Đề thi Giữa kì 1 Văn 12 theo Thông tư 22 có đáp án (10 đề)
Tuyển chọn Đề thi Giữa kì 1 Văn 12 theo Thông tư 22 có đáp án (10 đề) chọn lọc được các Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn và sưu tầm từ đề thi Ngữ Văn 12 của các trường THPT. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong các bài thi Giữa kì 1 môn Ngữ Văn 12.
Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi Văn 12 Giữa kì 1 bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 1 theo Thông tư 22
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 12
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
Phần I: Đọc hiểu (3 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Sau khi điện thoại Bphone – sản phẩm công nghệ đầu tiên của người Việt Nam được nhà sản xuất BKAV giới thiệu là “chiếc điện thoại thông minh”, “siêu phẩm hàng đầu thế giới”… thì đã gặp không ít những dư luận trái chiều, chính người Việt chê bai sản phẩm của người Việt. Thậm chí có người còn đưa ra trò đùa quái ác, cụ thể là có thành viên trên cộng đồng mạng,sau khi nói những lời lẽ mang tính chất dìm hàng Việt không thương tiếc, anh ta đã đăng tải lên Facebook hình ảnh hóa đơn xác nhận việc anh hủy đặt mua 5 chiếc Bphone (phiên bản Mạ vàng 24K-128 GB) trị giá tổng 112.045.000 VND như một “chiến tích” để đời. Không những vậy, người này còn kêu gọi nhiều người khác làm theo hành động của mình. Một thanh niên khác cũng coi việc đặt mua và hủy đơn hàng điện thoại Bphone là một trào lưu giải trí và cũng bày “kinh nghiệm” cho những ai muốn tham gia quấy phá sản phẩm của hãng BKAV.
Nhưng bên cạnh đó cũng không ít người cho rằng Bphone là niềm tự hào của người Việt Nam, nếu có điều kiện nên mua hàng Việt, thay vì chỉ trích hãy ủng hộ khuyến khích…
(Báo mới.com.vn)
Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ chức năng của đoạn trích trên?
Câu 2: Suy nghĩ của anh/chị về hành động “chọc phá” của một số người trong đoạn trích đó?
Câu 3: Theo em thông điệp gợi ra từ văn bản trên là gì? Vì sao ?
Câu 4: Anh/chị có đồng tình với quan điểm của không ít người “Bphone là niềm tự hào của người Việt” không? Tại sao?
Phần II: Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ văn bản trong phần đọc hiểu nói trên, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề: Văn hóa chỉ trích của người Việt.
Câu 2 (5,0 điểm)
Phân tích vẻ đẹp của hình tượng người lính trong đoạn thơ sau:
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá giữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
( Trích Tây Tiến – Quang Dũng)
-----------------------Hết-----------------------
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 1 theo Thông tư 22
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 12
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 2)
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Khi nói đến ước mơ của mỗi người thì điều đầu tiên cần phải xác định đó không phải là những mong ước viển vông mà chính là mục đích con người đặt ra và cố gắng phấn đấu để đạt đến trong cuộc đời mình.
Đồng thời một yếu tố cũng hết sức quan trọng là cần phải xác định cách thức để đạt được mục đích đó, bởi không ai trong cuộc đời này lại không muốn đạt đến một điều gì đó. Sự khác biệt chính là ở phương thức thực hiện, cách thức đạt đến ước mơ của mỗi người và điều này sẽ quyết định“đẳng cấp” về nhân cách của mỗi người.
Có người đi đến ước mơ của mình bằng cách trung thực và trong sáng thông qua những nỗ lực tự thân tột cùng. Đây là những người có lòng tự trọng cao và biết dựa vào sức của chính mình, tin vào khả năng của chính mình và sự công bằng của xã hội. Đối với họ, mục tiêu chưa chắc là điều họ quan tâm, cái họ quan tâm hơn chính là phương thế để đạt đến mục tiêu trong cuộc sống.
Chính vì vậy họ là những người không bao giờ chấp nhận sống trong thân phận“tầm gửi”, trở thành công cụ trong tay người khác hay giao phó tương lai của mình cho người khác. Sở dĩ như thế là bởi họ chỉ tự hào với những gì do chính bản thân họ làm ra và đạt đến, đồng thời cũng là những người xem phương tiện quan trọng như mục tiêu của cuộc đời mình.
