Đề thi Tiếng Việt vào lớp 6 năm học 2024-2025 (chọn lọc)

    Đề tuyển sinh vào lớp 6 môn Tiếng Việt

    Thời gian làm bài: 45 phút

Chọn chữ cái đứng trước đáp án đúng của mỗi câu (từ câu 1 đến câu 8) chép vào bài làm.

Câu 1. Trong các thành ngữ sau đây, thành ngữ nào không chứa cặp từ trái nghĩa?

A. Gần nhà xa ngõ.

B. Chân lấm tay bùn.

C. Ba chìm bảy nổi.

D. Lên thác xuống ghềnh.

Câu 2. Dòng nào sau đây đều là từ ghép tổng hợp?

A. Tốt tươi, đi đứng, mặt mày, rạo rực.

B. Đàn bầu, lạnh lùng, nhỏ nhặt, nấu nướng.

C. Hư hỏng, bó buộc, mơ mộng, tóc tai.

D. Xanh xao, bọt bèo, yêu thương, đáo để.

Câu 3. Từ “ăn” trong câu nào dưới đây được dùng theo nghĩa chuyển?

A. Tối nay, tôi ăn cơm ở nhà bà ngoại.

B. Ăn trông nồi, ngồi trông hướng.

C. Mỗi bữa, nó chỉ ăn có một bát cơm.

D. Mẹ tôi là người làm công ăn lương.

Câu 4. Câu nào sau đây là câu cầu khiến?

A. Lan làm bài tập này thế nào nhỉ?

B. Cậu đứng xa chỗ đó ra!

C. Bông hoa này đẹp thật!

D. Thôi, mình làm vỡ mất lọ hoa này rồi!

Câu 5. Câu nào dưới đây đặt dấu gạch chéo (/) đúng vị trí để phân cách chủ ngữ và vị ngữ?

A. Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như / tấm kính lau hết mây hết bụi.

B. Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch / như tấm kính lau hết mây hết bụi.

C. Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính / lau hết mây hết bụi.

D. Sau trận bão, chân trời, ngấn bể / sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi.

Câu 6. Kết hợp nào không phải là một từ?

A. Nước biển.

B. Xe đạp.

C. Học hát.

D. Xe cộ.

Câu 7. Hai câu thơ sau trong bài “Tiếng vọng” của Nguyễn Quang Thiều sử dụng biện pháp tu từ gì?

“Những quả trứng lại lăn vào giấc ngủTiếng lăn như đá lở trên ngàn.”

A. Điệp từ - so sánh.

B. Ẩn dụ - so sánh.

C. Nhân hóa - so sánh.

D. Không có sử dụng biện pháp tu từ.

Câu 8. Các vế câu trong câu ghép “Mưa càng to, gió càng thổi mạnh.” có quan hệ ý nghĩa với nhau như thế nào?

A. Quan hệ tăng tiến.

B. Quan hệ điều kiện, giả thiết - kết quả.

C. Quan hệ nguyên nhân - kết quả.

D. Quan hệ tương phản.

Câu 1. (1,0 điểm) Xếp các từ in đậm trong đoạn văn dưới đây vào bảng phân loại cho phù hợp:

"Sau trận bão, chân trời ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh và phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông.”

(Cô Tô - Nguyễn Tuân)

Động từ Tính từ Quan hệ từ

Câu 2. (3,5 điểm)

Xác định các bộ phận chủ ngữ, vị ngữ và trạng ngữ trong mỗi câu sau:

a) Buổi sớm, ngược hướng chúng bay đi tìm ăn và buổi chiều theo hướng chúng bay về tổ, con thuyền sẽ tới được bờ.

b) Mấy hôm nọ, trời mưa lớn, trên những hồ ao quanh bãi trước mặt, nước dâng trắng mênh mông.

c) Những chú dế bị sặc nước bò ra khỏi tổ.

d) Những kiến trúc sư thiết kế công trình đang miệt mài làm việc.

