Top 20 Đề thi Tiếng Việt lớp 3 Học kì 2 năm 2024 có đáp án

Bộ 20 đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 3 gồm 10 đề thi giữa học kì 2, 10 đề thi học kì 2 chọn lọc, có đáp án nhằm mục đích giúp Giáo viên có thêm tài liệu đánh giá chất lượng học sinh môn Tiếng Việt lớp 3 trong Học kì 2. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong các bài thi Học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa học kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 3

Thời gian làm bài: 60 phút

GV kiểm tra lồng vào các tiết ôn tập giữa Học kì 2

Chiếc lá

   Chim sâu hỏi chiếc lá:

– Lá ơi, bạn hãy kể cuộc đời của bạn cho tôi nghe đi!

– Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu.

– Tôi không tin. Bạn đừng có giấu. Nếu vậy, sao bông hoa kia lại có thể rất biết ơn bạn?

– Thật mà! Cuộc đời tôi rất bình thường. Ngày nhỏ tôi là một búp non. Tôi lớn lên thành một chiếc lá và cứ là như thế cho mãi tới bây giờ.

   Thật như thế sao? Có khi nào bạn biến thành hoa, thành quả, thành một ngôi sao, thành vầng mặt trời đem lại niền tin cho mọi người như trong các câu chuyện cổ tích mà bác Gió thường rì rầm kể suốt đêm ngày chưa?

– Chưa. Chưa một lần nào tôi biến thành một thứ gì khác cả. Suốt đời, tôi chỉ là một chiếc lá nhỏ nhoi bình thường.

– Thế thì chán thật! Cuộc đời của bạn bình thường thật! Bông hoa kia đã làm tôi thất vọng. Hoa ơi, bạn chỉ khéo bịa chuyện.

– Tôi không bịa tí nào đâu. Mãi mãi tôi kính trọng những chiếc lá bình thường như thế! Chính nhờ có họ mới có chúng tôi:

   "Những hoa, những quả, những niềm vui mà bạn nói trên kia."

 

Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Vì sao bông hoa lại kính trọng chiếc lá?

A. Vì lá có thể biến thành quả, thành ngôi sao, thành mặt trời.

B. Vì nhờ có những chiếc lá mới có hoa, có quả, có những niền vui.

C. Cả hai ý trên.

Câu 2: Những sự vật nào trong câu chuyện được nhân hóa?

A. Hoa, lá.

B. Hoa, lá, chim sâu.

C. Chim sâu, gió, hoa, lá.

Câu 3: Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?

A. Phải biết yêu quý mọi người, mọi vật xung quanh.

B. Mọi người, mọi vật dù bình thường nhất đều có ích, đều có thể đem lại niềm vui.

C.Ta cần phải biết quý trọng những người, những vật đó.

D. Mọi người, mọi vật đều có ích.

Câu 4: Trong các câu văn sau, câu văn nào dùng sai dấu câu?

A. Mùa xuân đến muôn hoa đua sắc nở.

B. Cứ đến tết là bố mẹ lại mua áo mới cho em.

C. Nghỉ hè, chúng em được đi nghỉ mát.

Mùa thu trong trẻo

   Trong hồ rộng, sen đang lụi tàn. Những chiếc lá to như cái sàng màu xanh sẫm đã quăn mép, khô dần. Họa hoằn mới còn vài lá non xanh, nho nhỏ mọc xòe trên mặt nước. Gương sen to bằng miệng bát con, nghiêng như muốn soi chân trời. Tiếng cuốc kêu thưa thớt trong các lùm cây lau sậy ven hồ…

Nguyễn Văn Chương

   Hãy viết một đoạn văn ngắn (Từ 7 – 10 câu) kể về một ngày lễ hội ở quê em.

Câu 1 2 3 4
Đáp án B C B A

* Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm

● Bài viết không sai chính tả, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ (5 điểm)

● Cứ sai 1 lỗi chính tả (phụ âm đầu, vần, dấu thanh.....) trừ 0,5 điểm

● Chữ viết không rõ ràng, không đúng độ cao, khoảng cách, trình bày bẩn tùy mức độ có thể trừ toàn bài 1 điểm.

