Top 100 Đề thi Ngữ Văn 7 Cánh diều có đáp án

Bộ 100 Đề thi Ngữ Văn lớp 7 Cánh diều năm 2024 mới nhất đầy đủ Học kì 1 và Học kì 2 gồm đề thi giữa kì, đề thi học kì có đáp án chi tiết, cực sát đề thi chính thức giúp học sinh ôn luyện & đạt điểm cao trong các bài thi Ngữ Văn 7.

Xem thử

Chỉ từ 200k mua trọn bộ Đề thi Ngữ văn 7 Cánh diều (cả năm) bản word có lời giải chi tiết:

- Đề thi Ngữ Văn 7 Giữa kì 1 Cánh diều

- Đề thi Ngữ Văn 7 Học kì 1 Cánh diều

- Đề thi Ngữ Văn lớp 7 Giữa kì 2 Cánh diều

- Đề thi Ngữ Văn lớp 7 Học kì 2 Cánh diều

Đề cương ôn tập Ngữ văn 7 Cánh diều

Xem thêm đề thi Ngữ văn 7 cả ba sách:

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Cánh diều

Năm học 2024 - 2025

Môn: Ngữ Văn lớp 7

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

Đề thi Giữa kì 1 Ngữ Văn lớp 7 Cánh diều có đáp án (2 đề)

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

MÁ LA

Tính má tôi rất hay la. Đặc biệt khi đi đâu về, má thấy nhà cửa chưa quét, quần áo chưa mang phơi, chén trong thau còn chất nguyên si, thể nào má cũng vừa làm vừa la sang sảng cả xóm đều nghe. Biết tính má, tụi tôi cũng ráng làm nhà cửa tươm tất, đâu ra đó để không bị má la.

Đến lúc tụi tôi, ba đứa con của má, lần lượt lên Sài Gòn đi học, đi làm, chỉ còn má với ba ở nhà. Về thăm nhà, má không bắt chúng tôi làm việc nhà như hồi xưa mà toàn tranh làm hết mọi thứ từ đi chợ, nấu cơm, dọn dẹp, giặt giũ. Kỳ lạ hơn nữa, má còn chẳng la rầy chúng tôi vì cái tội làm biếng, ham chơi hơn ham làm.

Một buổi sáng, tôi về thăm nhà. Má đã đi tập thể dục rồi đi chợ chưa về, chỉ còn ba ở nhà lui cui quét sân. Ba bảo sáng nào cũng quét sân. Ba bảo sáng nào cũng quét sân, rửa chén, giặt đồ, làm xong trước khi má đi chợ về. Tôi hỏi: “Ủa, ba sợ má la hay sao mà phải làm?”. Tay ba vẫn cầm cái chổi quét sàn sạt, đáp: “Má mày già rồi, còn sức đâu mà la. Ba không làm thì má mày phải làm, chứ ba còn mong má mày la om sòm cho ba biết má mày còn khỏe!”.

(Nguồn: https://tuoitre.vn)

Câu 1 (1 điểm):Xác định chủ đề và thể loại của văn bản trên.

Câu 2 (1điểm): Tìm và giải thích nghĩa của các từ địa phương trong những câu dưới đây:

“Biết tính má, tụi tôi cũng ráng làm nhà cửa tươm tất, đâu ra đó để không bị má la”

Câu 3 (1 điểm):Từ câu trả lời của người ba: “Má mày già rồi, còn sức đâu mà la. Ba không làm thì má mày phải làm, chứ ba còn mong má mày la om sòm cho ba biết má mày còn khỏe!”, em hiểu được gì về người ba và tình cảm gia đình?

Câu 4 (2 điểm):Nêu cảm nhận của em về người má “hay la” trong văn bản.

Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)

Trong đại dịch Covid 19 vừa qua, có biết bao tấm gương các chiến sĩ áo trắng nơi tuyến đầu chống dịch. Em hãy kể về một sự việc về một người chiến sĩ áo trắng mà em vô cùng trân trọng.