(Nguồn: Lê Minh Tiến, Đẳng cấp về nhân cách, http:// tuoitre.vn)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 2. Theo tác giả, điều gì sẽ quyết định “đẳng cấp” về nhân cách của mỗi người?
Câu 3. Vì sao tác giả cho rằng: những người không bao giờ chấp nhận sống trong thân phận “tầm gửi” chỉ tự hào với những gì do chính bản thân họ làm ra và đạt đến.
Câu 4. Từ đoạn trích trên, hãy rút ra bài học có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: Sự khác biệt chính là ở phương thức thực hiện, cách thức đạt đến ước mơ của mỗi người và điều này sẽ quyết định “đẳng cấp” về nhân cách của mỗi người.
Câu 2 (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau:
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bày thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
(Trích Tây Tiến – Quang Dũng)
Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xử sở
Làm nên đất nước muôn đời
(Trích Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm)
-----------------------Hết-----------------------
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 1 theo Thông tư 22
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 12
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 3)
I. ĐỌC HIỂU: (3 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Làm được một việc tốt quả là không dễ dàng, vì vậy cả đời làm việc tốt chứ không làm việc xấu, điều đó thật càng khó khăn. Một con người có thể làm được điều đó hay không còn tuỳ thuộc vào tố chất tổng hợp của cá nhân con người đó. Con người có tri thức, có kĩ năng sống cơ bản là sẽ làm được việc, nhưng không phải vì thế mà sẽ làm được việc tốt. Một người có thể làm được những việc tốt, những việc có lợi cho mọi người hay không, điều quan trọng là phải xem người đó có lí tưởng, có phẩm chất đạo đức tốt và thói quen hành vi tốt hay không. Vì thế, gốc rễ của chân lí làm việc tốt chứ không làm việc xấu là ở việc biết sống làm người.
(Cha mẹ tốt, con cái tốt, Dương Minh Hào, NXB GD Việt Nam, 2010)
1. Tìm câu văn nêu khái quát chủ đề của văn bản trên. (0,5 điểm)
2. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. (0,5 điểm)
3. Theo tác giả của đoạn trích trên, một người làm được những việc tốt sẽ được đánh giá là con người như thế nào? (1,0 điểm)
4. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 đến 7 câu) trình bày suy nghĩ của anh/chị về quan niệm: biết sống làm người là biết làm việc tốt. (1,0 điểm)
II. LÀM VĂN: (7 điểm):
Phân tích vẻ đẹp lãng mạn và tinh thần bi tráng của người lính Tây Tiến qua đoạn thơ sau:
...Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành...
(Trích Tây Tiến, Quang Dũng, Ngữ văn 12, tập 1, NXBGD, 2008)
-----------------------Hết-----------------------
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 1 theo Thông tư 22
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 12
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 4)
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu:
“ (1) Tôi năm nay 27 tuổi, là nữ, độc thân, trước nay đều tìm niềm vui từ công việc, học tập. Tôi tốt nghiệp một đại học có tiếng ở Hà Nội, ngành Kinh tế, có thể làm việc bằng tiếng Nhật. Hai năm đầu mới ra trường, tôi có công việc khá ổn định tại công ty sản xuất lớn. Tôi muốn phấn đấu nên đã tìm cơ hội mới. Tuy nhiên, mọi thứ không như tôi mong muốn.
(2) Ba năm trở lại đây, công việc có nhiều biến cố, tôi phải hai lần thay đổi công việc. Cho tới giờ tôi làm việc tại một văn phòng công ty nước ngoài, công việc nhàm chán, đồng nghiệp chỉ có một sếp và giám đốc kĩ thuật. Tôi đã làm được một năm, nhưng không hề yêu môi trường này. Tôi nhận thấy ở đây không có tương lai, không có động lực phấn đấu.
(3) Tôi biết mình sẽ nghỉ trong thời gian tới nhưng quan trọng tôi không có định hướng gì cho tương lai, không rõ mình muốn làm gì tiếp. Năm năm với ba công ty, nghiệp vụ khác nhau và tôi không biết mình có nghề gì trong tay.Tôi rất bế tắc và đang nghĩ tới việc nghỉ việc, đi học thêm tiếng Anh.
(4) Tôi đã dành đủ tiền cho việc trang trải học tập trong vòng một năm nhưng vẫn đầy lo lắng, sợ hãi về tương lai, công việc sắp tới. Đặc biệt, nỗi lo sợ bắt đầu ở tuổi 28 và lại là nữ giới,… Rất mong nhận được những chia sẻ, ý kiến tư vấn từ bạn đọc VnExpress. Cảm ơn mọi người nhiều!”
