, không có điểm khác biệt.

D. Pháp luật và kỉ luật đều bắt buộc chủ thể phải làm nhưng pháp luật mang tính chất cưỡng chế cao hơn.

Câu 22. Những quy định , quy ước ở một tập thể, một cộng đồng người ở phạm vi hẹp hơn được gọi là?

A. Liêm khiết.

B. Công bằng.

C. Pháp luật.

D. Kỉ luật.

Câu 23. Phát hiện 1 đôi nam nữ vào nhà hàng xóm bắt cóc trẻ em em sẽ làm gì?

A. Nói với bố mẹ và báo ngay với công an địa phương.

B. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.

C. Theo dõi đôi nam nữ đó xem họ định làm gì.

D. Hét thật to cho đôi nam nữ đó bỏ chạy.

Câu 24. Những quy định của pháp luật và kỉ luật có ý nghĩa như thế nào với mọi người ?

A. Giúp cho mọi người có một chuẩn mực chung để rèn luyện và thống nhất trong hoạt động.

B. Giúp cho mọi người gần nhau hơn.

C. Giúp cho mọi người tôn trọng nhau hơn.

D. Giúp cho mọi người hoàn thiện mình hơn.

Câu 25. Câu tục ngữ: Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng khuyên chúng ta điều gì?

A. Không chơi với bất kì ai.

B. Chỉ nên chơi với người xấu.

C. Chỉ nên chơi với những người quen biết.

D. Lựa chọn người bạn tốt để mình học tập được nhiều điều tốt.

Câu 26. Tình cảm gắn bó giữa hai hoặc nhiều người trên cơ sở hợp nhau về tính tình, sở thích, lí tưởng được gọi là ?

A. Tình yêu.

B. Tình bạn.

C. Tình đồng chí.

D. Tình anh em.

Câu 27. Biểu hiện của tình bạn trong sáng, lành mạnh là?

A. Hướng dẫn bạn làm những bài khó.

B. Cõng bạn đến lớp khi bạn bị gãy chân.

C. Đến thăm bạn khi bạn bị ốm.

D. Cả A,B,C.

Câu 28. Biểu hiện của tình bạn không trong sáng, lành mạnh là?

A. Rủ bạn nghỉ học chơi game.

B. Giúp bạn nói dối cô giáo để nghỉ học.

C. Rủ bạn chơi ma túy.

D. Cả A,B,C.

Câu 29. Đặc điểm của tình bạn trong sáng, lành mạnh là?

A. Bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau.

B. Phù hợp với nhau về quan niệm sống.

C. Thông cảm, đồng cảm sâu sắc với nhau.

D. Cả A,B,C.

Câu 30. Biểu hiện không tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội là?

A. Trốn nghĩa vụ.

B. Tiếp tay cho bọn phản động truyền bá đạo Thánh đức chúa trời.

C. Không tham gia các hoạt động thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ tại địa phương.

D. Cả A,B,C.

Câu 31. Vào các dịp ngày lễ lớn trong năm thôn X thường tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao để chào mừng; gia đình bà E thường không tham gia vì cho rằng mất thời gian. Em có nhận xét gì về gia đình bà E ?

A. Gia đình bà E không tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội.

B. Gia đình bà E tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội.

C. Gia đình bà E sống ích kỉ.

D. Gia đình bà E sống vô cảm.

Câu 32. Vào mỗi dịp nghỉ hè trường Đại học H thường tuyển chọn tình nguyện viên tham gia vào các hoạt động tình nguyện. Biết được thông tin đó V rủ N tham gia cho vui. N hỏi V: Khi đi mình có được cái gì không? N nói với V rằng khi đi mình sẽ được trưởng thành hơn, V cho rằng nếu được giấy khen hay tiền thưởng thì mới đi. Em có suy nghĩ gì về V?

A. V là người sống vô tâm.

B. V là người sống vô trách nhiệm.

C. V là người vô cảm.

D. V là người không tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội và là người thực dụng.

Câu 33. Các tổ chức chính trị do cơ quan, tổ chức nào quản lí?

A. Nhà nước.

B. Đảng Cộng sản Việt Nam.

C. Không do cơ quan, tổ chức nào quản lí, hoạt động tự do.

D. Cả A và B.

Câu 34. Học sinh tham gia các hoạt động chính trị - xã hội có ý nghĩa như thế nào?

