Đề cương ôn tập Ngữ văn 7 Giữa học kì 2 Cánh diều năm 2024

Với Đề cương ôn tập Ngữ văn 7 Giữa học kì 2 Cánh diều năm 2024 sẽ tóm tắt và tổng hợp kiến thức cần ôn tập chuẩn bị cho bài thi Giữa kì 2 môn Văn 7. Bên cạnh đó là 3 đề thi Giữa kì 2 Ngữ văn 7 Cánh diều chọn lọc, có đáp án giúp học sinh ôn luyện đạt điểm cao trong bài thi Giữa kì 2 Văn 7.

Xem thử

Chỉ từ 50k mua trọn bộ đề cương ôn tập Văn 7 Giữa kì 2 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Đề cương ôn tập Ngữ văn 7 Giữa học kì 2 Cánh diều

I. NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ÔN TẬP

A. Phần 1: Nội dung kiến thức cần ôn tập

1. Văn bản:

- Nhận biết được các yếu tố hình thức (chi tiết, cốt truyện, nhân vật, vần, nhịp, hình ảnh,...), nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa, bài học,...) của truyện ngụ ngôn và tục ngữ.

- Nhận biết được nét độc đáo về hình thức (từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ,...) và nội dung (đề tài, chủ đề, tình cảm, cảm xúc,...) của bài thơ.

a. Truyện ngụ ngôn

Nội dung

Kiến thức

Khái niệm

Truyện ngụ ngôn là truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, thường mượn chuyện về loài vật, đồ vật, cây cỏ,... để gián tiếp nói chuyện con người, nêu lên triết lí nhân sinh và những bài học kinh nghiệm về cuộc sống.

b. Tục ngữ, thành ngữ

Nội dung

Tục ngữ

Thành ngữ

1. Khái niệm

Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, hàm súc, thường có vần điệu, có hình ảnh, nhằm đúc kết kinh nghiệm về thế giới tự nhiên và đời sống con người

- Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, thường có vần điệu, có hình ảnh.

- Thành ngữ chưa thành câu mà chỉ là những cụm từ, được dùng trong câu như một từ.

2. Tác dụng

Giúp cho lời ăn tiếng nói thêm sâu sắc, sinh động, có tính biểu cảm cao.

3. Ví dụ

Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa; Có công mài sắt, có ngày nên kim,... 

Dám ăn dám nói, đẽo cày giữa đường, rán sành ra mỡ,... 

c. Từ ngữ và hình ảnh trong thơ

Từ ngữ

Hình ảnh

- Từ ngữ trong thơ rất cô đọng, hàm súc.

- Từ ngữ trong thơ có tính gợi hình, gợi cảm, đa nghĩa,...

- Từ ngữ trong thơ thiên về khơi gợi, đòi hỏi người đọc phải chủ động liên tưởng, tưởng tượng để hiểu hết sự phong phú của ý thơ.

- Hình ảnh trong thơ là hình ảnh về con người, cảnh vật,... xuất hiện trong thơ, giúp cho việc diễn đạt nội dung thêm gợi cảm, sinh động.

- Để khắc hoạ hình ảnh, tác giả thường sử dụng từ ngữ (nhất là những từ gợi tả âm thanh hoặc gợi tả dáng vẻ, trạng thái của sự vật), cách gieo vần, ngắt nhịp và đặc biệt là sử dụng các biện pháp tu từ như ẩn dụ, so sánh, nhân hoả,...

d. Bảng hệ thống hóa thông tin về cách văn bản đọc

Bài

Văn bản

Tác giả

Loại, thể loại

Đặc điểm nổi bật

Nội dung

Hình thức

6

Ếch ngồi đáy giếng

 

Truyện ngụ ngôn

Từ câu chuyện về cách nhìn thế giới bên ngoài chỉ qua miệng giếng nhỏ hẹp của chú ếch, truyện “Ếch ngồi đáy giếng” ngụ ý phê phán những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà huênh hoang, khuyên nhủ người ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan, kiêu ngạo.

- Xây dựng hình tượng quen thuộc, gần gũi.

- Mượn chuyện con vật để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người.

- Cách nói ẩn dụ, bài học giáo huấn được nêu lên một cách tự nhiên.

- Tình huống bất ngờ, hài hước, kín đáo.

Đẽo cày giữa đường

 

Truyện ngụ ngôn

- Phê phán những con người không có lập trường , không có chính kiến

- Cần phân biệt : Giữ vững ý kiến quan điểm lập trường khác hoàn toàn với thái độ bảo thủ ngoan cố, không chịu tiếp thu cái đúng cho phù hợp với quy luật của xã hội dẫn đến sự thất bại.

- Xây dựng hình tượng quen thuộc, gần gũi.

- Cách nói ẩn dụ, bài học giáo huấn được nêu lên một cách tự nhiên.

- Tình huống bất ngờ, hài hước, kín đáo.

Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội 1

Tác giả dân gian

Tục ngữ

- Những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất đã phản ánh, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu của nhân dân trong việc quan sát các hiện tượng thiên nhiên và trong lao động sản xuất. Những kinh nghiệm ấy là “túi khôn” của nhân dân nhưng chỉ có tính chất tương đối chính xã vì không ít kinh nghiệm được tổng kết chủ yếu dựa vào quan sát.

- Lối nói ngắn gọn, có vần, có nhịp

- Giàu hình ảnh, lập luận chặt chẽ

- Các về thường đối xứng nhau cả về hình thức lẫn nội dung

 

Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân

Ê-dốp

Truyện ngụ ngôn

Bài học về lối sống tập thể mỗi người cần phải có trách nhiệm với mọi người, cộng sinh để cùng tồn tại, phải biết tôn trọng và cùng nhau xây dựng cuộc sống chung.