Câu 3. (2,0 điểm) Chữa lại mỗi dòng sau đây thành câu theo hai cách khác nhau:

a) Những người ngư dân vẫn vượt sóng ra khơi ấy

b) Mặc dù tàu Trung Quốc hung hăng đâm vào tàu cảnh sát biển Việt Nam

Câu 4. (2,5 điểm)

Trong bài “Bác ơi!”, nhà thơ Tố Hữu có viết:

“Bác sống như trời đất của taYêu từng ngọn lúa, mỗi nhành hoaTự do cho mỗi đời nô lệSữa để em thơ, lụa tặng già.”

Đoạn thơ trên đã giúp em hiểu được nét đẹp gì trong cuộc sống của Bác Hồ kính yêu?

Câu 5. Em hãy tả lại cảnh vật thiên nhiên và con người mỗi dịp tết đến xuân về.

    Đề tuyển sinh vào lớp 6

    Môn: Tiếng Việt

    Thời gian làm bài: 45 phút

Câu 1. (2,0 điểm)

Khi miêu tả màu vàng của hoa cải, tác giả Phạm Đức đã viết:

“…Màu vàng ánh nắng cô đúc lại, như vô vàn cánh bướm bé xíu đậu chấp chới khắp cành. Màu vàng ấy là tiếng nói của đất vườn, là lấp lánh những giọt mồ hôi của biết bao tháng ngày đọng lại.”

Dựa vào đoạn văn trên, em hãy trả lời các câu hỏi sau:

a. Giải thích nghĩa của từ “đọng” trong câu văn: “Màu vàng ấy là tiếng nói của đất vườn, là lấp lánh những giọt mồ hôi của biết bao tháng ngày đọng lại.”

b. Chỉ ra biện pháp nghệ thuật tác giả Phạm Đức đã sử dụng trong câu văn thứ nhất.

c. Câu (1) và câu (2) liên kết với nhau bằng cách nào?

Câu 2. (1,5 điểm)

Xếp các từ in đậm trong đoạn văn dưới đây vào bảng phân loại cho phù hợp:

“… Họ khoác vai nhau thành một sợi dây dài, lấy thân mình ngăn dòng nước mặn. Nước quật vào mặt, vào ngực, trào qua đầu hàng rào sống. Họ ngụp xuống, trồi lên, ngụp xuống… Nhưng những bàn tay khoác vai nhau vẫn cứng như sắt, và thân hình họ cột chặt lấy những cọc tre đóng chắc, dẽo như chão. Tóc dài các cô quấn chặt vào cổ các cậu con trai, mồ hôi như suối, hòa lẫn với nước chát mặn.”

Động từ Tính từ Quan hệ từ

Câu 3. (2,5 điểm):

Cày đồng đang buổi ban trưaMồ hôi thánh thót như mưa ruộng càyAi ơi bưng bát cơm đầyDẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.(Ca dao)

Em cảm nhận được điều gì mà nhân dân ta muốn gửi gắm qua bài ca dao trên.

Câu 4. (4,0 điểm):

Trong bài thơ gửi người lính đảo, một nhà thơ đã từng ca ngợi:

Từ biển đảo khơi xa sóng quanh năm rì rào.Nơi đây anh đứng gác giữa biển trời bao la.Vì tổ quốc thân yêu đêm ngày anh canh giữ,Tên anh người chiến sĩ nơi biển đảo Trường Sa.Dưới mặt trời thiêu đốt chói changAnh vẫn hiên ngang dù hiểm nguy đối mặt.

Dựa vào ý của đoạn thơ trên, em hãy viết một bài văn miêu tả hình ảnh người lính biển đảo đang ngày đêm làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trên biển Đông.

    Đề tuyển sinh vào lớp 6 môn Tiếng Việt

    Thời gian làm bài: 45 phút

Câu 1. (2 điểm)

Cho các cặp từ sau: thuyền nan / thuyền bè; xe đạp / xe cộ; đất sét / đất đai; cây bàng / cây cối; máy cày / máy móc.

a/ Hai từ trong cặp từ trên khác nhau ở chỗ nào? (Về nghĩa và về cấu tạo từ).

b/ Tìm thêm hai cặp từ tương tự.

