Đề cương ôn tập Ngữ văn 7 Giữa học kì 1 Kết nối tri thức năm 2024

Với Đề cương ôn tập Ngữ văn 7 Giữa học kì 1 Kết nối tri thức năm 2024 sẽ tóm tắt và tổng hợp kiến thức cần ôn tập chuẩn bị cho bài thi Giữa kì 1 môn Văn 7. Bên cạnh đó là 3 đề thi Giữa kì 1 Ngữ văn 7 Kết nối tri thức chọn lọc, có đáp án giúp học sinh ôn luyện đạt điểm cao trong bài thi Giữa kì 1 Văn 7.

Xem thử

Chỉ từ 50k mua trọn bộ đề cương ôn tập Văn 7 Giữa kì 1 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Đề cương ôn tập Ngữ văn 7 Giữa học kì 1 Kết nối tri thức

I. NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ÔN TẬP

A. Phần 1: Nội dung kiến thức cần ôn tập

1. Văn bản:

- Nhận biết được đề tài, chi tiết tiêu biểu trong văn bản; ngôi kể, người kể chuyện; cốt truyện, không gian, thời gian trong truyện.

- Tóm tắt được cốt truyện; nêu được chủ đề, thông điệp của văn bản; phân tích được tính cách nhân vật thể hiện qua cử chỉ, hành động, lời thoại.

- Nhận biết được đặc điểm của thơ: thể thơ, từ ngữ, cách gieo vần, ngắt nhịp, những hình ảnh tiêu biểu, biện pháp tu từ.

- Hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ; rút ra được chủ đề, thông điệp của tác phẩm; phân tích được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, vần nhịp, biện pháp tu từ,…

a. Truyện

Nội dung

Kiến thức

1. Đề tài và chi tiết

- Đề tài là phạm vi đời sống được phản ánh, thể hiện trực tiếp trong tác phẩm văn học. Để xác định và gọi được tên đề tài, có thể dựa vào phạm vi hiện thực được miêu tả (đề tài lịch sử, đề tài chiến tranh, đề tài gia đình, ...) hoặc loại nhân vật được đặt ở vị trí trung tâm của tác phẩm (đề tài trẻ em, đề tài người nông dân, đề tài người lính, ...). Một tác phẩm có thể đề cập nhiều đề tài, trong đó có một đề tài chính.

- Chi tiết là yếu tố nhỏ nhất tạo nên thế giới hình tượng thiên nhiên, con người, sự kiện,...) nhưng có tầm quan trọng đặc biệt trong việc đem lại sự sinh động, lôi cuốn cho tác phẩm văn học.

2. Tính cách nhân vật

- Tính cách nhân vật là những đặc điểm riêng tương đối ổn định của nhân vật, được bộc lộ qua mọi hành động, cách ứng xử, cảm xúc, suy nghĩ,…

- Tính cách nhân vật còn được thể hiện qua các mối quan hệ, qua lời kể và suy nghĩ của nhân vật khác.

b. Thơ bốn chữ/năm chữ

Nội dung

Kiến thức

1. Khái niệm

- Thơ bốn chữ và thơ năm chữ là những thể thơ được gọi tên theo số chữ (tiếng) trong mỗi dòng thơ. Số lượng dòng trong mỗi bài không hạn chế. Bài thơ bốn chữ và năm chữ có thể chia khổ hoặc không. 

2. Cách gieo vần

- Cách gieo vần trong thơ bốn chữ và thơ năm chữ: vẫn thường được đặt ở cuối dòng, gọi là vần chân. Vẫn có thể gieo liên tiếp (vần liền) hoặc cách quãng (vẫn cách), cũng có thể phối hợp nhiều kiểu gieo vần trong một bài thơ (vần hỗn hợp),… 

3. Ngắt nhịp

- Thơ bốn chữ thường ngắt nhịp 2/2 hoặc 3/1; thơ năm chữ thường ngắt nhịp 2/3 hoặc 3/2. Tuy nhiên, nhịp thơ cũng có thể được ngắt linh hoạt, phù hợp với tình cảm, cảm xúc được thể hiện trong bài thơ.

