Đề cương ôn tập Ngữ văn 7 Học kì 2 Chân trời sáng tạo năm 2024

Với Đề cương ôn tập Ngữ văn 7 Học kì 2 Chân trời sáng tạo năm 2024 sẽ tóm tắt và tổng hợp kiến thức cần ôn tập chuẩn bị cho bài thi Học kì 2 môn Văn 7. Bên cạnh đó là 3 đề thi Học kì 2 Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo chọn lọc, có đáp án giúp học sinh ôn luyện đạt điểm cao trong bài thi Học kì 2 Văn 7.

Xem thử

Chỉ từ 50k mua trọn bộ đề cương ôn tập Văn 7 Cuối kì 2 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Đề cương ôn tập Ngữ văn 7 Học kì 2 Chân trời sáng tạo

I. NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ÔN TẬP

A. Phần 1: Nội dung kiến thức cần ôn tập

1. Văn bản:

- Nhận biết và chỉ ra mối liên hệ giữa các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản; nhận biết được đặc điểm của văn bản nghị luận về một vấn đề đời sống; chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó.

- Liên hệ trải nghiệm cuộc sống với các vấn đề đặt ra trong văn bản.

- Nhận biết một số yếu tố của tục ngữ: số lượng câu, chữ, vần.

- Nhận biết được chủ đề, thông điệp văn bản muốn gửi đến người đọc.

- Nhận biết được đặc điểm văn bản giới thiệu một quy tắc hay luật lệ trong trò chơi hay hoạt động, chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó; nhận biết được cách triển khai ý tưởng và thông tin trong văn bản.

- Nhận biết được một số yếu tố của truyện khoa học viễn tưởng như: đề tài, sự kiện, tình huống, cốt truyện, nhân vật, không gian, thời gian; tóm tắt được văn bản một cách ngắn gọn.

- Nhận biết được tính cách nhân vật thể hiện qua: cử chỉ, hành động, lời thoại, ý nghĩ của các nhân vật khác trong truyện, lời người kể chuyện; nhận biết và nêu được tác dụng của việc thay đổi kiểu người kể chuyện (người kể chuyện ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba).

- Nhận biết và nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ.

- Nhận biết được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc; nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.

a. Nghị luận xã hội

Nội dung

Kiến thức

1. Khái niệm

Văn bản nghị luận về một vấn đề đời sống (nghị luận xã hội) được viết ra để bàn về một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, hay một vấn đề thuộc lĩnh tư tưởng, đạo đức, lối sống của con người.

2. Đặc điểm

- Thể hiện rõ ý kiến khen, chê, đồng tình, phản đối của người viết đối với hiện tượng, vấn đề cần bàn luận. 

- Trình bày những lí lẽ, bằng chứng để thuyết phục người đọc, người nghe. Bằng chứng có thể là nhân vật, sự kiện, số liệu liên quan đến vấn đề cần bàn luận.

- Ý kiến, lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp theo trình tự hợp lí. 

b. Tục ngữ

Nội dung

Kiến thức

1. Khái niệm

Tục ngữ là một trong những thể loại sáng tác dân gian. Đó là những câu được sử dụng trong lời nói hằng ngày. Về nội dung, tục ngữ thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về thiên nhiên, lao động sản xuất, con người và xã hội.

2. Đặc điểm

- Thường ngắn gọn (câu ngắn nhất gồm 4 chữ, câu dài có thể trên dưới 16 chữ) 

- Có nhịp điệu, hình ảnh. 

- Hầu hết đều có vần và thường là vần lưng. Vần lưng trong tục ngữ có thể được gieo ở hai tiếng liền nhau (gọi là “vần sát”)

- Thường có hai vế trở lên. Các vế đối xứng nhau cả về hình thức lẫn nội dung. 

- Thường đa nghĩa nhờ sử dụng các biện pháp tu từ, nhất là tục ngữ về con người và xã hội. 

3. Chức năng

- Mỗi câu tục ngữ diễn đạt trọn vẹn một ý (một nhận xét, một kinh nghiệm).

