Bộ Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt năm 2024 (mới nhất) | Đề thi Tiếng Việt vào lớp 6



Tổng hợp bộ Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt chọn lọc, cực sát đề chính thức bám sát cấu trúc ra đề thi Tiếng Việt vào lớp 6 của các tỉnh, thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, .... giúp học sinh lớp 5 ôn luyện tốt và đạt điểm cao trong kì thi tuyển sinh vào lớp 6.

Xem thử Đề ôn thi Tiếng Việt vào 6 Xem thử Chinh phục đề thi Tiếng Việt vào 6

Chỉ từ 150k mua trọn bộ đề thi vào lớp 6 Tiếng Việt bản word có lời giải chi tiết, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Cấu trúc đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt

Cấu trúc đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt sẽ tùy thuộc vào chương trình học và mức độ của từng trường, Sở giáo dục để ra đề thi. Thầy/Cô và các em học sinh có thể tham khảo cấu trúc dưới đây:

Phần Nội dung kiến thức Điểm

Đọc hiểu văn bản

- Ngữ liệu: văn bản, nghệ thuật.

- Tiêu chí lựa chọn:

+ 01 đoạn trích.

+ Dung lượng: 20 đến 50 chữ. Tương đương với 1 đoạn văn hoặc 1 khổ thơ học sinh được học trong chương trình.

- Hiểu nội dung, ý nghĩa của văn bản.

- Liên hệ những điều học được với bản thân và thực tế.

1



1


- Xác định, giải thích được hình ảnh, nhân vật, chi tiết nghệ thuật... có ý nghĩa trong văn bản.
Tiếng Việt Hiểu và sử dụng được từ ngữ, câu, phép liên kết, biện pháp tu từ... đã học. 1
- Vận dụng các kiến thức đã học về từ, câu, phép liên kết, biện pháp tu từ vào việc nhận xét đúng sai, sửa lỗi, viết đoạn.... 2
Làm văn

Làm bài văn hoàn chỉnh thuộc một trong các kiểu: viết thư, kể chuyện, miêu tả

5
Tổng số


10

Xem thử Đề ôn thi Tiếng Việt vào 6 Xem thử Chinh phục đề thi Tiếng Việt vào 6

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Kì thi tuyển sinh vào lớp 6

Môn: Tiếng Việt

Thời gian làm bài: .... phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề 1)

Chọn chữ cái đứng trước đáp án đúng của mỗi câu (từ câu 1 đến câu 8) chép vào bài làm.

Câu 1. Trong các thành ngữ sau đây, thành ngữ nào không chứa cặp từ trái nghĩa?

A. Gần nhà xa ngõ.

B. Chân lấm tay bùn.

C. Ba chìm bảy nổi.

D. Lên thác xuống ghềnh.

Câu 2. Dòng nào sau đây đều là từ ghép tổng hợp?

A. Tốt tươi, đi đứng, mặt mày, rạo rực.

B. Đàn bầu, lạnh lùng, nhỏ nhặt, nấu nướng.

C. Hư hỏng, bó buộc, mơ mộng, tóc tai.

D. Xanh xao, bọt bèo, yêu thương, đáo để.

Câu 3. Từ “ăn” trong câu nào dưới đây được dùng theo nghĩa chuyển?

A. Tối nay, tôi ăn cơm ở nhà bà ngoại.

B. Ăn trông nồi, ngồi trông hướng.

C. Mỗi bữa, nó chỉ ăn có một bát cơm.

D. Mẹ tôi là người làm công ăn lương.

Câu 4. Câu nào sau đây là câu cầu khiến?

A. Lan làm bài tập này thế nào nhỉ?

B. Cậu đứng xa chỗ đó ra!

C. Bông hoa này đẹp thật!

D. Thôi, mình làm vỡ mất lọ hoa này rồi!

Câu 5. Câu nào dưới đây đặt dấu gạch chéo (/) đúng vị trí để phân cách chủ ngữ và vị ngữ?

A. Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như / tấm kính lau hết mây hết bụi.

B. Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch / như tấm kính lau hết mây hết bụi.

C. Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính / lau hết mây hết bụi.

D. Sau trận bão, chân trời, ngấn bể / sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi.

Câu 6. Kết hợp nào không phải là một từ?

