Đề cương ôn tập Ngữ văn 7 Giữa học kì 1 Cánh diều năm 2024

Với Đề cương ôn tập Ngữ văn 7 Giữa học kì 1 Cánh diều năm 2024 sẽ tóm tắt và tổng hợp kiến thức cần ôn tập chuẩn bị cho bài thi Giữa kì 1 môn Văn 7. Bên cạnh đó là 3 đề thi Giữa kì 1 Ngữ văn 7 Cánh diều chọn lọc, có đáp án giúp học sinh ôn luyện đạt điểm cao trong bài thi Giữa kì 1 Văn 7.

Xem thử

Chỉ từ 50k mua trọn bộ đề cương ôn tập Văn 7 Giữa kì 1 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Đề cương ôn tập Ngữ văn 7 Giữa học kì 1 Cánh diều

I. NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ÔN TẬP

A. Phần 1: Nội dung kiến thức cần ôn tập

1. Văn bản:

- Nhận biết được các yếu tố hình thức (bối cảnh, nhân vật, ngôi kể và sự thay đổi ngôi kể, ngôn ngữ vùng miền,...) và nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa,...) của văn bản tiểu thuyết và truyện ngắn.

- Nhận biết được các yếu tố hình thức của thơ bốn chữ, năm chữ (số tiếng ở mỗi dòng; vần, nhịp; từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ;...) và những suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua bài thơ.

a. Tiểu thuyết và truyện ngắn

Nội dung

Tiểu thuyết

Truyện ngắn

1. Khái niệm

Tiểu thuyết là tác phẩm văn xuôi cỡ lớn, có nội dung phong phú, cốt truyện phức tạp; phản ánh nhiều sự kiện, cảnh ngộ; thường miêu tả nhiều tuyến nhân vật, nhiều quan hệ chồng chéo với những diễn biến tâm lí phức tạp, đa dạng.

- Truyện ngắn là tác phẩm văn xuôi cỡ nhỏ, ít nhân vật, ít sự việc phức tạp,… Chi tiết và lời văn trong truyện rất cô đọng.

- Đặc điểm nhân vật là những nét riêng của nhân vật trong truyện, thường được thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ,…

2. Tính cách nhân vật

Thường được thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, suy nghĩ của nhân vật; qua nhận xét của người kể chuyện và các nhân vật khác, ... 

3. Bối cảnh

Thường chỉ hoàn cảnh xã hội của một thời kì lịch sử nói chung (bối cảnh lịch sử); thời gian và địa điểm, quang cảnh cụ thể xảy ra câu chuyện (bối cảnh riêng); ... 

b. Thơ bốn chữ, năm chữ

Nội dung

Thơ bốn chữ

Thơ năm chữ

1. Đặc điểm

Bài thơ có nhiều dòng, mỗi dòng có bốn chữ. Các dòng thơ trong bài thường ngắt nhịp 2/2 hoặc 1/3.

Bài thơ có nhiều dòng, mỗi dòng năm chữ. Các dòng thơ trong bài thường ngắt nhịp 3/2 hoặc 2/3, thậm chí ngắt nhịp 1/4 hoặc 4/1. 

2. Gieo vần

- Có thể gieo vần chân (vần được gieo ở cuối dòng thơ), vần lưng (vần được gieo ở giữa dòng thơ), vần liên (vần được gieo liên tiếp ở các dòng thơ), vần cách (vần không được gieo liên tiếp mà thường cách ra một dòng thơ) hay vần hỗn hợp (vần được gieo không trật tự nào). Bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ có thể gieo nhiều vần.

c. Bảng hệ thống hóa thông tin về cách văn bản đọc

Bài

Văn bản

Tác giả

Loại, thể loại

Đặc điểm nổi bật

Nội dung

Hình thức

1

Người đàn ông cô độc giữa rừng

Đoàn Giỏi

Tiểu thuyết

Ca ngợi chú Võ Tòng với phẩm chất hiền lành, chất phác nhưng vô cùng mạnh mẽ. Mang trong mình phẩm chất của một người anh hùng sẵn sàng hi sinh, xả thân vì đất nước.

