Đề cương ôn tập Ngữ văn 7 Học kì 2 Cánh diều năm 2024

Với Đề cương ôn tập Ngữ văn 7 Học kì 2 Cánh diều năm 2024 sẽ tóm tắt và tổng hợp kiến thức cần ôn tập chuẩn bị cho bài thi Học kì 2 môn Văn 7. Bên cạnh đó là 3 đề thi Học kì 2 Ngữ văn 7 Cánh diều chọn lọc, có đáp án giúp học sinh ôn luyện đạt điểm cao trong bài thi Học kì 2 Văn 7.

Xem thử

Chỉ từ 50k mua trọn bộ đề cương ôn tập Văn 7 Cuối kì 2 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Đề cương ôn tập Ngữ văn 7 Học kì 2 Cánh diều

I. NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ÔN TẬP

A. Phần 1: Nội dung kiến thức cần ôn tập

1. Văn bản:

- Nhận biết được các yếu tố hình thức (chi tiết, cốt truyện, nhân vật, vần, nhịp, hình ảnh,...), nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa, bài học,...) của truyện ngụ ngôn và tục ngữ.

- Nhận biết được nét độc đáo về hình thức (từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ,...) và nội dung (đề tài, chủ đề, tình cảm, cảm xúc,...) của bài thơ.

- Nhận biết được đặc điểm của văn bản nghị luận xã hội: mục đích và nội dung chính; ý kiến, lí lẽ, bằng chứng và mối quan hệ của chúng.

- Nhận biết được một số yếu tố hình thức (chất trữ tình, cái “tôi”, ngôn ngữ,...), nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa,...) của tùy bút, tản văn.

- Nhận biết được cách triển khai ý tưởng và thông tin theo nhóm đối tượng; nhận biết và hiểu được tác dụng của cước chú, tài liệu tham khảo, các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ (hình ảnh, số liệu,...) trong văn bản.

a. Truyện ngụ ngôn

Nội dung

Kiến thức

Khái niệm

Truyện ngụ ngôn là truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, thường mượn chuyện về loài vật, đồ vật, cây cỏ,... để gián tiếp nói chuyện con người, nêu lên triết lí nhân sinh và những bài học kinh nghiệm về cuộc sống.

b. Tục ngữ, thành ngữ

Nội dung

Tục ngữ

Thành ngữ

1. Khái niệm

Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, hàm súc, thường có vần điệu, có hình ảnh, nhằm đúc kết kinh nghiệm về thế giới tự nhiên và đời sống con người

- Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, thường có vần điệu, có hình ảnh.

- Thành ngữ chưa thành câu mà chỉ là những cụm từ, được dùng trong câu như một từ.

2. Tác dụng

Giúp cho lời ăn tiếng nói thêm sâu sắc, sinh động, có tính biểu cảm cao.

3. Ví dụ

Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa; Có công mài sắt, có ngày nên kim,... 

Dám ăn dám nói, đẽo cày giữa đường, rán sành ra mỡ,... 

c. Từ ngữ và hình ảnh trong thơ

Từ ngữ

Hình ảnh

- Từ ngữ trong thơ rất cô đọng, hàm súc.

- Từ ngữ trong thơ có tính gợi hình, gợi cảm, đa nghĩa,...

- Từ ngữ trong thơ thiên về khơi gợi, đòi hỏi người đọc phải chủ động liên tưởng, tưởng tượng để hiểu hết sự phong phú của ý thơ.

- Hình ảnh trong thơ là hình ảnh về con người, cảnh vật,... xuất hiện trong thơ, giúp cho việc diễn đạt nội dung thêm gợi cảm, sinh động.

- Để khắc hoạ hình ảnh, tác giả thường sử dụng từ ngữ (nhất là những từ gợi tả âm thanh hoặc gợi tả dáng vẻ, trạng thái của sự vật), cách gieo vần, ngắt nhịp và đặc biệt là sử dụng các biện pháp tu từ như ẩn dụ, so sánh, nhân hoả,...

d. Văn bản nghị luận xã hội

Nội dung

Kiến thức

1. Tác dụng

Văn bản nghị luận xã hội được viết ra nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về một tư tưởng, quan điểm nào đó, hướng tới giải quyết những vấn đề đặt ra trong đời sống.

2. Căn cứ lựa chọn vấn đề nghị luận

Căn cứ lựa chọn vấn đề nghị luận chủ yếu xuất phát từ yêu cầu của thực tế.

3. Lí lẽ, dẫn chứng

Những lí lẽ và dẫn chứng cần xác đáng, tin cậy để thuyết phục được người đọc, người nghe một cách thấm thía, sâu sắc. 

e. Tùy bút và tản văn

Nội dung

Tùy bút

Tản văn

1. Khái niệm

Tùy bút và tản văn đều là các thể loại của kí, đều là văn xuôi đậm chất trữ tình.

Tùy bút là thể văn xuôi chữ tình ghi chép lại một cách tự do những suy nghĩ, cảm xúc mang đậm màu sắc cá nhân của tác giả về con người và sự việc. Ngôn ngữ của tùy bút rất giàu chất thơ.

Tản văn là một dạng bài gần với tùy bút, là thể văn xuôi dùng cả tự sự, trữ tình, nghị luận,…nêu lên các hiện tượng giàu ý nghĩa xã hội và bộc lộ một cách chân thực, trực tiếp tình cảm, ý nghĩ mang đậm tính cá nhân của tác giả.

2. Chất trữ tình của tùy bút, tản văn

Chất trữ tình ở tùy bút và tản văn là sự thể hiện trực tiếp những suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc chủ quan của người viết trước con người và sự việc được nói tới.