(Bùi Như Hà – https://vnexpress.net)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên
Câu 2: Trong đoạn văn (2), tác giả đã đưa ra những lí do nào khiến bản thân không còn động lực phấn đấu trong công việc?
Câu 3: Chỉ ra và phân tích hiệu quả của 2 biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn (3).
Câu 4: Anh/chị hãy đưa ra lời khuyên giúp tác giả thoát khỏi tâm trạng “lo lắng, sợ hãi về tương lai”.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về: Tuổi trẻ trước những cơ hội mới.
Câu 2 (5,0 điểm)
Bàn về hình tượng Nhân dân trong đoạn trích Đất nước (trích Trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm), có ý kiến cho rằng vẻ đẹp nổi bật của hình tượng Nhân dân là sự bình dị, gần gũi, thân thiết. Lại có ý kiến nhấn mạnh, vẻ đẹp sâu xa của hình tượng này là sự lớn lao, cao cả, phi thường. Từ cảm nhận của mình về đoạn trích sau, anh/chị hãy bình luận những ý kiến trên.
“Em ơi em
Hãy nhìn rất xa
Vào bốn nghìn năm Đất Nước
Năm tháng nào cũng người người lớp lớp
Con gái, con trai bằng tuổi chúng ta
Cần cù làm lụng
Khi có giặc người con trai ra trận
Người con giá trở về nuôi cái cùng con
Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh
Nhiều người đã trở thành anh hùng
Nhiều anh hùng cả anh và em đều nhớ
Nhưng em biết không
Có biết bao người con gái, con trai
Trong bốn ngàn lớp người giống ta lứa tuổi
Họ đã sống và chết
Giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra Đất Nước
Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng
Họ truyền lửa cho mỗi nhà từ hòn than qua con cúi
Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói
Họ ghánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân
Họ đánh đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái
Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm
Có nội thù thì vùng lên đánh giặc,…”
(Trích Đất nước – Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12)
-----------------------Hết-----------------------
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 1 theo Thông tư 22
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 12
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 5)
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Tổ quốc bắt đầu từ đâu?
Từ bức tranh ta được xem ngày nhỏ
Từ những ngày bạn tốt vẫn cùng ta
Thường đi học và chơi chung một phố.
Cũng có thể Tổ quốc được bắt đầy
Từ bài hát mẹ ta ru âu yếm,
Từ những cái ta quyết giữ vẹn tròn
Cả trong giờ khó khăn nguy hiểm.
Tổ quốc bắt đầu từ đâu?
Từ chiếc ghế ta vẫn ngồi trước ngõ,
Từ cây phong đơn độc giữa cánh đồng
Khẽ chao nhẹ những lần có gió.
Cũng có thể Tổ quốc được bắt đầu
Từ bài hát đầu xuân con sáo hát
Từ con đường ven xóm nhỏ quanh co
Và biến mất trong sương chiều xanh nhạt.
Tổ quốc bắt đầu từ đâu?
Từ ánh đèn nhà ai đang run rẩy,
Từ chiếc mũ bố ta đội ngày xưa,
Mà bất chợt trong hòm ta lại thấy.
Cũng có thể Tổ quốc được bắt đầu
Từ tiếng gõ của con tàu mệt mỏi
Từ lời thề mà thời trẻ yêu nhau
Ta giữ kín trong tim, không dám nói.
Tổ quốc bắt đầ từ đâu?
( Tổ quốc bắt đầu từ đâu?, M.L.Matusovski)
Câu 1: Xác định nhân vật trữ tình trong bài thơ trên. Trích dẫn ba câu thơ có sự xuất hiện hình ảnh nhân vật trữ tình.
Câu 2: Những hình ảnh “bức tranh ta được xem từ nhỏ”, “con đường ven xóm nhỏ quanh co”, “chiếc mũ bố ta đội ngày xưa”, “lời thề mà thời trẻ yêu nhau” đã gợi cho anh/chị những điều gì?
Câu 3: Dựa vào bài thơ trên, anh/chị hãy trả lời câu hỏi “Tổ quốc bắt đầu từ đâu?”
Câu 4: Điểm khác biệt và gặp gỡ trong quan niệm của Nguyễn Khoa Điềm qua câu thơ “Đất Nước có trong những cái ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể” so với quan niệm của M.L.Matusovski qua hai câu thơ “Cũng có thể Tổ quốc được bắt đầu/ Từ bài hát mẹ ru ta âu yếm” là gì?
