Đề kiểm tra Địa Lí lớp 6 Giữa kì 1 có đáp án (Đề 1)
Môn Địa Lí lớp 6
Thời gian làm bài: 45 phút
Câu 1 : Kinh tuyến Tây là:
A. Là kinh tuyến nằm bên phải của kinh tuyến gốc.
B. Nằm phía dưới xích đạo.
C. Nằm phía trên xích đạo.
D. Là kinh tuyến nằm bên trái của kinh tuyến gốc.
Câu 2 : Kinh tuyến đi qua đài thiên văn Grin-uýt ở ngoại ô thành phố Luân Đôn (nước Anh) gọi là:
A. Kinh tuyến Đông.
B. Kinh tuyến gốc.
C. Kinh tuyến Tây.
D. Kinh tuyến 180o.
Câu 3 : Các nhà hàng hải hay dùng bản đồ có kinh vĩ tuyến là đường thẳng vì:
A. Các đường hàng hải chính thường nằm gần xích đạo.
B. Các đáp án đều đúng.
C. Để xác định vị trí nơi đến.
D. Vạch lộ trình đi trên biển.
Câu 4 : Ưu điểm lớn nhất của bản đồ địa lý là cho người sử dụng thấy được:
A. Các loại địa hình, sông ngòi, khí hậu.
B. Các hoạt động sản xuất của con người.
C. Sự phân bố cụ thể các đối tượng địa lý trong không gian.
D. Tình hình phân bố dân cư và các dịch vụ của con người.
Câu 5 : Dựa vào số ghi tỉ lệ đối với bản đồ 1:200.000, 3cm trên bản đồ tương ứng trên thực địa là:
A. 10km
B. 6km
C. 12km
D. 3km
Câu 6 : Dùng tỉ lệ cho biết đối với bản đồ có tỉ lệ 1:5.000.000, 8cm trên bản đồ tương ứng với bao nhiêu kilomet trên thực địa:
A. 200km
B. 300km
C. 400km
D. 500km
Câu 7 : Theo quy ước đầu bên phải trái của vĩ tuyến chỉ hướng nào?
A. Tây
B. Đông
C. Bắc
D. Nam
Câu 8 : Vị trí của một điểm trên bản đồ (hoặc quả địa cầu) được xác định:
A. Theo phương hướng trên bản đồ.
B. Theo hướng mũi tên trên bản đồ.
C. Theo đường kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc.
D. Là chỗ cắt nhau của hai đường kinh tuyến và vĩ tuyến đi qua nó.
Câu 9 : Kí hiệu bản đồ có mấy dạng:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 10 : Khi đọc hiểu nội dung bản đồ thì bước đầu tiên là:
A. Xem tỉ lệ
B. Đọc bản chú giải
C. Đọc độ cao trên đường đồng mức
D. Tìm phương hướng
Câu 1 (2 điểm) : Vĩ tuyến gốc có số độ là bao nhiêu. Chiều dài của vĩ tuyến gốc so với các vĩ tuyến khác như thế nào? Vĩ tuyến gốc còn có tên gọi là gì?
Câu 2 (3 điểm) : Để vẽ được bản đồ, người ta phải lần lượt làm những công việc gì?
Câu 1 : Kinh tuyến là những đường nối liền hai điểm Cực Bắc và Cực Nam có độ dài bằng nhau. Kinh tuyến Tây nằm bên trái đường kinh tuyến gốc.
Chọn : D
Câu 2 : Kinh tuyến là những đường nối liền hai điểm Cực Bắc và Cực Nam có độ dài bằng nhau. Kinh tuyến gốc: là kinh tuyến 0o qua đài thiên văn Grinuyt nước Anh.
Chọn : B
Câu 3 : Các nhà hàng hải hay dùng bản đồ có kinh vĩ tuyến là đường thẳng vì theo phép chiếu đồ này thì vùng xích đạo có độ chính xác nhất mà các đường hàng hải chính thường nằm gần xích đạo nên độ chính xác cao,…
Chọn : A
Câu 4 : Bản đồ là hình vẽ tương đối chính xác về một vùng đất hay toàn bộ Trái Đất trên một mặt phẳng. Thể hiện được sự phân bố của đối tượng trong không gian, các đặc tính phát triển của đối tượng.