A. Cảm thấy ấm áp, tự tin, yêu đời và hoàn thiện mình hơn.

B. Rèn luyện năng lực giao tiếp, ứng xử; năng lực tổ chức quản lí; năng lực hợp tác.

C. Cảm thấy yêu đời hơn.

D. Cảm thấy vui tươi và hạnh phúc.

Câu 35. Ở Việt Nam, việc tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác được thể hiện trong các lĩnh vực nào?

A. Kinh tế.

B. Giáo dục.

C. Văn hóa.

D. Cả A,B,C.

Câu 36. Tôn trọng chủ quyền, lợi ích và nền văn hóa của các dân tộc. Luôn tìm hiểu, tiếp thu những điều tốt đẹp trong nền kinh tế, văn hóa, xã hội của các dân tộc; đồng thời thể hiện lòng tự hào dân tộc chính đáng của mình được gọi là ?

A. Tôn trọng các dân tộc khác.

B. Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác.

C. Học hỏi các dân tộc khác.

D. Giúp đỡ các dân tộc khác.

Câu 37. Các hoạt động việc tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác là?

A. Học cả tiếng Việt và tiếng Anh.

B. Học hỏi công nghệ hiện đại của Nhật Bản trong chế tạo đồ điện lạnh để ứng dụng ở Việt Nam.

C. Tìm hiểu các phong tục, tập quán của các nước trên thế giới.

D. Cả A,B,C.

Câu 38. Các hoạt động không tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác?

A. Chỉ dùng hàng nước ngoài không dùng hàng Việt Nam.

B. Bắt chước phong cách ăn mặc hở hang của các ngôi sao trên thế giới.

C. Không xem phim của Việt Nam, chỉ xem phim hành động của nước ngoài.

D. Cả A,B,C.

Câu 39. Việc liên kết đào tạo giữa các cơ sở giáo dục nước ngoài với các cơ sở giáo dục Việt Nam nói đến việc học hỏi trong lĩnh vực nào?

A. Giáo dục và đào tạo.

B. Kinh tế - xã hội.

C. Quốc phòng - An ninh.

D. Khoa học - Kĩ thuật.

Câu 40. Biểu hiện củả tôn trọng lẽ phải là?

A. Ủng hộ người nghèo.

B. Trồng cây để bẻo vệ môi trường.

C. Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.

D. Cả A,B,C.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 1 theo Thông tư 22

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Giáo dục công dân 8

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 7)

Câu 1. Câu tục ngữ: Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng khuyên chúng ta điều gì?

A. Không chơi với bất kì ai.

B. Chỉ nên chơi với người xấu.

C. Chỉ nên chơi với những người quen biết.

D. Lựa chọn người bạn tốt để mình học tập được nhiều điều tốt.

Câu 2. Tình cảm gắn bó giữa hai hoặc nhiều người trên cơ sở hợp nhau về tính tình, sở thích, lí tưởng được gọi là ?

A. Tình yêu.

B. Tình bạn.

C. Tình đồng chí.

D. Tình anh em.

Câu 3. Biểu hiện của tình bạn trong sáng, lành mạnh là?

A. Hướng dẫn bạn làm những bài khó.

B. Cõng bạn đến lớp khi bạn bị gãy chân.

C. Đến thăm bạn khi bạn bị ốm.

D. Cả A,B,C.

Câu 4. Biểu hiện của tình bạn không trong sáng, lành mạnh là?

A. Rủ bạn nghỉ học chơi game.

B. Giúp bạn nói dối cô giáo để nghỉ học.

C. Rủ bạn chơi ma túy.

D. Cả A,B,C.

Câu 5. Đặc điểm của tình bạn trong sáng, lành mạnh là?

A. Bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau.

B. Phù hợp với nhau về quan niệm sống.

C. Thông cảm, đồng cảm sâu sắc với nhau.

D. Cả A,B,C.

Câu 6. Các hành động : Coi cóp trong thi cử, nói chuyện riêng trong giờ vi phạm điều gì?

A. Vi phạm pháp luật.

B. Vi phạm kỉ luật.

C. Vi phạm quy chế.

D. Vi phạm quy định.

Câu 7. Vào các dịp ngày lễ lớn trong năm thôn X thường tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao để chào mừng; gia đình bà E thường không tham gia vì cho rằng mất thời gian. Em có nhận xét gì về gia đình bà E ?