4. Ứng dụng

- Thơ bốn chữ và thơ năm chữ gần gũi với đồng dao, vè, thích hợp với việc kể chuyện; hình ảnh thơ thường dung dị, gần gũi. 

c. Bảng hệ thống hóa thông tin về các văn bản đọc

Bài

Văn bản

Tác giả

Loại, thể loại

Đặc điểm nổi bật

Nội dung

Hình thức

1

Bầy chim chìa vôi

Nguyễn Quang Thiều

Truyện ngắn

 “Bầy chim chìa vôi” là tác phẩm truyện ngắn kể về hai cậu bé Mon và Mên cùng những suy nghĩ, hành động bảo vệ tổ chim chìa vôi trong đêm bão, qua đó tác giả muốn giáo dục những cô bé, cậu bé - những công dân tương lai của chúng ta mang một tấm lòng nhân ái để bảo vệ từng thứ nhỏ bé nhất trên thế giới này.

- Cách kể chuyện theo ngôi thứ ba thú vị, hấp dẫn.

- Nghệ thuật miêu tả nhân vật qua lời đối thoại đặc sắc.

- Ngôn ngữ gần gũi giúp cho những lời đối thoại của các nhân vật được thể hiện một cách chân thực, sinh động.

Đi lấy mật

Đoàn Giỏi

Tiểu thuyết

Đoạn trích “Đi lấy mật” kể về trải nghiệm đi lấy mật ong rừng của An cùng Cò và cha nuôi. Trong hành trình này, phong cảnh rừng núi phương Nam được tác giả tái hiện vô cùng sinh động, huyền bí, hùng vĩ nhưng cũng rất thân thuộc, gắn liền với cuộc sống của người dân vùng U Minh.

- Ngôi kể chuyện: Ngôi thứ nhất xưng “tôi” giúp cho lời kể tự nhiên, chân thực.

- Tác giả sử dụng mọi giác quan để cảm nhận vẻ đẹp của vùng sông nước Cà Mau.

- Vận dụng đa dạng, linh hoạt các biện pháp nghệ thuật như liệt kê, so sánh… nhằm làm tăng giá trị biểu đạt, biểu cảm.

- Vốn hiểu biết phong phú của tác giả.

- Cảm nhận bằng nhiều giác quan…

Ngàn sao làm việc

Võ Quảng

Thơ năm chữ

Ngàn sao làm việc vẽ nên bầu trời đẹp lộng lẫy về đêm là do sông Ngân Hà biết cháy giữa trời lồng lộng, sao thần nông biết tỏa rộng chiếc vó lọng vàng, sao hôm như một ngọn đuốc soi cá, nhóm đại hùng tinh biết buông gầu tát nước. Ngàn sao cùng làm việc, cùng chung sức đã làm nên vẻ đẹp huyền diệu của trời đêm. Lao động và biết đoàn kết, yêu thương đã làm cho vạn vật trở nên đẹp đẽ, đáng yêu.

- Thơ 5 chữ 

- Sử dụng nhiều biện pháp tu từ so sánh, liệt kê, nhân hóa,…

- Ngôn ngữ thơ gần gũi, sinh động.

Ngôi nhà trên cây

Cư-rô-ya-na-gi Tê-sư-cô

Hồi ký

Ngôi nhà trên cây kể về tình bạn vô cùng ngây thơ và đáng yêu của Tốt-tô-chan và Ya-sư-a-ki. Tốt-tô-chan là một cô bé ngây thơ, đáng yêu, cố gắng hết sức để giúp đỡ người bạn đặc biệt của mình để cậu không còn lo lắng, tự ti. Ya-sư-a-ki là một cậu bé bất hạnh nhưng lại rất mạnh mẽ, vui vẻ lạc quan. Đoạn trích là bài học về tình bạn, sự đồng cảm cùng nghị lực vươn lên trong cuộc sống từ những người bạn nhỏ.

- Ngôn ngữ gần gũi, sinh động, đáng yêu.

- Nghệ thuật miêu tả nhân vật chi tiết từ ngoại hình đến tâm lí, suy nghĩ.

- Ngôi kể thứ 3 bao quát, linh hoạt.

2

Đồng dao mùa xuân

Nguyễn Khoa Điềm

Thơ bốn chữ

Bài thơ viết về người lính, dưới góc nhìn chiêm nghiệm của một con người thời bình. Đó là những người lính hồn nhiên, tinh nghịch, chưa một lần yêu, còn mê thả diều nhưng chính họ đã hi sinh tuổi xuân, máu xương của mình cho Đất Nước. Trong cảm nhận của Nguyễn Khoa Điềm, dù họ mãi mãi gửi thân xác nơi rừng Trường Sơn xa xôi nhưng anh linh của họ thì còn mãi. Bởi chính họ đã làm nên mùa xuân vĩnh hằng của đất nước hôm nay.

- Thể thơ 4 chữ, cách chia khổ đặc biệt (có khổ thơ chỉ có 2,3 dòng thơ).

- Sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ: điệp ngữ, ẩn dụ, so sánh,…

Gặp lá cơm nếp

Thanh Thảo

Thơ năm chữ

Bài thơ "Gặp lá cơm nếp" được viết lên từ nỗi nhớ, tình yêu mà nhà thơ dành cho mẹ.  Từ mùi hương cơm nếp quen thuộc, tác giả nhớ đến mẹ, nhớ quê hương da diết. Mùi thơm lạ lùng cứ vương vẫn mãi như động lực khiến tác giả, người lính xa quê nhiều năm có động lực hành quân, chiến đấu để có thể nhanh chóng trở về với mẹ già, với quê hương.

- Thể thơ 5 chữ, giàu vần điệu.

- Sử dụng cách chia khổ thơ khác biệt (khổ thơ cuối chỉ có 2 dòng thơ).

- Hình ảnh so sánh, ẩn dụ.

Trở gió

Nguyễn Ngọc Tư

Tạp văn

Qua đoạn trích Trở gió, tác giả Nguyễn Ngọc Tư đã tạo nên một hình dung trọn vẹn về những cơn gió chướng. Mùa gió chướng về không chỉ là sự thay đổi thời tiết, báo hiệu một năm cũ sắp qua, mà còn gợi trong tâm trạng của con người những cảm xúc ngóng chờ, vội vã ngổn ngang. Dẫu vậy, hai từ “gió chướng” vẫn gắn liền với nỗi nhớ và những kỉ niệm về gia đình và quê hương vô cùng đẹp đẽ, không thể nào quên.

- Ngôn ngữ gợi hình, gợi cảm.

- Sử dụng nhiều hình ảnh so sánh, nhân hóa.

- Nhiều từ ngữ địa phương, mang đậm phong cách Nam Bộ.

Chiều sông Thương

Hữu Thỉnh

Thơ năm chữ

Bài thơ Chiều sông Thương diễn tả cuộc sống lao động, sinh hoạt tươi vui, yên bình của một vùng quê Bắc Bộ trong buổi chiều thu trong trẻo. Qua đó thể hiện sức sống của miền quê Quan họ bên dòng sông Thương cùng nỗi niềm bâng khuâng của người đi xa về "thăm quê nhà một chiều thư êm ái".

- Thể thơ 5 chữ, giàu vần điệu nhạc điệu.

- 32 câu thơ viết liền mạch, không dấu ngắt, tạo cảm giác cả bài thơ như dòng cảm xúc dào dạt tuôn trào chợt ùa về trong khoảnh khắc.

- Lời thơ thanh nhẹ, hình tượng đẹp, trong sáng, cảm xúc dào dạt, bâng khuâng, mênh mang.

2. Tiếng Việt

- Ôn lại các kiến thức tiếng Việt đã học: dùng cụm từ để mở rộng thành phần chính và mở rộng trạng ngữ cho câu, biện pháp tu từ nói giảm nói tránh, nghĩa của từ, các biện pháp tu từ: so sánh, nhân hóa, điệp ngữ, ẩn dụ…

- Nhận biết được các đơn vị kiến thức tiếng Việt cơ bản.

- Nêu được vai trò, tác dụng của các đơn vị kiến thức.

STT

Nội dung tiếng Việt

Khái niệm cần nắm vững

Dạng bài tập thực hành

1

Mở rộng thành phần chính và trạng ngữ của câu bằng cụm từ

Mở rộng thành phần chính và trạng ngữ bằng cụm từ có thể giúp câu cung cấp được nhiều thông tin hơn cho người đọc, người nghe. Các thành phần chính và trang ngữ của câu thường được mở rộng bằng cụm từ chính phụ như cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ.

Chỉ ra cụm từ mở rộng thành phần câu và nêu tác dụng.

2

Nói giảm nói tránh

Nói giảm nói tránh là biện pháp tu từ dùng cách nói riêng làm giảm nhẹ mức độ, quy mô, tính chất,... của đối tượng, hoặc tránh trình bày trực tiếp điều muốn nói để khỏi gây cảm giác đau buồn, ghê sợ hay để giữ phép lịch sự.

Chỉ ra biện pháp nói giảm nói tránh và nêu tác dụng.

3. Viết

- Trình bày được suy nghĩ về một vấn đề mà mình quan tâm.

- Trình bày được ý kiến về một vấn đề đời sống (được gợi ra từ tác phẩm văn học đã đọc).

a. Dàn ý viết bài văn trình bày được suy nghĩ về một vấn đề mà mình quan tâm.