A. Nước biển.

B. Xe đạp.

C. Học hát.

D. Xe cộ.

Câu 7. Hai câu thơ sau trong bài “Tiếng vọng” của Nguyễn Quang Thiều sử dụng biện pháp tu từ gì?

“Những quả trứng lại lăn vào giấc ngủTiếng lăn như đá lở trên ngàn.”

A. Điệp từ - so sánh.

B. Ẩn dụ - so sánh.

C. Nhân hóa - so sánh.

D. Không có sử dụng biện pháp tu từ.

Câu 8. Các vế câu trong câu ghép “Mưa càng to, gió càng thổi mạnh.” có quan hệ ý nghĩa với nhau như thế nào?

A. Quan hệ tăng tiến.

B. Quan hệ điều kiện, giả thiết - kết quả.

C. Quan hệ nguyên nhân - kết quả.

D. Quan hệ tương phản.

Câu 1. (1,0 điểm) Xếp các từ in đậm trong đoạn văn dưới đây vào bảng phân loại cho phù hợp:

"Sau trận bão, chân trời ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh và phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông.”

(Cô Tô - Nguyễn Tuân)

Động từ Tính từ Quan hệ từ

Câu 2. (3,5 điểm)

Xác định các bộ phận chủ ngữ, vị ngữ và trạng ngữ trong mỗi câu sau:

a) Buổi sớm, ngược hướng chúng bay đi tìm ăn và buổi chiều theo hướng chúng bay về tổ, con thuyền sẽ tới được bờ.

b) Mấy hôm nọ, trời mưa lớn, trên những hồ ao quanh bãi trước mặt, nước dâng trắng mênh mông.

c) Những chú dế bị sặc nước bò ra khỏi tổ.

d) Những kiến trúc sư thiết kế công trình đang miệt mài làm việc.

Câu 3. (2,0 điểm) Chữa lại mỗi dòng sau đây thành câu theo hai cách khác nhau:

a) Những người ngư dân vẫn vượt sóng ra khơi ấy

b) Mặc dù tàu Trung Quốc hung hăng đâm vào tàu cảnh sát biển Việt Nam

Câu 4. (2,5 điểm)

Trong bài “Bác ơi!”, nhà thơ Tố Hữu có viết:

“Bác sống như trời đất của taYêu từng ngọn lúa, mỗi nhành hoaTự do cho mỗi đời nô lệSữa để em thơ, lụa tặng già.”

Đoạn thơ trên đã giúp em hiểu được nét đẹp gì trong cuộc sống của Bác Hồ kính yêu?

Câu 5. Em hãy tả lại cảnh vật thiên nhiên và con người mỗi dịp tết đến xuân về.

Học sinh chọn đúng chữ cái đứng trước đáp án đúng, mỗi câu cho 0,5 đ

Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8
B C D B D C C A

Câu 1. (1,0 đ) Xếp đúng mỗi từ vào đúng bảng phân loại. Mỗi từ xếp đúng cho 0,1 đ

Động từ Tính từ Quan hệ từ
lau, nhú, đặt sạch, đầy đặn, hồng hào, rộng rồi, như, của

Câu 2. (3,5 đ) Xác định mỗi thành phần đúng cho 0,25 điểm

Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt có đáp án (Đề 1)

Câu 3. (2,0 đ) Học sinh chữa đúng mỗi dòng thành câu theo hai cách khác nhau mỗi cách đúng cho 0,5 điểm.

a)

* Cách 1: Bỏ từ.

Những người ngư dân vẫn vượt sóng ra khơi.

* Cách 2: Thêm vị ngữ.

VD: Những người ngư dân vẫn vượt sóng ra khơi ấy đã góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam.

b)

* Cách 1: Bỏ từ.

Tàu Trung Quốc hung hăng đâm vào tàu cảnh sát biển Việt Nam.

* Cách 2: Thêm Chủ ngữ , vị ngữ.

VD: Mặc dù tàu Trung Quốc hung hăng đâm vào tàu cảnh sát biển Việt Nam nhưng các chiến sĩ vẫn bình tĩnh, tránh va chạm, khiêu khích.

