Đề thi Học kì 1 Ngữ Văn lớp 8 năm 2024 có ma trận (20 đề)
Tuyển chọn Đề thi Học kì 1 Ngữ Văn lớp 8 năm 2024 có ma trận (20 đề) chọn lọc được các Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn và sưu tầm từ đề thi Ngữ Văn 8 của các trường THCS. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong các bài thi Học kì 1 môn Ngữ Văn 8.
Để mua trọn bộ Đề thi Ngữ Văn 8 bản word có lời giải chi tiết, đẹp mắt, quý Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Ma trận kiểm tra giữa học kì 1 môn Văn
Mức độ Chủ đề |
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Sáng tạo |
Tổng cộng |
1. Đọc-hiểu |
- Nhớ tên tác phẩm, tác giả - Nhận biết được các từ thuộc trường từ vựng. |
- Hiểu được nội dung chính của đoạn trích. - Hiểu các phương thức biểu đạt và tác dụng của việc phối hợp các phương thức biểu đạt. |
|||
Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: |
2 2,0 20% |
2 2,0 20% |
4 4,0 40% |
||
2. Tập làm văn |
Mở bài: Giới thiệu về việc em đã làm khiến bố mẹ rất vui lòng. |
Kết bài: - Cảm nhận chung về việc làm của bản thân. - Liên hệ nêu mong ước, hứa hẹn. |
Thân bài: - Hoàn cảnh xảy ra sự việc. - Kể lại diễn biến sự việc - Thái độ của bố mẹ qua việc làm của em. - Suy nghĩ của bản thân về việc làm tốt. |
Diễn đạt mạch lạc, trôi chảy, có tính sáng tạo. |
|
Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: |
1/4 1,0 10% |
1/4 1,0 10% |
1/4 3,0 30% |
1/4 1,0 10% |
1 6,0 60% |
Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: |
2+ 1/4 3,0 30% |
2+ 1/4 3,0 30% |
1/4 3,0 30% |
1/4 1,0 10% |
5 10,0 100% |
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 8
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
Phần 1: Đọc – hiểu văn bản (3 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi ở bên dưới
“Mỗi người đều có một ước mơ riêng cho mình. Có những ước mơ nhỏ nhoi như của cô bé bán diêm trong truyện cổ An – đéc – xen, một mái nhà trong đêm đông giá buốt. Cũng có những ước mơ lớn lao làm thay đổi cả thế giới như của tỷ phú Bill Gates. Mơ ước khiến chúng ta trở nên năng động một cách sáng tạo nhưng chúng ta chỉ mơ thôi thì chưa đủ. ước mơ chỉ trở thành hiện thực khi đi kèm với hành động và nỗ lực thực hiện ước mơ… Tất cả chúng ta đều phải hành động nhằm biến ước mơ của mình thành hiện thực.
[…] Ngày bạn thôi mơ mộng là ngày cuộc đời bạn mất hết ý nghĩa. Những người biết ước mơ là những người đang sống cuộc sống của các thiên thần. Ngay cả khi giấc mơ của bạn không bao giờ trọn vẹn bạn cũng sẽ không phải hối tiếc vì nó. Như Đôn ki – hô – tê đã nói: “Việc mơ những giấc mơ diệu kỳ là điều tốt nhất một người có thể làm”.
Tôi vẫn tin vào những câu chuyện cổ tích – nơi mà lòng kiên nhẫn, ý chí bền bỉ sẽ được đền đáp. Hãy tự tin tiến bước trên con đường mơ ước của bạn.”
(Quà tặng cuộc sống, Thu Quỳnh và Hạnh Nguyên dịch, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2016, tr.56 – 57)
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì?
Câu 2: Nêu công dụng của dấu hai chấm trong câu văn sau: “Như Đôn Ki-hô-tê đã nói: “Việc mơ những giấc mơ diệu kỳ là điều tốt nhất một người có thể làm”.