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 1 - Cánh diều

Năm học 2024 - 2025

Môn: Ngữ Văn lớp 7

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I

Đề thi Học kì 1 Ngữ Văn lớp 7 Cánh diều có đáp án (2 đề)

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

CÂU CHUYỆN CỦA HAI HẠT MẦM

Có hai hạt mầm nằm cạnh nhau trên một mảnh đất màu mỡ. Hạt mầm thứ nhất nói: Tôi muốn lớn lên thật nhanh. Tôi muốn bén rễ sâu xuống lòng đất và đâm chồi nảy lộc xuyên qua lớp đất cứng phía trên...

Tôi muốn nở ra những cánh hoa dịu dàng như dấu hiệu chào đón mùa xuân...Tôi muốn cảm nhận sự ấm áp của ánh mặt trời và thưởng thức những giọt sương mai đọng trên cành lá.

Và rồi hạt mầm mọc lên.

Hạt mầm thứ hai bảo:

- Tôi sợ lắm. Nếu bén những nhánh rễ vào lòng đất sâu bên dưới, tôi không biết sẽ gặp phải điều gì ở nơi tối tăm đó. Và giả như những chồi non của tôi có mọc ra, đám côn trùng sẽ kéo đến và nuốt ngay lấy chúng. Một ngày nào đó, nếu những bông hoa của tôi có thể nở ra được thì bọn trẻ con cũng sẽ vặt lấy mà đùa nghịch thôi. Không, tốt hơn hết là tôi nên nằm ở đây cho đến khi cảm thấy thật an toàn đã.

Và rồi hạt mầm nằm im và chờ đợi.

Một ngày nọ, một chú gà đi loanh quanh trong vườn tìm thức ăn, thấy hạt mầm nằm lạc lõng trên mặt đất bèn mổ ngay lập tức.

Trong cuộc sống sẽ luôn có những cơ hội cho những ai dám chấp nhận mạo hiểm, trỉa nghiệm những thử thách, mạnh dạn vượt qua những khuôn khổ lối mòn để bước lên những con đường mới.

(Theo Hạt giống tâm hồn, Fisrt New và NXB Tổng hợp TP HCM)

Câu 1 (0,5 điểm):Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

Câu 2 (1điểm):Sự khác nhau về quan điểm sống được thể hiện trong lời nói của hai hạt mầm là như thế nào?

Câu 3 (1 điểm): Tìm phó từ trong câu sau. Cho biết chúng đi kèm từ loại nào và bổ sung ý nghĩa gì cho từ trung tâm.

Một ngày nào đó, nếu những bông hoa của tôi có thể nở ra được thì bọn trẻ con cũng sẽ vặt lấy mà đùa nghịch thôi.

Câu 4 (0,5 điểm): Dự đoán kết quả của hai hạt mầm trong câu chuyện trên.

Câu 5 (2 điểm): Trình bày suy nghĩ của em về con đường để đạt được ước mơ.

Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)

Viết bài văn thuyết minh về một số quy tắc, luật lệ cho một hoạt động hay trò chơi mà em biết.

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 2 - Cánh diều

Năm học 2024 - 2025

Môn: Ngữ Văn lớp 7

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

RA VƯỜN NHẶT NẮNG

Ông ra vườn nhặt nắng

Tha thẩn suốt buổi chiều

Ông không còn trí nhớ

Ông chỉ còn tình yêu.

 

Bé khẽ mang chiếc lá

Đặt vào vệt nắng vàng

Ông nhặt lên chiếc nắng

Quẫy nhẹ, mùa thu sang.

(Nguyễn Thế Hoàng Linh)

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1 (0,5 điểm): Bài thơ Ra vườn nhặt nắng của Nguyễn Thế Hoàng Linh nói về sự việc gì?

A. Người ông ra vườn nhặt nắng trong trạng thái hạnh phúc dưới cái nhìn ngây thơ và đầy yêu thương của người cháu.

B. Người ông ra vườn nhặt nắng trong trạng thái tha thẩn mất trí nhớ dưới cái nhìn ngây thơ và đầy yêu thương của người cháu.

C. Người ông ra vườn nhặt nắng trong trạng thái buồn bã dưới cái nhìn ngây thơ và đầy yêu thương của người cháu.

D. Người ông ra vườn nhặt nắng trong trạng thái vui vẻ dưới cái nhìn ngây thơ và đầy yêu thương của người cháu.

Câu 2 (0,5 điểm): Từ nào chỉ hành động của người ông trong khổ thơ thứ hai?