Ví dụ: Cha mẹ sinh con, trời sinh tính.

- Tục ngữ được sử dụng chủ yếu nhằm tăng thêm độ tin cậy, sức thuyết phục về một nhận thức hay một kinh nghiệm. 

c. Văn bản thông tin giới thiệu một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động

Nội dung

Kiến thức

1. Đặc điểm cấu trúc

Thường có 3 phần: 

Phần 1: Giới thiệu mục đích của quy trình thực hiện trò chơi hay hoạt động bằng một đoạn văn hoặc nhan đề bài viết (tên quy trình) (Ví dụ: Cách đọc sách hiệu quả, ... ) 

Phần 2: Liệt kê những gì cần chuẩn bị trước khi thực hiện trò chơi hay hoạt động,

Phần 3: Trình bày các bước cần thực hiện. Đối với trò chơi, đó là quy tắc, luật lệ, hướng dẫn cách chơi; đối với các hoạt động khác đó là thứ tự các bước thực hiện hoạt động. 

2. Đặc điểm hình thức

- Thường sử dụng các con số (1,2,3,.. .), từ ngữ chỉ thời gian (đầu tiên, tiếp theo, sau cùng,... ) hoặc chỉ thứ tự (thứ nhất, thứ hai,...) để giới thiệu trình tự thực hiện.

- Dùng từ ngữ miêu tả chi tiết cách thức hành động và một số thuật ngữ liên quan.

- Sử dụng câu chứa nhiều động từ, câu khiến để chỉ hành động hoặc yêu cầu thực hiện.

- Dùng hình ảnh minh hoạ, sơ đồ chỉ dẫn, đề mục để tóm tắt thông tin chính.

- Từ ngữ xưng hô ngôi thứ hai để chỉ người đọc.

3. Cách triển khai ý tưởng và thông tin

- Văn bản thông tin có thể triển khai ý tưởng và thông tin theo một số cách sau: theo trật tự thời gian; theo quan hệ nhân quả; theo mức độ quan trọng của thông tin. 

- Khi viết, người viết có thể kết hợp nhiều cách triển khai ý tưởng và thông tin, nhưng thường chọn một cách triển khai chính để làm nổi bật thông tin.

- Trong văn bản thông tin giới thiệu một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động, người viết thường chọn cách triển khai ý tưởng và thông tin theo trật tự thời gian để làm rõ quy tắc hoặc luật lệ của trò chơi qua việc trình bày thứ tự các bước cần thực hiện.

d. Truyện khoa học viễn tưởng

Nội dung

Kiến thức

1. Khái niệm

Truyện khoa học viễn tưởng là loại truyện hư cấu về những điều diễn ra trong một thế giới giả định, dựa trên tri thức khoa học và trí tương tượng của tác giả.

2. Đề tài

Đa dạng, phong phú thường gắn với các phát minh khoa học, công nghệ như: chế tạo dược liệu, khám phá đáy đại dương, du hành vũ trụ, gặp người ngoài hành tinh, ...

3. Cốt truyện

Thường được xây dựng dựa trên các sự việc giả tưởng liên quan đến các thành tựu khoa học. 

4. Tình huống truyện

Tác giả thường đặt tên nhân vật vào những hoàn cảnh đặc biệt, những khó khăn hay mâu thuẫn cần phải giải quyết trong thế giới giả tưởng. 

5. Sự kiện

Thường trộn lẫn những sự kiện của thế giới thực tại với những sự kiện xảy ra trong thế giới giả định (quá khứ, tương lai, ngoài vũ trụ,...).

6. Nhân vật

Trong truyện thường xuất hiện các nhân vật như người ngoài hành tinh, quái vật, người có năng lực phi thương, những nhà khoa học, nhà phát minh có khả năng sáng tạo kì lạ. 

7. Không gian, thời gian

Mang tính giả định, chẳng hạn thời gian lẫn lộn từ quá khứ, hiện tại và tương lai, không gian vũ trụ, lòng đất, đáy biển,...

