Đề thi Giữa học kì 1 Văn 12 Đà Nẵng năm 2024 (10 đề)

Tuyển chọn Đề thi Giữa học kì 1 Văn 12 Đà Nẵng năm 2024 (10 đề) chọn lọc được các Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn và sưu tầm từ Đề thi Ngữ Văn 12 của các trường THCS. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong các bài thi Giữa Học kì 1 Ngữ Văn 12.

Xem thử

Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi Văn 12 Giữa kì 1 bản word có lời giải chi tiết:

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1 Đà Nẵng

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn 12

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

I.ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới:

"Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời.

Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối muỗi đã bắt đầu vo ve. Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen ; đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị; Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn"

(Trích "Hai đứa trẻ" - Thạch Lam, SGK Ngữ văn 11 tập 1, NXBGD năm 2014)

a. Đoạn văn trên được viết theo phương thức nào là chính?

b. Nêu nội dung của đoạn văn?

c. Những đặc sắc về nghệ thuật trong đoạn văn? Tác dụng?

d. Vẻ đẹp văn phong Thạch Lam qua đoạn văn trên.

II.LÀM VĂN (7 điểm)

Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

----------HẾT---------

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1 Đà Nẵng

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn 12

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

I. ĐỌC HIỂU (3 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“Cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ngoài ngưỡng cửa nhà mình là một cuộc sống nghèo nàn, dù nó có đầy đủ tiện nghi đến đâu đi nữa. nó giống như một mảnh vườn được chăm sóc cẩn thận, đầy hoa thơm sạch sẽ và gọn gàng. Mảnh vườn này có thể làm chủ nhân của nó êm ấm một thời gian dài, nhất là khi lớp rào bao quanh không còn làm họ vướng mắt nữa. Nhưng hễ có một cơn dông tố nổi lên là cây cối sẽ bị bật khỏi đất, hoa sẽ nát và mảnh vườn sẽ xấu xí hơn bất kì một nơi hoang dại nào. Con người không thể hạnh phúc với một hạnh phúc mong manh như thế. Con người cần một đại dương mênh mông bị bão táp làm nổi sóng nhưng rồi lại phẳng lì và trong sáng như trước. Số phận cảu những cái tuyệt đối cá nhân không bộc lộ ra khỏi bản thân, chẳng có gì đáng thèm muốn.”

[Theo A.L.Ghec-xen, 3555 câu danh ngôn, NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội, 1997]

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

Câu 2: Nêu nội dung chính của văn bản trên.

Câu 3: Chỉ ra tác dụng của việc dùng phép so sánh trong văn bản trên.

Câu 4: Theo quan điểm riêng của anh/ chị, cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ở bên ngoài ngưỡng cửa nhà mình gây ra những tác hại gì? (Trả lời ít nhất 2 tác hại trong khoảng 5-7dòng)

II. LÀM VĂN (7 điểm)

Phân tích tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc

----------HẾT---------

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1 Đà Nẵng

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn 12

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

I.ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Sông Đuống trôi đi
Một dòng lấp lánh
Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì
Xanh xanh bãi mía bờ dâu
Ngô khoai biêng biếc
Đứng bên này sông sao nhớ tiếc
Sao xót xa như rụng bàn tay”

(Trích “Bên kia sông Đuống” – Hoàng Cầm)

Câu 1/ Chủ đề đoạn thơ trên là gì?

Câu 2/ Phân tích giá trị biện pháp tu từ trong đoạn thơ

Câu 3/ Theo anh/chị, thể thơ mà nhà thơ sử dụng có ý nghĩa như thế nào trong việc biểu đạt nội dung tư tưởng của đoạn thơ trên?

II.LÀM VĂN (7 điểm)

Cảm nhận về cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu trong tác phẩm “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc

----------HẾT---------

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1 Đà Nẵng

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn 12

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 4)

I.ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi:

Mùa thu năm 1940, phát xít Nhật đến xâm lăng Đông Dương để mở thêm căn cứ đánh Đồng minh, thì bọn thực dân Pháp quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật. Từ đó dân ta chịu hai tầng xiềng xích: Pháp và Nhật. Từ đó dân ta càng cực khổ, nghèo nàn. Kết quả là cuối năm ngoái sang đầu năm nay, từ Quảng Trị đến Bắc Kì, hơn hai triệu đồng bào ta chết đói.

Câu 1 (0,5đ): Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?