Câu 4. (2,5 đ)

Học sinh có thể có những cách trình bày khác nhau, song cần nêu được các ý cơ bản sau:

* Về hình thức : Học sinh trình bày cảm nhận những nét đẹp cuộc sống Bác Hồ dưới hình thức một đoạn văn, diễn đạt mạch lạc, rõ ràng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, viết câu.

* Về kiến thức:

- Giới thiệu khái quát xuất xứ đoạn thơ: Đoạn thơ trên trong bài thơ “Bác ơi!” của nhà thơ Tố Hữu đã ca ngợi cuộc sống đẹp của Bác Hồ.

- Nhà thơ so sánh cuộc sống của Bác như “trời đất của ta”. Bác vừa cao cả, vĩ đại mà cũng gần gũi, thân thương. 0,25 đ

- Bác có một tình yêu thương bao la rộng lớn. Đó là tình yêu đất nước, thiên nhiên, yêu nhân loại cần lao, yêu trẻ em, người già và yêu cả “từng ngọn lúa, mỗi nhành hoa”.

- Tình yêu thương của Bác là tình yêu thương thiết thực, là sự ân cần, quan tâm với tất cả mọi người. Đặc biệt với trẻ thơ, với các cụ già “Sữa để em thơ, lụa tặng già”.

- Cuộc sống của Bác là cuộc sống vì hạnh phúc của con người. Bác hy sinh cả cuộc đời vì cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do cho “mỗi người nô lệ”, cho hạnh phúc của nhân dân.

Câu 5.

1. Yêu cầu về kỹ năng:

Học sinh biết biết làm văn miêu tả về cảnh vật, thiên nhiên và con người mỗi khi tết đến xuân về. (Kết hợp tả cảnh và tả sinh hoạt)

Bài văn viết phải có bố cụ rõ ràng, chặt chẽ, đủ ba phần. Văn viết trôi chảy, lưu loát, mạch lạc, giàu hình ảnh, cảm xúc (đặc biệt thể hiện tâm trạng, cảm xúc trước vẻ đẹp của thiên nhiên, niềm vui của mọi người khi xuân về) và biết sử dụng một số biện pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hóa... trong khi tả.

2. Yêu cầu kiến thức:

Bài văn của học sinh cần đạt những yêu cầu cơ bản sau đây:

1) Mở bài:

- Giới thiệu khái quát tâm trạng, cảm xúc về mùa xuân, về cảnh vật, con người khi tết đến, xuân về.

2) Thân bài :

a) Tết đến xuân về mang lại vẻ đẹp, khơi dậy sức sống cho thiên nhiên đất trời:

+ Xuân về là thay đổi cảnh vật thiên nhiên:

- Bầu trời: cao hơn, rộng hơn sau những ngày đông âm u, lạnh giá

- Mặt đất: tràn đầy nhựa sống,...

- Không khí: ấm áp

- Mưa xuân: lất phất, dịu dàng/ (Hoặc: Nắng xuân: ấm áp chiếu xuống vạn vật như muốn đánh thức tất cả...)

+ Mùa xuân về làm cho mọi vật được sinh sôi nảy nở:

- Cây cối: đâm chồi nẩy lộc, trỗi dậy những mầm xanh tươi non...

- Hoa: sắc màu rực rỡ của muôn hoa của đào, mai ngày tết.....

- Chim chóc: ca vang,... từng đàn én rộn ràng bay liệng trên bầu trời...

- Không gian: chan hoà hương thơm, rực rỡ sắc màu và rộn rã âm thanh.

b) Tết đến xuân về mang lại niềm vui cuộc sống của con người.

+ Cảnh đoàn tụ, sum họp trong mỗi gia đình sau một năm bận rộn với bao công việc.

+ Không khí mọi người tất bật, niềm vui hân hoan đón tết, xuân về: đường sá như đông hơn, cảnh mua sắm, trang hoàng nhà cửa...

+ Niềm vui của trẻ thơ khi tết đến xuân về: được mặc áo mới, được đi chợ tết du xuân, được mừng tuổi...

3) Kết bài : Nêu cảm nghĩ và tình yêu của mình về mùa xuân.