Câu 2. (2 điểm)

Đọc đoạn trích sau:

“Lý Công Uẩn là người con của vùng Kinh Bắc xưa. Từ nhỏ, Lí Công Uẩn đã nổi tiếng thông minh, hiểu biết trước tuổi và đã biểu lộ một tính cách khác người. Một hôm , nhà sư họ Lý sai Công Uẩn đem oản đặt lên bàn thờ cúng Phật. Cậu bé đã khoét oản ăn trước…”

(Phỏng theo Quốc Chấn)

a/ Tìm trong đoạn trích trên:

- Một câu kể kiểu Ai là gì?

- Một câu kể kiểu Ai thế nào?

- Một câu kể kiểu Ai làm gì?

b/ Xác định thành phần của từng câu tìm được ( chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ)

Câu 3. (2 điểm)

Cho đoạn thơ sau:

Dòng sông mới điệu làm saoNắng lên mặc áo lụa đào thướt thaTrưa về trời rộng bao laÁo xanh sông mặc như là mới mayChiều trôi thơ thẩn áng mâyCài lên màu áo hây hây ráng vàng. (Dòng sông mặc áo- Nguyền Trọng Tạo)

Trong câu thơ trên, màu sắc của dòng sông thay đổi trong ngày như thế nào?

Câu 4. (4 điểm)

Hôm nay, em đi học sớm hơn thường lệ và có dịp dứng ngắm ngôi trường thân thương đã gắn bó với em suốt nhiều năm qua. Hãy tả lại ngôi trường của em?

    Đề tuyển sinh vào lớp 6 môn Tiếng Việt

    Thời gian làm bài: 45 phút

Câu 1. (4,0 điểm)

Tìm và nêu tác dụng của (các) biện pháp tu từ có trong các ví dụ sau:

a.

Mạ non bầm cấy mấy đonRuột gan bầm lại thương con mấy lần.	Mưa phùn ướt áo tứ thânMưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu!				( Bầm ơi, Tố Hữu )

b.

Bầy ong giữ hộ cho người			Những mùa hoa đã tàn phai tháng ngày.				        (Hành trình của bầy ong, Nguyễn Đức Mậu)

Câu 2.

Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:

...Đêm xuống, lúc chia tay, Ma-ri-ô định chúc bạn ngủ ngon thì một ngọn sóng lớn ập tới, xô cậu ngã dúi. Giu-li-ét-ta hoảng hốt chạy lại. Cô quỳ xuống bên Ma-ri-ô, lau máu trên trán bạn, rồi dịu dàng gỡ chiếc khăn đỏ trên mái tóc băng cho bạn.

Cơn bão dữ dội bất ngờ nổi lên. Những đợt sóng khủng khiếp phá thủng thân tàu, nước phun vào khoang như vòi rồng. Hai tiếng đồng hồ trôi qua...Con tàu chìm dần, nước ngập các bao lơn. Quang cảnh thật hỗn loạn.

Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta, hai tay ôm chặt cột buồm, khiếp sợ nhìn mặt biển. Mặt biển đã yên hơn. Nhưng con tàu vẫn tiếp tục chìm.

Chiếc xuồng cuối cùng được thả xuống. Ai đó kêu lên: “Còn chỗ cho một đứa bé.” Hai đứa trẻ sực tỉnh, lao ra.

- Đứa nhỏ thôi! Nặng lắm rồi. – Một người nói.

Nghe thế, Giu-li-ét-ta sững sờ, buông thõng hai tay, đôi mắt thẫn thờ tuyệt vọng.

Một ý nghĩ vụt đến, Ma-ri-ô hét to: “Giu-li-ét-ta, xuống đi! Bạn còn bố mẹ...”

Nói rồi, cậu ôm ngang lưng Giu-li-ét-ta thả xuống nước. Người ta nắm tay cô lôi lên xuồng.