Câu 2 (1đ): Nỗi khổ của người dân được thể hiện như thế nào?

Câu 3 (1,5đ): Qua đoạn trích, em hiểu thêm gì về những nỗi khổ mà người dân ta phải chịu?

II. LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1.(2đ): Nghị luận về hiện tượng lười học của học sinh.

Câu 2. (5đ): Phân tích hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.

----------HẾT---------

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1 Đà Nẵng

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn 12

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 5)

I.ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi:

Vượt khỏi tất cả mọi luật lệ, không phải thơ trở nên buông thả, bừa bãi. Sự cẩu thả, buông lỏng chưa bao giờ đi đôi được với nghệ thuật. Nhưng câu chuyện luật lệ trong thơ cũng như câu chuyện kỉ luật trong cách mạng. Kỉ luật của những tổ chức cách mạng chưa bao giờ dựa trên sự trừng phạt đe dọa mà tồn tại được, kỉ luật ấy phải tự giác mới bền vững. Nghệ thuật có kỉ luật sắt của nó, nhưng đó không thể là những trói buộc, lề lối định sẵn bên ngoài, những luật lệ bản thân, những luật lệ từ bên trong mà ra, chỉ càng quan trọng hơn. Đạp đổ bức tường giam trước mặt rồi, giới hạn chỉ còn do sức đi xa của mình.

(Mấy ý về thơ - Nguyễn Đình Thi)

Câu 1 (0,5 điểm): Nêu phương thức biểu đạt của đoạn trích.

Câu 2 (1 điểm): Nêu nội dung chính của đoạn trích.

Câu 3 (1,5 điểm): Dựa vào hiểu biết của em, hãy nêu tầm quan trọng của thơ trong cuộc sống hiện nay của con người.

II. Làm văn (7đ):

Câu 1 (2 điểm) :Suy nghĩ của em về câu tục ngữ "Một điều nhịn chín điều lành".

Câu 2 (5 điểm) : Phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu.

----------HẾT---------

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1 Đà Nẵng

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn 12

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 6)

I.ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi:

“Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa nhận là sự thông minh, nhạy bén với cái mới. Bản chất trời phú ấy rất có ích trong xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu. Nhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng còn tồn tại không ít cái yếu. Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học “thời thượng”, nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề. Không nhanh chóng lấp những lỗ hổng này thì thật khó bề phát huy trí thông minh vốn có và không thể thích ứng với nền kinh tế mới chứa đựng đầy tri thức cơ bản và biến đổi không ngừng…”

(Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới – Vũ Khoan)

Câu 1 (0,5 điểm): Nêu phương thức biểu đạt của đoạn trích.

Câu 2 (1 điểm): Nêu nội dung chính của đoạn trích.

Câu 3 (1,5 điểm): Đoạn văn đã giúp anh/chị nhận ra bài học gì?

II.  LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Giải thích và chứng minh câu nói: “Người không học như ngọc không mài”.

Câu 2 (5 điểm): Phân tích khổ thơ đầu bài thơ Tây Tiến (14 câu thơ đầu).

----------HẾT---------

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1 Đà Nẵng

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn 12

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 7)

I.ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi:

“Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa nhận là sự thông minh, nhạy bén với cái mới. Bản chất trời phú ấy rất có ích trong xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu. Nhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng còn tồn tại không ít cái yếu. Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học “thời thượng”, nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề. Không nhanh chóng lấp những lỗ hổng này thì thật khó bề phát huy trí thông minh vốn có và không thể thích ứng với nền kinh tế mới chứa đựng đầy tri thức cơ bản và biến đổi không ngừng…”

(Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới – Vũ Khoan)

Câu 1 (0,5 điểm): Nêu phương thức biểu đạt của đoạn trích.

Câu 2 (1 điểm): Nêu nội dung chính của đoạn trích.

Câu 3 (1,5 điểm): Đoạn văn đã giúp anh/chị nhận ra bài học gì?

II.  LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Giải thích và chứng minh câu nói: “Người không học như ngọc không mài”.

Câu 2 (5 điểm): Phân tích khổ thơ đầu bài thơ Tây Tiến (14 câu thơ đầu).

----------HẾT---------

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1 Đà Nẵng

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn 12

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 8)

I.ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi:

Cô bé nhà bên - (có ai ngờ!)
Cũng vào du kích
Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích
Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi!)
Giữa cuộc hành quân không nói được một lời
Đơn vị đi qua, tôi ngoái đầu nhìn lại…
Mưa đầy trời nhưng lòng tôi ấm mãi…”

(Trích “Quê hương” - Giang Nam)

Câu 1 (0,5 điểm): Nêu chủ đề - ý nghĩa của đoạn thơ trên.