● HS viết được 1 đoạn văn theo yêu cầu của đê bài. Câu văn dùng từ đúng, không sai ngữ

● pháp, chữ viết rõ ràng sạch sẽ được 5 điểm.

● Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm (4,5; 4,0; 3,5; 3,0; 2,5; 2,0; 1,5; 1,0; 0,5)

● HS viết sai chính tả từ 6 lỗi trở lên trừ toàn bài 0,5 điểm.

● Chữ viết không đúng quy định trừ 0,5 điểm

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa học kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 3

Thời gian làm bài: 60 phút

Cây gạo

   Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen,… đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên lượn xuống. Chúng gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn mà vui không thể tưởng được. Ngày hội mùa xuân đấy!

   Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư. Cây đứng im, cao lớn, hiền lành, làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ.

Theo Vũ Tú Nam

Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây:

Câu 1: Mục đích chính của bài văn trên là tả sự vật nào?

a. Tả cây gạo.

b. Tả chim.

c. Tả cây gạo và chim.

Câu 2: Bài văn tả cây gạo vào thời gian nào?

a. Mùa hè.

b. Mùa xuân.

c. Vào hai mùa kế tiếp nhau.

Câu 3: Câu : “Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi.” thuộc mẫu câu nào?

a. Ai làm gì?

b. Ai thế nào?

c. Ai là gì?

Câu 4: Bài văn trên có mấy hình ảnh so sánh?

a. 1 hình ảnh.

b. 2 hình ảnh.

c. 3 hình ảnh.

Câu 5: Trong câu “Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim.” tác giả nhân hóa cây gạo bằng cách nào?

a. Dùng một từ chỉ hoạt động của người để nói về cây gạo.

b. Gọi cây gạo bằng một từ vốn dùng để gọi người.

c. Nói với cây gạo như nói với con người.

Câu 6: Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm trong câu sau:

Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim.

Ông tổ nghề thêu

   Một lần, Trần Quốc Khái được triều đình cử đi sứ bên Trung Quốc. Vua Trung Quốc muốn thử tài sứ thần, sai dựng một cái lầu cao, mời ông lên chơi, rồi cất thang đi. Không còn lối xuống, ông đành ở lại trên lầu. Lầu chỉ có hai pho tượng Phật, hai cái lọng, một bức trướng thêu ba chữ “Phật trong lòng” và một vò nước.

Trả lời câu hỏi: Vua Trung Quốc nghĩ ra cách gì để thử tài sứ thần Việt Nam?

Đọc thành tiếng ( Bài đọc 2)

Cuộc chạy đua trong rừng

   Ngày mai, muông thú trong rừng mở hội thi chạy để chọn con vật nhanh nhất. Ngựa Con thích lắm. Chú tin chắc sẽ giành được vòng nguyệt quế. Chú sửa soạn không biết chán và mải mê soi bóng mình dưới dòng suối trong veo. Hình ảnh chú hiện lên với bộ đồ nâu tuyệt đẹp, với cái bờm dài được chải chuốt ra dáng một nhà vô địch…

Trả lời câu hỏi: Ngựa Con chuẩn bị tham dự hội thi như thế nào?

Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục

   Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới làm thành công. Mỗi một người dân yếu ớt tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khỏe là cả nước mạnh khỏe.

   Vậy nên luyện tập thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi một người yêu nước.

Đề bài: Hãy viết một đoạn văn ( từ 7 đến 10 câu) kể lại một việc tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường.

Gợi ý:

   a. Việc tốt em đã làm là việc gì? Em làm khi nào? Vào dịp nào?

   b. Việc làm đó đã diễn ra như thế nào? Kết quả ra sao?

   c. Tác dụng của việc làm đó đối với môi trường và đối với bản thân em.

   d. Cảm nghĩ của em sau khi làm việc đó?

Câu 1 2 3 4 5
Đáp án a c c c a
Điểm 0, 5 điểm 0, 5 điểm 0, 5 điểm 0, 5 điểm 1 điểm

Câu 6: Khi nào, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim? Cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim khi nào?