A. Gia đình bà E không tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội.

B. Gia đình bà E tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội.

C. Gia đình bà E sống ích kỉ.

D. Gia đình bà E sống vô cảm.

Câu 8. Vào mỗi dịp nghỉ hè trường Đại học H thường tuyển chọn tình nguyện viên tham gia vào các hoạt động tình nguyện. Biết được thông tin đó V rủ N tham gia cho vui. N hỏi V: Khi đi mình có được cái gì không? N nói với V rằng khi đi mình sẽ được trưởng thành hơn, V cho rằng nếu được giấy khen hay tiền thưởng thì mới đi. Em có suy nghĩ gì về V?

A. V là người sống vô tâm.

B. V là người sống vô trách nhiệm.

C. V là người vô cảm.

D. V là người không tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội và là người thực dụng.

Câu 9. Các tổ chức chính trị do cơ quan, tổ chức nào quản lí?

A. Nhà nước.

B. Đảng Cộng sản Việt Nam.

C. Không do cơ quan, tổ chức nào quản lí, hoạt động tự do.

D. Cả A và B.

Câu 10. Học sinh tham gia các hoạt động chính trị - xã hội có ý nghĩa như thế nào?

A. Cảm thấy ấm áp, tự tin, yêu đời và hoàn thiện mình hơn.

B. Rèn luyện năng lực giao tiếp, ứng xử; năng lực tổ chức quản lí; năng lực hợp tác.

C. Cảm thấy yêu đời hơn.

D. Cảm thấy vui tươi và hạnh phúc.

Câu 11. Ở Việt Nam, việc tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác được thể hiện trong các lĩnh vực nào?

A. Kinh tế.

B. Giáo dục.

C. Văn hóa.

D. Cả A,B,C.

Câu 12. Tôn trọng chủ quyền, lợi ích và nền văn hóa của các dân tộc. Luôn tìm hiểu, tiếp thu những điều tốt đẹp trong nền kinh tế, văn hóa, xã hội của các dân tộc; đồng thời thể hiện lòng tự hào dân tộc chính đáng của mình được gọi là ?

A. Tôn trọng các dân tộc khác.

B. Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác.

C. Học hỏi các dân tộc khác.

D. Giúp đỡ các dân tộc khác.

Câu 13. Các hoạt động việc tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác là?

A. Học cả tiếng Việt và tiếng Anh.

B. Học hỏi công nghệ hiện đại của Nhật Bản trong chế tạo đồ điện lạnh để ứng dụng ở Việt Nam.

C. Tìm hiểu các phong tục, tập quán của các nước trên thế giới.

D. Cả A,B,C.

Câu 14. Các hoạt động không tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác?

A. Chỉ dùng hàng nước ngoài không dùng hàng Việt Nam.

B. Bắt chước phong cách ăn mặc hở hang của các ngôi sao trên thế giới.

C. Không xem phim của Việt Nam, chỉ xem phim hành động của nước ngoài.

D. Cả A,B,C.

Câu 15. Việc liên kết đào tạo giữa các cơ sở giáo dục nước ngoài với các cơ sở giáo dục Việt Nam nói đến việc học hỏi trong lĩnh vực nào?

A. Giáo dục và đào tạo.

B. Kinh tế - xã hội.

C. Quốc phòng - An ninh.

D. Khoa học - Kĩ thuật.

Câu 16. Việt Nam ký kết Hiệp định liên Chính phủ về sử dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình với Liên bang Nga, Trung Quốc và Achentina. Điều đó thể hiện điều gì ?

A. Việt Nam học hỏi các nước về Khoa học và công nghệ.

B. Việt Nam học hỏi các nước về khoa học và kĩ thuật.

C. Việt Nam học hỏi các nước về khoa học.

D. Việt Nam học hỏi các nước về Kĩ thuật.

Câu 17. Nhà bà D và bà G cái nhau vì bà D vứt rác sang nhà bà G. Trước tình huống đó em sẽ làm gì?

A. Nói với bố mẹ để bố mẹ sang hòa giải 2 bác để không có mâu thuẫn.

B. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.

C. Đứng xem hai bà cãi nhau.

D. Giúp bác D cãi nhau với bà G.

Câu 18. Tôn trọng người khác thể hiện điều gì ?

A. Thể hiện lối sống có văn hóa.

B. Thể hiện lối sống tiết kiệm.

C. Thể hiện lối sống thực dụng.

D. Thể hiện lối sống vô cảm.

Câu 19. Tôn trọng người khác được thể hiện thông qua đâu?