Câu 3: Tìm một câu ghép có trong đoạn trích và nêu cách nối các vế câu trong câu ghép đó?
Câu 4: Bài học tâm đắc nhất mà em rút ra từ đoạn trích trên là gì? (Trình bày bằng một đoạn văn từ 5 – 7 dòng)
Phần 2. Tạo lập văn bản (7 điểm)
Câu 1: Từ nội dung đoạn trích ở phần đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) về chủ đề: Đừng từ bỏ ước mơ!
Câu 2: Thuyết minh về chiếc phích nước.
--------------HẾT-------------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 8
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 2)
Câu 1 (2,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Đó là chiếc lá cuối cùng, Giôn-xi nói, “Em cứ tưởng là nhất định trong đêm vừa qua nó đã rụng. Em nghe thấy gió thổi. Hôm nay nó sẽ rụng thôi và cùng lúc đó thì em sẽ chết”.
“Em thân yêu, thân yêu!”, Xiu nói, cúi khuôn mặt hốc hác xuống gần gối, “Em hãy nghĩ đến chị, nếu em không còn muốn nghĩ đến mình nữa. Chị sẽ làm gì đây?”.
Nhưng Giôn-xi không trả lời. Cái cô đơn nhất trong khắp thế gian là một tâm hồn đang chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến đi xa xôi bí ẩn của mình. Khi những dây ràng buộc cô với tình bạn và với thế gian cứ lơi lỏng dần từng sợi một, ý nghĩ kì quặc ấy hình như càng choán lấy tâm trí cô mạnh mẽ hơn.
Ngày hôm đó trôi qua và ngay cả trong ánh hoàng hôn, họ vẫn có thể trông thấy chiếc lá thường xuân đơn độc níu vào cái cuống của nó trên tường. Thế rồi, cùng với màn đêm buông xuống, gió bấc lại ào ào, trong khi mưa vẫn đập mạnh vào cửa sổ và rơi lộp độp xuống đất từ mái hiên thấp kiểu Hà Lan...
(O. Hen-ri, Chiếc lá cuối cùng)
a. Cụm từ in nghiêng trong câu “Cái cô đơn nhất trong khắp thế gian là một tâm hồn đang chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến đi xa xôi bí ẩn của mình.” có sử dụng biện pháp tu từ nào? Cụm từ đó có ý nghĩa gì?
b. Xét về cấu tạo, câu in đậm trong đoạn trích trên là câu gì?
c. Kết thúc truyện, Xiu đã nói với Giôn-xi rằng chiếc lá thường xuân cuối cùng ở trên tường là kiệt tác của cụ Bơ-men. Vì sao?
d. Từ đó, em hiểu thế nào về quan điểm nghệ thuật của tác giả?
Câu 2 (3,0 điểm): Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 đến 15 dòng) trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của cụ Bơ-men trong tác phẩm “Chiếc lá cuối cùng” của O.Hen-ri
Câu 3 (5,0 điểm): Hãy kể về một kỉ niệm với người bạn thân khiến em xúc động và nhớ mãi.
--------------HẾT-------------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 8
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 3)
I. Trắc nghiệm khách quan (3 điểm, 12 câu, mỗi câu trả lời đúng 0,25 điểm).
Đọc kỹ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng.
“Khi trời vừa hửng sáng thì Giôn – xi, con người tàn nhẫn, lại ra lệnh kéo mành lên.
Chiếc lá thường xuân vẫn còn đó.
Giôn – xi nằm nhìn chiếc lá hồi lâu. Rồi cô gọi Xiu đang quấy món cháo gà trên lò hơi đốt.