( Hoặc : Bao giờ, ….Lúc nào ….., Tháng mấy,…. )

- Bài đọc : 5 điểm

- Trả lời câu hỏi : 1 điểm

   Đề 1. Vua cho dựng lầu cao, mời Trần Quốc Khái lên chơi, rồi cất thang xem ông làm thế nào?

   Đề 2. Chú sửa soạn cuộc đua không biết chán. Chú mải mê soi bóng mình dưới dòng suối trong veo để thấy hình ảnh mình hiện lên với bộ đồ nâu tuyệt đẹp, với cái bờm dài được chải chuốt ra dáng một nhà vô địch.

* Chấm điểm đọc ( 5 điểm )

- Đọc đúng tiếng, đúng từ: 3 điểm

(Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng: 2 điểm; đọc sai từ 5 tiếng trở lên: 1 điểm )

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm

(Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ: 0,5 điểm )

- Tốc độ đọc đoạn trích đạt yêu cầu không quá 1 phút : 0,5 điểm

- Giọng đọc phù hợp, biết thể hiện cảm xúc: 0,5 điểm .

- Bài viết trình bày đúng đoạn thơ, mắc ít hơn 3 lỗi chính tả, chữ viết chưa đẹp: 3 điểm

- Bài viết trình bày đúng đoạn thơ, không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng: 4 điểm.

- Bài viết trình bày đúng đoạn thơ, không mắc lỗi chính tả, chữ viết đều nét: 4,5 điểm.

- Bài viết trình bày đúng đoạn thơ, không mắc lỗi chính tả, chữ viết sạch đẹp: 5 điểm.

* Lưu ý: Mỗi lỗi chính tả trong bài viết ( sai, lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định ) trừ 0,5 điểm

- Viết được đoạn văn ngắn, không sai chính tả, nói về một việc làm tốt để bảo vệ môi trường.( khoảng 3 câu ): 3 điểm

- Viết được đoạn văn ngắn, không sai chính tả, đúng yêu cầu ( khoảng 4 câu) : 4 điểm

- Viết được đoạn văn ngắn đúng yêu cầu, trình bày sạch sẽ : 4,5 điểm.

- Viết được đoạn văn ngắn đúng yêu cầu, trình bày sạch sẽ, diễn đạt rõ ý : 5 điểm

* Lưu ý: Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm phù hợp: 1- 2- 3- 4. Không cho điểm lẻ.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 3

Thời gian làm bài: 60 phút

- Cho học sinh đọc một trong các bài tập đọc từ tuần 29 đến tuần 34 (Giáo viên chọn các đoạn trong Sgk TV3 tập 2 ghi tên bài số trang trong sách giáo khoa vào phiếu cho từng học sinh bốc thăm đọc thành tiếng đoạn văn do giáo viên đánh dấu.)

Con cá thông minh

   Cá Quả mẹ và đàn con rất đông sống trong một cái hồ lớn. Hàng ngày Cá mẹ dẫn đàn con đi quanh hồ kiếm ăn.

   Một ngày kia, thức ăn trong hồ tự nhiên khan hiếm. Cá mẹ dẫn đàn con sục tìm mọi ngóc ngách trong hồ mà vẫn không kiếm đủ thức ăn. Ðàn cá con bị đói gầy rộc đi và kêu khóc ầm ĩ. Cá Quả mẹ cũng phải nhịn ăn mấy ngày, nó nhìn đàn con đói mà đau đớn vì bất lực.