- Nghệ thuật miêu tả tâm lí, tính cách, phẩm chất nhân vật.

- Tác giả đã sử dụng những ngôn từ địa phương, đặc trưng của mảnh đất miền Tây Nam Bộ, giúp bài văn sinh động hấp dẫn mang nhiều nét đặc trưng văn hóa vùng miền.

- Thay đổi ngôi kể từ ngôi thứ nhất (theo lời kể của cậu bé An) sang ngôi kể thứ ba, giúp câu chuyện thu hút, hấp dẫn, phù hợp hơn.

Buổi học cuối cùng

An-phông-xơ Đô-đê

Truyện ngắn

Qua câu chuyện buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở vùng An-dát bị quân Phổ chiếm đóng và hình ảnh cảm động của thầy Ha-men, truyện đã thể hiện lòng yêu nước trong một biểu hiện cụ thể là tình yêu tiếng nói của dân tộc và nêu chân lí: “Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù…”

- Miêu tả nhân vật qua ngoại hình, cử chỉ, lời nói và tâm trạng.

- Ngôi kể thứ nhất, làm cho câu chuyện trở nên sinh động, chân thực, hấp dẫn.

- Ngôn ngữ tự nhiên với giọng kể chân thành, xúc động.

Dọc đường xứ Nghệ

Sơn Tùng

Tiểu thuyết

Đoạn trích “ Dọc đường xứ Nghệ” đã ca ngợi sự hiểu biết sâu rộng về địa lí, truyền thống lịch sử của cụ Phó bảng, đồng thời ca ngợi sự ham thú học hỏi, tìm hiểu của hai cậu bé Côn và Khiêm. Đặc biệt là Côn với những suy tư chăn chở lớn lao, sâu sắc. Qua văn bản ta thấy được vẻ đẹp muôn màu của thiên nhiên đất nước và khát vọng lớn lao của nhân dân.

- Cả văn bản là câu chuyện vui vẻ dọc đường của ba cha con gợi lên sự chân thật, sinh động, hấp dẫn.

- Lối viết đơn giản chân thật, tự nhiên.

2

Mẹ

Đỗ Trung Lai

Thơ bốn chữ

Bài thơ thể hiện sự xót thương, buồn bã của con khi nghĩ đến mẹ. Qua đó ca ngợi sự hiếu thảo, yêu thương mẹ của con.

- Giọng điệu thơ tâm tình, sâu sắc, nhẹ nhàng thể hiện tình cảm của con dành cho mẹ.

- Thể thơ 4 chữ kết hợp với ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu.

- Biện pháp tu từ so sánh “cau” và “mẹ” xuyên suốt bài thơ.

Ông đồ

Vũ Đình Liên

Thơ năm chữ

Tác phẩm khắc họa thành công hình cảnh đáng thương của ông đồ thời vắng bóng, đồng thời gửi gắm niềm thương cảm chân thành của nhà thơ trước một lớp người dần đi vào quá khứ, khơi gợi được niềm xúc động tư vấn của nhiều độc giả

- Bài thơ được viết theo thể thơ ngụ ngôn gồm nhiều khổ.

- Kết cấu đối lập đầu cuối tương ứng, chặt chẽ.

- Ngôn từ trong sáng bình dị, truyền cảm.

Tiếng gà trưa

Xuân Quỳnh

Thơ năm chữ

Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình quê hương đất nước

- Thể thơ 5 chữ tạo nên cách diễn đạt tình cảm tự nhiên

- Hình ảnh thơ bình dị, chân thực.

- Sử dụng điệp từ.

2. Tiếng Việt

- Nhận biết được từ ngữ địa phương và những nét đặc sắc của ngôn ngữ vùng miền trong các văn bản đã học.

- Phân tích được tác dụng của một số biện pháp tu từ trong thơ.

STT

Nội dung tiếng Việt

Khái niệm cần nắm vững

Dạng bài tập thực hành

1

Ngôn ngữ vùng miền

- Tiếng Việt là ngôn ngữ quốc gia của Việt Nam, vừa có tính thống nhất cao, vừa có tính đa dạng. Tính đa dạng của tiếng Việt thể hiện ở các mặt ngữ âm và từ vựng:

+ Về mặt ngữ âm: Một từ ngữ có thể được phát âm không giống nhau ở các vùng miền khác nhau. 