Phần II: Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ nội dung bài thơ trong phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) về vấn đề “Yêu nước bằng trái tim nóng và cái đầu lạnh”
Câu 2 (5,0 điểm)
“Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất nung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan.
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay.
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên
Tin vui chiến thắng trăm miền
Hòa bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về
Vui từ Đồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng.”
(Trích Việt Bắc – Tố Hữu)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét ngắn gọn về tính sử thi trong thơ Tố Hữu.
-----------------------Hết-----------------------
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 1 theo Thông tư 22
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 12
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 6)
I. ĐỌC HIỂU
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi
Năm tháng qua đi, bạn sẽ nhận ra rằng ước mơ không bao giờ biến mất. Kể cả những ước mơ rồ dại nhất trong lứa tuổi học trò - lứa tuổi bất ổn định nhất. Nếu bạn không theo đuổi nó, chắc chắn nó sẽ trở lại một lúc nào đó, day dứt trong bạn, thậm chí dằn vặt bạn mỗi ngày.
Nếu vậy, sao bạn không nghĩ đến điều này ngay từ bây giờ?
Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự định được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn. Bằng không, có thể nó sẽ là những màu mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn.
Đừng để ai đánh cắp ước mơ của bạn. Hãy tìm ra ước mơ cháy bỏng nhất của mình, nó đang nằm ở nơi sâu thẳm trong tim bạn đó, như một ngọn núi lửa đợi chờ được đánh thức…
(Theo Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 2: Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn sau:
Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự định được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn. Bằng không, có thể nó sẽ là những màu mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn.
Câu 3: Anh/ chị hiểu thế nào về ý kiến: “Đừng để ai đánh cắp ước mơ của bạn”?
Câu 4: “Ước mơ cháy bỏng nhất” của anh/chị là gì? Anh/chị sẽ làm gì để biến ước mơ đó thành hiện thực? (Trả lời trong khoảng 5-7 dòng)
II. LÀM VĂN
Câu 1: Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh /chị về chủ đề: Theo đuổi ước mơ.
Câu 2: Anh/chị hãy nêu cảm nhận về đoạn thơ sau:
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa
(Tây Tiến - Quang Dũng)
-----------------------Hết-----------------------
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 1 theo Thông tư 22
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 12
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 7)
PHẦN I: Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc văn bản và thực hiện những yêu cầu sau :
"Quán nhậu mỗi ngày thường diễn ra hai hình ảnh khác biệt : nhiều người nhậu thả ga với hóa đơn vài triệu đồng; nhưng có người cố gắng hát, biểu diễn xiếc, nhảy múa... chỉ với mong muốn bán được mấy cây kẹo giá vài nghìn đồng.
Hằng đêm, trong khi nhiều bạn trẻ miệt mài luyện game, làm "anh hùng bàn phím", thì ở nhiều vùng quê, những học sinh nghèo đang cặm cụi học bài bên ánh đèn dầu hiu hắt.
Tờ mờ sáng. Lúc các quán bar hoạt động rầm rộ nhất, những "cậu ấm, cô chiêu" uốn éo, lắc lư trong tiếng nhạc chát chúa, bên cạnh là những chai rượu ngoại đắt tiền. Họ đâu biết rằng cùng thời điểm, ở những bãi rác, có biết bao đứa trẻ phải nhặt nhạnh những thứ người khác vứt bỏ, với ước vọng bán được, kiếm tiền để sống qua ngày.
Bất kỳ lúc nào, chỉ cần cãi vã với người yêu là nhiều bạn trẻ sẵn sàng nhảy lầu, nhảy cầu bỏ đi mạng sống. Có lẽ họ không nghĩ đến tại những bệnh viện, bao thân phận người cầu mong không mắc những căn bệnh hiểm nghèo, họ chỉ ước sao được sống thêm một ngày, dẫu có đói nghèo cũng chấp nhận. Nhưng ước mong đó chẳng thành sự thật...
Cuộc sống luôn có những gam màu khác biệt, có những mảng sáng tối đối nghịch nhau như thế. Nhưng khi còn trẻ, chắc hẳn chúng ta thường chỉ nhìn thấy vế đầu của những câu chuyện tôi kể và vô tư phí phạm thời gian, tiền bạc, sức khỏe và đánh mất rất nhiều điều..."