   Một hôm, Cá Quả mẹ nhìn lên mặt nước và nảy ra một ý nghĩ liều lĩnh. Nó nhảy phóc lên bờ, nằm thẳng cẳng giả vờ chết. Một đàn Kiến từ đâu bò tới tưởng con cá chết tranh nhau leo lên mình nó thi nhau cắn. Cá Quả mẹ đau quá, nó nhắm chặt mắt định nhảy xuống nước, song nghĩ đến đàn con đói, nó lại ráng chịu đựng. Lát sau, hàng trăm con Kiến đã leo hết lên mình Cá mẹ. Cá Quả mẹ liền cong mình nhẩy tùm xuống hồ, chỗ đàn con đang đợi. Ðàn Kiến nổi lềnh bềnh, những chú Cá con thi nhau ăn một cách ngon lành. Cá Quả mẹ mình mẩy bị Kiến cắn đau nhừ nhưng nó vô cùng sung sướng nhìn đàn con được một bữa no nê.

Dựa theo nội dung bài đọc, khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây:

Câu 1: Cá Quả mẹ và đàn con sống ở đâu?

A. trong ao

B. cái hồ lớn

C. ngoài biển

Câu 2: Cá Quả mẹ nhìn đàn con đói mà đau đớn vì…

A. bất lực

B. quá đông

C. đi quanh hồ

Câu 3: Cá Quả mẹ mình mẩy bị Kiến cắn đau nhừ nhưng nó vô cùng sung sướng vì …

A. diệt được đàn kiến

B. được ăn no

C. đàn con được ăn no

Câu 4: Qua câu chuyện “Con cá thông minh” em thấy Cá Quả mẹ có đức tính gì?

A. dũng cảm

B. hi sinh

C. siêng năng

Câu 5: Trong câu “Một hôm, Cá Quả mẹ nhìn lên mặt nước và nảy ra một ý nghĩ liều lĩnh.” tác giả nhân hóa Cá Quả mẹ bằng cách nào?

A. Gọi Cá Quả mẹ bằng một từ vốn dùng để gọi người.

B. Dùng một từ vốn chỉ hoạt động của người để nói về Cá Quả mẹ.

C. Nói với Cá Quả mẹ như nói với người.

Câu 6: Em hãy chọn một từ để thay thế cho từ “liều lĩnh” trong câu “Một hôm, Cá Quả mẹ nhìn lên mặt nước và nảy ra một ý nghĩ liều lĩnh.”

A. dại dột

B. thông minh

C. đau đớn

Câu 7: Em hãy viết một câu có sử dụng nhân hóa để nói về Cá Quả mẹ.

Câu 8: Em có suy nghĩ gì về hành động tìm mồi của Cá Quả mẹ?

- Đọc cho học sinh viết bài.

   Viết một đoạn văn (từ 7 đến 10 câu) kể lại một trận thi đấu thể thao mà em biết hoặc đã được xem.

   Học sinh bốc thăm tên bài tập đọc đã học. Sau đó mỗi em đọc một đoạn trong bài và trả lời câu hỏi theo nội dung đoạn đọc.

Câu Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6
Đáp án B A C B B B
Điểm 0,5 0,5 1 1 0,5 0,5

* Câu 7 và câu 8 tùy theo học sinh trả lời mà giáo viên ghi điểm

Bài viết: Nghệ nhân Bát Tràng

Em cầm bút vẽ lên tay

Đất Cao Lanh bỗng nở đầy sắc hoa

Cánh cò bay lả, bay la

Luỹ tre đầu xóm, cây đa giữa đồng

Con đò lá trúc qua sông

Trái mơ tròn trĩnh, quả bòng đung đưa

Bút nghiêng lất phất hạt mưa

Bút trao gợn nước Tây Hồ lăn tăn

Hài hoà đường nét hoa văn

Dáng em, dáng của nghệ nhân Bát Tràng.

Hồ Minh Hà

- Bài viết được điểm tối đa khi không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đẹp. (4 điểm)

- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết sai lẫn phụ âm đầu hoặc vần, dấu thanh không viết hoa đúng quy định mỗi lỗi trừ (0,25 điểm)

- Nếu chữ viết không rõ ràng, sai độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày không sạch sẽ, bị trừ 0,5 điểm toàn bài.

Bài được điểm tối đa khi:

- Viết được đoạn văn theo yêu cầu của đề bài .

- Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chinh tả, chữ viết rõ ràng trình bày đẹp.