+ Về mặt từ vựng: Các vùng miền khác nhau đều có những từ ngữ mang tính địa phương (từ ngữ địa phương). 

- Trong tác phẩm văn học, việc sử dụng một số từ ngữ địa phương phản ánh cách nói của nhân vật, của người dân ở địa phương nhất định; đồng thời, tạo sắc thái thân mật, gần gũi, phù hợp với bối cảnh mà tác phẩm miêu tả.

Chỉ ra ngôn ngữ vùng miền và nêu tác dụng.

3. Viết

- Viết bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử.

- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ.

a. Dàn ý viết bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử.

Mở bài

- Nêu lí do kể chuyện. 

- Giới thiệu nhân vật

Thân bài

- Thuật lại diễn biến của sự việc theo trình tự thời gian, không gian,...

- Chỉ ra mối liên quan giữa sự việc với nhân vật lịch sử, kết hợp kể chuyện với miêu tả.

- Ý nghĩa của sự việc được kể lại.

Kết bài

Phát biểu suy nghĩ của người kể lại câu chuyện, nêu cảm nhận về nhân vật.

b. Dàn ý viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ.

Mở đoạn

- Giới thiệu và nêu cảm nghĩ chung về bài thơ.

Thân đoạn

- Nêu cụ thể cảm xúc của em về yếu tố đặc sắc đã xác định ở mở đoạn. 

+ Giá trị nội dung

+ Đặc sắc nghệ thuật

Kết đoạn

- Khái quát lại suy nghĩ của bản thân về yếu tố đã mang lại cảm xúc ấy.

................................

................................

................................

Đề thi Giữa kì 1 Ngữ văn 7 Cánh diều (10 đề)

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Cánh diều

Năm học 2024 - 2025

Môn: Ngữ Văn 7

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:

TRĂNG ƠI…TỪ ĐÂU ĐẾN?

Trăng ơi… từ đâu đến

Hay từ cánh rừng xa

Trăng hồng như quả chín

Lửng lơ lên trước nhà

Trăng ơi… từ đâu đến?

Hay biển xanh diệu kì

Trăng tròn như mắt cá

Chẳng bao giờ chớp mi.

Trăng ơi…từ đâu đến?

Hay từ một sân chơi

Trăng bay như quả bóng

Bạn nào đá lên trời

Trăng ơi…từ đâu đến?

Hay từ lời mẹ ru

Thương Cuội không ngủ được

Hú gọi trâu đến giờ

Hay từ đường hành quân

Trăng soi chú bồ đội

Và soi vàng góc sân

Trăng ơi…từ đâu đến

Trăng đi khắp mọi miền

Trăng ơi có nơi nào

Sáng hơn đất nước em…

(Trần Đăng Khoa)

Câu 1 (0,5 điểm): Xác định thể thơ của bài thơ trên.

Câu 2 (0,5 điểm): Hình ảnh vầng trăng gắn liền với các sự vật nào trong bài? Vầng trắng đó được nhìn dưới con mắt của ai?

Câu 3 (1 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong khổ thơ sau:

Trăng ơi…từ đâu đến

Hay từ một sân chơi

Trăng bay như quả bóng

Bạn nào đá lên trời.

Câu 4 (1 điểm): Hãy nêu cảm nhận của em về ý nghĩa hai câu thơ:

Trăng ơi có nơi nào

Sáng hơn đất nước em…

Câu 5 (2 điểm): Từ cảm xúc với trăng trong thơ của Trần Đăng Khoa, em hãy nêu tình cảm, cảm xúc của em với vầng trăng quê hương mình?

Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)

Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em có dịp tìm hiểu.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Đề cương Ngữ văn 7 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu trả phí đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm đề cương ôn tập Ngữ văn lớp 7 Cánh diều hay khác:

Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:


Đề thi, giáo án lớp 7 các môn học