A. Cử chỉ, hành động, lời nói.

B. Cử chỉ và lời nói.

C. Cử chỉ và hành động.

D. Lời nói và hành động.

Câu 20. Tôn trọng mọi người có ý nghĩa như thế nào?

A. Giúp cho con người cảm thấy thanh thản.

B. Nhận được sự quý trọng, tin cậy của mọi người.

C. Làm cho xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn.

D. Cơ sở để quan hệ xã hội trở lên lành mạnh, trong sáng và tốt đẹp hơn.

Câu 21. Vào lúc 12h đêm nhà hàng xóm vẫn bật nhạc hát karaoke. Trong tình huống này em sẽ làm gì?

A. Mặc kệ.

B. Sang đánh nhà hàng xóm.

C. Sang chửi nhà hàng xóm.

D. Sang nhà hàng xóm khuyên họ tắt máy vì đêm đã khuya nên để mọi người ngủ.

Câu 22. Câu tục ngữ: Nói lời phải giữ lấy lời, đừng như con bướm đậu rồi lại bay nói đến điều gì?

A. Lòng chung thủy.

B. Lòng trung thành.

C. Giữ chữ tín.

D. Lòng vị tha.

Câu 23. Coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và tin tưởng nhau được gọi là ?

A. Liêm khiết.

B. Công bằng.

C. Lẽ phải.

D. Giữ chữ tín.

Câu 24. Biểu hiện của giữ chữ tín là?

A. Giữ đúng lời hứa.

B. Không buôn bán hàng kém chất lượng.

C. Quyết tâm làm cho đến cùng.

D. Cả A,B,C.

Câu 25. Biểu hiện không có chữ tín là?

A. Hứa suông.

B. Buôn bán hàng giả thu lợi nhuận cao.

C. Nói một đằng làm một nẻo.

D. Cả A,B,C.

Câu 26.Vào đợt lợn bị dịch tả châu phi, người dân mua thịt lợn ít dần. Biết được điều đó, bà A mở cửa hàng thịt lợn sạch nhưng thực tế vẫn lấy thịt lợn bọ ốm, bị bệnh để bán nhằm thu lợi nhuận cao. Hành vi đó của bà A thể hiện hành vi?

A. Bà A coi thường người khác.

B. Bà A không tôn trọng người khác.

C. Bà A giữ chữ tín.

D. Bà A không giữ chữ tín.

Câu 27. Câu tục ngữ: Đói cho sạch, rách cho thơm nói đên điều gì ?

A. Đức tính khiêm tốn.

B. Đức tính liêm khiết, sống trong sạch.

C. Đức tính cần cù.

D. Đức tính trung thực.

Câu 28. Không hám danh, hám lợi, không nhỏ nhen, ích kỉ được gọi là ?

A. Liêm khiết.

B. Công bằng.

C. Lẽ phải.

D. Khiêm tốn.

Câu 29. Biểu hiện của không liêm khiết là?

A. Giả làm người khuyết tật đi ăn xin.

B. Đút tiền cho cán bộ xã để làm hồ sơ hộ nghèo.

C. Bác sỹ nhận phong bì của bệnh nhân.

D. Cả A,B,C.

Câu 30. Biểu hiện của liêm khiết là?

A. Giáo viên không nhận phong bì của học sinh và phụ huynh.

B. Công an từ chối nhận phong bì của người vi phạm.

C. Bác sỹ không nhận phong bì của bệnh nhân.

D. Cả A,B,C.

Câu 31. Để đạt được danh hiệu học sinh giỏi toàn diện E đã đến nhà cô giáo V nhờ cô nâng điểm môn Văn. Gia đình E đến nhà cô V và biếu cô phong bì 2 triệu đồng. Cô V nhất quyết từ chối gia đình em E, trả lại số tiền trên và đề nghị gia đình không nên làm như vậy. Cô V là người như thế nào?

A. Cô V là người trung thực.

B. Cô V là người thẳng thắn.

C. Cô V là người sống trong sạch.

D. Cô V là người ham tiền của.

Câu 32. Các hành vi: Chơi ma túy, dùng thuốc lắc, buôn bán các chất gây nghiện là những hành vi như thế nào?

A. Không tôn trọng lẽ phải.

B. Tôn trọng lẽ phải.

C. Sống thực dụng.

D. Sống vô cảm.

Câu 33. Câu thành ngữ: Gió chiều nào theo chiều ấy nói về người như thế nào?