- Tuỳ theo mức độ sai sót ý, diễn đạt và chữ viết có thể được các mức điểm 5,5 ; 5; 4,5; 4; 3,5; 3; 2,5; 2; 1,5; 1; 0,5.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 3

Thời gian làm bài: 60 phút

- Ở mục này, các em có thể đọc một đoạn trích trong bài Tập đọc đã học trong SGK Tiếng Việt 3, tập 2 và trả lời câu hỏi hoặc đọc một đoạn văn thích hợp ở ngoài SGK.

- Đề không trình bày nội dung của phần Đọc thành tiếng.

Đọc bài sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

Bạn tốt hay xấu thì liên quan gì đến mình?

Đề thi Tiếng Việt lớp 3 Học kì 2 có đáp án (Đề 2)

   Ở lớp Yến có một thành viên rất đặc biệt, các bạn thường bảo: chắc trời có sập xuống thì cậu ta cũng chẳng quan tâm đâu. Đấy là Bình “mọt sách”! Cái tên gọi đã nói lên tính cách. Cậu bạn suốt ngày chúi mũi vào sách vở, chẳng chơi với ai. Có mấy bạn trong lớp còn cá cược với nhau: Mọt Sách có nhớ hết tên và mặt các thành viên của lớp không? Một lần, cả lớp cùng tham gia kéo co tập thể. Vậy mà Mọt Sách nhất quyết không tham gia. Cậu bảo: “Tớ không thích. Mấy chuyện đấy chẳng giúp được gì!”. Đến khi Mọt Sách đi học bị đau bụng. Nhờ bạn cùng bàn phát hiện đưa lên phòng y tế kịp thời, cậu mới không phải vào bệnh viện. Cũng từ đấy, Mọt Sách thay đổi hẳn: quan tâm đến bạn bè nhiều hơn. Ai cũng yêu quý Mọt Sách, và tất nhiên không thể thiếu Yến rồi!

(Theo Hoài Trang)

Em trả lời câu hỏi, làm bài tập theo một trong hai cách sau:

- Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời mà em chọn.

- Viết ý kiến của em vào chỗ trống.

Câu 1: Vì sao Bình bị cả lớp gọi là “mọt sách”? (0,5 điểm)

A. Vì cậu suốt ngày đi chơi, không chịu học hành.

B. Vì cậu suốt ngày ngồi một mình trong lớp, không nói chuyện với ai.

C. Vì cậu không thích tham gia trò chơi kéo co cùng cả lớp.

D. Vì cậu suốt ngày đọc sách, không chơi với các bạn trong lớp.

Câu 2: Các bạn trong lớp cá cược với nhau điều gì? (0,5 điểm)

A. Bình có nhớ hết mặt và tên các bạn trong lớp không.

B. Bình có chơi kéo co với các bạn trong lớp không.

C. Bình đọc được bao nhiêu quyển sách một ngày.

D. Bình có giải được các bài toán trong sách không.

Câu 3: Vì sao Bình không tham gia kéo co cùng các bạn trong lớp? (0,5 điểm)

A. Vì cậu cho rằng việc đó rất nguy hiểm.

B. Vì cậu cho rằng việc đó rất tốn sức lực.

C. Vì cậu cho rằng việc đó rất vô ích.

D. Vì cậu sợ bị cô giáo mắng vì nghịch ngợm.

Câu 4: Chuyện gì khiến cho Bình “mọt sách” thay đổi thái độ với các bạn? (0,5 điểm)

A. Cậu bị đau bụng và được mọi người giúp đỡ kịp thời.

B. Cậu bị đau bụng và được các bạn đưa đi bệnh viện.

C. Cậu bị đau bụng và được các bạn đến nhà thăm hỏi.

D. Cậu bị đau bụng và các bạn nói với cô giáo đưa cậu đi khám.

Câu 5: Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì? (1,0 điểm)

Câu 6: Đặt mình vào vai Bình “mọt sách” sau khi được các bạn đưa lên phòng y tế, hãy nói lời xin lỗi và lời hứa với các bạn trong lớp? (1,0 điểm)

Câu 7: Đặt dấu phẩy vào 2 vị trí thích hợp trong câu văn dưới đây: (0,5 điểm)

   Những ngày đầu mới đến trường Bình suốt ngày chúi mũi vào sách vở chẳng chơi với ai.