“Em thật là con bé hư, chị Xiu thân yêu ơi !”, Giôn – xi nói: “Có một cái gì đấy đã làm cho chiếc lá cuối cùng vẫn còn đó để cho em thấy rằng mình đã tệ như thế nào. Muốn chết là một tội. Giờ chị có thể cho em xin tí cháo và chút sữa pha ít rượu vang đỏ và – khoan – đưa cho em chiếc gương tay trước đã, rồi xếp mấy chiếc gối lại quanh em, để em ngồi dậy xem chị nấu nướng…”
(SGK Ngữ văn 8, tập 1, trang 88)
1. Đoạn trích trên thuộc văn bản nào?
A. Cô bé bán diêm
B. Hai cây phong
C. Đánh nhau với cối xay gió
D. Chiếc lá cuối cùng
2. Tác giả của văn bản ấy là ai?
A. Ai-ma-tốp
B. O. Hen-ri
C. Xéc-van-tét
D. An-đéc-xen
3. Văn bản chứa đoạn trích thuộc thể loại nào?
A. Truyện ngắn
B. Hồi ký
C. Tiểu thuyết
D. Phóng sự
4. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là gì?
A. Biểu cảm
B. Nghị luận
C. Tự sự
D. Miêu tả
5. Nội dung chính của đoạn trích là gì?
A. Tình yêu mãnh liệt của Xiu với Giôn – xi
B. Tình yêu mãnh liệt của Giôn – xi với cuộc sống
C. Tâm trạng chán chường của Giôn xi
D. Sự thức tỉnh và niềm tin vào cuộc sống của Giôn – xi
6. Câu văn: “Chiếc lá thường xuân vẫn còn đó.” thuộc loại câu gì ?
A. Câu đơn
B. Câu đặc biệt
C. Câu ghép chính phụ
D. Câu ghép đẳng lập
7. Từ “ơi” trong câu: “Em thật là con bé hư, chị Xiu thân yêu ơi!” thuộc loại từ nào?
A. Tình thái từ
B. Trợ từ
C. Thán từ
D. Phó từ
8. Dấu ngoặc kép trong câu: “Em thật là con bé hư, chị Xiu thân yêu ơi !” dùng để làm gì ?
A. Đánh dấu từ ngữ, đoạn dẫn trực tiếp
B. Đánh dấu từ ngữ có hàm ý mỉa mai
C. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo hàm ý đặc biệt
D. Đánh dấu lời thoại của nhân vật
9. Các từ: “tàn nhẫn, độc ác, lạnh lùng” thuộc trường từ vựng nào dưới đây?
A. Chỉ bản chất con người
B. Chỉ tâm hồn con người
C. Chỉ tâm trạng con người
D. Chỉ đạo đức của con người
10. Nghĩa của từ “tàn nhẫn” là gì?
A. Hay nói xấu, làm hại đến người khác
B. Lạnh lùng, cay nghiệt đối với người khác
C. Độc ác quá mức gây đau khổ tai hại với người khác
D. Ích kỷ, không biết yêu thương người khác
11. Ý nào dưới đây nêu chính xác nhất khái niệm về từ tượng hình?
A. Là những từ gợi hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật
B. Là những từ gợi tả bản chất của sự vật
C. Là những từ mô tả âm thanh của con người, sự vật
D. Là những từ miêu tả tính cách của con người
12. Câu văn: “Cái cô đơn nhất trong khắp thế gian là một tâm hồn đang chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến đi xa xôi bí ẩn của mình.” sử dụng biện pháp tu từ gì?
A. Nói quá
B. Nói giảm, nói tránh
C. Chơi chữ
D. Ẩn dụ
II. Tự luận (7 điểm) Hãy viết một bài văn giới thiệu về ngôi trường thân yêu của em.
--------------HẾT-------------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 8
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 4)
Câu 1: (3 điểm)
1. Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời các câu hỏi:
( ...) “Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng. Từ ngã tư đầu trường học về đến nhà, tôi không còn nhớ mẹ tôi đã hỏi tôi và tôi đã trả lời mẹ tôi những câu gì. Trong phút rạo rực ấy, cái câu nói của cô tôi lại nhắc lại:
- Mày dại quá! Vào Thanh Hóa đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào bắt mợ mày may vá, sắm sửa cho và bế em bé chứ.