(Ai cũng yêu mùa xuân. Mùa xuân đã gieo vào lòng người mơ, hy vọng, về một ngày mai tốt đẹp. Mùa Xuân sẽ mãi trong lòng mọi người.) 0,75 đ

* Biểu điểm:

- Điểm 7:

Bài làm đáp ứng đầy đủ các nội dung trên, kết hợp tả và bộc lộ cảm xúc hợp lý, văn viết giàu hình ảnh, sử dụng yếu tố nghệ thuật tu từ trong miêu tả, lời văn trôi chảy, mạch lạc, có bố cục rõ ràng, không mắc các loại lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, trình bày sạch, đẹp.

- Điểm 5- 6:

Bài làm đáp ứng đầy đủ các nội dung trên, kết hợp tả và bộc lộ cảm xúc hợp lý, có sử dụng các biện pháp tu từ trong miêu tả, văn viết mạch lạc, trôi chảy, bố cục rõ ràng, trình bày sạch đẹp, song còn mắc một vài lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

- Điểm 3- 4:

Đáp ứng cơ bản yêu cầu trên, văn viết trôi chảy, bố cục mạch lạc, song đôi chỗ diễn đạt lủng củng, mắc một vài lỗi chính tả dùng từ đặt câu.

- Điểm 1-2:

Bài làm sơ sài, diễn đạt còn lủng củng.

- Điểm 0 :

Lạc đề.

* Lưu ý: Trên đây chỉ là những gợi ý cơ bản. Khi chấm giáo viên cần vận dụng linh hoạt và cho điểm từng phần cho phù hợp. Cần khuyến khích những bài viết tốt, có cảm xúc, biết tả và bộc lộ cảm xúc hợp lý, sinh động, hấp dẫn, chữ viết sạch đẹp.

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Kì thi tuyển sinh vào lớp 6

Môn: Tiếng Việt

Thời gian làm bài: .... phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề 2)

Câu 1. (2 điểm)

Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu sau:

a) Ánh trăng trong trẻo chảy khắp nhành cây kẽ lá, tràn ngập con đường trắng xoá.

b) Đứng trên mui vững chắc của chiếc xuồng máy, người nhanh tay có thể với lên hái được những trái cây trĩu quả xuống từ hai phía cù lao.

Câu 2. (2 điểm)

Đọc kỹ đoạn văn sau:

“Chú chuồn chuồn nước tung cánh bay vọt lên. Cái bóng chú nhỏ xíu lướt nhanh trên mặt hồ. Mặt hồ trải rộng mênh mông và lặng sóng.”

a. Tìm và chỉ ra từ ghép, từ láy trong đoạn văn trên.

b. Tìm và chỉ ra danh từ, động từ trong đoạn văn trên.

Câu 3. (1 điểm)

Chép lại và điền dấu câu thích hợp cho đoạn thơ sau:

Mẹ gà hỏi con

Ngủ chưa đấy hả

Cả đàn nhao nhao

Ngủ rồi đấy ạ

Câu 4. (5 điểm) Cơn mưa dông vừa dứt cũng là lúc ngày khép lại. Vầng trăng lên, đêm mở ra. Cảnh vật đẹp lung linh dưới ánh trăng. Hãy tả lại cảnh đó và phát biểu cảm nghĩ của em.

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Kì thi tuyển sinh vào lớp 6

Môn: Tiếng Việt

Thời gian làm bài: .... phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề 3)

Câu 1.(1,0 điểm)

Các từ ngữ trong mỗi nhóm dưới đây có đặc điểm chung gì?

a) Mênh mông, lộp độp, mềm mại, rào rào.

b) Nhi đồng, trẻ em, thiếu nhi, con trẻ.

c) Cánh buồm, cánh chim, cánh diều, cánh quạt.

d) Đồng nội, đồng hành, đồng tiền, trống đồng.

Câu 2. (1,0 điểm)

Điền các từ tài đức, tài hoa, tài năng, tài trí vào chỗ trống sao cho thích hợp:

a. Chúng ta cần phát hiện và bồi dưỡng những...... trẻ cho đất nước.

b. Em sẽ cố gắng để trở thành một người.... vẹn toàn.

c. Cách đối đáp của Giang Văn Minh khi đi sứ Trung Quốc cho thấy ông là người ....

d. Chúng tối trầm trồ trước những nét chạm trổ......