Câu 2 (1 điểm): Xác định biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích và nêu tác dụng.

Câu 3 (1,5 điểm): Qua đoạn thơ, anh/chị rút ra bài học gì về tinh thần chiến đấu chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta?

II. LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1(2 điểm): ''Hãy yêu thương và chia sẻ, bạn sẽ nhận về niềm vui và hạnh phúc'' trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.

Câu 2 (5 điểm): Phân tích vẻ đẹp bi tráng của người lính Tây Tiến qua khổ thơ thứ 3.

----------HẾT---------

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1 Đà Nẵng

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn 12

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 9)

I.ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Cùng mắc võng trên rừng Trường Sơn
Hai đứa ở hai đầu xa thẳm
Đường ra trận mùa này đẹp lắm
Trường Sơn Đông nhớ Trường Sơn Tây.
Một dãy núi mà hai màu mây
Nơi nắng nơi mưa, khí trời cùng khác
Như anh với em, như Nam với Bắc
Như Đông với Tây một dải rừng liền.

(Trường Sơn Đông, Trường SơnTây – Phạm Tiến Duật)

Đọc đoạn thơ trên và trả lời câu hỏi :

a/ Đoạn thơ trên được viết bằng thể loại nào?Nhận xét về giọng điệu của đoạn thơ.

b/ Trong đoạn thơ trên tác giả đã thể hiện những cảm xúc gì ?

c/ “Trường Sơn Đông nhớ Trường Sơn Tây”

Hãy tìm trong bài thơ Tương tư của Nguyễn Bính một câu thơ có cách diễn đạt tương tự với câu thơ trên của Phạm Tiến Duật. Cách diễn đạt của hai câu thơ này có gì đặc biệt?

II.LÀM VĂN (7 điểm)

Phân tích đoạn mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập của Chủ Tịch Hồ Chí Minh

----------HẾT---------

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1 Đà Nẵng

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn 12

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 10)

I.ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Đọc văn bản:

Ôi quê hương xanh biếc bóng dừa
Có ngờ đâu hôm nay ta trở lại
Quê hương ta tất cả vẫn còn đây
Dù người thân đã ngã xuống đất này
Ta gặp lại những mặt người ta yêu biết mấy
Ta nhìn, ta ngắm, ta say
Ta run run nắm những bàn tay
Thương nhớ dồn trong tay ta nóng bỏng
Đây rồi đoạn đường xưa
Nơi ta vẫn thường đi trong mộng
Kẽo kẹt nhà ai tiếng võng đưa
Ầu ơ…thương nhớ lắm!
Ơi những bông trang trắng, những bông trang hồng
Như tấm lòng em trong trắng thủy chung
Như trái tim em đẹp màu đỏ thắm
Con sông nhỏ tuổi thơ ta đã tắm
Vẫn còn đây nước chẳng đổi dòng
Hoa lục bình tím cả bờ sông

(“Trở về quê nội” – Lê Anh Xuân)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Hai dòng thơ đầu có sử dụng những thành phần biệt lập nào? Dùng để diễn tả tâm trạng gì của nhà thơ?

Câu 2. Điệp từ “ta” được điệp lại nhiều lần kết hợp với một loạt những động từ “gặp lại”, “yêu”, “nhìn”, “say”, “ngắm”…có tác dụng gì?

Câu 3. Những hình ảnh nào trong đoạn thơ đã thể hiện được vẻ đẹp và sức sống tiềm tàng, mãnh liệt của quê hương?

Câu 4. Âm thanh “kẽo kẹt…tiếng võng đưa”, “Ầu ơ…” đánh thức điều gì trong cái tôi trữ tình của tác giả?

Câu 5. Chữ “tím” trong câu thơ “Hoa lục bình tím cả bờ sông” có sự chuyển đổi từ loại như thế nào? Tác dụng của sự chuyển đổi ấy trong việc biểu đạt nội dung?

II.LÀM VĂN (7 điểm)

Phân tích và làm sáng tỏ nhận định: Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện... đầy sức thuyết phục trong tác phẩm Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh.

----------HẾT---------

Xem thử


Các loạt bài lớp 9 khác