Nhưng bên tai ù ù của tôi, câu nói ấy bị chìm ngay đi, tôi không mảy may nghĩ ngợi gì nữa...”
a) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Văn bản đó nằm trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Thuộc thể loại gì? Kể theo ngôi thứ mấy?
b) Đoạn văn trên kể lại sự việc gì?
2. Nguyên nhân sâu xa nào đã tác động đến tâm trạng hồi sinh của Giôn-xi trong truyện “Chiếc lá cuối cùng” của O.Hen-ri? Tại sao nhà văn kết thúc truyện bằng lời kể của Xiu mà không để cho Giôn-xi phản ứng gì thêm?
Câu 2: (2 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
(…) “Biển luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng xanh thẳm như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt nặng nề. Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu, giận dữ... ”
(Theo Vũ Tú Nam, Biển đẹp)
a) Xác định các câu ghép trong đoạn văn trên.
b) Phân tích cấu trúc của các câu ghép và xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép ấy.
Câu 3: (5 điểm) Nhập vai nhân vật chị Dậu kể lại câu chuyện trong văn bản “Tức nước vỡ bờ” trích từ tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố.
--------------HẾT-------------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 8
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 5)
I. Đọc hiểu văn bản (3 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Rừng đước mênh mông. Cây đước mọc dài tăm tắp, cây nào cây nấy thẳng như cây nến khổng lồ. Rễ cao từ ba bốn thước tua tủa giương ra chung quanh như những cánh tay từ trong thân cây thò ra bám đất. Mặt đất lầy nhẵn thín, không một cọng cỏ mọc. Chỉ có vài chiếc lá rụng mà nước triều lên chưa kịp để cuốn đi, và bóng nắng chiếu xuyên qua những tầng lá dày xanh biếc, soi lỗ chỗ trên lượt bùn mượt mà vàng óng li ti vết chân của những con dã tràng bé tẹo.
(Trích Đất rừng phương Nam – Đoàn Giỏi, http://gacsach.com/doc-online/82591/dat-rung-phuong-nam-chuong18-html)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2: Chỉ ra từ tượng hình trong các câu in đậm ở đoạn trích trên.
Câu 3: Nêu tác dụng của từ tượng hình đó.
Câu 4: Khái quát nội dung của đoạn văn bản trên.
II. Làm văn (7 điểm)
Nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao đã có nhiều phẩm chất đáng quý, đáng trân trọng. Bằng những hiểu biết của em về văn bản Lão Hạc (Nam Cao), hãy làm sáng tỏ điều đó.
--------------HẾT-------------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 8
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 6)
1. Đọc – hiểu văn bản (5,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 5 :
Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay :
- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ !
- Cụ bán rồi ?
- Bán rồi. Họ vừa bắt xong.
Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc. Tôi hỏi cho có chuyện :
Thế nó cho bắt à ?
Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão khóc mếu như con nít. Lão hu hu khóc…
(Ngữ Văn 8 – Tập 1, trang 41,42)
Câu 1. Đoạn trích được trích từ văn bản nào ? Tác giả là ai?
Câu 2. Liệt kê những từ tượng hình, tượng thanh có trong đoạn trích? Nêu tác dụng?
Câu 3. “Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão khóc mếu như con nít” Phân tích cấu tạo của câu ghép ? Nêu mối quan hệ giữa các vế trong câu ghép ?
Câu 4. Em có nhận xét gì về tâm trạng của lão Hạc khi bán chó qua đoạn trích trên?
Câu 5. Nếu em là lão Hạc, trong tình huống đó em có nên bán con chó đi không? Vì sao?