Câu 3. (3,0 điểm) Đọc kĩ hai khổ thơ sau và trả lời câu hỏi:

Thời gian chạy qua tóc mẹMột màu trắng đến nôn naoLưng mẹ cứ còng dần xuốngCho con ngày một thêm caoMẹ ơi trong lời mẹ hátCó cả cuộc đời hiện raLời ru chắp con đôi cánhLớn rồi con sẽ bay xa.(Trương Nam Hương, Trong lời mẹ hát, Tiếng Việt lớp 5- tập 2)

a. Em hiểu thế nào về nghĩa của từ “chạy” trong khổ thơ 1?

b. Viết đoạn văn khoảng 5- 7 câu nêu cảm nhận của em về hình ảnh người mẹ trong hai khổ thơ trên.

Câu 4. (5,0 điểm)

Niềm mong ước lớn lao nhất trong cuộc đời em là giành giải cao trong các cuộc thi, làm được nhiều việc tốt để bố mẹ vui lòng.

Hãy hình dung và tả lại không khí của gia đình em trong một lần em đạt được ước mơ đó.

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Kì thi tuyển sinh vào lớp 6

Môn: Tiếng Việt

Thời gian làm bài: .... phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề 4)

Anh em, vấp váp, xe điện, ăn mặc, nhức nhối, cửa sông, tướng tá, cây bưởi, vuông vắn, bút chì, non nước, ngay ngắn.

Hãy chỉ ra trong các từ đó, những từ nào là:

a. Từ ghép tổng hợp

b. Từ ghép phân loại

c. Từ láy

Câu 2. (2 điểm)

Với mỗi từ dưới đây, hãy đặt một câu theo nghĩa gốc và một câu theo nghĩa chuyển.

a. Tay

b. Xuân

Câu 3. (2 điểm)

Xác định các bộ phận của các câu văn sau:

a. Trên nền cát trắng tinh, nơi ngực cô Mai tì xuống đón đường bay của giặc, mọc lên những bông hoa tím.

b. Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà, biển đổi sang màu xanh lục.

Câu 4. (2 điểm)

Chữa lại các câu sau:

a. Đi qua vườn nhà bác Minh, thấy có nhiều cây nhãn.

b. Bạn Nga, lớp trưởng lớp tôi.

Câu 5. (4 điểm)

Viết về người mẹ, nhà thơ Trương Nam Hương có những câu thơ sau:

“Thời gian chạy qua tóc mẹMột màu trắng đến nôn naoLưng mẹ cứ còng dần xuốngCho con ngày một thêm cao”.

Theo em, khổ thơ trên đă bộc lộ những cảm xúc, suy nghĩ gì của tác giả về người mẹ của mình? Hãy viết đoạn văn diễn tả tình cảm đó.

Câu 6. Trong 5 năm ở Tiểu học, em đã được học nhiều thầy (cô) giáo. Hãy kể một kỉ niệm làm em xúc động và nhớ mãi về tình thầy trò.

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Kì thi tuyển sinh vào lớp 6

Môn: Tiếng Việt

Thời gian làm bài: .... phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề 5)

Câu 1. (3 điểm)

(…) Mầm non vừa nghe thấyVội bật chiếc vỏ rơiNó đứng dậy giữa trờiKhoác áo màu xanh biếc.(Mầm non, Võ Quảng)

a. Trình bày nội dung của khổ thơ trên bằng một câu văn.

b. Trong khổ thơ trên, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó?

c. Từ “mầm non” trong dòng thơ đầu tiên được sử dụng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Đặt một câu với từ “mầm non” được dùng theo nghĩa chuyển.

Câu 2. (1 điểm) Phân tích cấu tạo ngữ pháp của các câu dưới đây và cho biết câu nào là câu đơn, câu nào là câu ghép?

a. Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng.

b. Dọc theo bờ vịnh Hạ Long, trên bến Đoan, bến Tàu hay cảng Mới, những đoàn thuyền đánh cá rẽ màn sương bạc nối đuôi nhau cập bến, những cánh buồm ướt át như cánh chim trong mưa.

Câu 3. (1 điểm)

Điền các cặp từ trái nghĩa vào chỗ trống để hoành thành các câu ca dao, tục ngữ sau:

a. Trống đánh…….. kèn thổi………

b. Khi vui muốn……. buồn tênh lại…….

c. Bóc…… cắn…….

d. Tháng năm chưa nằm đã………

Tháng mười chưa cười đã……………….

