10 Đề thi Giữa kì 2 Ngữ Văn 7 Cánh diều năm 2024 (có đáp án)
Với bộ 2 đề thi Giữa kì 2 Ngữ Văn lớp 7 năm học 2024 - 2025 có đáp án, chọn lọc được biên soạn bám sát nội dung sách Cánh diều và sưu tầm từ đề thi Ngữ Văn 7 của các trường THCS trên cả nước. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong các bài thi Giữa kì 2 Ngữ Văn 7.
Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi Ngữ văn 7 Giữa kì 2 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 2 - Cánh diều
Năm học 2024 - 2025
Môn: Ngữ Văn 7
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
CÂU CHUYỆN BÓ ĐŨA
Ngày xưa, ở một gia đình kia, có hai anh em. Lúc nhỏ, anh em rất hòa thuận. Khi lớn lên, anh có vợ, em có chồng, tuy mỗi người một nhà nhưng vẫn hay va chạm.
Thấy các con không yêu thương nhau, người cha rất buồn phiền. Một hôm, ông đặt một bó đũa và một túi tiền trên bàn, rồi gọi các con, cả trai, cả gái, dâu, rể lại và bảo:
- Ai bẻ gãy được bó đũa này thì thưởng cho túi tiền
Bốn người con lần lượt bẻ bó đũa. Ai cũng cố hết sức mà không sao bẻ gãy được. Người cha bèn cởi bó đũa ra, rồi thong thả bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng.
Thấy vậy, bốn người con cùng nói:
- Thưa cha, lấy từng chiếc mà bẻ thì có khó gì!
Người cha liền bảo:
- Đúng. Như thế là các con đều thấy rằng chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh. Vậy các con phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Có đoàn kết thì mới có sức mạnh.
(Truyện ngụ ngôn Việt Nam)
Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản?
A. Thuyết minh
B. Tự sự
C. Nghị luận
D. Biểu cảm
Câu 2: Văn bản trên gồm mấy nhân vật?
A. Có 2 nhân vật
B. Có 3 nhân vật
C. Có 4 nhân vật
D. Có 5 nhân vật
Câu 3: Phó từ “vẫn” trong câu văn: “Khi lớn lên, anh có vợ, em có chồng, tuy mỗi người một nhà nhưng vẫn hay va chạm”, có tác dụng gì?
A. Chỉ sự tiếp diễn tương tự
B. Chỉ quan hệ thời gian
C. Chỉ mức độ
D. Chỉ sự phủ định
Câu 4: Lúc nhỏ, những người con sống thế nào?
A. Anh em hay gây gổ nhau
B. Anh em thường nói xấu, ganh ghét nhau
C. Anh em sống hòa thuận, đoàn kết, yêu thương nhau
D. Anh em so bì, đố kị nhau
Câu 5: Người cha gọi các con lại để làm gì?
A. Trò chuyện vui vẻ cùng các con
B. Chia tài sản cho các con
C. Căn dặn các con cần phải chăm chỉ làm việc
D. Bảo họ rằng nếu ai bẻ gãy được bó đũa này thì cha thưởng cho túi tiền
Câu 6: Tại sao bốn người con không ai bẻ gãy được bó đũa?
A. Tại vì họ chưa dùng hết sức mạnh của mình để bẻ
B. Tại vì họ cầm cả bó đũa người cha đưa để bẻ
C. Tại bó đũa làm bằng kim loại nên không ai bẻ gãy được
D. Tại vì không ai muốn bẻ gẫy bó đũa cả
Câu 7: Một chiếc đũa được ngầm so sánh với gì? Cả bó đũa ngầm so sánh với gì?
A. Một chiếc đũa hay cả bó đũa ngầm so sánh với một người con trong câu chuyện
B. Một chiếc đũa được ngầm so sánh với một người con; cả bó đũa ngầm so sánh với cả bốn người con
C. Một chiếc đãu được ngầm so sánh với bốn người con; cả bó đũa ngầm so sánh với một người con
D. Một chiếc đũa hay cả bó đũa ngầm so sánh với cả bốn người con trong câu chuyện
Câu 8: Người cha muốn khuyên nhủ các con điều gì?
A. Các con không cần phải quan tâm, tương trợ lẫn nhau, mỗi người phải tự thân vận động xây dựng cuộc sống của mình
B. Các con phải cùng tập hợp nhau lại, đồng lòng chung sức thì mới bẻ gẫy được cả bó đũa
C. Các con phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau; có đoàn kết thì mới tạo ra sức mạnh
D. Các con không so đo, tính toán thiệt hơn số tài sản cha để lại cho mỗi người
Câu 9: “Câu chuyện bó đũa” khuyên nhủ chúng ta bài học gì trong cuộc sống?