2. Tạo lập văn bản (5,0 điểm) Thuyết minh về một loài vật nuôi có ích cho gia đình.
--------------HẾT-------------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 8
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 7)
Câu 1: (2 điểm) Hãy viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về nhân vật chị Dậu trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”. (Trích tiểu thuyết Tắt đèn của nhà văn Ngô Tất Tố, Ngữ Văn 8)
Câu 2: (1 điểm) Xác định từ tượng hình và từ tượng thanh có trong câu văn sau:
Thằng Dần vừa thổi vừa húp soàn soạt. Chị Dậu rón rén bưng một bát cháo lớn đến chỗ chồng nằm.
Câu 3:(1 điểm) Xác định tình thái từ có trong đoạn trích sau và cho biết đó là loại tình thái từ gì?
a, Bây giờ nghe mẹ giục nó phải đi, nó lại nhếch nhác, mếu máo khóc:
– U nhất định phải bán con đấy ư?
b, Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay:
– Câu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ!
Câu 4: (1 điểm) Xác định câu ghép có trong đoạn trích sau và cho biết quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép đó:
Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng.
Câu 5: (5 điểm) Hãy vẽ một người (bạn, thầy cô, người thân …) sống mãi trong lòng em.
--------------HẾT-------------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 8
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 8)
Câu 1: (3 điểm) Đọc đoạn trích sau:
“...Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?”. (Lão Hạc, Nam Cao)
a. Người kể trong đoạn trích là ai? Kể về sự việc gì?
b. Chỉ ra các thán từ và các tình thái từ được sử dụng trong đoạn trích trên?
c. Đặt một câu ghép chỉ nguyên nhân vì sao lão Hạc gởi tiền cho ông giáo?
Câu 2:(2 điểm) Nêu đặc điểm nổi bật của văn thuyết minh? Hãy liệt kê các phương pháp thuyết minh đã học?
Câu 3:(5 điểm) Dựa vào nội dung đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố, hãy tưởng tượng em là người chứng kiến tình huống chị Dậu chống trả lại cai lệ và tên người nhà lý trưởng. Hãy kể lại bằng lời văn của mình.
--------------HẾT-------------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 8
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 9)
Phần 1: Đọc hiểu (3 điểm)
Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay :
– Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ !
– Cụ bán rồi ?
– Bán rồi ! Họ vừa bắt xong.
Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng
ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà oà lên khóc. Bây giờ thì tôi không
xót năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc.
Tôi hỏi cho có chuyện :
– Thế nó cho bắt à ?
Mặt lão đột nhiên co dúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước
mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu
như con nít. Lão hu hu khóc…
(Lão Hạc, Nam Cao, Ngữ văn 8, tập 1)
Câu 1: Em hãy xác định phương thức biểu đạt chính?
Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn văn
Câu 3: Tìm các tình thái từ có trong đoạn văn
Câu 4: Từ đoạn văn trên em hãy viết một đoạn văn ngắn ít nhất 5 câu nêu lên cảm nghĩ của em về nhân vật Lão Hạc.
Phần II. Tập làm văn (7 điểm) Em hãy viết một bài thuyết minh giới thiệu cái nón lá Việt Nam.
--------------HẾT-------------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 8
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 10)
I. ĐỌC HIỂU (4.0 ĐIỂM)
Đọc văn bản sau:
“Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...”
(Ngữ Văn 8, tập một, NXB GD, năm 2012)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1 (1.0 điểm) Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
Câu 2 (1.0 điểm) Xác định từ tượng thanh và từ tượng hình trong đoạn trích trên.
Câu 3 (1.0 điểm) Phân tích cấu tạo và cho biết quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép được in đậm trong đoạn trích.
Câu 4 (1.0 điểm) Từ nội dung đoạn trích, hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) trình bày suy nghĩ của em về tình thương những động vật nuôi trong gia đình.
II. TẬP LÀM VĂN (6.0 ĐIỂM)
Thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam.
--------------HẾT-------------
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Đề thi Ngữ văn 8 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu trả phí đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)