A. nhặt

B. Đặt

C. mang

D. sang

Câu 3 (0,5 điểm): Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ: Ông nhặt lên chiếc nắng?

A. So sánh

B. Nhân hóa

C. Ẩn dụ

D. Điệp ngữ

Câu 4 (0,5 điểm): Chủ đề của bài thơ Ra vườn nhặt nắng của Nguyễn Thế Hoàng Linh là gì?

A. Ca ngợi tình cảm gia đình, tình cảm bạn bè

B. Ca ngợi tình cảm gia đình, tình yêu quê hương

C. Ca ngợi tình yêu quê hương, tình cảm bạn bè

D. Ca ngợi tình cảm gia đình, tình yêu thiên nhiên

Trả lời câu hỏi:

Câu 5 (1,0 điểm): Em hãy nêu tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ được sử dụng trong hai câu thơ?

Ông không còn trí nhớ

Ông chỉ còn tình yêu

Câu 6 (1,0 điểm): Hai câu thơ sau giúp em hiểu gì về tình cảm của nhân vật Bé dành cho Ông?

Bé khẽ mang chiếc lá

Đặt vào vệt nắng vàng

Câu 7 (1,0 điểm): Qua bài thơ, tác giả muốn gửi đến bạn đọc những thông điệp tình cảm gì?

Câu 8 (1,0 điểm): Từ việc đọc bài thơ, em hãy rút ra cho mình những bài học trong cách ứng xử với những người thân trong gia đình.

Phần 2: Viết (4 điểm)

Hãy viết đoạn văn (khoảng 12 đến 15 câu) ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Ra vườn nhặt nắng của Nguyễn Thế Hoàng Linh.

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 2 - Cánh diều

Năm học 2024 - 2025

Môn: Ngữ Văn lớp 7

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

(1)Thế giới cần nâng niu quá đỗi. Ta sống đời lại thô tháp làm sao. Ta làm tổn thương những dòng sông. Ta làm tổn thương những mặt đầm. Ta làm tổn thương những mảnh vườn. Ta làm tổn thương những mùa hoa trái. Ta làm tổn thương những bình minh yên ả. Ta làm tổn thương những canh khuya trong vắng. Ta làm đau những niềm người quá đỗi mong manh...

(2) Mặt đất ngàn đời quen tha thứ. Đại dương bao la quen độ lượng. Cánh rừng mênh mông quen trầm mặc. Những dòng sông quen chảy xuôi. Những hồ đầm quen nín lặng. Những nẻo đường quen nhẫn nhịn. Những góc vườn quen che giấu. Những thảm rêu vốn không biết dỗi hờn. Những đoá hoa không bao giờ chì chiết. Những giấc mơ chỉ một mực bao dung. Những yêu thương không bao giờ trả đũa… Và ta cứ yên chí đi qua thế giới này với bước chân quen xéo lên cỏ hoa. Thỉnh thoảng bàn chân nên bị gai đâm, để ta được giật mình: tổn thương là rỉ máu"

(Chu Văn Sơn, Nên bị gai đâm)

Câu 1 (1,0 điểm). Xác định thể loại và phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2 (1,0 điểm). Em hãy cho biết chủ đề của đoạn văn (1).

Câu 3 (1,0 điểm). Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật nổi bật được sử dụng trong đoạn văn (2).

Câu 4 (1,0 điểm). Theo em, tại sao tác giả lại cho rằng: “Thỉnh thoảng bàn chân nên bị gai đâm, để ta được giật mình: tổn thương là rỉ máu.”?

Câu 5 (2,0 điểm): Từ nội dung đoạn trích, em hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về lòng vị tha. 

Phần 2: Viết (4 điểm)

Em hãy viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật con ếch trong truyện Ếch ngồi đáy giếng.

Xem thử

Xem thêm đề thi các môn học lớp 7 chọn lọc, có đáp án hay khác:

Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:


Đề thi, giáo án lớp 7 các môn học