3. Cái “tôi” của tùy bút, tản văn

Cái “tôi”, tức con người tác giả, hiện lên rất rõ nét như: nhẹ nhàng, lặng lẽ hay sôi nổi, tinh tế, lịch lãm hay quyết liệt; sung sướng hay buồn giầu, căm giận;…

4. Ngôn ngữ của tùy bút, tản văn

Ngôn ngữ của tùy bút và tản văn giàu chất thơ, do chú trọng tái hiện nội tâm, cảm xúc, cách miêu tả thiên nhiên thơ mộng; sử dụng nhiều biện pháp tu từ, nhiều từ ngữ sinh động, giàu hình ảnh và nhịp điệu;…rất phù hợp với chất trữ tình.

f. Cước chú, tài liệu tham khảo

Cước chú

Tài liệu tham khảo

Cước chú là lời giải thích ghi ở chân trang hoặc cuối văn bản về từ ngữ, kí hiệu hoặc xuất xứ của trích dẫn,…trong văn bản (có thể chưa rõ với người đọc)

- Tài liệu tham khảo là những tài liệu được người viết  (người nói) xem xét, trích dẫn để làm rõ hơn nội dung, đối tượng được đề cập đến trong văn bản, giúp cho thông tin được trình bày  trong văn bản thêm phong phú thuyết phục.

- Tài liệu tham khảo thường được ghi ở cuối bài viết hoặc cuối chương hay cuối sách.

g. Phương tiện giao tiếp phi văn bản

Nội dung

Kiến thức

Khái niệm

Trong một văn bản, đặc biệt là văn bản thông tin, người viết thường sử dụng tranh ảnh, hình vẽ, sơ đồ, bảng biểu, kí hiệu,…phối hợp với lời văn (phương tiện ngôn ngữ) để cung cấp thông tin cho người đọc. Các phương tiện đó được gọi là phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ, trong đó tranh, ảnh là phương tiện được sử dụng nhiều hơn cả.

................................

................................

................................

Đề thi Học kì 2 Ngữ văn 7 Cánh diều (10 đề)

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 2 - Cánh diều

Năm học 2024 - 2025

Môn: Ngữ Văn 7

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Tôi luôn ngưỡng mộ những học sinh không chỉ học xuất sắc mà còn dành được nhiều thời gian tham gia vào các hoạt động ngoại khóa. Họ thường nắm giữ những vị trí quan trọng ở các câu lạc bộ trong trường và ngoài xã hội. Họ đạt điểm cao trong học tập, đi thi đấu thể thao cho trường, giữ chức chủ nhiệm trong các câu lạc bộ khoa học, và trên hết, họ là những thành viên tích cực trong Đoàn, Đội. Tôi luôn tự hỏi "Làm thế nào mà họ có nhiều thời gian đến thế?". Mặt khác, những học sinh kém đưa ra lí do họ nhận kết quả thi không tốt là do họ không có thời gian để ôn bài. Tuy nhiên, thực tế, những học sinh này thường không tích cực trong các hoạt động tập thể và ngoại khóa như những học sinh giỏi. Tại sao lại như vậy? Tất cả mọi người đều có 24 giờ một ngày. Thời gian là thứ tài sản mà ai cũng được chia đều. Cho dù bạn là một học sinh giỏi, một học sinh kém, tổng thống hay một người gác cổng, bạn cũng chỉ có cùng một lượng thời gian như nhau. Thời gian là thứ duy nhất mà chúng ta không thể mua được. Tuy nhiên, tại sao một người như Tổng thống Mỹ lại có thời gian quản lý cả một quốc gia trong khi đó người gác cổng lại than phiền rằng ông ta không có thời gian để học? Sự khác biệt là do những người thành công trong cuộc sống biết cách quản lý thời gian. Chúng ta không thể thay đổi được thời gian nhưng có thể kiểm soát được cách sử dụng thời gian của chúng ta. Nếu bạn làm chủ được thời gian, bạn sẽ làm chủ được cuộc sống.

(Adam Khoo, Tôi tài giỏi, bạn cũng thế, Nxb Phụ nữ, 2014)

Câu hỏi:

Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên

Câu 2 (0,5 điểm). Nêu nội dung chính của đoạn trích

Câu 3 (0,5 điểm). Theo tác giả văn bản, điểm khác biệt cơ bản của những học sinh giỏi với học sinh kém trong việc sử dụng thời gian là gì?

Câu 4 (0,5 điểm). Vì sao tác giả lại cho rằng: "Thời gian là thứ duy nhất mà chúng ta không thể mua được"?

Câu 5 (1 điểm). Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ nổi bật trong đoạn:

"Thời gian là thứ tài sản mà ai cũng được chia đều. Cho dù bạn là một học sinh giỏi, một học sinh kém, tổng thống hay một người gác cổng, bạn cũng chỉ có cùng một lượng thời gian như nhau. Thời gian là thứ duy nhất mà chúng ta không thể mua được."

Câu 6 (1 điểm). Em có đồng tình với quan điểm: "Nếu bạn làm chủ được thời gian, bạn sẽ làm chủ được cuộc sống"? Tại sao?

Câu 7 (2 điểm). Viết đoạn văn ngắn với câu chủ đề: Lãng phí thời gian là lãng phí cuộc đời.

Phần 2: Viết (4 điểm)

Viết bài văn biểu cảm về người thân em yêu quý.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Đề cương Ngữ văn 7 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu trả phí đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm đề cương ôn tập Ngữ văn lớp 7 Cánh diều hay khác:

Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:


Đề thi, giáo án lớp 7 các môn học