Mở bài

- Giới thiệu được vấn đề cần bàn luận.

- Nêu quan điểm chung về vấn đề.

Thân bài

- Giải thích vấn đề cần bàn luận.

- Đưa ra lí lẽ, bằng chứng cụ thể để lí giải cho ý kiến của người viết.

Kết bài

- Khẳng định lại quan điểm về vấn đề.

- Đưa ra bài học nhận thức và phương hướng hành động.

b. Dàn ý viết bài văn trình bày được ý kiến về một vấn đề đời sống (được gợi ra từ tác phẩm văn học đã đọc).

Mở bài

- Nêu vấn đề và quan điểm về tầm quan trọng của vấn đề đời sống được gợi ra từ tác phẩm văn học.

Thân bài

- Giải thích vấn đề cần bàn luận.

- Lí giải mối liên hệ được đặt ra giữa vấn đề xã hội và tác phẩm văn học.

- Bàn luận về vấn đề (đưa ra lí lẽ, bằng chứng cụ thể để lí giải cho ý kiến của người viết.)

Kết bài

- Khẳng định lại quan điểm về vấn đề.

- Đưa ra bài học nhận thức và phương hướng hành động.

................................

................................

................................

Đề thi Giữa kì 1 Ngữ văn 7 Kết nối tri thức (10 đề)

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Kết nối tri thức

Năm học 2024 - 2025

Môn: Ngữ Văn 7

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

GIÁ TRỊ CỦA HÒN ĐÁ

Có một học trò hỏi thầy mình rằng:

- Thưa thầy, giá trị của cuộc sống là gì ạ?

Người thầy lấy một hòn đá trao cho người học trò và dặn:

- Con đem hòn đá này ra chợ nhưng không được bán nó đi, chỉ cần để ý xem người ta trả giá bao nhiêu.

Vâng lời thầy, người học trò mang hòn đá ra chợ bán. Mọi người không hiểu tại sao anh lại bán một hòn đá xấu xí như vậy. Ngồi cả ngày, một người bán rong thương tình đã đến hỏi và trả giá hòn đá một đồng. Người học trò mang hòn đá về và than thở:

- Hòn đá xấu xí chẳng ai thèm mua. Cũng may có người hỏi mua với giá một đồng thầy ạ.
Người thầy mỉm cười và nói:

- Tốt lắm, ngày mai con hãy mang hòn đá vào tiệm vàng và bán cho chủ tiệm, nhớ là dù chủ cửa hàng vàng có mua thì cũng không được bán.

Người học trò rất bất ngờ khi chủ tiệm vàng trả giá hòn đá là 500 đồng. Anh háo hức hỏi thầy tại sao lại như vậy. Người thầy cười và nói:

- Ngày mai con hãy đem nó đến chỗ bán đồ cổ. Nhưng tuyệt đối đừng bán nó, chỉ hỏi giá mà thôi.

Làm theo lời thầy dặn, sau một hồi xem xét thì anh vô cùng ngạc nhiên khi chủ hiệu trả giá hòn đá là cả gia sản hiện có. Anh vẫn nhất quyết không bán và vội về kể lại với thầy. Lúc này người thầy mới chậm rãi nói:

- Hòn đá thực chất chính là một khối ngọc cổ quý giá, đáng cả một gia tài, và giá trị cuộc sống cũng giống như hòn đá kia, có người hiểu và có người không hiểu. Với người không hiểu và không thể cảm nhận thì giá trị cuộc sống chẳng đáng một xu, còn với người hiểu thì nó đáng giá cả một gia tài. Hòn đá vẫn vậy, cuộc sống vẫn thế, điều duy nhất tạo nên sự khác biệt là sự hiểu biết của con và cách con nhìn nhận cuộc sống.

(Sưu tầm)

Câu 1 (1 điểm): Xác định chủ đề và phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2 (1 điểm): Vì sao người thầy lại yêu cầu học trò của mình mang hòn đá xấu xí đi hỏi giá mà lại không bán?

Câu 3 (1 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản.

Câu 4 (2 điểm): Trình bày suy nghĩ của em về thông điệp cuộc sống thông qua câu chuyện.

Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)

Em hãy trình bày ý kiến về việc thực hiện tốt 5K trong thời đại dịch Covid-19.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Đề cương Ngữ văn 7 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu trả phí đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm đề cương ôn tập Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức hay khác:

Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:


Đề thi, giáo án lớp 7 các môn học