Đề thi Giữa kì 2 Văn 12 có đáp án (10 đề)
Với Đề thi Giữa kì 2 Văn 12 có đáp án (10 đề), chọn lọc giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong bài thi Giữa kì 2 Ngữ văn 12.
Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi Giữa kì 2 Ngữ văn 12 bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 12
Thời gian làm bài: 120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản:
Đừng tự làm trái tim mình thương tổn
Kẻo tâm hồn bề bộn tựa tơ giăng
Bởi cuộc đời vốn dĩ chẳng công bằng
Phải biết vượt khó khăn mà tồn tại
Ai thành công mà chưa từng thất bại
Bước sai đường quay lại muộn màng chi
Hà cớ gì để dạ mãi sân si
Tự đưa tay mà gạt đi dòng lệ
Dù biết rằng điều đó làm không dễ
Nhưng ưu sầu cũng đâu thể đổi thay
Có những điều cần phải học buông tay
Vì bản thân một ngày mai tươi sáng
Nước mắt rơi lâu ngày rồi cũng cạn
Mây có mù vẫn phiêu lãng bay xa
Nên chớ buồn về những thứ đã qua
Vì niềm vui chính là nơi phía trước
Bởi thời gian chẳng bao giờ chảy ngược
Đừng biến mình thành nhu nhược nhé ai.
(Bước qua niềm đau – Tùng Trần – Tuyển tập thơ tự động viên bản thân)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản.
Câu 2. Những dòng thơ nào thể hiện sự động viên bản thân hãy cố gắng vượt qua khó khăn, gian khổ của tác giả ?
Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về dòng thơ “ Có những điều cần phải học buông tay”?
Câu 4. Thông điệp mà anh/ chị rút ra từ văn bản trên là gì?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1(2,0 điểm)
Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về sự mạnh mẽ của con người trong cuộc sống.
Câu 2(5,0 điểm)
“… Ngày Tết, Mị cũng uống rượu. Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ực từng bát. Rồi say, Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn mọi người nhảy đồng, người hát, nhưng lòng Mị thì đang sống về ngày trước. Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng. Ngày trước, Mị thổi sáo giỏi. Mùa xuân này, Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo. Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị.
Rượu đã tan lúc nào. Người về, người đi chơi đã vãn cả. Mị không biết, Mị vẫn ngồi trơ một mình giữa nhà. Mãi sau Mị mới đứng dậy, nhưng Mị không bước ra đường chơi, mà từ từ bước vào buồng. Chẳng năm nào A sử cho Mị đi chơi Tết. Mị cũng chẳng buồn đi. Bấy giờ Mị ngồi xuống giường, trông ra cái cửa sổ lỗ vuông mờ mờ trăng trắng. Đã từ nãy, Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày Tết. Huống chi A Sử với Mị, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau! Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại, chỉ thấy nước mắt ứa ra. Mà tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường.
Anh ném pao, em không bắt
Em không yêu, quả pao rơi rồi”…
( Trích “Vợ chồng A Phủ”- Tô Hoài- Nhà xuất bản giáo dục, tập 2 trang7,8)
Cảm nhận của anh/ chị về diễn biến tâm trạng của nhân vật Mị trong đoạn trích trên.Từ đó làm nổi bật tấm lòng của nhà văn Tô Hoài đối với người dân lao động nghèo Tây Bắc.
...............................Hết...................................
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 12
Thời gian làm bài: 120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 2)
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:
“Khi đã khai phóng được bản thân, con người sẽ tìm ra chính mình ở hai khía cạnh quan trọng nhất: con người văn hóa và con người chyên môn của mình.
Ở khía cạnh con người văn hóa, đó là việc tìm ra được đâu là lương tri và phẩm giá của mình, đâu là lẽ sống và giá trị sống của mình; đâu là những giá trị làm nên chính mình, là những thứ mà vì nó hay để bảo vệ nó, mình sẵn lòng hi sinh mọi thứ khác; đâu là “chân ga” (để giúp mình vượt qua bao đèo cao) và đâu là “chân thắng” (để giúp mình không rơi xuống vực sâu).
Ở khía cạnh con người chuyên môn (hay con người công việc, nghề nghiệp, sự nghiệp), đó là việc tìm ra mình thực sự thích cái gì, mình giỏi cái gì, hiểu được mình giỏi đến mức độ nào để đặt mình vào một công việc phù hợp nhất với “cái chất” con người mình. Khi làm công việc mà mình giỏi nhất, mê nhất và phù hợp với “cái chất” con người của mình nhất thì khi đó làm việc cũng là làm người, khi đó mình làm việc nhưng cũng là sống với con người của mình”
(Đúng việc, một góc nhìn về câu chuyện khai minh – Giản Tư Trung, NXB Tri Thức – 2015)
Câu 1. Đoạn trích được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?
Câu 2. Hãy xác định câu chủ đề của đoạn văn bản.
Câu 3. Trong đoạn trích, tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào?
Câu 4. Từ quan niệm về “con người chuyên môn” trong đoạn trích trên, anh / chị hãy trình bày suy nghĩ trong định hướng lựa chọn nghề nghiệp của bản thân. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng.
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Cảm nhận về nhân vật Mị trong hai đoạn văn sau:
“... Mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Ở cái buồng Mị nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng. Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi. ...”
“...Trong bóng tối, Mị đứng im lặng, như không biết mình đang bị trói. Hơi rượu còn nồng nàn, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi. “Em không yêu, quả pao rơi rồi. Em yêu người nào, em bắt pao nào…”. Mị vùng bước đi. Nhưng tay chân đau không cựa được. Mị không nghe tiếng sáo nữa. Chỉ còn nghe tiếng chân ngựa đạp vào vách. Ngựa vẫn đứng yên, gãi chân, nhai cỏ. Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa. ...”
(Trích Vợ chồng A Phủ -Tô Hoài, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục, 2015)
...............................Hết...................................
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 12
Thời gian làm bài: 120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 3)
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi
Nắng Ba Đình mùa thu
Thắm vàng trên lăng Bác
Vẫn trong vắt bầu trời
Ngày tuyên ngôn Độc lập.
Ta đi trên quảng trường
Bâng khuâng như vẫn thấy
Nắng reo trên lễ đài
Có bàn tay Bác vẫy.
Ấm lòng ta biết mấy
Ánh mắt Bác nheo cười
Lồng lộng một vòm trời
Sau mái đầu của Bác...
(Nắng Ba Đình – Nguyễn Phan Hách)
Câu 1. Văn bản trên được trình bày theo các phương thức biểu đạt nào? (0,25 điểm)
Câu 2. Hãy chỉ ra biện pháp tu từ và cho biết hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ: (0,5 điểm)
Ta đi trên quảng trường
Bâng khuâng như vẫn thấy
Nắng reo trên lễ đài
Có bàn tay Bác vẫy.
Câu 3. Đoạn thơ trên gợi nhớ đến sự kiện lịch sử nào của nước ta? (0,25 điểm)
Câu 4. Trình bày cảm xúc của mình về sự kiện trọng đại được nhắc đến trong đoạn thơ trên bằng một đoạn văn khoảng 5 -7 dòng. (0,5 điểm)
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm)
Có ý kiến cho rằng: Tử tế là mạch sống tình người, đừng làm nó chết. Một ý kiến khác lại nêu vấn đề: Xã hội ngày nay, sống tử tế là quá khó khăn.
Vậy anh / chị hiểu như thế nào là sống tử tế? Hãy trình bày quan điểm của bản thân về sống tử tế trong cuộc sống hiện nay.
Câu 2. (4 điểm)
Trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân có đoạn:
“Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì… Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt… Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không.
Bà lão khẽ thở dài ngửng lên, đăm đăm nhìn người đàn bà. Thị cúi mặt xuống, tay vân vê tà áo đã rách bợt. Bà lão nhìn thị và bà nghĩ: Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được… Thôi thì bổn phận bà là mẹ, bà đã chẳng lo lắng được cho con… May ra mà qua khỏi được cái tao đoạn này thì thằng con bà cũng có vợ, nó yên bề nó, chẳng may ra ông giời bắt chết cũng phải chịu chứ biết thế nào mà lo cho hết được ?
Bà lão khẽ dặng hắng một tiếng, nhẹ nhàng nói với “nàng dâu mới” :
- Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng…
Tràng thở đánh phào một cái (…) Bà cụ Tứ vẫn từ tốn tiếp lời:
- Nhà ta thì nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi ra may mà ông giời cho khá… Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời ? Có ra thì rồi con cái chúng mày về sau”.
(Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục, 2013)
Cảm nhận của anh/ chị về tâm trạng nhân vật bà cụ Tứ được miêu tả trong đoạn trích trên. Từ đó, nêu nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lí của Kim Lân.
...............................Hết...................................
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 12
Thời gian làm bài: 120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 4)
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích dưới đây:
(1) Nếu bạn cho phép người khác ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống của bạn, thì bạn sẽ rơi vào trạng thái mất cân bằng hay tiêu cực tự lúc nào không hay. Bỏ qua tất cả những điều gây tổn thương cho con người bạn, không ai có quyền phán xét bạn. Họ có thể biết những câu chuyện của bạn, nhưng họ sẽ không thực sự cảm nhận được những gì bạn đã trải qua. Bạn không thể nào kiểm soát được tất cả những gì họ nói, nhưng bạn có thể kiểm soát được tầm ảnh hưởng của chúng đến mình như thế nào. Chỉ đơn giản là gạt bỏ tất cả những thứ tiêu cực xâm nhập vào trái tim và tâm trí của bạn. […]
(2) Cuộc sống sẽ là một cuộc hành trình đầy thử thách hoặc không là gì cả. Chúng ta sẽ không thể trở thành người chúng ta mong muốn bằng cách vẫn tiếp tục làm những gì đã từng làm. Hãy lắng nghe tiếng nói bên trong chính bản thân bạn, mà không phải là những gì áp đặt từ quan điểm của người khác. Làm theo những gì trái tim bạn mách bảo thì đó chính là con đường riêng của bạn. Những người khác có thể đi cùng bạn, nhưng họ sẽ không thể thay thế bạn được. Hãy luôn trân trọng cuộc sống của bạn mỗi ngày. Một ngày tươi đẹp sẽ mang đến cho bạn những niềm hạnh phúc, còn sự thất bại sẽ trang bị thêm cho bạn những điều tuyệt vời. Những điều tồi tệ nhất sẽ mang lại cho bạn những bài học tốt nhất. Sống đúng nghĩa chứ không phải chỉ là tồn tại.
(Trích Sống đúng nghĩachứ không phải chỉ là tồn tại, dẫn theo nghethuatsong.com.vn)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Theo tác giả, khi ta cho phép người khác ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống của mình, ta sẽ phải nhận hậu quả gì?
Câu 2. Nêu tác dụng của phép điệp “Hãy…” trong đoạn văn (2).
Câu 3. Chỉ ra sự khác nhau giữa “sống đúng nghĩa” và “tồn tại”.
Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan điểm: “sự thất bại sẽ trang bị thêm cho bạn những điều tuyệt vời”? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ đoạn trích trên, hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của việc lắng nghe tiếng nói từ bên trong mình.
Câu 2. (5,0 điểm)
Cảm nhận về nhân vật Mị trong hai đoạn văn sau:
“... Mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Ở cái buồng Mị Nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng. Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi. ...”“...Trong bóng tối, Mị đứng im lặng, như không biết mình đang bị trói. Hơi rượu còn nồng nàn, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi. “Em không yêu, quả pao rơi rồi. Em yêu người nào, em bắt pao nào…”. Mị vùng bước đi. Nhưng tay chân đau không cựa được. Mị không nghe tiếng sáo nữa. Chỉ còn nghe tiếng chân ngựa đạp vào vách. Ngựa vẫn đứng yên, gãi chân, nhai cỏ. Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa. ...”
(Trích Vợ chồng A Phủ -Tô Hoài, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục, 2015
...............................Hết...................................