(Ánh Huệ - Báo Thanh Niên)
PHẦN II: Làm văn (7,0 điểm)
Anh/chị hãy phân tích đoạn thơ sau:
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá giữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
(Tây Tiến – Quang Dũng)
-----------------------Hết-----------------------
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 1 theo Thông tư 22
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 12
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 8)
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4:
Liên quan đến vụ tổ chức khủng bố IS đánh bom và xả súng đẫm máu ở Paris hôm 13-11-2015 vừa qua, khiến 129 người thiệt mạng và cả thế giới bàng hoàng, tại buổi tưởng niệm các nạn nhân, một video của hãng truyền thông Le Petit Journal đã ghi lại cuộc đối thoại xúc động giữa một ông bố người Pháp gốc Việt và cậu con trai nhỏ về những kẻ khủng bố và thảm kịch vừa xảy ra. Chỉ sau thời gian ngắn, video này đã lan truyền chóng mặt trên các trang mạng xã hội và ngay lập tức nhận được hơn 11 triệu lượt chia sẻ trên Facebook.
Khi được hỏi về chuyện xảy ra ở Paris, cậu bé hồn nhiên cho biết, đó là do những người độc ác gây ra. Cậu bé còn nói cần phải chuyển nhà vì người độc ác có súng, có thể bắn chết người. Người bố ở bên cạnh dịu dàng trấn an con trai đừng nên lo lắng, sau đó còn dạy cậu bé: “Họ có súng còn chúng ta có hoa. Những bông hoa có thể chiến đấu chống lại những họng súng”.
(Theo danviet.vn)
Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản?
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì?
Câu 3. Theo anh/chị, hình ảnh súng và hoa ở đây mang ý nghĩa gì?
Câu 4. Viết một đoạn văn (từ 5 đến 7 dòng) trình bày suy nghĩ của anh/chị về lời nói dịu dàng trấn an con trai của người bố: Họ có súng còn chúng ta có hoa. Những bông hoa có thể chiến đấu chống lại những họng súng.
II. PHẦN LÀM VĂN (3,0 điểm)
Cảm nhận đoạn thơ sau:
Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày kia…” mẹ thương hay kể.
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bay giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cáu cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó.
(Đất Nước - Trích Trường ca mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm)
-----------------------Hết-----------------------
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 1 theo Thông tư 22
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 12
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 9)
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Ôi tiếng Việt như đất cày , như lụa
Óng tre ngà và mềm mại như tơ
Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát
Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh
Như gió nước không thể nào nắm bắt
Dấu huyền trầm , dấu ngã chênh vênh”
(Lưu Quang Vũ – Tiếng Việt)
1. Văn bản trên thuộc thể thơ nào?
2. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng chủ yếu trong văn bản?
3. Văn bản trên thể hiện thái độ, tình cảm gì của tác giả đối với tiếng Việt?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ tình cảm thái độ của tác giả ở phần đọc hiểu, hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ nêu suy nghĩ của anh/chị về trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt?
Câu 2 (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá giữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới,
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
(Trích Tây Tiến – Quang Dũng)
-----------------------Hết-----------------------
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 1 theo Thông tư 22
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 12
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 10)
I. ĐỌC HIỂU
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi
“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.”
(Hồ Chí Minh, trong Hồ Chí Minh toàn tập, tập 6, NXB Sự thật, Hà Nội, 1986)
Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn? (0,5 điểm)
Câu 2. Đoạn văn đề cập đến nội dung gì? (1,0 điểm)
Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả của hai biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: “Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.” (1,0 điểm)
Câu 4. Đoạn văn gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về trách nhiệm của thế hệ trẻ ngày nay trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc? (Viết một đoạn văn từ 8 đến 10 dòng). (0,5 điểm)
II. LÀM VĂN
Câu 1: (2,0 điểm)
Viết một bài văn ngắn ( khoảng 200 từ ) trình bày ý kiến của anh / chị về nhận xét sau: “Học tập là cuốn vở không có trang cuối”.
Câu 2: (5,0 điểm)
Về hình tượng người lính trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng, có ý kiến cho rằng: “ Người lính ở đây có dáng dấp của các tráng sĩ thuở trước”. Ý kiến khác thì nhấn mạnh “ Hình tượng người lính mang vẻ đẹp của người chiến sĩ thời kháng chiến chống Pháp”
Từ cảm nhận của mình về hình tượng này, anh/chị hãy bình luận các ý kiến trên.
-----------------------Hết-----------------------
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)