A. Không tôn trọng lẽ phải.

B. Không trung thực.

C. Không chín chắn.

D. Không có ý thức.

Câu 34. Tôn trọng lẽ phải có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người ?

A. Giúp mọi người có cách ứng xử phù hợp.

B. Làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội.

C. Góp phần thúc đẩy xã hội ổn định và phát triển.

D. Cả A,B,C.

Câu 35. Phát hiện có một tên trộm nhảy sang nhà hàng xóm bằng cách leo từ cây đu vào lan can để vào nhà ăn trộm tiền em sẽ làm gì?

A. Báo với chủ nhà để chủ nhà đề phòng và báo với công an kịp thời.

B. Mặc kệ vì không phải nhà mình.

C. Theo dõi xem tên trộm đó lấy những gì.

D. Hô thật to là có trộm.

Câu 36. Điều khác biệt căn bản nhất giữa pháp luật và kỉ luật là gì?

A. Pháp luật mang tính chất bắt buộc còn kỉ luật thì không bắt buộc, chủ thể có thể làm theo hoặc không làm theo.

B. Pháp luật không bắt buộc mọi người làm theo còn kỉ luật thì bắt buộc mọi người phải làm theo.

C. Pháp luật và kỉ luật là một, không có điểm khác biệt.

D. Pháp luật và kỉ luật đều bắt buộc chủ thể phải làm nhưng pháp luật mang tính chất cưỡng chế cao hơn.

Câu 37. Những quy định , quy ước ở một tập thể, một cộng đồng người ở phạm vi hẹp hơn được gọi là?

A. Liêm khiết.

B. Công bằng.

C. Pháp luật.

D. Kỉ luật.

Câu 38. Phát hiện 1 đôi nam nữ vào nhà hàng xóm bắt cóc trẻ em em sẽ làm gì?

A. Nói với bố mẹ và báo ngay với công an địa phương.

B. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.

C. Theo dõi đôi nam nữ đó xem họ định làm gì.

D. Hét thật to cho đôi nam nữ đó bỏ chạy.

Câu 39. Những quy định của pháp luật và kỉ luật có ý nghĩa như thế nào với mọi người ?

A. Giúp cho mọi người có một chuẩn mực chung để rèn luyện và thống nhất trong hoạt động.

B. Giúp cho mọi người gần nhau hơn.

C. Giúp cho mọi người tôn trọng nhau hơn.

D. Giúp cho mọi người hoàn thiện mình hơn.

Câu 40. Biểu hiện tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội là?

A. Vận động người dân trong xóm quét dọn khuôn viên nhà văn hóa sạch sẽ vào cuối tuần.

B. Vận động người dân, bạn bè giúp đỡ gia đình gặp khó khăn trong xóm.

C. Dạy các em nhỏ tập thiếu niên vào dịp hè.

D. Cả A,B,C.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 1 theo Thông tư 22

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Giáo dục công dân 8

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 8)

Câu 1. Những điều được cho là đúng đắn, phù hợp với đạo lý và lợi ích chung của xã hội được gọi là ?

A. Khiêm tốn.

B. Lẽ phải.

C. Công bằng.

D. Trung thực.

Câu 2. Công nhận ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn; biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực; không chấp nhận và làm những việc sai trái được gọi là ?

A. Tôn trọng lẽ phải.

B. Tiết kiệm.

C. Lẽ phải.

D. Khiêm tốn.

Câu 3. Biểu hiện củả tôn trọng lẽ phải là?

A. Ủng hộ người nghèo.

B. Trồng cây để bẻo vệ môi trường.

C. Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.

D. Cả A,B,C.

Câu 4. Biểu hiện của không tôn trọng lẽ phải là?

A. Chặt rừng lấy gỗ làm nhà.

B. Dung túng cho kẻ giết người.

C. Đánh chửi cha mẹ.

D. Cả A,B,C.

Câu 5. Trên đường đi học về em nhìn thấy một thanh niên đi xe máy phóng nhanh vượt ẩu gây tai nạn khiến 1 em học sinh bị ngã gãy tay. Trong tình huống đó em sẽ làm gì?

A. Lờ đi chỗ khác và coi như không biết.

B. Nhờ sự giúp đỡ của người lớn, đưa em bé đó đến bệnh viện và gọi điện cho gia đình của em đó.

C. Đèo em bé đó đến gặp công an.

D. Đạp thật nhanh về nhà.

Câu 6. Để đạt được danh hiệu học sinh giỏi toàn diện E đã đến nhà cô giáo V nhờ cô nâng điểm môn Văn. Gia đình E đến nhà cô V và biếu cô phong bì 2 triệu đồng. Cô V nhất quyết từ chối gia đình em E, trả lại số tiền trên và đề nghị gia đình không nên làm như vậy. Cô V là người như thế nào?

