Đề cương ôn tập Ngữ văn 7 Giữa học kì 2 Chân trời sáng tạo năm 2024
Với Đề cương ôn tập Ngữ văn 7 Giữa học kì 2 Chân trời sáng tạo năm 2024 sẽ tóm tắt và tổng hợp kiến thức cần ôn tập chuẩn bị cho bài thi Giữa kì 2 môn Văn 7. Bên cạnh đó là 3 đề thi Giữa kì 2 Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo chọn lọc, có đáp án giúp học sinh ôn luyện đạt điểm cao trong bài thi Giữa kì 2 Văn 7.
Chỉ từ 50k mua trọn bộ đề cương ôn tập Văn 7 Giữa kì 2 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
Đề cương ôn tập Ngữ văn 7 Giữa học kì 2 Chân trời sáng tạo
I. NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ÔN TẬP
A. Phần 1: Nội dung kiến thức cần ôn tập
1. Văn bản:
- Nhận biết và chỉ ra mối liên hệ giữa các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản; nhận biết được đặc điểm của văn bản nghị luận về một vấn đề đời sống; chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó.
- Liên hệ trải nghiệm cuộc sống với các vấn đề đặt ra trong văn bản.
- Nhận biết một số yếu tố của tục ngữ: số lượng câu, chữ, vần.
- Nhận biết được chủ đề, thông điệp văn bản muốn gửi đến người đọc.
- Nhận biết được đặc điểm văn bản giới thiệu một quy tắc hay luật lệ trong trò chơi hay hoạt động, chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó; nhận biết được cách triển khai ý tưởng và thông tin trong văn bản.
a. Nghị luận xã hội
Nội dung |
Kiến thức |
1. Khái niệm |
Văn bản nghị luận về một vấn đề đời sống (nghị luận xã hội) được viết ra để bàn về một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, hay một vấn đề thuộc lĩnh tư tưởng, đạo đức, lối sống của con người. |
2. Đặc điểm |
- Thể hiện rõ ý kiến khen, chê, đồng tính, phản đối của người viết đối với hiện tượng, vấn đề cần bàn luận. - Trình bày những lí lẽ, bằng chứng để thuyết phục người đọc, người nghe. Bằng chứng có thể là nhân vật, sự kiện, số liệu liên quan đến vấn đề cần bàn luận - Ý kiến, lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp theo trình tự hợp lí. |
b. Tục ngữ
Nội dung |
Kiến thức |
1. Khái niệm |
Tục ngữ là một trong những thể loại sáng tác dân gian. Đó là những câu được sử dụng trong lời nói hằng ngày. Về nội dung, tục ngữ thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về thiên nhiên, lao động sản xuất, con người và xã hội. |
2. Đặc điểm |
- Thường ngắn gọn (câu ngắn nhất gồm 4 chữ, câu dài có thể trên dưới 16 chữ) - Có nhịp điệu, hình ảnh. - Hầu hết đều có vần và thường là vần lưng. Vần lưng trong tục ngữ có thể được gieo ở hai tiếng liền nhau (gọi là “vần sát”) - Thường có hai vế trở lên. Các vế đối xứng nhau cả về hình thức lẫn nội dung. - Thường đa nghĩa nhờ sử dụng các biện pháp tu từ, nhất là tục ngữ về con người và xã hội. |
c. Văn bản thông tin giới thiệu một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động
Nội dung |
Kiến thức |
1. Đặc điểm cấu trúc |
Thường có 3 phần: Phần 1: Giới thiệu mục đích của quy trình thực hiện trò chơi hay hoạt động bằng một đoạn văn hoặc nhan đề bài viết (tên quy trình) (Ví dụ: Cách đọc sách hiệu quả, ... ) Phần 2: Liệt kê những gì cần chuẩn bị trước khi thực hiện trò chơi hay hoạt động, Phần 3: Trình bày các bước cần thực hiện. Đối với trò chơi, đó là quy tắc, luật lệ, hướng dẫn cách chơi; đối với các hoạt động khác đó là thứ tự các bước thực hiện hoạt động. |
2. Đặc điểm hình thức |
Thường sử dụng các con số (1,2,3,.. .) từ ngữ chỉ thời gian (đầu tiên, tiếp theo, sau cùng,... ) hoặc số từ chỉ số lượng chính xác (hai, ba…) để giới thiệu trình tự thực hiện, từ ngữ miêu tả chi tiết cách thức hành động và một số thuật ngữ liên quan sử dụng câu chứa nhiều động từ, câu khiến để chỉ hành động hoặc yêu cầu thực hiện; dùng hình ảnh minh hoạ, sơ đồ chỉ dẫn, đề mục để tóm tắt thông tin chính; từ ngữ xưng hô ngôi thứ hai để chỉ người đọc |
3. Cách triển khai ý tưởng và thông tin |
- Văn bản thông tin có thể triển khai ý tưởng và thông tin theo một số cách sau: theo trật tự thời gian; theo quan hệ nhân quả; theo mức độ quan trọng của thông tin. - Khi viết, người viết có thể kết hợp nhiều cách triển khai ý tưởng và thông tin, nhưng thường chọn một cách triển khai chính để làm nổi bật thông tin. Trong văn bản thông tin giới thiệu một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động, người viết thường chọn cách triển khai ý tưởng và thông tin theo trật tự thời gian để làm rõ quy tắc hoặc luật lệ của trò chơi qua việc trình bày thứ tự các bước cần thực hiện. |