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 12
Thời gian làm bài: 120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 5)
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích dưới đây:
“Thành đạt trong nghề nghiệp chỉ là một khía cạnh của cuộc sống. Đa số nhữngngười thuộc thế hệ trẻ còn phải chấp nhận một thực tế phũ phàng nữa là cuộc sống riêng tư không phải lúc nào cũng suôn sẻ, đem lại cho họ toàn là những sự mãn nguyện và những niềm vui. Nói với thế hệ trẻ một cách đơn giản rằng nếu cố gắng mọi chuyện sẽ tốt đẹp cả thì chỉ là nói cho có chuyện, là gây ảo tưởng cho những bộ óc ngây thơ. Một giáo sư triết học người Ba Lan nổi tiếng, ông Leszek Kolaczhowski đã từng nói: “Một nền văn hóa thực sự có giá trị là nền văn hóa giúp cho mọi người biết cách chịu đựng thất bại, bởi cuộc sống suy cho cùng không phải gì khác ngoài việc con người đi từ thất bại này đến thất bại khác”. Câu triết lí vừa dẫn có thể làm cho nhiều người lo ngại. Tuy nhiên cần phải ý thức được rằng những khái niệm như “thất bại”, “rủi ro trong suốt một đời”, muốn hay không, vẫn tồn tại như một phần cuộc sống. Nhà thơ Ba Lan Czeslaw Milosz, người được tặng giải thưởng Nobel văn học năm 1980, vừa kỉ niệm ngày sinh lần thứ 90 của mình, khi được hỏi: “Ông có nghĩ mình là người hạnh phúc hay không? đã trả lời gọn lỏn “không”. Câu trả lời làm mọi người suy ngẫm: Một người như ông ta còn nói thế, nói gì đến chúng ta, những con người hết sức bình thường”.
(Trích “Nhà trường cần giúp đỡ người học có cách nhìn tương lai đúng đắn” của TS. Nguyễn Chí Thuật, dẫn theo báo GD&TĐ, số 45, 46- 2001)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1 (0,5 điểm).
Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2 (0,5 điểm).
Tại sao tác giả cho rằng: “Thành đạt trong nghề nghiệp chỉ là một khía cạnh của cuộc sống” ?
Câu 3 (1,0 điểm).
Anh/chị có đồng tình với quan điểm: “Nói với thế hệ trẻ một cách đơn giản rằng nếu cố gắng mọi chuyện sẽ tốt đẹp cả thì chỉ là nói cho có chuyện, là gây ảo tưởng cho những bộ óc ngây thơ.” không? Vì sao?
Câu 4 (1,0 điểm).
Thông điệp nào của đoạn trích có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Anh/chị hãy phân tích nhân vật người “vợ nhặt” trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân.
...............................Hết...................................
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 12
Thời gian làm bài: 120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 6)
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới (từ câu 1 đến câu 4)
“Cuộc đời của chúng ta đạt được những thành tựu gì, trở nên như thế nào, hạnh phúc hay bất hạnh, có ích hay có hại cho xã hội là do cách chúng ta lựa chọn. Kinh nghiệm cuộc đời cho tôi thấy có ba yếu tố quyết định sự lựa chọn của chúng ta: một là năng lực trí tuệ, hai là giá trị, ba là tầm nhìn. Hiển nhiên là năng lực trí tuệ có vai trò quan trọng trong sự lựa chọn. Năng lực trí tuệ ở đây là nắm bắt được những thông tin đầy đủ, phân tích những thông tin ấy và nhận thức được bản chất của những gì đang diễn ra xung quanh chúng ta...Giá trị là những gì chúng ta xem là quan trọng, thiết yếu, sống còn đối với mình, là những gì chúng ta có thể sẵn sàng đánh đổi tự do, an toàn, sự no ấm của mình để bảo vệ nó. Mỗi người có thể có những giá trị giống nhau và khác nhau. Nó là một cái thang bậc đa dạng thể hiện thứ tự ưu tiên của những gì chúng ta coi trọng. Mơ ước một cuộc sống đầy đủ không có gì là xấu, ngược lại còn là động lực của sự tiến bộ. Người ta chỉ khác nhau ở con đường đạt đến mục tiêu. Chính các giá trị đã hướng dẫn chúng ta chọn con đường nào để đạt đến mục tiêu. Điều cần nhớ: cái gì cũng có hai mặt, mỗi sự lựa chọn đều đòi hỏi chúng ta phải trả giá. Vì vậy điều quan trọng là hiểu rõ hậu quả những lựa chọn của chúng ta. Tầm nhìn là khả năng nhìn ra một viễn cảnh xa hơn bối cảnh thực tế mà mình đang sống. Tầm nhìn ngắn hạn là chạy theo những ngành thời thượng, là chọn nghề dựa trên những nhu cầu trước mắt. Tầm nhìn dài hạn là phân tích bối cảnh xã hội, xác định năng khiếu, đặc điểm và năng lực của bản thân, trong đó quan trọng nhất là năng lực tự học và phẩm chất cá nhân. Đó mới là giá trị cốt lõi quyết định những thành tựu mà ta có thể đạt được. Với tầm nhìn dài hạn đó, chúng ta sẽ không nản lòng với khó khăn trước mắt và kiên trì với sự lựa chọn của mình.”