Câu 4. (5 điểm) Em hãy viết một bài văn miêu tả một cơn mưa rào.

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Kì thi tuyển sinh vào lớp 6

Môn: Tiếng Việt

Thời gian làm bài: .... phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề 6)

Câu 1. (3 điểm)

(…) Mầm non vừa nghe thấyVội bật chiếc vỏ rơiNó đứng dậy giữa trờiKhoác áo màu xanh biếc.(Mầm non, Võ Quảng)

a. Trình bày nội dung của khổ thơ trên bằng một câu văn.

b. Trong khổ thơ trên, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó?

c. Từ “mầm non” trong dòng thơ đầu tiên được sử dụng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Đặt một câu với từ “mầm non” được dùng theo nghĩa chuyển.

Câu 2. (1 điểm) Phân tích cấu tạo ngữ pháp của các câu dưới đây và cho biết câu nào là câu đơn, câu nào là câu ghép?

a. Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng.

b. Dọc theo bờ vịnh Hạ Long, trên bến Đoan, bến Tàu hay cảng Mới, những đoàn thuyền đánh cá rẽ màn sương bạc nối đuôi nhau cập bến, những cánh buồm ướt át như cánh chim trong mưa.

Câu 3. (1 điểm)

Điền các cặp từ trái nghĩa vào chỗ trống để hoành thành các câu ca dao, tục ngữ sau:

a. Trống đánh…….. kèn thổi………

b. Khi vui muốn……. buồn tênh lại…….

c. Bóc…… cắn…….

d. Tháng năm chưa nằm đã………

Tháng mười chưa cười đã……………….

Câu 4. (5 điểm) Em hãy viết một bài văn miêu tả một cơn mưa rào.

Sở Giáo dục và Đào tạo .....

Kì thi tuyển sinh vào lớp 6

Môn: Tiếng Việt

Thời gian làm bài: .... phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề 7)

Câu 1. (2 điểm)

Cho các cặp từ sau: thuyền nan / thuyền bè; xe đạp / xe cộ; đất sét / đất đai; cây bàng / cây cối; máy cày / máy móc.

a/ Hai từ trong cặp từ trên khác nhau ở chỗ nào? (Về nghĩa và về cấu tạo từ).

b/ Tìm thêm hai cặp từ tương tự.

Câu 2. (2 điểm)

Đọc đoạn trích sau:

“Lý Công Uẩn là người con của vùng Kinh Bắc xưa. Từ nhỏ, Lí Công Uẩn đã nổi tiếng thông minh, hiểu biết trước tuổi và đã biểu lộ một tính cách khác người. Một hôm , nhà sư họ Lý sai Công Uẩn đem oản đặt lên bàn thờ cúng Phật. Cậu bé đã khoét oản ăn trước…”

(Phỏng theo Quốc Chấn)

a/ Tìm trong đoạn trích trên:

- Một câu kể kiểu Ai là gì?

- Một câu kể kiểu Ai thế nào?

- Một câu kể kiểu Ai làm gì?

b/ Xác định thành phần của từng câu tìm được ( chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ)

Câu 3. (2 điểm)

Cho đoạn thơ sau:

Dòng sông mới điệu làm saoNắng lên mặc áo lụa đào thướt thaTrưa về trời rộng bao laÁo xanh sông mặc như là mới mayChiều trôi thơ thẩn áng mâyCài lên màu áo hây hây ráng vàng. (Dòng sông mặc áo- Nguyền Trọng Tạo)

Trong câu thơ trên, màu sắc của dòng sông thay đổi trong ngày như thế nào?

Câu 4. (4 điểm)

Hôm nay, em đi học sớm hơn thường lệ và có dịp dứng ngắm ngôi trường thân thương đã gắn bó với em suốt nhiều năm qua. Hãy tả lại ngôi trường của em?

Xem thử Đề ôn thi Tiếng Việt vào 6 Xem thử Chinh phục đề thi Tiếng Việt vào 6

Xem thêm bộ Đề thi Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh, Tin học, Đạo Đức, Lịch Sử & Địa Lí lớp 5 có đáp án hay khác: