10 Đề thi Giữa kì 2 Ngữ Văn 7 Chân trời sáng tạo năm 2024 (có đáp án)

Với bộ 2 đề thi Giữa kì 2 Ngữ Văn lớp 7 năm học 2023 - 2024 có đáp án, chọn lọc được biên soạn bám sát nội dung sách Chân trời sáng tạo và sưu tầm từ đề thi Ngữ Văn 7 của các trường THCS trên cả nước. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong các bài thi Giữa kì 2 Ngữ Văn 7.

Xem thử

Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi Ngữ văn 7 Giữa kì 2 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết:

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 2 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2023 - 2024

Môn: Ngữ Văn 7

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:

- Tấc đất tấc vàng

- Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ

- Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa

- Tháng hai trồng cà, tháng ba trồng đỗ

Câu 1 (1,0 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của những câu trên.

Câu 2 (1,0 điểm): Những câu tục ngữ trên viết về chủ đề gì?

Câu 3 (1,0 điểm): Liệt kê những phép tu từ được sử dụng trong ngữ liệu. Tại sao trong tục ngữ, nhân dân ta thường sử dụng phép tu từ ấy?

Câu 4 (1,0 điểm): Giải thích ý nghĩa câu: “Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ”

Câu 5 (1,0 điểm): Tìm một câu tục ngữ có ý nghĩa tương tự với câu tục ngữ vừa được giải thích ở trên.

Câu 6 (1 điểm): Câu Tấc đấc tấc vàng gợi cho em suy nghĩ gì về vai trò của đất với đời sống con người? Em cần làm gì để giữ gìn nguồn tài nguyên ấy? Hãy trình bày thành đoạn văn.

Phần 2: Viết (4 điểm)

Hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về sức mạnh của tình yêu thương.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

Phương thức biểu đạt chính: nghị luận.

1,0 điểm

Câu 2

Những câu tục ngữ trên viết về chủ đề: Thiên nhiên và lao động sản xuất.

1,0 điểm

Câu 3

- Những phép tu từ được sử dụng trong ngữ liệu: so sánh, điệp ngữ.

- Trong tục ngữ, nhân dân ta thường sử dụng phép tu từ ấy bởi tục ngữ là những sáng tác dân gian nhằm thể hiện kinh nghiệm đời sống nên sử dụng phép tu từ này sẽ có tác dụng hiệu quả trong nhấn mạnh, tạo ấn tượng, liên tưởng, cảm xúc, tạo nhịp điệu dễ thuộc, dễ nhớ nên nhân dân (ngay cả người lao động) cũng có thể thuận lợi nhớ và áp dụng.

1,0 điểm

Câu 4

Ý nghĩa câu: “Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ”: Màu mỡ gà theo kinh nghiệm của ông cha là màu trời báo bão. Vậy nên nếu nhìn trời ráng mỡ gà thì phải lo dựng nhà cho chắc, che đậy những chỗ hỏng hóc, chỗ tụt mái để không bị bão làm cho sập nhà.

1,0 điểm

Câu 5

HS tìm một câu cùng nói về kinh nghiệm thiên nhiên: Mống đông vồng tây, chẳng mưa dây cũng bão giật

1,0 điểm

Câu 6

- Giải thích câu tục ngữ: sử dụng cách nói ngắn gọn, cân xứng, phép so sánh tấc đất – tấc vàng nhấn mạnh vai trò và giá trị của đất, nhằm khẳng định một chân lí: mỗi tấc đất dù nhỏ nhất cũng quý tựa vàng.

- Trình bày vai trò của đất: từ đất, con người dựng nhà dựng cửa, làm ruộng đồng, nương rẫy để canh tác, trồng trọt, chăn nuôi,…rồi cũng từ đất, con người nhận được bao nguồn tài nguyên khoáng sản quý hiểm. Đất rộng hơn là căn cứ phân chia lãnh thổ, trong tiềm thức của con người, đất đai còn là quê hương, nguồn cội. Không có đất, con người không thể ổn định, phát triển và xây dựng cuộc sống.

- Cách giữ gìn nguồn tài nguyên: yêu mến mảnh đất quê hương nơi mình sinh sống, tôn trọng, giữ gìn, bảo vệ đất đai, không phá hoại, lãng phí đất, những người nông dân cần vun xới cho đất thêm tươi tốt, tránh để đất xói mòn, bạc màu,…

1,0 điểm

Phần 2: Viết (4 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

 

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: mở bài, thân bài và kết bài.

0,25 điểm

 

0,25 điểm

 

 

 

2,5 điểm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,5 điểm

 

0,5 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: nghị luận trình bày suy nghĩ của em về sức mạnh của tình yêu thương.

c. Triển khai vấn đề:

HS có thể triển khai các ý theo nhiều cách, vận dụng tốt các kĩ,kết hợp yếu tố miêu tả, tự sự trong bài viết; nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau:

1. Mở bài

Dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: Sức mạnh của lòng yêu thương trong cuộc sống của con người.

2. Thân bài

- Giải thích "Lòng yêu thương": tình cảm yêu thương, sự sẻ chia,

giúp đỡ giữa con người với con người.

- Biểu hiện của lòng yêu thương:

+ Đồng cảm với nỗi đau của con người.

+ Giúp đỡ, sẻ chia cả về vật chất, tinh thần với những khó khăn, bất hạnh của người khác.

+ Phê phán, đấu tranh lại với những hành động chà đạp, bóc lột con người.

- Sức mạnh của lòng yêu thương:

+ Nâng đỡ con người, tạo sức mạnh, nghị lực để vượt qua nghịch cảnh

+ Sưởi ấm những tâm hồn cô đơn, đau khổ, bất hạnh

+ Mang đến sức mạnh cảm hóa đối với những con người đang lầm đường lạc lối.

+ Gây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người.
+ Tạo ra một xã hội giàu nhân văn, ấm áp tình người.

- Liên hệ thực tiễn: Vẫn tồn tại những con người không có tình

thương, vô cảm trước nỗi đau của nhân loại.

- Bài học:

+ Cần phê phán những hành động chà đạp, gây ra đau khổ cho con người.

+ Học cách yêu thương, lan tỏa tình thương.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Tục ngữ

0

2

0

2

0

2

0

 

60

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

0

25

0

35

0

30

0

10

100

Tỉ lệ %

25%

35%

30%

10%

 

Tỉ lệ chung

60%

40%

 

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 2 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2023 - 2024

Môn: Ngữ Văn 7

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:

- Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.

- Tôm đi chạng vạng, cá đi rạng đông.

- Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười chưa cười đã tối.

Câu 1 (1,0 điểm): Những câu tục ngữ trên viết về chủ đề gì?

Câu 2 (1,0 điểm): Những câu trên có sử dụng cùng một phép tu từ, em hãy cho biết đó là phép tu từ nào? Tại sao trong tục ngữ, nhân dân ta thường sử dụng phép tu từ ấy?

Câu 3 (1,0 điểm): Giải thích ý nghĩa câu: ‘Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng/ Ngày tháng mười chưa cười đã tối”.

Câu 4 (1,0 điểm): Những kinh nghiệm nhân dân đúc rút trong các câu tục ngữ trên có thể áp dụng trong cuộc sống ngày nay không? Vì sao?

Câu 5 (1,0 điểm): Viết đoạn văn ngắn (khoảng 4 – 5 câu) trình bày về câu tục ngữ mà em ấn tượng nhất.

Phần 2: Viết (5 điểm)

Hãy viết bài văn nghị luận bàn về câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”.

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Tục ngữ

0

1

0

2

0

2

0

 

50

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

50

Tổng

0

15

0

35

0

40

0

10

100

Tỉ lệ %

15%

35%

40%

10%

 

Tỉ lệ chung

50%

50%

 

Xem thử

Đã có lời giải bài tập lớp 7 sách mới:


Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học