(Phạm Thị Ly)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. Văn bản trên được trình bày theo cách thức nào sau đây: diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp? (0,5 điểm)
Câu 2. Xác định hai thao tác lập luận được sử dụng trong văn bản trên. (0,5 điểm)
Câu 3. Theo tác giả bài viết có mấy yếu tố quyết định sự lựa chọn của mỗi người trong cuộc đời? Trong những yếu tố ấy, yếu tố nào mang ý nghĩa cốt lõi quyết định thành tựu mà mỗi người có thể đạt được? (1,0 điểm)
Câu 4. Anh/Chị có đồng ý với quan điểm: “Cuộc đời của chúng ta đạt được những thành tựu gì, trở nên như thế nào, hạnh phúc hay bất hạnh, có ích hay có hại cho xã hội là do cách chúng ta lựa chọn.” không? Vì sao? (1,0 điểm)
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Mị trong đêm cởi trói cho A Phủ.
...............................Hết...................................
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 12
Thời gian làm bài: 120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 7)
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Có một người xây dựng cơ nghiệp bằng hai bàn tay trắng, rồi trở nên giàu có. Ông đối xử hào hiệp với mọi người, nhiệt tâm với sự nghiệp từ thiện. Một hôm, ông tìm hiểu ba gia đình nghèo, cuộc sống rất khó qua ngày. Ông cảm thông cho hoàn cảnh của mấy gia đình này, quyết định quyên góp cho họ. Một gia đình hết sức cảm kích, vui vẻ đón lấy sự giúp đỡ của ông. Một gia đình thì vừa do dự vừa tiếp nhận, nhưng hứa là nhất định sẽ hoàn trả lại. Một gia đình cảm ơn lòng hảo tâm của ông, nhưng lại cho rằng đây chỉ là một hình thức bố thí, nên đã từ chối.
(Dẫn theo giaoduc. net.vn)
Câu 1: Văn bản trên được viết theo phương thức nào là chính?
Câu 2: Vì sao người đàn ông trong văn bản trên lại quyết định quyên góp cho ba gia đình nghèo?
Câu 3: Anh/chị có phản đối cách ứng xử nào trong số các cách ứng xử của những gia đình nghèo trước hành động của người đàn ông trong văn bản trên không? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, nhà văn Tô Hoài hai lần miêu tả nhân vật Mị ở nhà thống lí Pá Tra:
Lần thứ nhất “… Lần lần, mấy năm qua, mấy năm sau, bố Mị chết. Nhưng Mị cũng không còn tưởng đến Mị có thể ăn lá ngón tự tử nữa. Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi. Bây giờ thì Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa… Mị cúi mặt, không nghĩ ngợi nữa, mà lúc nào cũng chỉ nhớ đi nhớ lại những việc giống nhau, tiếp nhau vẽ ra trước mặt, mỗi năm mỗi mùa, mỗi tháng lại làm đi làm lại: Tết xong thì lên núi hái thuốc phiện, giữa năm thì giặt đay, xe đay, đến mùa thì đi nương bẻ bắp, và dù lúc đi hái củi, lúc bung ngô, lúc nào cũng gài một bó đay trong cánh tay để tước thành sợi. Bao giờ cũng thế, suốt năm suốt đời như thế. Con ngựa, con trâu làm còn có lúc, đêm nó còn được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này thì vùi vào việc làm cả đêm cả ngày.
Mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Ở cái buồng Mị nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng. Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi…”.
Lần thứ hai “… Ngày tết, Mị cũng uống rượu. Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ực từng bát. Rồi say, Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn mọi người nhảy đồng, người hát, nhưng lòng Mị thì đang sống về ngày trước. Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng… Đã từ nãy, Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi…
Bây giờ Mị cũng không nói. Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng, bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng. Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo. Mị muốn đi chơi, Mị cũng sắp đi chơi. Mị quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách…”.
(Vợ chồng A Phủ- Tô Hoài; Ngữ văn 12, tập 2, Nhà xuất bản Giáo dục, 2015).
Phân tích nhân vật Mị trong hai lần miêu tả trên, từ đó làm nổi bật sự thay đổi của nhân vật này.
...............................Hết...................................
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 12
Thời gian làm bài: 120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 8)
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
Tôi tự cho mình là một người dám chấp nhận thất bại (...)
Tôi nộp hồ sơ xin việc ở nhiều nơi, và trong suốt 6 tháng trời, tôi chỉ nhận được hết cái lắc đầu này tới cái lắc đầu khác. Lại một thất bại nữa. Sự thất bại trong việc tìm việc làm tốt và lương cao khiến tôi nhận ra tôi cần phải làm tốt hơn nữa. Tôi đã dành một năm tự học và xin học bổng. Thời kỳ này áp lực lớn tới mức tóc trên đầu tôi rụng từng mảng. Tôi cao 1m74, và khi đó tôi chỉ nặng hơn 50 kg một chút. Nhưng nỗ lực của tôi cuối cùng không uổng. Tôi được nhận học bổng của viện Harvard Yenching tại trường Đại học Harvard và được nhận vào học tại Đại học Tổng hợp Texas tại Austin. Năm 24 tuổi, tôi bắt đầu qua Mỹ học tiến sĩ Kinh tế. Gần 6 năm học tiến sĩ là một thời kỳ gian khổ, đặc biệt là trong giai đoạn làm luận án. (...)
Năm 2010, tôi về Việt Nam và bắt đầu làm việc cho một Quỹ đầu tư lớn nhất nhì Việt Nam trên cương vị cố vấn kinh tế cao cấp. Nhiều người ngăn cản quyết định này. Nhiều người cho tôi là ngu ngốc. Và quả thật, tôi bị sa thải chỉ sau 3 tuần làm việc ở tập đoàn này.(...) Lần này nặng hơn vì tôi đã 33 tuổi. Nhưng chính nhờ thất bại này, sự nghiệp của tôi rẽ sang một lối đi mới. Tôi tham gia cùng các bạn bè thân hữu của mình xây dựng công ty tài chính TNK Capital, giờ là một công ty tư vấn tài chính uy tín ở Việt Nam. Từ công ty này, chúng tôi lập ra Ismart Education, một công ty tiên phong ở Việt Nam trong lĩnh vực giải pháp giáo dục số, và đầu tư vào Học viện Giáo dục Hoa Kỳ, là công ty sở hữu trường Cao đẳng Nghề Việt Mỹ. Đó cũng là lý do mà tôi đứng trước các bạn ngày hôm nay với tư cách Chủ tịch của trường.
Những thất bại mà tôi gặp phải trong 20 năm qua có thể chưa phải là những thất bại lớn. Tôi có thể sẽ còn gặp thêm nhiều thất bại nữa trong những năm tới. Nhưng mỗi khi thất bại, tôi lại thấy mình trưởng thành hơn và quyết tâm hơn.
Ngày hôm nay các bạn ra trường, cũng giống như tôi ra trường hồi 15 năm trước. Dù học giỏi tới đâu, hành trang lập nghiệp của các bạn cũng giống như tôi ngày đó, vẫn còn nghèo nàn lắm. Các bạn chắc chắn sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách, và sẽ có nhiều thất bại. Có những thất bại sẽ làm các bạn bật khóc. Có những thất bại sẽ làm các bạn không thể khóc thành lời. Có những thất bại sẽ làm các bạn mất niềm tin và gục ngã. Có những thất bại thậm chí làm các bạn đau đến mức ước như mình chưa bao giờ được sinh ra. Trong những giờ phút ấy, hãy nhớ rằng ai cũng sẽ phải trải qua những thử thách tương tự.