Câu 10: Viết khoảng 5 – 7 dòng trình bày suy nghĩ của em về sức mạnh của tinh thần đoàn kết.
Phần 2: Viết (4 điểm)
Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một câu chuyện ngụ ngôn mà em ấn tượng nhất.
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)
Câu |
Đáp án |
Điểm |
Câu 1 |
B |
0,5 điểm |
Câu 2 |
D |
0,5 điểm |
Câu 3 |
A |
0,5 điểm |
Câu 4 |
C |
0,5 điểm |
Câu 5 |
D |
0,5 điểm |
Câu 6 |
B |
0,5 điểm |
Câu 7 |
B |
0,5 điểm |
Câu 8 |
C |
0,5 điểm |
Câu 9 |
- Câu chuyện đã mang đến bài học sâu sắc về sức mạnh của tinh thần đoàn kết đối với cuộc sống của con người. Mỗi chúng ta cần phải biết đoàn kết, yêu thương, đùm bọc, sẻ chia với nhau thì sẽ tạo nên sức mạnh phi thường, cùng nhau giải quyết tốt những vấn đề khó khăn, trở ngại trong cuộc sống. - Trong cuộc sống, cần xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa người với người, tạo nên một xã hội đoàn kết, giàu tình nhân ái,… - Trong cuộc sống, nếu không biết đoàn kết mà cứ tị nạnh, ganh ghét lẫn nhau thì sẽ mãi cô độc như một chiếc đũa dễ dàng bị bẻ gãy vậy. |
1 điểm |
Câu 10 |
- Đoàn kết là một truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta, thể hiện qua sự tương trự, giúp đỡ lẫn nhau bằng những hành động cụ thể, nhất là những khi gặp hoạn nạn, khó khăn. - Đoàn kết là tập hợp mọi người thành một khối thống nhất, gắn kết chặt chẽ với nhau, không thể tách dời, cùng đồng lòng chung sức, hỗ trợ nhau để giải quyết công việc. Sự kết hợp ấy sẽ tạo nên sức mạnh to lớn giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn, rào cản vật chất cũng như tinh thần, đem lại kết quả tốt đẹp cho cuộc sống. - Mỗi chúng ta phải biết quan tâm, giúp đỡ bạn bè, phát huy cao tinh thần đoàn kết trong tập thể để xây dựng tập thể vững mạnh. Biết phấn đấu trong học tập, rèn luyện nhân cách trong sáng, bản lĩnh vững vàng trở thành người hữu ích nay mai đem sức mình xây dựng quê hương đất nước. |
1 điểm |
Phần 2: Viết (4 điểm)
Câu |
Đáp án |
Điểm |
|
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn phân tích: mở bài, thân bài và kết bài. |
0,25 điểm
0,25 điểm
2,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm |
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Phân tích đặc điểm nhân vật trong truyện ngụ ngôn. |
||
c. Triển khai vấn đề: HS có thể triển khai các ý theo nhiều cách, vận dụng tốt kĩ năng kể chuyện có kết hợp yếu tố miêu tả, tự sự trong bài viết; nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: Mở bài: Giới thiệu được đặc điểm nổi bật của nhân vật trong truyện ngụ ngôn Thân bài: - Lần lượt phân tích và làm sáng tỏ từng đặc điểm của nhân vật thông qua các chi tiết cụ thể trong tác phẩm (hoàn cảnh, cử chỉ, hành động, ý nghĩ,…) - Nêu nhận xét của em về nhân vật Kết bài: Qua việc phân tích đặc điểm nhân vật, nêu lên ý nghĩa hoặc bài học sâu sắc. |
||
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. |
||
e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo |
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
TT |
Kĩ năng |
Nội dung |
Mức độ nhận thức |
Tổng |
|||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||||||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
||||
1 |
Đọc hiểu |
Truyện ngụ ngôn |
5 |
0 |
3 |
0 |
0 |
2 |
0 |
|
60 |
2 |
Viết |
Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật |
0 |
1* |
0 |
1* |
0 |
1* |
0 |
1* |
40 |
Tổng |
25 |
5 |
15 |
15 |
0 |
30 |
0 |
10 |
100 |
||
Tỉ lệ % |
30% |
30% |
30% |
10% |
|
||||||
Tỉ lệ chung |
60% |
40% |
|
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 2 - Cánh diều
Năm học 2024 - 2025
Môn: Ngữ Văn 7
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 2)
Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
RA VƯỜN NHẶT NẮNG
Ông ra vườn nhặt nắng
Tha thẩn suốt buổi chiều
Ông không còn trí nhớ
Ông chỉ còn tình yêu.