Câu 8: Chọn bộ phận trả lời cho câu hỏi “Bằng gì?” thích hợp để hoàn thành câu: Bố tặng cho mẹ một chiếc áo… (0,5 điểm)

A. bằng lụa tơ tằm

B. bằng những đường may khéo léo

C. bằng những chiếc cúc xinh xắn

D. bằng những nét vẽ tinh tế

Câu 9: Điền các từ ngữ được nhân hóa trong đoạn văn sau vào ô trống cho phù hợp: (M2-1,0 điểm)

   Bến cảng lúc nào cũng đông vui. Tàu mẹ, tàu con đậu đầy mặt nước. Xe anh, xe em tíu tít nhận hàng về và chở hàng ra. Tất cả đều bận rộn.

Tên sự vật Từ ngữ gọi sự vật như người Từ ngữ tả sự vật như người
     

      Thơ tặng dòng sông

   Gió đã thổi giêng hai

   Triền sông ngô xanh mướt

   Nghe dào dạt lá hát

   Chiều mỡ màng xanh trong

   Bao thương nhớ đầy vơi

   Sóng gối đầu trên bãi

   Đất trồng tươi trẻ lại

   Mùa gọi mùa sây bông.

      (Nguyễn Trọng Hoàn)

Hãy viết một đoạn văn giới thiệu về quê hương em.

Câu 1:

Chọn câu trả lời D: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác D: 0 điểm

Câu 2:

Chọn câu trả lời A: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác A: 0 điểm

Câu 3:

Chọn câu trả lời C: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác C: 0 điểm

Câu 4:

Chọn câu trả lời A: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác A: 0 điểm

Câu 5: Gợi ý:

   Câu chuyện khuyên chúng ta không nên nhút nhát, rụt rè mà cần mạnh dạn, hoà đồng với các bạn trong lớp.

Câu 6: Gợi ý:

   Tớ rất xin lỗi, từ nay tớ sẽ chơi cùng và quan tâm đến các bạn nhiều hơn.

Câu 7:

Trả lời đúng: 0,5 điểm; trả lời khác: 0 điểm

   Những ngày đầu mới đến trường, Bình suốt ngày chúi mũi vào sách vở, chẳng chơi với ai.

Câu 8: Chọn câu trả lời a: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác a: 0 điểm

Câu 9:

- Học sinh điền các từ ngữ nhân hoá thích hợp vào ô:

Tên sự vật Từ ngữ gọi sự vật như người Từ ngữ tả sự vật như người
 tàu, xe  mẹ, con, anh, em  tíu tít, bận rộn

Tham khảo:

   Miệt vườn miền Tây Nam Bộ là nơi em sinh ra và lớn lên. Nơi đây có những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay, những vườn cây ăn trái sum suê trĩu quả, những dòng kênh, con rạch chằng chịt khắp nơi. Không miền quê nào lại có nhiều đặc sản, hoa trái như miền Tây quê em. Nào là dừa, thanh long, bưởi, bòn bon, măng cụt và các loại bánh Pía,… Người dân quê em chân chất, chịu thương chịu khó, vui vẻ và phóng khoáng. Đến với miền Tây, thú vị nhất là được ngồi chèo xuồng trên dòng sông và tham gia những phiên chợ nổi. Đặc biệt miền Tây vào dịp Tết có múa lân và các trò chơi dân gian như chọi cầu, ô ăn quan, banh đũa,… Em yêu quê em, yêu miền sông nước thanh bình, yêu những con người mộc mạc, siêng năng. Em rất tự hào về miền Nam quê hương em.

Xem thêm các đề kiểm tra, đề thi Tiếng Việt lớp 3 chọn lọc, có đáp án hay khác:

Lời giải bài tập lớp 3 sách mới:


Đề thi, giáo án lớp 3 các môn học