................................

................................

................................

Đề thi Học kì 2 Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo (10 đề)

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 2 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2024 - 2025

Môn: Ngữ Văn 7

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:

(1) Cỏ dại quen nắng mưa

Làm sao mà giết được

Tới mùa nước dâng

Cỏ thường ngập trước

Sau ngày nước rút

Cỏ mọc đầu tiên..

[..]

(2) Trong cuộc đời bình yên tựa nghìn xưa

Gần gũi nhất vẫn là cây lúa

Trưa nắng khát ước về vườn quả

Lúc xa nhà nhớ một dáng mây

Một dòng sông, ngọn núi, rừng cây

Một làn khói, một mùi hương trong gió..

(3) Có mấy ai nhớ về ngọn cỏ

Mọc vô tình trên lối ta đi

Dẫu nhỏ nhoi không đáng nhớ làm chi

Không nghĩ đến nhưng mà vẫn có.

(Cỏ dại – Xuân Quỳnh)

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1. Đoạn trích được viết theo thể thơ nào?

A. Ngũ ngôn

B. Lục ngôn

C. Thất ngôn

D. Tự do

Câu 2. Hình ảnh cỏ dại xuất hiện trong:

A. Cả bài thơ

B. Khổ 1

C. Khổ 3

D. Khổ 1 và 3

Câu 3. Theo đoạn trích, lúc đi xa, con người thường nhớ về những gì?

A. Cây lúa, vườn quả, dáng mây, dòng sông, ngọn núi, rừng cây, làn khói, mùi hương

B. Cỏ dại

C. Nắng mưa, nước dâng, nước rút

D. Con đường, gốc đa, giếng nước, cánh đồng, ngọn núi, dòng sông..

Câu 4. Sự xuất hiện của những hình ảnh trong khổ 2 có ý nghĩa như thế nào?

A. Nhấn mạnh nỗi nhớ quê hương của tác giả;

B. Nhấn mạnh sự nhỏ nhoi của cỏ khiến không mấy ai để ý, không ai nhớ đến;

C. Nhấn mạnh sức sống của cỏ;

D, Nhấn mạnh sự vô tình của con người đối với cây cỏ.

Câu 5. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong hai câu thơ: Một dòng sông, ngọn núi, rừng cây - Một làn khói, một mùi hương trong gió..

A. Liệt kê

B. Điệp

C. Nhân hóa

D. Liệt kê và điệp.

Câu 6. Hình ảnh "cỏ dại" trong bốn dòng thơ sau gợi lên điều gì?

Tới mùa nước dâng

Cỏ thường ngập trước

Sau ngày nước rút

Cỏ mọc đầu tiên..

A. Gợi lên sự nhỏ bé, bình dị của cỏ;

B. Gợi lên sức sống mãnh liệt, bền bỉ của cỏ;

C. Gợi lên sự nhỏ bé của những kiếp người dưới đáy xã hội;

D. Gợi lên sự cuồng loạn của nước lũ.

Câu 7. Hình tượng trung tâm được khắc họa trong đoạn thơ trên là:

A. Chủ thể trữ tình - tác giả

B. Cây lúa

C. Cỏ dại

D. Nước lũ

Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:

Câu 8. Nêu hai đặc điểm của thể thơ được sử dụng trong bài thơ trên.

Câu 9. Cảm nhận về vẻ đẹp của hình ảnh cỏ dại được khắc họa trong bài thơ. Em có thể dẫn 1 - 2 câu thơ cùng viết về vẻ đẹp đó của cỏ?

Câu 10. Thông điệp ý nghĩa rút ra từ đoạn trích là gì?

Phần 2: Viết (5 điểm)

Hãy viết bài văn nghị luận bàn về câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Đề cương Ngữ văn 7 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu trả phí đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:

Xem thử

Xem thêm đề cương ôn tập Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo hay khác:

Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:


Đề thi, giáo án lớp 7 các môn học