A. Cô V là người trung thực.

B. Cô V là người thẳng thắn.

C. Cô V là người sống trong sạch.

D. Cô V là người ham tiền của.

Câu 7. A ăn trộm tiền đóng học của B và bị em phát hiện, biết em đã phát hiện, A bèn nói : Tớ sẽ cho cậu 1 nửa số tiền tớ lấy được nhưng cậu phải giữ bí mật. Trong tình huống này em sẽ làm gì ?

A. Báo với cô giáo chủ nhiệm để tìm cách giải quyết.

B. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.

C. Lấy số tiền mà A cho và im lặng.

D. Đe dọa A bắt A phải đưa hết tiền cho mình.

Câu 8. Vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng; Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Công ty cổ phần dệt Quế Võ và Chi nhánh Quỹ hỗ trợ phát triển Bắc Ninh nói lên điều gì ?

A. Sống không trong sạch, giả dối.

B. Sống tiết kiệm.

C. Sống thực dụng.

D. Sống vô cảm.

Câu 9. Câu thành ngữ: Giấy rách phải giữ lấy lề nói về đức tính nào?

A. Liêm khiết.

B. Trung thực.

C. Tiết kiệm.

D. Cần cù.

Câu 10. Sống liêm khiết có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người ?

A. Giúp cho con người cảm thấy thanh thản.

B. Nhận được sự quý trọng, tin cậy của mọi người.

C. Làm cho xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn.

D. Cả A,B,C.

Câu 11. Trên đường đi học, P nhặt được chiếc ví trong đó có các giấy tờ tùy thân và 5 triệu đồng, P đã mang chiếc ví đó đến đồn công an để trả lại người đã mất. Việc làm đó của P thể hiện điều gì?

A. P là người tiết kiệm.

B. P là người vô cảm.

C. P là người giả tạo.

D. P là người liêm khiết, tốt bụng.

Câu 12. Câu tục ngữ: Nhất tự vi sư bán tự vi sư nói đến điều gì ?

A. Lòng tôn trọng đối với thầy giáo.

B. Lòng trung thành đối với thầy giáo.

C. Lòng tự trọng đối với thầy giáo.

D. Lòng vị tha đối với thầy giáo.

Câu 13. Sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự, phẩm giá và lợi ích của người khác được gọi là ?

A. Liêm khiết.

B. Công bằng.

C. Lẽ phải.

D. Tôn trọng người khác.

Câu 14. Biểu hiện tôn trọng người khác là?

A. Lắng nghe ý kiến góp ý của các bạn trong lớp.

B. Đi nhẹ, nói khẽ khi vào bệnh viện.

C. Giúp đỡ người khuyết tật.

D. Cả A,B,C.

Câu 15. Biểu hiện không tôn trọng người khác là?

A. Vu khống cho người khác.

B. Bịa đặt, nói xấu người khác sau lưng.

C. Cười nói to trong đám ma.

D. Cả A,B,C.

Câu 16. Hút thuốc lá và hà hơi vào mặt người khác, đặc biệt là phụ nữ có thai thể hiện hành vi?

A. Coi thường người khác.

B. Tôn trọng người khác.

C. Không tôn trọng người khác.

D. Xỉ nhục người khác.

Câu 17. Nhiều lần B vi phạm lỗi nói chuyện trong giờ học, B đã nhiều lần hứa trước cô giáo và cả lớp sẽ không tái phạm nữa nhưng trên thực tế giờ học nào bạn B cũng nói chuyện trong giờ và bị ghi vào sổ đầu bài. Việc làm đó của B thể hiện điều gì?

A. B là người không giữ chữ tín.

B. B là người giữ chữ tín.

C. B là người không tôn trọng người khác.

D. B là người tôn trọng người khác.

Câu 18. Giữ chữ tín sẽ nhận được điều gì điều gì ?

A. Nhận được sự tin cậy, tín nhiệm của mọi người.

B. Giúp mọi người đoàn kết.

C. Giúp mọi người dễ dàng hợp tác với nhau.

D. Cả A,B,C.

Câu 19. Câu tục ngữ: Hay gì lừa đảo kiểm lời/ Cả nhà ăn uống tội trời riêng mang khuyên chúng ta điều gì ?