Cái gì không giết chết được chúng ta thì sẽ làm chúng ta lớn mạnh hơn. (...)
(Trích Bài diễn văn gây chấn động cộng đồng mạng của Tiến sỹ Trần Vinh Dự; nguồn batdongsanexpress.vn)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. (0.5 điểm)
Câu 2. Hãy đặt nhan đề cho văn bản. (0.5 điểm)
Câu 3. Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ chính trong những câu sau:
Có những thất bại sẽ làm các bạn bật khóc. Có những thất bại sẽ làm các bạn không thể khóc thành lời. Có những thất bại sẽ làm các bạn mất niềm tin và gục ngã. Có những thất bại thậm chí làm các bạn đau đến mức ước như mình chưa bao giờ được sinh ra. (1.0 điểm)
Câu 4. Em hiểu như thế nào về câu nói: Cái gì không giết chết được chúng ta thì sẽ làm chúng ta lớn mạnh hơn. (1.0 điểm)
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1. Viết đoạn văn nghị luận (15 đến 20 dòng) bàn về ý nghĩa của sự thất bại. (2.0 điểm)
Câu 2. Có ý kiến cho rằng nhân vật thị trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân thật đáng khinh. Nhưng cũng có người khẳng định: đó là nhân vật đáng thương và đáng trọng. Ý kiến của anh/chị như thế nào? (5.0 điểm)
...............................Hết...................................
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 12
Thời gian làm bài: 120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 9)
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Xin đừng vội nghĩ cứ có học vấn, bằng cấp cao là nghiễm nhiên trở thành người có văn hoá. Trình độ tri thức văn hoá cũng mới chỉ là tiền đề. Nếu sự rèn luyện nhân cách kém thì tiềm năng hiểu biết đó sẽ tạo nên thói hợm hĩnh, khinh đời; phong cách sống càng xấu đi, càng giảm tính chất văn hoá. Trong thực tế, ta thấy không hiếm những người có học mà phong cách sống lại rất trái ngược. Họ mở miệng là văng tục, nói câu nào cũng đều có kèm từ không đẹp. Mặt vênh vênh váo váo, coi khinh hết thảy mọi người. Trò chuyện với ai thì bao giờ cũng hiếu thắng, nói lấy được, nhưng khi gặp khó khăn thì chùn bước, thoái thác trách nhiệm. Trong lúc đó, có người học hành chưa nhiều, chưa có học hàm, học vị gì nhưng khiêm tốn, lịch sự, biết điều trong giao tiếp, khéo léo và khôn ngoan trong cách ứng xử trước mọi tình huống của cuộc sống. Rõ ràng là chất văn hoá trong phong cách sống phụ thuộc nhiều vào ý thức tu dưỡng tính nết, học tập trường đời và kết quả của giáo dục gia đình.
Tất nhiên, tác động của trình độ học vấn đến sự nâng cao phong cách văn hoá của một người rất lớn. Cách suy nghĩ, cách giải quyết mâu thuẫn, sự ước mơ, kỳ vọng và sự trau dồi lý tưởng có liên quan mật thiết đến tiềm năng hiểu biết. Đa số những người có học vấn cao thường có phong cách sống đẹp. Không thể phủ nhận thực tế đó, chỉ có điều cần nhớ là trình độ học vấn và phong cách sống văn hoá không phải lúc nào cũng đi đôi với nhau.