Chiếc xuồng bơi ra xa. Giu-li-ét-ta bàng hoàng nhìn Ma-ri-ô đang đứng bên mạn tàu, đầu ngửng cao, tóc bay trước gió. Cô bật khóc nức nở, giơ tay về phía cậu: “Vĩnh biệt Ma-ri-ô!”

(Trích Một vụ đắm tàu, theo A-mi-xi, Tiếng Việt 5, tập hai, NXB Giáo dục,2007,tr )

a. Giải nghĩa từ “tuyệt vọng”. Trong các từ sau, từ nào có yếu tố “tuyệt” đồng nghĩa với yếu tố “tuyệt” trong từ “tuyệt vọng”: tuyệt trần, tuyệt chủng, tuyệt diệu ?

b. Sắp xếp các từ sau theo hai nhóm và gọi tên các nhóm đó: ngọn sóng, chiếc xuồng, cột buồm, mặt biển.

c. Xác định thành phần chính của các câu sau:

- Những đợt sóng khủng khiếp phá thủng thân tàu, nước phun vào khoang như vòi rồng.

- Giu-li-ét-ta bàng hoàng nhìn Ma-ri-ô đang đứng bên mạn tàu, đầu ngửng cao, tóc bay trước gió.

d. Viết đoạn văn (hoặc bài văn ngắn) bày tỏ cảm nhận của em về đoạn trích trên.

Câu 3.

Đèn khoe đèn tỏ hơn trăng	  Đèn ra trước gió còn chăng, hỡi đèn?Trăng khoe trăng tỏ hơn đèn	  Cớ sao trăng phải chịu luồn đám mây?(Ca dao, Tiếng Việt 5, tập một, NXB Giáo dục,2006, tr94)

Từ bài ca dao trên, hãy tưởng tượng và kể lại cuộc tranh luận giữa Đèn và Trăng.

    Đề tuyển sinh vào lớp 6

    Môn: Tiếng Việt

    Thời gian làm bài: 45 phút

Câu 1. (1 điểm) Điền tr hay ch vào chỗ chấm (….)

- Quyết ….í

- ….í tuệ

- tập ….ung

- ….ế tạo

- hát …èo

Câu 2. (2 điểm) Cho các từ sau: phẳng phiu, phẳng lặng, tươi tắn, tươi tỉnh, tốt đẹp, đẹp đẽ, nhanh nhẹn, nhanh nhạy, săn bắn, chôm chôm.

Xếp các từ trên vào 2 nhóm cho thích hợp:

Từ láy Từ ghép
…………………………………………. ………………………………………….
…………………………………………. ………………………………………….

Câu 3. (1 điểm) Xác định Trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong các câu dưới đây:

a. Đêm ấy, bên bếp lửa hồng, cả nhà ngồi luộc bánh chưng đến sáng.

b. Trong lớp, Nam và các bạn đang học nhóm.

Câu 4. (1 điểm) Đặt câu theo yêu cầu:

a. Đặt 1 câu có 1 dấu phẩy ngăn cách các bộ phận cùng làm chủ ngữ.

b. Đặt một câu có sử dụng quan hệ từ thể hiện mối quan hệ tăng tiến.

Câu 5. (2 điểm)

Bản em trên chóp núiSớm bồng bềnh trong mâySương rơi như mưa giộiTrưa mới thấy mặt trời.
Cây pơ-mu đầu dốcIm như người lính canhNgựa tuần tra biên giớiRừng đỉnh đồi hí vang.

Hai khổ thơ trên có những hình ảnh nào so sánh? Các hình ảnh so sánh đó góp phần diễn tả nội dung thêm sinh động như thế nào?

Câu 6. (3 điểm) Mùa xuân, mùa của ngàn hoa khoe sắc, mùa của lộc biếc chồi xanh, mùa của én bay, mùa của những cơn mưa dịu dàng….

Em đã từng say sưa ngắm cảnh sắc tươi đẹp của mùa xuân, hãy tả lại:

Xem thêm các Đề ôn thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt có đáp án hay khác:


Đề thi, giáo án lớp 5 các môn học