A. Giữ chữ tín.

B. Giữ lòng tin.

C. Giữ lời nói.

D. Giữ lời hứa.

Câu 20. Bà P mở cửa hàng bán rau sạch bà quan niệm rằng mặc dù sãi ít nhưng bà thấy vui vì cung cấp rau sạch là niềm vui cho mọi người, bảo vệ sức khỏe mọi người. Nhiều lần bà C ngỏ lời bảo bà P nhập thêm rau Trung Quốc cho rẻ, mã đẹp và thu lợi nhuận cao nhưng bà nhất quyết không đồng ý. Việc làm đó của bà P thể hiện điều gì?

A. Bà P là người giữ lời hứa.

B. Bà P là người thật thà.

C. Bà P là người giữ chữ tín.

D. Bà P là người tốt bụng.

Câu 21. Muốn giữ được lòng tin của mọi người đối với mình thì mỗi người cần phải làm gì?

A. Làm tốt chức trách, nhiệm vụ.

B. Giữ đúng lời hứa.

C. Đúng hẹn trong mối quan hệ của mình với mọi người xung quanh.

D. Cả A,B,C.

Câu 22. Câu tục ngữ: Phép vua thua lệ làng nói đến yếu tố nào?

A. Pháp luật.

B. Kỉ luật.

C. Chữ tín.

D. Liêm khiết.

Câu 23. Quy tắc xử xự chung, có tính bắt buộc, do nhà nước ban hành, được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế được gọi là ?

A. Liêm khiết.

B. Công bằng.

C. Pháp luật.

D. Kỉ luật.

Câu 24. Biểu hiện của pháp luật là?

A. Đèn đỏ dừng lại, đèn xanh đi tiếp.

B. Xử phạt những người buôn bán động vật quý hiếm.

C. Bắt giam các đối tượng đua xe trái phép.

D. Cả A,B,C.

Câu 25. Biểu hiện của kỉ luật là?

A. Nội quy lớp học.

B. Quy chế thi cử.

C. Điều lệ của làng, xã do mọi người đặt ra.

D. Cả A,B,C.

Câu 26. Các hành vi: Buôn bán người qua biên giới, chặt gỗ trong khu du lịch sinh thái, bắt cóc trẻ em vi phạm điều gì?

A. Vi phạm pháp luật.

B. Vi phạm kỉ luật.

C. Vi phạm quy chế.

D. Vi phạm quy định.

Câu 27. A là một học sinh nữ lớp 6 nổi tiếng hát hay, đàn giỏi ; B là học sinh nam cùng lớp có biệt tài chơi thể thao giỏi và đẹp trai. Hai bạn học cùng nhau và nảy sinh tình cảm quý mến nhau nhưng giữa hai bạn luôn giữ khoảng cách với nhau và hai bạn hứa với nhau là sẽ giúp đỡ nhau cùng tiến lên trong học tập. Tổng kết cuối năm A và B lần lượt đứng nhất và nhì của lớp. Tình cảm của A và B được gọi là gì?

A. Tình bạn trong sáng, lành mạnh.

B. Tình yêu.

C. Tình anh em.

D. Tình đồng nghiệp.

Câu 28. D là bạn thân của E, trong giờ kiểm tra 15 phút E không học bài cũ nên lén thầy cô giở sách ra chép. Nếu là D em sẽ làm gì ?

A. Nhắc nhở bạn, khuyên bạn không được làm như vậy vì vi phạm kỉ luật.

B. Nhờ bạn D cho xem tài liệu cùng.

C. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.

D. Nói với cô giáo để bạn bị phạt.

Câu 29. Arixtot đã nói: Tình bạn là cái cần thiết nhất đối với cuộc sống, vì không ai lại mong muốn cuộc sống không có bạn bè, dù cho người đó có mọi hạnh phúc khác chăng nữa. Tình bạn mà Arixtot đề cập đến là tình bạn như thế nào?

A. Tình bạn trong sáng, lành mạnh.

B. Tình bạn đầy toan tính.

C. Tình bạn để vụ lợi.

D. Tình bạn là tình yêu giữa nam và nữ.

Câu 30. Tình bạn trong sáng có ở giới tính nào?

A. Chỉ có ở giới nam.

B. Chỉ có ở giới nữ.

C. Chỉ có ở giới tính thứ 3.

D. Cả A và B.

Câu 31. Tình bạn trong sáng, lành mạnh có ý nghĩa như thế nào?