Bé khẽ mang chiếc lá
Đặt vào vệt nắng vàng
Ông nhặt lên chiếc nắng
Quẫy nhẹ, mùa thu sang.
(Nguyễn Thế Hoàng Linh)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1 (0,5 điểm): Bài thơ Ra vườn nhặt nắng của Nguyễn Thế Hoàng Linh nói về sự việc gì?
A. Người ông ra vườn nhặt nắng trong trạng thái hạnh phúc dưới cái nhìn ngây thơ và đầy yêu thương của người cháu.
B. Người ông ra vườn nhặt nắng trong trạng thái tha thẩn mất trí nhớ dưới cái nhìn ngây thơ và đầy yêu thương của người cháu.
C. Người ông ra vườn nhặt nắng trong trạng thái buồn bã dưới cái nhìn ngây thơ và đầy yêu thương của người cháu.
D. Người ông ra vườn nhặt nắng trong trạng thái vui vẻ dưới cái nhìn ngây thơ và đầy yêu thương của người cháu.
Câu 2 (0,5 điểm): Từ nào chỉ hành động của người ông trong khổ thơ thứ hai?
A. nhặt
B. Đặt
C. mang
D. sang
Câu 3 (0,5 điểm): Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ: Ông nhặt lên chiếc nắng?
A. So sánh
B. Nhân hóa
C. Ẩn dụ
D. Điệp ngữ
Câu 4 (0,5 điểm): Chủ đề của bài thơ Ra vườn nhặt nắng của Nguyễn Thế Hoàng Linh là gì?
A. Ca ngợi tình cảm gia đình, tình cảm bạn bè
B. Ca ngợi tình cảm gia đình, tình yêu quê hương
C. Ca ngợi tình yêu quê hương, tình cảm bạn bè
D. Ca ngợi tình cảm gia đình, tình yêu thiên nhiên
Trả lời câu hỏi:
Câu 5 (1,0 điểm): Em hãy nêu tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ được sử dụng trong hai câu thơ?
Ông không còn trí nhớ
Ông chỉ còn tình yêu
Câu 6 (1,0 điểm): Hai câu thơ sau giúp em hiểu gì về tình cảm của nhân vật Bé dành cho Ông?
Bé khẽ mang chiếc lá
Đặt vào vệt nắng vàng
Câu 7 (1,0 điểm): Qua bài thơ, tác giả muốn gửi đến bạn đọc những thông điệp tình cảm gì?
Câu 8 (1,0 điểm): Từ việc đọc bài thơ, em hãy rút ra cho mình những bài học trong cách ứng xử với những người thân trong gia đình.
Phần 2: Viết (4 điểm)
Hãy viết đoạn văn (khoảng 12 đến 15 câu) ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Ra vườn nhặt nắng của Nguyễn Thế Hoàng Linh.
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
TT |
Kĩ năng |
Nội dung |
Mức độ nhận thức |
Tổng |
|||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||||||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
||||
1 |
Đọc hiểu |
Thơ |
4 |
0 |
0 |
2 |
0 |
2 |
0 |
|
60 |
2 |
Viết |
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ |
0 |
1* |
0 |
1* |
0 |
1* |
0 |
1* |
40 |
Tổng |
20 |
5 |
0 |
35 |
0 |
30 |
0 |
10 |
100 |
||
Tỉ lệ % |
25% |
35% |
30% |
10% |
|
||||||
Tỉ lệ chung |
60% |
40% |
|
Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 7 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 7 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 7 Cánh diều
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 7 (các môn học)
- Giáo án Toán 7
- Giáo án Ngữ văn 7
- Giáo án Tiếng Anh 7
- Giáo án Khoa học tự nhiên 7
- Giáo án Lịch Sử 7
- Giáo án Địa Lí 7
- Giáo án GDCD 7
- Giáo án Tin học 7
- Giáo án Công nghệ 7
- Giáo án HĐTN 7
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 7
- Giáo án Vật Lí 7
- Giáo án Sinh học 7
- Giáo án Hóa học 7
- Giáo án Âm nhạc 7
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 7 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 7
- Đề thi Toán 7 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán 7
- Đề thi Tiếng Anh 7 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 7 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 7 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 7 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 7 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 7 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 7 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 7 (có đáp án)