(Trích Học vấn và văn hoá — Trường Giang)
Câu 1. Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? (0,5đ)
Câu 2. Theo tác giả, trình độ học vấn có tác động như thế nào đến phong cách văn hoá của một người? (1,0đ)
Câu 3. Đọc đoạn trích, anh/ chị hiểu yếu tố cốt lõi làm nên cốt cách văn hóa của một con người là gì? (0,5đ)
Câu 4. Theo anh/ chị, quan điểm của tác giả có phù hợp với cuộc sống hiện nay không? Vì sao? (1,0đ)
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1. Viết đoạn văn nghị luận (15 đến 20 dòng) bàn về ý nghĩa của sự thất bại. (2.0 điểm)
Câu 2. Có ý kiến cho rằng nhân vật thị trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân thật đáng khinh. Nhưng cũng có người khẳng định: đó là nhân vật đáng thương và đáng trọng. Ý kiến của anh/chị như thế nào? (5.0 điểm)
...............................Hết...................................
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 12
Thời gian làm bài: 120 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 10)
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Người Nhật Bản rất thích ăn cá, nhưng chỉ thích ăn cá tươi và cực ghét cá ươn.
Sau thời gian dài khai thác, biển gần bờ đã không còn cá nữa. Để giải quyết nhu cầu, người Nhật quyết định đóng tàu to hơn và chuyển sang đánh bắt xa bờ. Tuy nhiên, vấn đề lại nảy sinh: Đánh cá càng xa bờ thì lại càng tốn nhiều thời gian để mang cá về – có khi mất vài ngày và cá không còn tươi nữa.
Các công ty đánh bắt cá của Nhật Bản thử cách lắp đặt tủ đông trên tàu đánh cá. Tủ đông làm đông cá ngay tại chỗ, từ đó giúp tàu có thể đi xa hơn và kéo dài thời gian đánh bắt lâu hơn. Tuy nhiên, vị cá đông lạnh không thể ngon như cá tươi sống, cá đông lạnh được bán với giá chẳng bao nhiêu.
Một lần nữa, các công ty Nhật lại tìm cách giải quyết vấn đề. Họ đưa các bể nuôi lên tàu rồi bắt cá nhốt vào bể.
Sau một thời gian dồn lắc chật chội, lũ cá dù mệt lử nhưng vẫn còn sống. Cá lại được bán ra cho người tiêu dùng. Nhưng người Nhật lại phát hiện sự khác biệt: vị cá không được tươi ngon, có lẽ là do bị nhốt quá lâu trong bể.
Các công ty Nhật đã làm thế nào để giải quyết, bài toán khó này?
Họ thả thêm một con cá mập nhỏ vào bể trên tàu. Cá mập chén một số cá trong đó – là những con cá yếu đuối, chậm chạp, số cá còn lại vẫn sống khoẻ và thịt vẫn rất thơm ngon khi vào đến bờ, bởi chúng luôn phải “hoạt động” để tránh cá mập. Và người tiêu dùng Nhật rất chuộng loại cá này.
(Trích: Từ câu chuyện người Nhật thích ăn cá tươi, theo http://www.giadinhvietnam.com)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng.
Câu 2: Theo anh/chị, qua câu chuyện này, mục đích chính của người viết là gì?
Câu 3: Những cách làm đó (để được ăn cá tươi) cho anh/chị hiểu điều gì về người Nhật Bản?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Anh/chị hãy biết một đoạn văn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến nên trong phần đọc hiểu: Gia đình và quê hương là chiếc nôi nâng đỡ cuộc đời con.
Câu 2 (5,0 điểm)
Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, nhà văn Tô Hoài đã ba lần nói tới “nắm lá ngón”. Những ngày Mị mới về làm dâu nhà thống lý Pá Tra: "Mị ném nắm lá ngón xuống đất. Nắm lá ngón Mị đã đi tìm hái trong rừng, Mị vẫn giấu trong áo. Thế là Mị không đành lòng chết".
Khi đã chấp nhận trở lại làm dâu nhà thống lý: Lần lần, mấy năm qua, mấy năm sau, bố Mị chết. Nhưng Mị cũng không còn nghĩ Mị có thể ăn lá ngón tự tử nữa.
Trong đêm tình mùa xuân: "Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa".
Phân tích tâm lý nhân vật Mị qua 3 lần xuất hiện hình ảnh nắm lá ngón trên. Từ đó, anh/chị hãy làm nổi bật sự thay đổi của nhân vật Mị.
(Vợ chồng A Phủ- Tô Hoài)
...............................Hết...................................
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)