Xây dựng tình huống đặc sắc và hình tượng nhân vật ấn tượng.

Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội 2

Tác giả dân gian

Tục ngữ

Những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất đã phản ánh, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu của nhân dân trong việc quan sát các hiện tượng thiên nhiên và trong lao động sản xuất. Những kinh nghiệm ấy là “túi khôn” của nhân dân nhưng chỉ có tính chất tương đối chính xã vì không ít kinh nghiệm được tổng kết chủ yếu dựa vào quan sát.

- Lối nói ngắn gọn, có vần, có nhịp

- Giàu hình ảnh, lập luận chặt chẽ

- Các về thường đối xứng nhau cả về hình thức lẫn nội dung

 

................................

................................

................................

Đề thi Giữa kì 2 Ngữ văn 7 Cánh diều (10 đề)

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 2 - Cánh diều

Năm học 2024 - 2025

Môn: Ngữ Văn 7

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

CÂU CHUYỆN BÓ ĐŨA

    Ngày xưa, ở một gia đình kia, có hai anh em. Lúc nhỏ, anh em rất hòa thuận. Khi lớn lên, anh có vợ, em có chồng, tuy mỗi người một nhà nhưng vẫn hay va chạm.

    Thấy các con không yêu thương nhau, người cha rất buồn phiền. Một hôm, ông đặt một bó đũa và một túi tiền trên bàn, rồi gọi các con, cả trai, cả gái, dâu, rể lại và bảo:

- Ai bẻ gãy được bó đũa này thì thưởng cho túi tiền

    Bốn người con lần lượt bẻ bó đũa. Ai cũng cố hết sức mà không sao bẻ gãy được. Người cha bèn cởi bó đũa ra, rồi thong thả bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng.

    Thấy vậy, bốn người con cùng nói:

- Thưa cha, lấy từng chiếc mà bẻ thì có khó gì!

    Người cha liền bảo:

- Đúng. Như thế là các con đều thấy rằng chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh. Vậy các con phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Có đoàn kết thì mới có sức mạnh.

(Truyện ngụ ngôn Việt Nam)

Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản?

A. Thuyết minh

B. Tự sự

C. Nghị luận

D. Biểu cảm

Câu 2: Văn bản trên gồm mấy nhân vật?

A. Có 2 nhân vật

B. Có 3 nhân vật

C. Có 4 nhân vật

D. Có 5 nhân vật

Câu 3: Phó từ “vẫn” trong câu văn: “Khi lớn lên, anh có vợ, em có chồng, tuy mỗi người một nhà nhưng vẫn hay va chạm”, có tác dụng gì?

A. Chỉ sự tiếp diễn tương tự

B. Chỉ quan hệ thời gian

C. Chỉ mức độ

D. Chỉ sự phủ định

Câu 4: Lúc nhỏ, những người con sống thế nào?

A. Anh em hay gây gổ nhau

B. Anh em thường nói xấu, ganh ghét nhau

C. Anh em sống hòa thuận, đoàn kết, yêu thương nhau

D. Anh em so bì, đố kị nhau

Câu 5: Người cha gọi các con lại để làm gì?

A. Trò chuyện vui vẻ cùng các con

B. Chia tài sản cho các con

C. Căn dặn các con cần phải chăm chỉ làm việc

D. Bảo họ rằng nếu ai bẻ gãy được bó đũa này thì cha thưởng cho túi tiền

Câu 6: Tại sao bốn người con không ai bẻ gãy được bó đũa?

A. Tại vì họ chưa dùng hết sức mạnh của mình để bẻ

B. Tại vì họ cầm cả bó đũa người cha đưa để bẻ

C. Tại bó đũa làm bằng kim loại nên không ai bẻ gãy được

D. Tại vì không ai muốn bẻ gẫy bó đũa cả

Câu 7: Một chiếc đũa được ngầm so sánh với gì? Cả bó đũa ngầm so sánh với gì?

A. Một chiếc đũa hay cả bó đũa ngầm so sánh với một người con trong câu chuyện

B. Một chiếc đũa được ngầm so sánh với một người con; cả bó đũa ngầm so sánh với cả bốn người con

C. Một chiếc đãu được ngầm so sánh với bốn người con; cả bó đũa ngầm so sánh với một người con

D. Một chiếc đũa hay cả bó đũa ngầm so sánh với cả bốn người con trong câu chuyện

Câu 8: Người cha muốn khuyên nhủ các con điều gì?

A. Các con không cần phải quan tâm, tương trợ lẫn nhau, mỗi người phải tự thân vận động xây dựng cuộc sống của mình

B. Các con phải cùng tập hợp nhau lại, đồng lòng chung sức thì mới bẻ gẫy được cả bó đũa

C. Các con phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau; có đoàn kết thì mới tạo ra sức mạnh

D. Các con không so đo, tính toán thiệt hơn số tài sản cha để lại cho mỗi người

Câu 9: “Câu chuyện bó đũa” khuyên nhủ chúng ta bài học gì trong cuộc sống?

Câu 10: Viết khoảng 5 – 7 dòng trình bày suy nghĩ của em về sức mạnh của tinh thần đoàn kết.

Phần 2: Viết (4 điểm)

Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một câu chuyện ngụ ngôn mà em ấn tượng nhất.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Đề cương Ngữ văn 7 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu trả phí đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm đề cương ôn tập Ngữ văn lớp 7 Cánh diều hay khác:

Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:


Đề thi, giáo án lớp 7 các môn học