Chọn : C
Câu 5 : Khoảng cách thực địa = Khoảng cách trên bản đồ × tỉ lệ bản đồ. Đổi ra đơn kilômet (km). Khoảng cách thực địa = 3×200 000 = 600 000 (cm) = 6 (km)
Chọn : B
Câu 6 : Khoảng cách thực địa = Khoảng cách trên bản đồ × tỉ lệ bản đồ. Đổi ra đơn kilômet (km). Khoảng cách thực địa = 8×5000 000=40 000 000 (cm) = 400 (km)
Chọn : C
Câu 7 : Phương hướng chính trên bản đồ có 8 hướng chính. Theo quy ước đầu bên phải trái của vĩ tuyến chỉ hướng Tây.
Chọn : A
Câu 8 : Vị trí của một điểm trên bản đồ (hoặc quả địa cầu) được xác định là chỗ cắt nhau của hai đường kinh tuyến và vĩ tuyến đi qua nó.
Chọn : D
Câu 9 : Kí hiệu bản đồ gồm có 3 dạng, đó là: Kí hiệu hình học, kí hiệu chữ và kí hiệu tượng hình.
Chọn : B
Câu 10 : Muốn đọc và sử dụng bản đồ, chúng ta cần đọc bảng chú giải để hiểu ý nghĩa của những kí hiệu đó.
Chọn : B
Câu 1 :
- Các vòng tròn chạy ngang nhỏ dần về 2 cực là đường vĩ tuyến. (0,5 điểm)
- Vĩ tuyến gốc có số độ là 0 độ. Chiều dài của vĩ tuyến gốc là dài nhất so với các vĩ tuyến khác. (1 điểm)
- Vĩ tuyến gốc hay còn gọi là xích đạo. (0,5 điểm)
Câu 2 :
- Để vẽ được bản đồ, trước hết phải căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ, nội dung và yêu cầu của bản đồ cần vẽ để chọn cách chiếu đồ thích hợp,… (1 điểm)
- Lần lượt làm các công việc sau:
+ Thu thập đầy đủ các thông tin về vùng đất cần vẽ bản đồ. (0,5 điểm)
+ Biết cách chuyển mặt cong của Trái Đất lên mặt phẳng của giấy. (0,5 điểm)
+Thu nhỏ khoảng cách. (0,5 điểm)
+ Chọn các loại và dạng kí hiệu để thể hiện các đối tượng địa lí. (0,5 điểm)
Xem thêm đề thi Địa Lí lớp 6 chọn lọc, có đáp án hay khác:
- Đề kiểm tra Địa Lí lớp 6 Giữa kì 1 có đáp án (Đề 2)
- Đề kiểm tra Địa Lí lớp 6 Giữa kì 1 có đáp án (Đề 3)
- Đề kiểm tra Địa Lí lớp 6 Giữa kì 1 có đáp án (Đề 4)
Xem thêm các loạt bài Để học tốt Địa Lí 6 khác:
- Giải bài tập Địa Lí 6 (hay nhất)
- Giải bài tập Địa Lí 6 (ngắn nhất)
- Lý thuyết & Trắc nghiệm Địa Lí 6
- Giải Tập bản đồ Địa Lí 6
- Giải vở bài tập Địa Lí 6
- Giải Sách bài tập Địa Lí 6
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 6 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 6
- Giáo án Toán 6
- Giáo án Tiếng Anh 6
- Giáo án Khoa học tự nhiên 6
- Giáo án Lịch Sử 6
- Giáo án Địa Lí 6
- Giáo án GDCD 6
- Giáo án Tin học 6
- Giáo án Công nghệ 6
- Giáo án HĐTN 6
- Giáo án Âm nhạc 6
- Giáo án Vật Lí 6
- Giáo án Sinh học 6
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi Toán 6 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 6
- Chuyên đề dạy thêm Toán 6 năm 2024 (có lời giải)
- Đề thi Ngữ Văn 6 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 6
- Bộ Đề thi Tiếng Anh 6 (có đáp án)
- Bộ Đề thi Khoa học tự nhiên 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 6 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 6 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 6 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 6 (có đáp án)
- Đề thi Toán Kangaroo cấp độ 3 (Lớp 5, 6)