d. Bảng hệ thống hóa thông tin về các văn bản đọc
Bài |
Văn bản |
Tác giả |
Loại, thể loại |
Đặc điểm nổi bật |
|
Nội dung |
Hình thức |
||||
6 |
Tự học - một thú vui bổ ích |
Nguyễn Hiến Lê |
Văn bản nghị luận |
Văn bản Tự học – một thú vui bổ ích đã khẳng định: Tự học mang đến cho ta niềm vui, nó là một thú vui bổ ích, thanh nhã, nâng cao tâm hồn con người. |
- Lập luận chặt chẽ, logic, giàu sức thuyết phục - Các lí lẽ, dẫn chứng được sắp xếp khoa học và có mối liên hệ chặt chẽ - Các biện pháp tu từ: so sánh, điệp từ, … |
Bàn về đọc sách |
Chu Quang Tiềm |
Văn bản nghị luận |
Chu Quang Tiềm trong bài viết đã khẳng định đọc sách là con đường quan trọng để tích lũy, nâng cao học vấn. Từ việc đưa ra những sai lầm trong việc đọc sách, tác giả hướng tới cách đọc sách khoa học, hợp lí cho con người |
- Bài văn nghị luận đã đặt ra và bàn về một vấn đề có ý nghĩa trong đời sống với lối viết giàu hình ảnh, nhiều so sánh thú vị - Luận điểm rõ ràng, thuyết phục. - Bố cục bài viết hợp lí, chặt chẽ, các ý được dẫn dắt tự nhiên. |
................................
................................
................................
Đề thi Giữa kì 2 Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo (10 đề)
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 2 - Chân trời sáng tạo
Năm học 2024 - 2025
Môn: Ngữ Văn 7
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)
Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:
- Tấc đất tấc vàng
- Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ
- Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa
- Tháng hai trồng cà, tháng ba trồng đỗ
Câu 1 (1,0 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của những câu trên.
Câu 2 (1,0 điểm): Những câu tục ngữ trên viết về chủ đề gì?
Câu 3 (1,0 điểm): Liệt kê những phép tu từ được sử dụng trong ngữ liệu. Tại sao trong tục ngữ, nhân dân ta thường sử dụng phép tu từ ấy?
Câu 4 (1,0 điểm): Giải thích ý nghĩa câu: “Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ”
Câu 5 (1,0 điểm): Tìm một câu tục ngữ có ý nghĩa tương tự với câu tục ngữ vừa được giải thích ở trên.
Câu 6 (1 điểm): Câu Tấc đấc tấc vàng gợi cho em suy nghĩ gì về vai trò của đất với đời sống con người? Em cần làm gì để giữ gìn nguồn tài nguyên ấy? Hãy trình bày thành đoạn văn.
Phần 2: Viết (4 điểm)
Hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về sức mạnh của tình yêu thương.
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Đề cương Ngữ văn 7 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu trả phí đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
Xem thêm đề cương ôn tập Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo hay khác:
Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 7 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 7 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 7 Cánh diều
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 7 (các môn học)
- Giáo án Toán 7
- Giáo án Ngữ văn 7
- Giáo án Tiếng Anh 7
- Giáo án Khoa học tự nhiên 7
- Giáo án Lịch Sử 7
- Giáo án Địa Lí 7
- Giáo án GDCD 7
- Giáo án Tin học 7
- Giáo án Công nghệ 7
- Giáo án HĐTN 7
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 7
- Giáo án Vật Lí 7
- Giáo án Sinh học 7
- Giáo án Hóa học 7
- Giáo án Âm nhạc 7
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 7 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 7
- Đề thi Toán 7 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán 7
- Đề thi Tiếng Anh 7 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 7 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 7 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 7 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 7 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 7 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 7 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 7 (có đáp án)