A. Giúp cho con người cảm thấy ấm áp, tự tin, yêu đời và hoàn thiện mình hơn.

B. Giúp cho mọi người gần nhau hơn.

C. Giúp cho mọi người tôn trọng nhau hơn.

D. Giúp cho mọi người vui vẻ hơn.

Câu 32. Trong các tổ chức sau tổ chức nào thuộc tổ chức chính trị - xã hội?

A. Đảng Cộng sản Việt Nam.

B. Nhà nước CHXH Chủ nghĩa Việt Nam.

C. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

D. Cả A,B,C.

Câu 33. Những hoạt động có nội dung liên quan đến việc xây dựng và bảo vệ Nhà nước, chế độ chính trị, trật tự an ninh xã hội; là những hoạt động trong các tổ chức chính trị, đoàn thể quần chúng và hoạt động nhân đạo, bảo vệ môi trường sống của con người được gọi là ?

A. Hoạt động hành chính.

B. Hoạt động chính trị - xã hội.

C. Hoạt động nhân văn.

D. Hoạt động nhân đạo.

Câu 34. Các hoạt động chính trị - xã hội là?

A. Tham gia làm tình nguyện viên tiếp sức mùa thi.

B. Vận động bà con ủng hộ quần áo cho bà con vùng xâu, vùng xa.

C. Thăm hỏi gia đình thương binh, liệt sỹ.

D. Cả A,B,C.

Câu 35. Hoạt động chính trị - xã hội là … để mỗi cá nhân bộc lộ, rèn luyện, phát triển khả năng và đóng góp trí tuệ, công sức của mình vào công việc chung của xã hội. Trong dấu “…” đó là ?

A. Điều kiện.

B. Tiền đề.

C. Động lực.

D. Yếu tố.

Câu 36. Biểu hiện tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội là?

A. Vận động người dân trong xóm quét dọn khuôn viên nhà văn hóa sạch sẽ vào cuối tuần.

B. Vận động người dân, bạn bè giúp đỡ gia đình gặp khó khăn trong xóm.

C. Dạy các em nhỏ tập thiếu niên vào dịp hè.

D. Cả A,B,C.

Câu 37. Việt Nam ký kết Hiệp định liên Chính phủ về sử dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình với Liên bang Nga, Trung Quốc và Achentina. Điều đó thể hiện điều gì ?

A. Việt Nam học hỏi các nước về Khoa học và công nghệ.

B. Việt Nam học hỏi các nước về khoa học và kĩ thuật.

C. Việt Nam học hỏi các nước về khoa học.

D. Việt Nam học hỏi các nước về kĩ thuật.

Câu 38. Ở các nước phương Tây, lứa tuổi thanh thiếu niên quan hệ tình dục trước hôn nhân khá cao. Ở nước ta hiện nay tình trạng phá thai và kết hôn ở độ tuổi ngày càng tăng nhanh. Thông tin đó nói lên điều gì?

A. Một số thanh thiếu niên ở Việt Nam học hỏi các yếu tố không tích cực từ các nước phương Tây.

B. Một số thanh thiếu niên ở Việt Nam học hỏi các yếu tố tích cực từ các nước phương Tây.

C. Một số thanh niên ở Việt Nam sống vô cảm.

D. Một số thanh niên ở Việt Nam sống không có trách nhiệm.

Câu 39. Ngày nay, thế hệ trẻ chỉ quan tâm đến nhạc nước ngoài như: Nhạc Hàn Quốc, nhạc Anh, nhạc Trung…và bài trừ thậm chí ghét bỏ các loại nhạc truyền thống của dân tộc như: hát cải lương, hát xoan, hát quan họ.Việc làm đó nói lên điều gì?

A. Các bạn trẻ không tôn trọng dân tộc mình.

B. Các bạn trẻ tôn trọng dân tộc mình.

C. Các bạn trẻ sống vô tâm.

D. Các bạn trẻ sống vô trách nhiệm.

Câu 40. Việc tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác phải chú ý đến điều gì?

A. Học hỏi các mặt tích cực phải chọn lọc và phù hợp với bản sắc dân tộc mình.

B. Học hỏi cả mặt tích cực và hạn chế.

C. Chỉ học hỏi mặt tích cực và không cần chọn lọc.

D. Chỉ học hỏi mặt tiêu cực.


Đề thi, giáo án các lớp các môn học